Tìm hiểu một số thuật ngữ về thủy triều
Thứ tư - 08/10/2014 22:21
1. Thuỷ triều. Đó là hiện tượng dao động mực nước sông biển phát sinh bởi sự biến thiên tuần hoàn của lực hấp dẫn mặt trăng và mặt trời lên mỗi vị trí trên bề mặt quả đất (do quả đất quay quanh trục của nó và tất cả chúng đều chuyển động liên tục trong vũ trụ theo các quỹ đạo khác nhau).
1. Thuỷ triều. Đó là hiện tượng dao động mực nước sông biển phát sinh bởi sự biến thiên tuần hoàn của lực hấp dẫn mặt trăng và mặt trời lên mỗi vị trí trên bề mặt quả đất (do quả đất quay quanh trục của nó và tất cả chúng đều chuyển động liên tục trong vũ trụ theo các quỹ đạo khác nhau).
2. Sóng triều. Thủy
triều lan truyền trong thủy quyển dưới dạng sóng dài, chu kỳ nhiều giờ,
bước sóng hàng ngàn km và biên độ bé (so với bước sóng) và được gọi là
sóng triều. Tính chất các sóng triều thành phần phụ thuộc vào độ lớn và
chu kỳ biến thiên lực hấp dẫn giửa mặt đất với mặt trăng và mặt trời.
Các sóng triều cơ bản là: sóng bán nhật triều mặt trăng chính; sóng nhật
triều mặt trăng chính, sóng bán nhật triều chính, sóng nhật triều mặt
trời chính và sóng lệch nhật triều chính. Có khoảng 396 sóng triều thành
phần có ý nghĩa.
3. Sóng triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông. Tính chất thủy triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông rất phức tạp vì mực nước triều ở đây được hình thành bởi tổ hợp các sóng dài dạng sóng tiến và sóng đứng bị biến dạng mạnh do sự phản xạ, khúc xạ, tác động của lực Corriolis, lực ma sát, cấu trúc đáy, đường bờ biển và sông rạch.4. Mực nước triều là cao trình mặt nước dao động theo thời gian so với mốc cao độ quy ước. Mực nước triều đo bằng đơn vị độ dài mét (m) hoặc xen ti mét (cm). Mỗi trị số mực nước triều ứng với một thời điểm xuất hiện gọi là giờ xuất hiện tính bằng giờ và phút.
5. Chu kỳ triều. Chu kỳ triều phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp các sóng triều thành phần. Thông thường, khoảng thời gian giữa hai lần chân triều trong một ngày gọi là chu kỳ triều.
6. Nước lớn (đỉnh triều) Vị trí cao nhất của mực nước trong một chu kỳ triều.
7. Nước ròng (chân triều): Vị trí thấp nhất của mực nước trong trong một chu kỳ triều.
8. Thời gian triều dâng là khoảng thời gian từ lúc nước ròng đến lúc nước lớn kế tiếp.
9. Thời gian triều rút là khoảng thời gian từ lúc nước lớn đến lúc nước ròng kế tiếp.
10. Độ lớn triều là hiệu mực nước nước lớn cao và mực nước nước ròng thấp trong ngày.
11. Kỳ nước cường và kỳ nước kém: cứ trong khoảng nửa tháng có 3-5 ngày triều lên xuống mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi là kỳ nước cường; sau đó độ lớn triều giảm dần kéo dài chừng 4-5 ngày, tiếp đó là 3-5 ngày triều lên xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Kế đó, độ lớn triều tăng dần trong vòng 4-5 ngày và bước vào kỳ nước cường tiếp theo. Các kỳ con nước lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Kỳ triều cường xảy ra vào tuần trăng rằm và đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên một đường thẳng. Tuần triều kém có độ lớn triều cực tiểu xảy ra vào thời kỳ trăng non và trăng già. Trong trường hợp này, mặt trăng và mặt trời tạo với trái đất thành một góc vuông mà đỉnh là trái đất.
12. Chế độ triều. Chế độ triều tại một vị trí nhất định được xác định theo chu kỳ giao động mực nước triều. Có hai loại triều cơ bản là bán nhật triều và nhật triều. Với bán nhật triều, trong một ngày có hai lần triều dâng lên và hai lần triều rút, trong khi đó, nhật triều chỉ có một lần lên và một lần xuống. Ngoài hai loại cơ bản còn có 2 loại triều hỗn hợp là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Tại khu vực có chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng có có hai lần triều dâng và hai lần triều rút và một số ngày chỉ có một lần triều lên hoặc một lần triều rút. Khu vực có chế độ nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng là nhật triều và một số ít ngày là bán nhật triều.
3. Sóng triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông. Tính chất thủy triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông rất phức tạp vì mực nước triều ở đây được hình thành bởi tổ hợp các sóng dài dạng sóng tiến và sóng đứng bị biến dạng mạnh do sự phản xạ, khúc xạ, tác động của lực Corriolis, lực ma sát, cấu trúc đáy, đường bờ biển và sông rạch.4. Mực nước triều là cao trình mặt nước dao động theo thời gian so với mốc cao độ quy ước. Mực nước triều đo bằng đơn vị độ dài mét (m) hoặc xen ti mét (cm). Mỗi trị số mực nước triều ứng với một thời điểm xuất hiện gọi là giờ xuất hiện tính bằng giờ và phút.
5. Chu kỳ triều. Chu kỳ triều phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp các sóng triều thành phần. Thông thường, khoảng thời gian giữa hai lần chân triều trong một ngày gọi là chu kỳ triều.
6. Nước lớn (đỉnh triều) Vị trí cao nhất của mực nước trong một chu kỳ triều.
7. Nước ròng (chân triều): Vị trí thấp nhất của mực nước trong trong một chu kỳ triều.
8. Thời gian triều dâng là khoảng thời gian từ lúc nước ròng đến lúc nước lớn kế tiếp.
9. Thời gian triều rút là khoảng thời gian từ lúc nước lớn đến lúc nước ròng kế tiếp.
10. Độ lớn triều là hiệu mực nước nước lớn cao và mực nước nước ròng thấp trong ngày.
11. Kỳ nước cường và kỳ nước kém: cứ trong khoảng nửa tháng có 3-5 ngày triều lên xuống mạnh (lên rất cao, xuống rất thấp) gọi là kỳ nước cường; sau đó độ lớn triều giảm dần kéo dài chừng 4-5 ngày, tiếp đó là 3-5 ngày triều lên xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Kế đó, độ lớn triều tăng dần trong vòng 4-5 ngày và bước vào kỳ nước cường tiếp theo. Các kỳ con nước lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ. Kỳ triều cường xảy ra vào tuần trăng rằm và đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng, mặt trời và trái đất nằm trên một đường thẳng. Tuần triều kém có độ lớn triều cực tiểu xảy ra vào thời kỳ trăng non và trăng già. Trong trường hợp này, mặt trăng và mặt trời tạo với trái đất thành một góc vuông mà đỉnh là trái đất.
