Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

50 năm rồi Suzuki vẫn không thay đổi mục tiêu sản xuất.

Ăn chắc, mặc bền đi... SUZUKI.
LÀ KHỎI... THẮC MẮC.



Lựa chọn lốp sau xe máy để hạn chế bị dính đinh.

Tôi đã xài mấy loại lốp khác nhau, sau một thời gian thì dùng hẳn lốp (trước, sau) của hãng Chengshin vì thấy nó có độ bám đường tốt, giá cả vừa phải. Có điều lốp sau khía miếng chả nên hay bị vật nhọn đâm xì bánh xe nên tôi đổi thử qua lốp của hãng Maxxis có khía xéo xuôi về sau. Tức là nếu gặp vật nhọn theo trớn bánh xe, nó văng bạt đi, hạn chế vướng lại đâm bánh xe.

Từ đó đến nay ít bị dính hẳn, lâu thật lâu mới bị dính ghim vật nhọn. Tôi nghĩ chất lượng lốp các hãng khá tương đồng, tuỳ nhu câu của xe thường đi đường nào mà dùng cho thích hợp. Đi đường nhựa trong sinh hoạt bình thường như tôi đã chọn loại nói trên. Cộng thêm nữa là để hạn chế dính đinh, nhớ phải bơm căng bánh xe cho đủ hơi.





Đi xe tay ga có 3 chuyện mà ai gặp rồi sẽ tởn tới già.

Việc nhỏ thôi nhưng tác hại vô cùng lớn, không để ý là toi!

- Dầu láp bị rò rỉ dẫn đến máy khua, nếu cạn hết thì banh xe luôn. Nó chỉ có 120 cc, xì từ từ, phía mặt trong lốc máy khó thấy nên người kỹ tính mới biết. Gặp mấy thằng thợ hư đâu sửa đấy, thấy mà vô lương tâm không báo cho chủ biết để thay phốt châm dầu kịp thời. Bảo trì xe số đến xe tay ga là một bước dài, Kiều nói rồi: "nghề chơi cũng lắm công phu". Đi xe càng sang thì khâu bảo trì càng cực kỳ quan trong. Gặp người chỉ biết xách xe chạy, không để ý thay nhớt, dầu, lọc gió, lọc nhớt, nồi láp... Không bảo trì theo đúng định kỳ thì chớ thắc mắc vì sao xe người ta chạy 10 năm còn êm ru còn xe mình mới chạy có 5 năm thì như cái máy gạo.

- Không kiểm tra dây cuaroa khi xa. Khi đi đường dài, nhất là giữa trưa trời nóng, xe chạy càng nhanh thì càng ma sát trong máy. Thế là bỗng dưng xe tịt dừng lại dù máy vẫn nổ vì trước đó dây tới hạn, răn giãn mà mình không thay hay biết mà cố chạy rán. Cái giá phải trả cực đắc, khóc tiếng tiều luôn. Đường vắng hên xui, giữa trưa dắt xe xì khói lỗ đít, có khi vài cây số, gặp có chỗ sửa xe mừng hết lớn. Mở lốc máy ra, có khi hỡi ôi: dây cuaroa đứt nó cuốn phá bộ đồ lòng chuyển động của máy. Thợ chặt chém giá nào cũng nôn tiền lại cảm ơn rối rít. Nặng thì toi 2-3 trẹo là thường.

- Trời mưa đường bị ngập nước khá sâu, lái xe vẫn cố ủi tới. Ráng thì có thể qua được đoạn ngập đấy nhưng nếu xui mà tắt máy dừng lại, dắt bộ. Sửa sơ sơ, nổ máy được là chạy tiếp. Giả như nước vào nhiều thì bệnh nhẹ thành bệnh nặng vì xe ga có nhiều đường thông khí nên nước cát đất sẽ vào các bộ phân. Xe tay ga không như xe số lây lất sao cũng được, bị ngập chỉ lo xăng, nhớt, bugi nổ may là boong. Dắt xe đến tiệm để thợ vệ sinh sửa chữa, gặp thợ đàng hoàng thì còn đỡ, gặp thợ ma da thì nghe nó phán là méo mặt, tai lùng bùng. Toi mẹ vài trẹo như chơi.

.....

Nhớ thời con nít đi coi chiếu bóng ở sân bãi..


 

Dòng sông tuổi thơ

 

Quân đậu nhăn răng An nam cuốc!

Khi lên đường nhập ngũ, được choàng vòng hoa, được lên cầu vinh quang, được chính quyền đoàn thể đưa tiễn "tình thương mến thương". Sang CPC gọi là quân tình nguyện, đánh nhau giết địch được gọi là đội quân nhà Phật. Cuốc bộ trường kỳ, không có nơi nào mà lính ta chưa biết.Thiếu thốn trăm bề, ăn mặc nhếch nhác chả ra thể thống gì là quân viễn chinh, xấu hổ với dân CPC.

