Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Tham quan nhà tù hiện đại an ninh số 1 của Mỹ

Một số hình ảnh về nhà tù đáng sợ nhất nước Mỹ
Thanh Tùng
Thanh Tùng
Thanh Tùng
Thanh Tùng
Thanh Tùng
File:ADX prison cell.svg

File:ADX.CELL.DESIGN.svg
_______________


Bên trong nhà tù cẩn mật nhất nước Mỹ
Phạm nhân tại nhà tù siêu an ninh của chính quyền liên bang Mỹ bị giam biệt lập và hạn chế giao tiếp với người khác, khiến chuyên gia cho rằng họ có nguy cơ mắc bệnh tâm thần.
 
Hơn 40 tiểu bang Mỹ có "nhà tù siêu an ninh" dành cho phạm nhân đặc biệt nguy hiểm, hung tợn hoặc cư xử kém. Tuy nhiên, chính phủ liên bang Mỹ chỉ có duy nhất một nhà tù loại này, đó là Alcatraz of the Rockies (ADX) ở Florence, Colorado. Ảnh: Amnesty International
 
Theo New York Times, đây là nhà tù cẩn mật nhất trên toàn bộ đất nước. Tù nhân tại đây bị biệt giam khoảng 23 giờ một ngày. Trong ảnh là buồng tắm của một phòng giam tại Khu Thường. Ảnh: Amnesty International
 
Hầu hết buồng giam có TV tích hợp radio. Tù nhân được phép xem sách, tạp chí, và sử dụng một số vật liệu thủ công. Tất cả bữa ăn được chuyển qua khe cửa. Ảnh: Amnesty International
 
Tù nhân tương tác với người khác như lính gác, bác sĩ, giáo sĩ hay lãnh đạo Hồi giáo qua song sắt. Ảnh: Amnesty International
 
Giường bê tông liền kề với bồn vệ sinh và chỉ có một cửa sổ nhỏ nhìn ra bên ngoài. Ảnh: Amnesty International
 
Tại Khu Kiểm soát, một trong những khu vực nghiêm ngặt nhất của ADX, giường ngủ có những móc kim loại để luồn đai, cố định tù nhân khi cần thiết. Ảnh: NYTimes
 
Tù nhân tại Khu Kiểm soát không giao tiếp với bất cứ ai khác ngoài đội ngũ nhân viên an ninh. Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết phần lớn thời gian trong ngày của tù nhân tại đây chìm trong im lặng. Ảnh: Amnesty International
 
Sơ đồ kết cấu một buồng giam ADX. Đồ họa: Amesty International
 
ADX cho phép tù nhân ở Khu Thường tập thể dục 5 ngày một tuần, hai giờ mỗi ngày, xen kẽ giữa tập thể dục trong nhà và ngoài trời. Một số hoạt động ngoài trời phải diễn ra trong những chiếc lồng. Mỗi tù nhân tập trong một lồng riêng. Ảnh: Amnesty International
 
Đây là lồng sử dụng cho hoạt động giải trí ngoài trời của tù nhân trong chương trình Hạ mức, chương trình giúp tù nhân được chuyển đến khu ít nghiêm ngặt hơn. Ảnh: Amnesty International
 
Khu vực giải trí dành cho tù nhân trong Khu Kiểm soát chỉ có một chiếc xà. Ảnh: Amnesty International
 
Nơi tập thể dục trong nhà của các tù nhân ở Khu Thường. Tù nhân có thể bị phạt, không được tập luyện nhiều nhất là ba tháng nếu có những vi phạm nhỏ, ví dụ như cho chim ăn. Ảnh: Amnesty International
 
Tù nhân dùng điện thoại để giao tiếp với người đến thăm qua một bức kính. Lính gác có thể cùm chân phạm nhân trong suốt cuộc trò chuyện. Ảnh: Amnesty International
 
ADX được thiết kế cho "một tập hợp nhỏ tù nhân hoàn toàn không có biểu hiện quan tâm đến cuộc sống con người", Norman Carlson, cựu giám đốc của Cục Nhà giam Liên bang nói.  ADX hiện chứa khoảng 422 phạm nhân, trong đó có một số cái tên khét tiếng nhất thế giới, như Ted Kaczynski, hay còn gọi là Unabomber, một nhà toán học và kẻ giết người hàng loạt. Năm 1978-1995, Kaczynski tham gia vào nhiều vụ đánh bom trên khắp nước Mỹ, nhằm vào những người có liên quan đến công nghệ hiện đại, sát hại tất cả 3 người và làm 23 người bị thương. Ảnh: AP
 
Zacarias Moussaoui, kẻ có dính líu đến vụ khủng bố 11/9 cũng bị giam giữ tại đây. Ảnh: Mereja
 
 
Jack Power, một kẻ cướp ngân hàng bị lĩnh án 40 năm tù giam được chuyển đến ADX từ năm 2001. Trong một thập kỷ sau đó, Power có nhiều hành vi bất thường như cắt dái tay, cắn đứt ngón tay, nuốt một chiếc bàn chải đánh răng, dập ghim vào mặt và trán. Tuy nhiên, bác sĩ đánh giá "việc cho rằng Power mắc một số chứng rối loạn tâm thần, rối loạn suy nghĩ hoặc bệnh tâm thần là không có cơ sở". Ảnh: NYTimes
 
Năm 2012, Michael Bacote, một tù nhân mù chữ với chỉ số IQ là 61, tự nhận là bị trầm cảm, cùng với một số người khác kiện chính phủ, cáo buộc ADX vi phạm các quyền cơ bản khi để họ sống trong điều kiện quá tồi tệ. Ảnh: The Atlantic
 
Trong ảnh là ADX nhìn từ trên cao. Tiến sĩ Craig Haney, giáo sư tâm lý học tại Đại học California, Santa Cruz, cho biết "một tỷ lệ cao đáng kinh ngạc" tù nhân bị biệt giam sau đó mắc bệnh tâm thần. Sự trống trải "khiến một số tù nhân lâm vào trạng thái "bất an về bản thể", Haney nói. "Họ không chắc chắn rằng họ thật sự tồn tại, và nếu tồn tại thì họ là ai". Ảnh: NYTimes
Phương Vũ (Theo NYTimes/ Business Insider)
Nguồn: Vnexpress




vvv

Tìm kiếm Blog này