12. Chế độ triều. Chế độ triều tại một vị trí nhất định được xác định theo chu kỳ giao động mực nước triều. Có hai loại triều cơ bản là bán nhật triều và nhật triều. Với bán nhật triều, trong một ngày có hai lần triều dâng lên và hai lần triều rút, trong khi đó, nhật triều chỉ có một lần lên và một lần xuống. Ngoài hai loại cơ bản còn có 2 loại triều hỗn hợp là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Tại khu vực có chế độ bán nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng có có hai lần triều dâng và hai lần triều rút và một số ngày chỉ có một lần triều lên hoặc một lần triều rút. Khu vực có chế độ nhật triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng là nhật triều và một số ít ngày là bán nhật triều.
Nguồn tin: Đài KTTV Hà Nam
MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN CON NƯỚC.
Con nước: Đó là từ chỉ một chiều nước xuống hoặc nước lên.
* Con nước lên : Đại khái là nước từ biển chảy vào sông.
* Con nước xuống : là nước từ trong sông chảy ra biển.
Theo vị trí địa lý, Nước Việt Nam ta được chia thành hai miền có khí hậu khác biệt.
Ở Miền Bắc, biển nước ta ở chế độ Nhật Triều thì ngày chỉ có 2 con nước : con nước xuống trong 12 giờ và con nước lên trong 12 giờ.
Ở Miền Nam, biển theo Bán Nhật triều thì một ngày có bốn con nước : vị chi 2 con nước lên, 2 con nước xuống – mỗi con nước kéo dài sáu giờ đồng hồ ( ba canh giờ).
Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết chung thôi chứ thực tế thì miền Nam có ngày có đến năm hoặc sáu con nước và thậm chí vùng Minh Hải có nơi một ngày đến … tám con nước! Bởi ngòai ảnh hưởng của mặt trăng, còn ảnh hưởng của gió, của mùa, của dòng biển và vị trí của đảo, bán đảo.
Để các bạn dễ hiểu, bài viết này chủ yếu nói về con nước nơi cửa sông trở vào. Nước lên xuống theo lực hấp dẫn của mặt trăng. Trong cái thuật ngữ CON NƯỚC kia nó chứa đựng nhiều kiểu.
Khi thủy triều dâng lớn, nước dâng vào trong sông, lúc này người ta gọi là nước lớn. Khi nước đã lớn tột bậc thì gọi là Đỉnh Nước. Từ đỉnh, nước chuyển sang giật ròng để xoay sang con nước xuống.
Ban đầu, nước chuyển dòng bề mặt và dưới đáy thì chưa, lúc này gọi là nước giật, tới khi toàn bộ hệ thống nước sông chảy mạnh ra biển thì người ta gọi là ròng xiết.
Nước rong cũng là từ để chỉ con nước lớn. Khi con nước chảy sát người ta gọi là nước kiệt. Với những hôm không phải nước rong, dòng chảy không xiết lắm và hiền hòa thì khi nước xuống trung bình gọi là nước mái. Với những ngày âm lịch khoảng 9-12 hay 24-27, con nước trong vùng sông ngòi miền Nam chảy yếu và đỉnh nước cũng thấp, những ngày này được gọi là ngày nước kém và khi nước dâng lên, chảy xuống lờ đờ gọi là con nước ương (hay là lình sình).
Khi sắp qua con nước ương là nước ngầm, qua ngày sau khi con nước bắt đầu mạnh mẽ và đục hơn thì gọi là nước dậy.
Trong dân gian, nói về con nước, có chu kỳ đã trở thành thành ngữ (ví như: hăm bốn nước ngầm, hăm lăm nước dậy hoặc: mười bảy nước nhảy qua bờ … hăm bốn, hăm lăm, mười bảy … là chỉ ngày âm lịch trong tháng).
Nước lên, nước xuống thường được gắn với gió. “ gió nước lên” hay “ gió đổi nước ” thường được người dân chài ưa dùng. Nhiều người có kinh nghiệm tuy không thấy sông nhưng chỉ cần nghe gió, ngó vào lịch âm, nhìn đồng hồ là nói trúng phóc tình trạng nước ngoài sông (hay cửa sông).
Qúa trình nước lên và nước xuống, cửa sông và lòng sông bị ảnh hưởng bởi dòng chảy đã tạo ra các hiện tượng như : nước vổ – là hiện tượng dòng nước bị ngáng bởi một doi đá, một bờ kè, một khúc quanh (vàm) và dòng chảy như bị đẩy bật ra. Ở những nơi như thế này, sau những con nước xiết thì thả câu sẽ hy vọng bắt được nhiều Chẻm, Ngát và cả cá Tráp Vàng ( cá Hanh) bởi loại cá này là những chuyên gia mai phục rình mồi.
Từ hiện tượng nước vổ này, trên mặt dòng sông sẽ có dợn sóng và đáy dòng sông hay cửa sông sẽ bị khoét sâu hơn và tạo thành rạng. Đáy rạng thường không bằng phẳng bởi nước vả cũng chỉ mang được những bùn cát, sỏi đá nho nhỏ cho đến những tảng đá to, chướng ngại vật trên sông sẽ bị xoáy dồn vào rạng, đây cũng là nơi trú ẩn của một số loài cá.
Điều này lý giải tại sao một số thợ câu sành sỏi thường canh câu rạng để bắt những con cá lớn. Tuy nhiên, đó là một điều khó khăn (thậm chí mạo hiểm) cho ghe câu và thường thì hay bị đứt dây, mất thẻo do phía dưới qúa nhiều chướng ngại vật. Trong dòng chảy của sông, nước tạo thành những Giọt. Giọt là một thuật ngữ chỉ những dòng chảy khác kiểu trên một dòng sông.
Dòng chảy của Giọt là dòng chảy trên bề mặt thì hơi lặng nhưng bên dưới ngầm thì mạnh và càng dưới sâu lại càng mạnh và đáy Giọt là những chỗ sâu nhất trong lòng sông. Một chiều ngang sông có thể hình thành nhiều Giọt và người đi câu chỉ quan tâm tới giọt lúc nước ròng (vậy cho nên mới gọi là “ giọt ròng ”).
Bây giờ sang các thuật ngữ liên quan:
* Vàm – là một dọc bờ sông nhô ra.
* Kè: là nơi bờ bên lở thường bị dòng nước xâm thực.
* Nguỷnh: là khúc gấp của sông.
* Doi : là dải dất thường có hình mũi tàu nhô ra sông hay còn gọi là những bãi bồi.
* Cồn : những đảo đất lớn nổi lên trên dòng sông.
* Rạch : là những con sông, luồng nước nhỏ nối với sông chính.
* Kênh : thường do người đào hay cải tạo từ dòng sông để lưu thông.
* Bàu: như một cái đầm nhưng có nước ra vào có nhiều loài cá và thực vật…vv và v.v.
Người viết liệt kê một số những thuật ngữ trên có thể chưa chuẩn và phù hợp với tiếng địa phương từng vùng. Nhưng xin bạn đọc hảy nhớ lấy tên nó vì có liên quan đến các điểm câu, loại cá nương náu, thời điểm buông cần … ở phần sau.
TÍNH CON NƯỚC ĐỂ CÂU NHƯ THẾ NÀO ?
Như đã nêu ở trên, miền Bắc, các cửa sông ảnh hưởng chế độ Nhật triều. Miền Nam là bán Nhật triều.
Chính vì thế, việc tính nước ở miền Bắc đơn giản hơn miền Nam nhiều. Con cá cửa sông thường ăn mồi vào khoảng 1 tiếng đầu con nước (khi xuống – đầu con) và 1 tiếng cuối con nước (cuối kiệt ) rồi sau đó, khi nước bò lên chầm chậm thì cá cũng bắt đầu ăn mồi, sau khoảng 30 phút thì thưa lại và cho tới khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi nước đứng sững thì cá lại ăn mồi. Đó là tính những ngày nước lớn.
Đối với những ngày nước nhỏ thì cá ăn lai rai cả ngày. Chính vì thế, Anh em câu giải trí thường thích câu vào những ngày nước kém. Cá Chẻm thường ăn mạnh ở những ngày nước mạnh và thường là trong những thời điểm đầu con- lúc nước xuống hết tầm và đang nhói lên thì cá Chẻm vung ra đuổi mồi. Cá Tráp đen thì dễ tính hơn , nó cũng có những đặc tính kiếm mồi như cá Chẻm nhưng thời gian cắn câu dài hơn. Đôi khi, những luồng gió thiên nhiên cũng quyết định việc cá Tráp đen cắn câu như : gió Đông cá cắn rộ, gió Tây cá chỉ cắn khi gió này thổi liên tục… còn với các loài cá đơn giản khác như Tráp vàng … thì cắn câu không kén nước.
Ở miền Nam, dân câu sông và cửa sông thiên nhiên có nhiều lưa chọn hơn dân câu miền Bắc nhiều. Vì được thiên nhiên ưu đãi với tối thiểu bốn con nước một ngày, thợ câu canh được đến tám thời điểm buông câu. Thêm nữa, trong lĩnh vực câu kéo còn cho thấy mùa nào cá ấy. Điển hình là có hai mùa câu cá Bông Lau rõ rệt (mùa câu đón và mùa câu xổ), cá Chẻm cũng vậy (1 mùa vào dịp hè của học sinh) còn Tôm càng và cá Ngát qúa sinh động, khi mà nước tháng Chạp sắt lại khi hết mưa và tôm càng vô mé sông phơi râu đến lều nghều …(ngày xưa thôi nhé !).
Cách tính nước câu Phía Nam cũng cơ bản theo phép ” đầu con, cuối kiệt ”. Những thời điểm chuyển nước lên xuống trong ngày thường có cá tôm cắn mồi. Người câu hay là người biết canh đúng các thời điểm này. Tuy nhiên, với đa số chúng ta thì khi đi câu không đủ kiên nhẫn (kiên nhẫn của tôi: cứ nhậu cái đã và đến khi đúng nước thì dừng nhậu mà buông cần !) khó có ai đủ nghị lực thế. Đa phần, chúng ta cứ câu và câu. Sau khi đọc bài này, các bạn trước khi thu cần cũng nên tính lại một chút để có thể nán thêm vài khoảng khắc khi nước tới và với thiên nhiên thì vài khoảng khắc ấy, chúng ta giật có thể sẽ mỏi tay … (như vậy mới gọi là canh đúng con nước đấy).
Theo kinh nghiệm của các thợ câu, con cá, con tôm thường tập trung cắn mồi nhiều vào những khi con nước kém, nước ngầm và nước dậy; Tới con nước rong (lớn) thì thưa hẳn. Đặc điểm của từng con nước và từng tháng hay tháng đủ, tháng thiếu trong âm lịch, của từng vùng cũng nên được các bạn lưu ý. Thông thường, người ta tính điểm nước cho từng vùng là cứ cách nhau khoảng 15-25 km thì nước nhanh, chậm khoảng 1 giờ đồng hồ. Ví dụ ta tính mốc là Vũng Tàu hôm nay 7 giờ nước lên thì sau 1 tiếng đồng hồ nữa tại Cần Giờ nước mới lên. Với tháng âm lịch đủ, nước sẽ mạnh xiết vào những ngày mồng một, ngày rằm. Thế nhưng, nếu là tháng thiếu (28-29 bắt làm Ba mươi) thì những ngày đôn lên như vậy nước cũng xiết xối có khi còn mạnh hơn cả tháng đủ ngày.
Ở miền Nam, các điểm giật của con nước thông thường mỗi ngày cách nhau 1giờ 10 phút đến 1 giờ 45 phút tùy theo phạm vi cửa sông hay sâu trong đất liền (ví như hôm nay tại điểm A, 5 giờ nước giật xuống thì ngày mai tại điểm A này khoảng 6 giờ 15 phút nó giật xuống). Những ngày nước to (khoảng Rằm hay Ba Mươi ÂL + trước sau vài ngày) người ta thấy rõ nước giật xoáy thành những dợn. Người đi câu bằng ghe nhỏ ngoài sông phải hết sức cẩn thận với những cữ nước giật này, đó có thể là hơn cả một quảng trường nước xoáy cuộn chao nhìn muốn chóng mặt.
Với những ngày nước ương thì hiện tượng này không rõ ràng và màu nước cũng trong và hiền hòa hơn – tất nhiên, do mực nước thấp nên cũng ít rác và lục bình cũng như các chướng ngại vật hơn.
Bên trên bài viết có đề cập một ngày có năm con nước cũng là định nói loại nước lình sình này. Do ảnh hưởng của gió, lại lên xuống không mạnh và các con nước có lúc đã gối đầu lẫn nhau tạo lên các cữ xuống một lúc rồi lại dềnh lên một lúc mà không thành 4 cữ rõ rệt của 4 con nước cơ bản của Bán Nhật triều.
Còn một đặc điểm của con nước nữa rất cần cho dân câu kéo : Ở miền Nam, thông thường con nước chênh nhau về độ đầy, độ cạn trong 24 giờ. Ví dụ ngày hôm nay nước ương ban ngày thì xoay ra, cặp con nước đêm nước sẽ ròng sát kiệt và ngược lại. Có lẽ, đó là chênh lệch lực hấp dẫn của mặt trăng. Người đi câu lãng mạn với những con nước này hơi sướng bởi lúc nước ương có thể nhẩn nha câu được Tôm càng, cá Úc, cá Ngát … đến khi xoay nước giật thì thả mồi rê Chẻm và Tráp hoặc móc thẻo để săn Bông Lau.
Nước càng đục, cá Chẻm càng đói mồi. Với cá Bông Lau thì lại khác, loài cá này thường hay nương theo Giọt nước để tránh nước chảy và kiếm mồi. Dân câu Bông Lau khoái Giọt là như vậy. Tuy nhiên, không phải bất cứ cái Giọt nào bọn Bông Lau cũng theo đâu nhé. Theo kinh nghiệm của các thợ câu thường câu ở sông Sài Gòn, Soài Rạp nhiều năm qua, Thành công cũng có mà thất bại cũng nhiều. Cho tới một ngày kia, cả chục cần thủ đều có chung nhận định rằng : giọt mé bên Đông hay dính cá Bông lau hơn những Giọt mé bên Tây. Lý giải: bó tay cái đã! Nhưng rồi một ngày, bí ẩn đả được hai anh hành nghề thợ lặn giãi mã sau đợt lặn khảo sát vài khúc sông. Và ra kết luận : Giọt bên Đông gần mé bồi, phù sa mịn dịu, đáy giọt trơn nhẵn như ván trượt công viên nước Đầm Sen, còn đáy giọt bên Tây là bên lở, nước xuống xiết, cá không ham nương theo. Tóm lại nếu muốn câu bên này phải canh cho đúng nước liu riu chuồi xuống thì mới mong Bông Lau hoặc Thanh kỳ, vì lúc này con cá mới nương theo giọt kiếm mồi được.
Tuy nhiên, những lý giải bao giờ cũng có chữ … nhưng! Chữ nhưng ở đây đối với giống cá Bông Lau hiện đại là nó đã phá vỡ qui luật tính toán về con nước câu chúng trong vòng nhiều năm nay. Phá vỡ bởi mồi câu. Mồi câu bây giờ là trùn biển – một loại mồi câu nhạy bén, hấp dẫn con cá đến độ chúng không cưỡng lại được khi đánh hơi thấy mùi này. Thực tế đã cho thấy: vào những lúc nước qúa xiết cũng có Bông Lau lớn vượt dòng chảy để đến với mồi trùn biển. Một nhận định được rút ra: Câu Bông lau lớn nước xiết bằng chì 300-400gr đã có chuyến thành công. Với những tay câu chuyên nghiệp, khi nói đến điều này đa phần phải công nhận nhưng bảo lý giải thì mỗi người một cách. Thế nhưng theo thực tế, không trạnh lòng sao được khi những chiếc ghe câu mồi Gián của anh em địa phương chống cằm đứng ngó anh em xứ khác ghé câu giật liên tục bằng mồi trùn biển. Họ chỉ còn biết đứng, ngồi thẫn thờ.....sau đó buông tiếng thở dài rồi lặng lẻ cuống cần dời ghe đi nơi khác.
Rõ ràng con nước xiết không phải là con nước của Bông Lau nhưng với loại mồi thơm ngon như thế, chúng không cưỡng được trước món ngon và bỏ cả thói quen (?).
Đối với từng vùng, nước còn biểu thị một thực trạng mà anh em câu kéo mới vào nghề cũng nên nắm được để hành sự. Đó là những khi con nước trong chưa giật xuống (có lúc còn đang ư ứ) thì trong các luồng lạch, sông nhỏ nối vào sông lớn này nước đã rút chảy mạnh đên nỗi trôi chì. Thấy rõ vậy, chúng ta dễ chủ động tập kết, căn ke những điểm câu lý tưởng, ứng với việc chuyển đổi tốc độ dòng chảy mà buông câu bởi vì những lúc nước chuyển đổi tốc độ chảy là những lúc con cá tìm ăn mồi.
CÂU THEO CON NƯỚC VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG :
Cá tôm là những loài động vật vô cùng nhạy cảm với thời tiết và các chuyển động của vũ trụ. Bình thường, cá tôm bao giờ cũng có xu hướng tập trung vào nơi có mồi và chúng luôn luôn sục sạo tìm mồi. Các bạn đi câu trong ao hồ dễ thấy nhất điều này: khi ta thả thính và mồi dụ, sau ít phút, có cá chúng sẽ tụ tập đến ngay. Thế nhưng để chúng ăn mồi câu của chúng ta lại là một nghệ thuật khác. Bởi vì: chúng qúa ư nhạy cảm và ngại ngần với những cái lạ như dây, thẻo, chì, lưỡi… Trong một điều kiện bình thường, chúng đã ngại thì với thời tiêt thay đổi, sự biến động của vũ trụ, dư chấn … sẽ làm chúng kinh hãi. Những người câu biển có kinh nghiệm đều thấy rõ một điều: trước khi biển động, cá ăn mồi rất mạnh – hình như chúng biết trước các tai ương và trắc trở nên ăn mồi mà dự trữ năng lượng.
Theo lời một thủy thủ trên tàu đánh cá Côn Đảo kể lại : tối trước ngày có giông ngòai Côn Đảo, anh thấy cả đòan Mực Ống to cỡ 60cm mỗi con và 1 bầy cá Kiếm dài có 2m dư bơi theo đàn ngay trên mặt nước … Anh em trên thuyền nói cá chạy bầy kiểu này mai chắc có giông, y như rằng sáng hôm sau ông Hội Trưởng bị sóng gió hành muốn xỉu ! Trong biển động và sau động vài ngày, con cá rất kém năng động khi tìm thức ăn. Người ta lý giải rằng: câu trong thời điểm này ít cá bởi vì chúng còn mệt nhược hoặc còn no mồi. Chính từ đó, khi chúng ta đi câu trong tự nhiên thì ngày hôm ấy, đêm hôm ấy, con nước có “đẹp” bao nhiêu nhưng nếu trong cơn giông bão, động đất, sấm chớp … thì kết qủa bắt cá to chỉ bằng con số không tròn chỉnh. Ngay cả trong ao hồ cá nuôi, người câu sẽ khó lòng bắt được Trắm đen, Chép (ăn miệng) hay Mè Trắng khi trời có sấm chớp; ngay như chú cua bể kia, đương kẹp mồi (hay tay người ta) mà nghe tiếng sấm lớn cũng … bỏ của chạy lấy người… ! Nói thêm: trước những cơn giông bão, dư chấn… người ta thường thấy những ụ mối vỡ ra, tổ kiến tan đàn … Những mồi ngon này vương vào thiên nhiên, rơi vãi xuống ao hồ, sông ngòi và những con cá, con chim chờ sẵn những bữa tiệc này - Luật sinh thái qúa rõ ở đây! Những món ăn tự nhiên kia hơn hẳn những loại mồi của chúng ta là cái chắc!
Một yếu tố ảnh hưởng nữa cần lưu ý các bạn khi câu trên các con sông là, cửa biển … là rác ! Có thể nói, đây là một vấn nạn đau đầu nhất hiện nay trên những dòng sông của ta. Các bạn có tính con nước cẩn thận cỡ nào, tâm đắc với mồi câu, chuyến câu thế nào nhưng các bạn không thể có cách gì tránh rác nếu như chính các bạn và tôi đừng bao giờ xả rác.
Những con nước lên, nước xuống cứ dìu đuổi những rác rưởi và chướng ngại vật nổi trên sông từ chỗ này quẩn sang chỗ khác. Sự ô nhiễm thì đã hẳn nhưng cái oái oăm nhất là ta không làm sao câu được với chúng. Chỉ thoáng một cái, chúng đã vướng vào dây của chúng ta. Vướng rất điệu nghệ bởi khi dây của bạn trôi theo dòng chảy thì những thành phần rác kia cũng trôi theo đúng như thế. Vướng và vướng! nước càng lớn thì càng nhiều rác trôi nổi. Đôi khi, nó là cả một quần thể nilon và lục bình lững lờ và cũng có khi là cả một tập đoàn bập dừa, gốc cây lao ầm ầm vào sợi dây câu mỏng mảnh. Khắc phục ư? Lại chỉ còn cách giở lịch thuỷ triều và chọn ngày nước kém hơn một tý. Những ngày này, rác hiền hòa hơn !
ĐÔI DÒNG KẾT LUẬN :
Rõ ràng, bạn muốn đi câu thiên nhiên thì không thể không quan tâm tới con nước. Nhưng mà theo tôi, tính kỹ con nước hãy nhường lại cho các vị ngư thủ sống bằng nghề sông nước. Còn chúng ta – những cần thủ amatơ câu cho vui đời, câu để giải tỏa xì trét và hành xác cho thỏa chí đam mê thì chỉ cần nắm được một số qui luật đơn giản :
Ở miền Bắc con nước là Nhật Triều – một ngày đêm lên xuống 2 lần.
Ở miền Nam bán nhật triều ngày đêm lên xuống 4 lần… Đối với các cần thủ câu (vui đời) cửa sông và trong sông – nơi những vùng nước ảnh hưởng thuỷ triều thì theo tôi chỉ nên tránh những ngày nước đỉnh (30 và rằm âm lịch); những ngày này cá tôm kém ăn. Có người lý giải theo địa lý thì nước lớn qúa, mênh mông qúa, con cá loãng đi và chúng dời bỏ nơi nương náu bấy lâu kiếm tìm nơi ở mới. Nhưng cũng có người lý giải rất hài hước rằng: đó là những ngày Sóc, Vọng; ngày tròn trăng qúa sáng, con cá mắc cỡ sợ ánh trăng sáng qúa mà lại còn mải yêu – còn ngày 30 thì tối qúa con cá không ngó thấy mồi (?).
Với các ao hồ, những ngày này cá cũng kém ăn, người ta lý giải rằng “ lạ nước, lạ cái ” bởi vì nước lớn chảy (hoặc) tràn vào ao hồ khiến con cá e ngại. Thực tế, dẫu lý giải bằng cách gì thì những ngày nêu trên cá cắn mồi kém hẳn. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu được, chúng ta nên bố trí đi câu vào những ngày đổi nước, xoay nước và dậy nước. Với những anh em đi câu giải tỏa, giải trí, vui chơi nhận thưởng của thiên nhiên thì rất nên câu vào những ngày nước kém, nước mái và nước ương khi chảy liu riu. Những ngày ấy, các loại cá, tôm có thể cắn lai rai cả ngày. Không gì sướng bằng thỉnh thoảng ta kéo lên một chú cá thiên nhiên rạng sáng cả xung quanh, dẫu cá bé nhưng thấy cái đầu cần câu của ta sừng sựt hoặc cái phao hết nghiêng bên trái, lắc bên phải rồi ụp một cái mất phao...có sướng hơn không ?
Vậy nên, tôi xin thống kê những ngày câu có thể hiệu qủa theo âm lịch trong tháng :
• Đầu tháng từ ngày 7 đến 13.
• Cuối tháng từ ngày 21 đến 28.
• Trong này đặc biệt các ngày 11, 12, 13, 25, 26, 27 trước đây là những ngày thợ câu chuyên nghiệp không thể không ôm cần theo các nàng Bông Lau đuôi vàng quyến rủ, cái câu “ nhớ nước ” của họ chính là ám chỉ những ngày này … Trong thực tế thiên nhiên hiện nay, do các yếu tố tác động như: đập thủy điện, phá rừng, chắn kè, lập bè … trên những dòng sông, các luồng nước thường bị thay đổi và chuyện con nước lên xuống cũng bị ảnh hưởng.
Đối với những bạn có điều kiện thường xuyên đi câu xa ở các cửa sông (Bông Lau chẳng hạn) thì nhất thiết nên tạo lập lấy một cơ sở (thổ địa) để chủ động cho cuộc chơi. Bây giờ điện thoại, thông tin thuận tiện, các bạn chỉ cần nhấc máy và trong vòng vài phút, bạn đã nắm được tình hình nước nôi. Có như vậy, cuộc chơi của các bạn mới chu đáo, hấp dẫn và vất vả một cách toàn diện.
Chúc các bạn thành công.
Sưu tầm và tổng hợp.
Hoàng Hùng
Theo: https://www.facebook.com/vietnamfishingclub/posts/433640893441807
Con nước: Đó là từ chỉ một chiều nước xuống hoặc nước lên.
* Con nước lên : Đại khái là nước từ biển chảy vào sông.
* Con nước xuống : là nước từ trong sông chảy ra biển.
Theo vị trí địa lý, Nước Việt Nam ta được chia thành hai miền có khí hậu khác biệt.
Ở Miền Bắc, biển nước ta ở chế độ Nhật Triều thì ngày chỉ có 2 con nước : con nước xuống trong 12 giờ và con nước lên trong 12 giờ.
Ở Miền Nam, biển theo Bán Nhật triều thì một ngày có bốn con nước : vị chi 2 con nước lên, 2 con nước xuống – mỗi con nước kéo dài sáu giờ đồng hồ ( ba canh giờ).
Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết chung thôi chứ thực tế thì miền Nam có ngày có đến năm hoặc sáu con nước và thậm chí vùng Minh Hải có nơi một ngày đến … tám con nước! Bởi ngòai ảnh hưởng của mặt trăng, còn ảnh hưởng của gió, của mùa, của dòng biển và vị trí của đảo, bán đảo.
Để các bạn dễ hiểu, bài viết này chủ yếu nói về con nước nơi cửa sông trở vào. Nước lên xuống theo lực hấp dẫn của mặt trăng. Trong cái thuật ngữ CON NƯỚC kia nó chứa đựng nhiều kiểu.
Khi thủy triều dâng lớn, nước dâng vào trong sông, lúc này người ta gọi là nước lớn. Khi nước đã lớn tột bậc thì gọi là Đỉnh Nước. Từ đỉnh, nước chuyển sang giật ròng để xoay sang con nước xuống.
Ban đầu, nước chuyển dòng bề mặt và dưới đáy thì chưa, lúc này gọi là nước giật, tới khi toàn bộ hệ thống nước sông chảy mạnh ra biển thì người ta gọi là ròng xiết.
Nước rong cũng là từ để chỉ con nước lớn. Khi con nước chảy sát người ta gọi là nước kiệt. Với những hôm không phải nước rong, dòng chảy không xiết lắm và hiền hòa thì khi nước xuống trung bình gọi là nước mái. Với những ngày âm lịch khoảng 9-12 hay 24-27, con nước trong vùng sông ngòi miền Nam chảy yếu và đỉnh nước cũng thấp, những ngày này được gọi là ngày nước kém và khi nước dâng lên, chảy xuống lờ đờ gọi là con nước ương (hay là lình sình).
Khi sắp qua con nước ương là nước ngầm, qua ngày sau khi con nước bắt đầu mạnh mẽ và đục hơn thì gọi là nước dậy.
Trong dân gian, nói về con nước, có chu kỳ đã trở thành thành ngữ (ví như: hăm bốn nước ngầm, hăm lăm nước dậy hoặc: mười bảy nước nhảy qua bờ … hăm bốn, hăm lăm, mười bảy … là chỉ ngày âm lịch trong tháng).
Nước lên, nước xuống thường được gắn với gió. “ gió nước lên” hay “ gió đổi nước ” thường được người dân chài ưa dùng. Nhiều người có kinh nghiệm tuy không thấy sông nhưng chỉ cần nghe gió, ngó vào lịch âm, nhìn đồng hồ là nói trúng phóc tình trạng nước ngoài sông (hay cửa sông).
Qúa trình nước lên và nước xuống, cửa sông và lòng sông bị ảnh hưởng bởi dòng chảy đã tạo ra các hiện tượng như : nước vổ – là hiện tượng dòng nước bị ngáng bởi một doi đá, một bờ kè, một khúc quanh (vàm) và dòng chảy như bị đẩy bật ra. Ở những nơi như thế này, sau những con nước xiết thì thả câu sẽ hy vọng bắt được nhiều Chẻm, Ngát và cả cá Tráp Vàng ( cá Hanh) bởi loại cá này là những chuyên gia mai phục rình mồi.
Từ hiện tượng nước vổ này, trên mặt dòng sông sẽ có dợn sóng và đáy dòng sông hay cửa sông sẽ bị khoét sâu hơn và tạo thành rạng. Đáy rạng thường không bằng phẳng bởi nước vả cũng chỉ mang được những bùn cát, sỏi đá nho nhỏ cho đến những tảng đá to, chướng ngại vật trên sông sẽ bị xoáy dồn vào rạng, đây cũng là nơi trú ẩn của một số loài cá.
Điều này lý giải tại sao một số thợ câu sành sỏi thường canh câu rạng để bắt những con cá lớn. Tuy nhiên, đó là một điều khó khăn (thậm chí mạo hiểm) cho ghe câu và thường thì hay bị đứt dây, mất thẻo do phía dưới qúa nhiều chướng ngại vật. Trong dòng chảy của sông, nước tạo thành những Giọt. Giọt là một thuật ngữ chỉ những dòng chảy khác kiểu trên một dòng sông.
Dòng chảy của Giọt là dòng chảy trên bề mặt thì hơi lặng nhưng bên dưới ngầm thì mạnh và càng dưới sâu lại càng mạnh và đáy Giọt là những chỗ sâu nhất trong lòng sông. Một chiều ngang sông có thể hình thành nhiều Giọt và người đi câu chỉ quan tâm tới giọt lúc nước ròng (vậy cho nên mới gọi là “ giọt ròng ”).
Bây giờ sang các thuật ngữ liên quan:
* Vàm – là một dọc bờ sông nhô ra.
* Kè: là nơi bờ bên lở thường bị dòng nước xâm thực.
* Nguỷnh: là khúc gấp của sông.
* Doi : là dải dất thường có hình mũi tàu nhô ra sông hay còn gọi là những bãi bồi.
* Cồn : những đảo đất lớn nổi lên trên dòng sông.
* Rạch : là những con sông, luồng nước nhỏ nối với sông chính.
* Kênh : thường do người đào hay cải tạo từ dòng sông để lưu thông.
* Bàu: như một cái đầm nhưng có nước ra vào có nhiều loài cá và thực vật…vv và v.v.
Người viết liệt kê một số những thuật ngữ trên có thể chưa chuẩn và phù hợp với tiếng địa phương từng vùng. Nhưng xin bạn đọc hảy nhớ lấy tên nó vì có liên quan đến các điểm câu, loại cá nương náu, thời điểm buông cần … ở phần sau.
TÍNH CON NƯỚC ĐỂ CÂU NHƯ THẾ NÀO ?
Như đã nêu ở trên, miền Bắc, các cửa sông ảnh hưởng chế độ Nhật triều. Miền Nam là bán Nhật triều.
Chính vì thế, việc tính nước ở miền Bắc đơn giản hơn miền Nam nhiều. Con cá cửa sông thường ăn mồi vào khoảng 1 tiếng đầu con nước (khi xuống – đầu con) và 1 tiếng cuối con nước (cuối kiệt ) rồi sau đó, khi nước bò lên chầm chậm thì cá cũng bắt đầu ăn mồi, sau khoảng 30 phút thì thưa lại và cho tới khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi nước đứng sững thì cá lại ăn mồi. Đó là tính những ngày nước lớn.
Đối với những ngày nước nhỏ thì cá ăn lai rai cả ngày. Chính vì thế, Anh em câu giải trí thường thích câu vào những ngày nước kém. Cá Chẻm thường ăn mạnh ở những ngày nước mạnh và thường là trong những thời điểm đầu con- lúc nước xuống hết tầm và đang nhói lên thì cá Chẻm vung ra đuổi mồi. Cá Tráp đen thì dễ tính hơn , nó cũng có những đặc tính kiếm mồi như cá Chẻm nhưng thời gian cắn câu dài hơn. Đôi khi, những luồng gió thiên nhiên cũng quyết định việc cá Tráp đen cắn câu như : gió Đông cá cắn rộ, gió Tây cá chỉ cắn khi gió này thổi liên tục… còn với các loài cá đơn giản khác như Tráp vàng … thì cắn câu không kén nước.
Ở miền Nam, dân câu sông và cửa sông thiên nhiên có nhiều lưa chọn hơn dân câu miền Bắc nhiều. Vì được thiên nhiên ưu đãi với tối thiểu bốn con nước một ngày, thợ câu canh được đến tám thời điểm buông câu. Thêm nữa, trong lĩnh vực câu kéo còn cho thấy mùa nào cá ấy. Điển hình là có hai mùa câu cá Bông Lau rõ rệt (mùa câu đón và mùa câu xổ), cá Chẻm cũng vậy (1 mùa vào dịp hè của học sinh) còn Tôm càng và cá Ngát qúa sinh động, khi mà nước tháng Chạp sắt lại khi hết mưa và tôm càng vô mé sông phơi râu đến lều nghều …(ngày xưa thôi nhé !).
Cách tính nước câu Phía Nam cũng cơ bản theo phép ” đầu con, cuối kiệt ”. Những thời điểm chuyển nước lên xuống trong ngày thường có cá tôm cắn mồi. Người câu hay là người biết canh đúng các thời điểm này. Tuy nhiên, với đa số chúng ta thì khi đi câu không đủ kiên nhẫn (kiên nhẫn của tôi: cứ nhậu cái đã và đến khi đúng nước thì dừng nhậu mà buông cần !) khó có ai đủ nghị lực thế. Đa phần, chúng ta cứ câu và câu. Sau khi đọc bài này, các bạn trước khi thu cần cũng nên tính lại một chút để có thể nán thêm vài khoảng khắc khi nước tới và với thiên nhiên thì vài khoảng khắc ấy, chúng ta giật có thể sẽ mỏi tay … (như vậy mới gọi là canh đúng con nước đấy).
Theo kinh nghiệm của các thợ câu, con cá, con tôm thường tập trung cắn mồi nhiều vào những khi con nước kém, nước ngầm và nước dậy; Tới con nước rong (lớn) thì thưa hẳn. Đặc điểm của từng con nước và từng tháng hay tháng đủ, tháng thiếu trong âm lịch, của từng vùng cũng nên được các bạn lưu ý. Thông thường, người ta tính điểm nước cho từng vùng là cứ cách nhau khoảng 15-25 km thì nước nhanh, chậm khoảng 1 giờ đồng hồ. Ví dụ ta tính mốc là Vũng Tàu hôm nay 7 giờ nước lên thì sau 1 tiếng đồng hồ nữa tại Cần Giờ nước mới lên. Với tháng âm lịch đủ, nước sẽ mạnh xiết vào những ngày mồng một, ngày rằm. Thế nhưng, nếu là tháng thiếu (28-29 bắt làm Ba mươi) thì những ngày đôn lên như vậy nước cũng xiết xối có khi còn mạnh hơn cả tháng đủ ngày.
Ở miền Nam, các điểm giật của con nước thông thường mỗi ngày cách nhau 1giờ 10 phút đến 1 giờ 45 phút tùy theo phạm vi cửa sông hay sâu trong đất liền (ví như hôm nay tại điểm A, 5 giờ nước giật xuống thì ngày mai tại điểm A này khoảng 6 giờ 15 phút nó giật xuống). Những ngày nước to (khoảng Rằm hay Ba Mươi ÂL + trước sau vài ngày) người ta thấy rõ nước giật xoáy thành những dợn. Người đi câu bằng ghe nhỏ ngoài sông phải hết sức cẩn thận với những cữ nước giật này, đó có thể là hơn cả một quảng trường nước xoáy cuộn chao nhìn muốn chóng mặt.
Với những ngày nước ương thì hiện tượng này không rõ ràng và màu nước cũng trong và hiền hòa hơn – tất nhiên, do mực nước thấp nên cũng ít rác và lục bình cũng như các chướng ngại vật hơn.
Bên trên bài viết có đề cập một ngày có năm con nước cũng là định nói loại nước lình sình này. Do ảnh hưởng của gió, lại lên xuống không mạnh và các con nước có lúc đã gối đầu lẫn nhau tạo lên các cữ xuống một lúc rồi lại dềnh lên một lúc mà không thành 4 cữ rõ rệt của 4 con nước cơ bản của Bán Nhật triều.
Còn một đặc điểm của con nước nữa rất cần cho dân câu kéo : Ở miền Nam, thông thường con nước chênh nhau về độ đầy, độ cạn trong 24 giờ. Ví dụ ngày hôm nay nước ương ban ngày thì xoay ra, cặp con nước đêm nước sẽ ròng sát kiệt và ngược lại. Có lẽ, đó là chênh lệch lực hấp dẫn của mặt trăng. Người đi câu lãng mạn với những con nước này hơi sướng bởi lúc nước ương có thể nhẩn nha câu được Tôm càng, cá Úc, cá Ngát … đến khi xoay nước giật thì thả mồi rê Chẻm và Tráp hoặc móc thẻo để săn Bông Lau.
Nước càng đục, cá Chẻm càng đói mồi. Với cá Bông Lau thì lại khác, loài cá này thường hay nương theo Giọt nước để tránh nước chảy và kiếm mồi. Dân câu Bông Lau khoái Giọt là như vậy. Tuy nhiên, không phải bất cứ cái Giọt nào bọn Bông Lau cũng theo đâu nhé. Theo kinh nghiệm của các thợ câu thường câu ở sông Sài Gòn, Soài Rạp nhiều năm qua, Thành công cũng có mà thất bại cũng nhiều. Cho tới một ngày kia, cả chục cần thủ đều có chung nhận định rằng : giọt mé bên Đông hay dính cá Bông lau hơn những Giọt mé bên Tây. Lý giải: bó tay cái đã! Nhưng rồi một ngày, bí ẩn đả được hai anh hành nghề thợ lặn giãi mã sau đợt lặn khảo sát vài khúc sông. Và ra kết luận : Giọt bên Đông gần mé bồi, phù sa mịn dịu, đáy giọt trơn nhẵn như ván trượt công viên nước Đầm Sen, còn đáy giọt bên Tây là bên lở, nước xuống xiết, cá không ham nương theo. Tóm lại nếu muốn câu bên này phải canh cho đúng nước liu riu chuồi xuống thì mới mong Bông Lau hoặc Thanh kỳ, vì lúc này con cá mới nương theo giọt kiếm mồi được.
Tuy nhiên, những lý giải bao giờ cũng có chữ … nhưng! Chữ nhưng ở đây đối với giống cá Bông Lau hiện đại là nó đã phá vỡ qui luật tính toán về con nước câu chúng trong vòng nhiều năm nay. Phá vỡ bởi mồi câu. Mồi câu bây giờ là trùn biển – một loại mồi câu nhạy bén, hấp dẫn con cá đến độ chúng không cưỡng lại được khi đánh hơi thấy mùi này. Thực tế đã cho thấy: vào những lúc nước qúa xiết cũng có Bông Lau lớn vượt dòng chảy để đến với mồi trùn biển. Một nhận định được rút ra: Câu Bông lau lớn nước xiết bằng chì 300-400gr đã có chuyến thành công. Với những tay câu chuyên nghiệp, khi nói đến điều này đa phần phải công nhận nhưng bảo lý giải thì mỗi người một cách. Thế nhưng theo thực tế, không trạnh lòng sao được khi những chiếc ghe câu mồi Gián của anh em địa phương chống cằm đứng ngó anh em xứ khác ghé câu giật liên tục bằng mồi trùn biển. Họ chỉ còn biết đứng, ngồi thẫn thờ.....sau đó buông tiếng thở dài rồi lặng lẻ cuống cần dời ghe đi nơi khác.
Rõ ràng con nước xiết không phải là con nước của Bông Lau nhưng với loại mồi thơm ngon như thế, chúng không cưỡng được trước món ngon và bỏ cả thói quen (?).
Đối với từng vùng, nước còn biểu thị một thực trạng mà anh em câu kéo mới vào nghề cũng nên nắm được để hành sự. Đó là những khi con nước trong chưa giật xuống (có lúc còn đang ư ứ) thì trong các luồng lạch, sông nhỏ nối vào sông lớn này nước đã rút chảy mạnh đên nỗi trôi chì. Thấy rõ vậy, chúng ta dễ chủ động tập kết, căn ke những điểm câu lý tưởng, ứng với việc chuyển đổi tốc độ dòng chảy mà buông câu bởi vì những lúc nước chuyển đổi tốc độ chảy là những lúc con cá tìm ăn mồi.
CÂU THEO CON NƯỚC VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG :
Cá tôm là những loài động vật vô cùng nhạy cảm với thời tiết và các chuyển động của vũ trụ. Bình thường, cá tôm bao giờ cũng có xu hướng tập trung vào nơi có mồi và chúng luôn luôn sục sạo tìm mồi. Các bạn đi câu trong ao hồ dễ thấy nhất điều này: khi ta thả thính và mồi dụ, sau ít phút, có cá chúng sẽ tụ tập đến ngay. Thế nhưng để chúng ăn mồi câu của chúng ta lại là một nghệ thuật khác. Bởi vì: chúng qúa ư nhạy cảm và ngại ngần với những cái lạ như dây, thẻo, chì, lưỡi… Trong một điều kiện bình thường, chúng đã ngại thì với thời tiêt thay đổi, sự biến động của vũ trụ, dư chấn … sẽ làm chúng kinh hãi. Những người câu biển có kinh nghiệm đều thấy rõ một điều: trước khi biển động, cá ăn mồi rất mạnh – hình như chúng biết trước các tai ương và trắc trở nên ăn mồi mà dự trữ năng lượng.
Theo lời một thủy thủ trên tàu đánh cá Côn Đảo kể lại : tối trước ngày có giông ngòai Côn Đảo, anh thấy cả đòan Mực Ống to cỡ 60cm mỗi con và 1 bầy cá Kiếm dài có 2m dư bơi theo đàn ngay trên mặt nước … Anh em trên thuyền nói cá chạy bầy kiểu này mai chắc có giông, y như rằng sáng hôm sau ông Hội Trưởng bị sóng gió hành muốn xỉu ! Trong biển động và sau động vài ngày, con cá rất kém năng động khi tìm thức ăn. Người ta lý giải rằng: câu trong thời điểm này ít cá bởi vì chúng còn mệt nhược hoặc còn no mồi. Chính từ đó, khi chúng ta đi câu trong tự nhiên thì ngày hôm ấy, đêm hôm ấy, con nước có “đẹp” bao nhiêu nhưng nếu trong cơn giông bão, động đất, sấm chớp … thì kết qủa bắt cá to chỉ bằng con số không tròn chỉnh. Ngay cả trong ao hồ cá nuôi, người câu sẽ khó lòng bắt được Trắm đen, Chép (ăn miệng) hay Mè Trắng khi trời có sấm chớp; ngay như chú cua bể kia, đương kẹp mồi (hay tay người ta) mà nghe tiếng sấm lớn cũng … bỏ của chạy lấy người… ! Nói thêm: trước những cơn giông bão, dư chấn… người ta thường thấy những ụ mối vỡ ra, tổ kiến tan đàn … Những mồi ngon này vương vào thiên nhiên, rơi vãi xuống ao hồ, sông ngòi và những con cá, con chim chờ sẵn những bữa tiệc này - Luật sinh thái qúa rõ ở đây! Những món ăn tự nhiên kia hơn hẳn những loại mồi của chúng ta là cái chắc!
Một yếu tố ảnh hưởng nữa cần lưu ý các bạn khi câu trên các con sông là, cửa biển … là rác ! Có thể nói, đây là một vấn nạn đau đầu nhất hiện nay trên những dòng sông của ta. Các bạn có tính con nước cẩn thận cỡ nào, tâm đắc với mồi câu, chuyến câu thế nào nhưng các bạn không thể có cách gì tránh rác nếu như chính các bạn và tôi đừng bao giờ xả rác.
Những con nước lên, nước xuống cứ dìu đuổi những rác rưởi và chướng ngại vật nổi trên sông từ chỗ này quẩn sang chỗ khác. Sự ô nhiễm thì đã hẳn nhưng cái oái oăm nhất là ta không làm sao câu được với chúng. Chỉ thoáng một cái, chúng đã vướng vào dây của chúng ta. Vướng rất điệu nghệ bởi khi dây của bạn trôi theo dòng chảy thì những thành phần rác kia cũng trôi theo đúng như thế. Vướng và vướng! nước càng lớn thì càng nhiều rác trôi nổi. Đôi khi, nó là cả một quần thể nilon và lục bình lững lờ và cũng có khi là cả một tập đoàn bập dừa, gốc cây lao ầm ầm vào sợi dây câu mỏng mảnh. Khắc phục ư? Lại chỉ còn cách giở lịch thuỷ triều và chọn ngày nước kém hơn một tý. Những ngày này, rác hiền hòa hơn !
ĐÔI DÒNG KẾT LUẬN :
Rõ ràng, bạn muốn đi câu thiên nhiên thì không thể không quan tâm tới con nước. Nhưng mà theo tôi, tính kỹ con nước hãy nhường lại cho các vị ngư thủ sống bằng nghề sông nước. Còn chúng ta – những cần thủ amatơ câu cho vui đời, câu để giải tỏa xì trét và hành xác cho thỏa chí đam mê thì chỉ cần nắm được một số qui luật đơn giản :
Ở miền Bắc con nước là Nhật Triều – một ngày đêm lên xuống 2 lần.
Ở miền Nam bán nhật triều ngày đêm lên xuống 4 lần… Đối với các cần thủ câu (vui đời) cửa sông và trong sông – nơi những vùng nước ảnh hưởng thuỷ triều thì theo tôi chỉ nên tránh những ngày nước đỉnh (30 và rằm âm lịch); những ngày này cá tôm kém ăn. Có người lý giải theo địa lý thì nước lớn qúa, mênh mông qúa, con cá loãng đi và chúng dời bỏ nơi nương náu bấy lâu kiếm tìm nơi ở mới. Nhưng cũng có người lý giải rất hài hước rằng: đó là những ngày Sóc, Vọng; ngày tròn trăng qúa sáng, con cá mắc cỡ sợ ánh trăng sáng qúa mà lại còn mải yêu – còn ngày 30 thì tối qúa con cá không ngó thấy mồi (?).
Với các ao hồ, những ngày này cá cũng kém ăn, người ta lý giải rằng “ lạ nước, lạ cái ” bởi vì nước lớn chảy (hoặc) tràn vào ao hồ khiến con cá e ngại. Thực tế, dẫu lý giải bằng cách gì thì những ngày nêu trên cá cắn mồi kém hẳn. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu được, chúng ta nên bố trí đi câu vào những ngày đổi nước, xoay nước và dậy nước. Với những anh em đi câu giải tỏa, giải trí, vui chơi nhận thưởng của thiên nhiên thì rất nên câu vào những ngày nước kém, nước mái và nước ương khi chảy liu riu. Những ngày ấy, các loại cá, tôm có thể cắn lai rai cả ngày. Không gì sướng bằng thỉnh thoảng ta kéo lên một chú cá thiên nhiên rạng sáng cả xung quanh, dẫu cá bé nhưng thấy cái đầu cần câu của ta sừng sựt hoặc cái phao hết nghiêng bên trái, lắc bên phải rồi ụp một cái mất phao...có sướng hơn không ?
Vậy nên, tôi xin thống kê những ngày câu có thể hiệu qủa theo âm lịch trong tháng :
• Đầu tháng từ ngày 7 đến 13.
• Cuối tháng từ ngày 21 đến 28.
• Trong này đặc biệt các ngày 11, 12, 13, 25, 26, 27 trước đây là những ngày thợ câu chuyên nghiệp không thể không ôm cần theo các nàng Bông Lau đuôi vàng quyến rủ, cái câu “ nhớ nước ” của họ chính là ám chỉ những ngày này … Trong thực tế thiên nhiên hiện nay, do các yếu tố tác động như: đập thủy điện, phá rừng, chắn kè, lập bè … trên những dòng sông, các luồng nước thường bị thay đổi và chuyện con nước lên xuống cũng bị ảnh hưởng.
Đối với những bạn có điều kiện thường xuyên đi câu xa ở các cửa sông (Bông Lau chẳng hạn) thì nhất thiết nên tạo lập lấy một cơ sở (thổ địa) để chủ động cho cuộc chơi. Bây giờ điện thoại, thông tin thuận tiện, các bạn chỉ cần nhấc máy và trong vòng vài phút, bạn đã nắm được tình hình nước nôi. Có như vậy, cuộc chơi của các bạn mới chu đáo, hấp dẫn và vất vả một cách toàn diện.
Chúc các bạn thành công.
Sưu tầm và tổng hợp.
Hoàng Hùng
Theo: https://www.facebook.com/vietnamfishingclub/posts/433640893441807