Những người còn sống hoàn thành nhiệm vụ về VN, được phía bạn CPC cũng tổ chức rầm rộ, chia tay hay tống tiễn chả biết. Khi về đến đất mẹ, qua biên giới chả có ma nào chào đón. Âm thầm lặng lẽ về nhà, không ai hỏi thăm, ngoài người thân bà con chòm xóm.
Người có may mắn quen biết thì xin vào làm cơ quan... Phần đông, mạnh ai nấy tìm con đường để sống, làm ruộng làm rẫy, làm đủ thứ nghề. Có người cuộc sống ổn định có người sống lây lất, có người sống với chấn thương tâm lý hậu chiến.
Phụ cấp ra quân, phục viên của bao năm đi lính chỉ đủ tằn tiện sống vài tháng. Mãi đến năm 1991, chính phủ mới ra chính sách cho hưởng phụ cấp chiến trường CPC, tuỳ thời gian mà nhận tiền. Thủ tục khai báo nhiêu khê, có người mấy năm sau mới nhận, phần đông được vài triệu. Số tiền nhỏ bé ấy chả giải quyết được gì cho đời sống, bèn tụ họp bạn bè ăn nhậu, nhắc lại kỷ niệm xương máu ngày xưa thế là xong.
Cái quan trọng là chế độ bảo hiểm y tế, năm kia từ 100% nhà nước lo chi phí khám chữa bệnh thì họ cố bớt lại còn 80%. Lính tráng la làng oai oái mới được như cũ viện lý do nhầm nhọt, ai không biết thiệt thòi ráng chịu. Cuối cùng chờ "sao vàng hạ thổ" là tiền mai táng phí, thân nhân biết thì trình báo nhà nước chi, nhà nào không biết thì tự lo.
Khi về, ai cũng được phát giấy chứng nhận bằng khen, huân huy chương. Mà cái hiện vật nhôm mạ "vàng", có anh đôi khi thích đeo lủng lẳng cho oách thì chẳng thấy đâu. Ấy vậy mà nhà nước còn bày đặt ra nghị định thông tư hướng dẫn kèm theo nó là tiền thưởng. Có mà mơ sắc mớ !

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020

Người Việt thường ngồi xổm, ngồi tréo chân, ngồi bó gối, ngồi chân co chân dũi.

Đó là thói quen ngàn xưa để lại, để sẵn sàng đi hay chạy...











Những lãnh đạo VN đến viếng và cầu nguyện ở đền Mahabodhi (Bồ Đề Đạo Tràng) ở Ấn độ.

Nhìn xem, đố bạn gồm những ai.












Để người vô liêm sĩ mà làm thầy thiên hạ?

Chỉ có ở Việt Nam, lẽ ra Thủ tướng phải cách chức và Quốc hội truất phế từ lâu. Tại sao?
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: "Bộ trưởng xem mình có đủ sức để hoàn thành nhiệm vụ hay không"
- Bà đã nhìn thấy điều mà nhân dân mong muốn chính quyền nhìn thấy. Rõ ràng, bản thân ông Nhạ đã không còn giữ được hình ảnh người thầy trong mắt nhân dân.
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: "Bộ Giáo dục mang đến năng lượng tiêu cực, tôi vô cùng lo lắng"
- Vậy không có lý do gì nhân dân phải đóng thuế để nuôi một bộ trưởng gieo rắc nỗi chán chường và sợ hãi cho họ. Một cá nhân yếu kém và tiểu khí như ông Nhạ mà làm đến thượng thư, không ai còn năng lượng tận hiến phụng sự xã hội.
(lời bình lời ĐBQH của Nguyễn Tiến Tường)

Ankroet - nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam.

Nhìn từ xa như biệt thự giữa rừng thông ở thôn Đan Kia xã Lát huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Pháp xây dựng chủ yếu bằng đá với lao động thủ công, máy phát điện Mỹ sản xuất, công suất ban đầu 600 kW. Khởi công 1942 khánh thành 1945.
(Ảnh VnExpress)













Nhà máy thủy điện đầu tiên ở VN, 100 năm còn lại chút này.

Đầu tiên không phải là Ankroet ở Lâm Đồng mà là Cát Cát ở Sapa (Lào Cai).
Được người Pháp xây dựng vào năm 1925, công trình có công suất thiết kế ban đầu là 50 kw/h, chủ yếu phục vụ cho sĩ quan và binh lính Pháp tại Sa Pa.
Đến năm 1953, trong phong trào tiêu thổ kháng chiến, hệ thống máy được di chuyển về Yên Bái nên công trình ngừng hoạt động.
Đến năm 1960, người Ba Lan xây dựng Trạm Vật lý địa cầu tại huyện Sa Pa đã giúp khôi phục lại nhà máy thủy điện Cát Cát với một bộ máy khác sản xuất tại Ba Lan, đưa công suất lên 100 kw/h, cung cấp điện cho Trạm Vật lý và một số cơ quan đầu não của huyện.
Nhà máy hoạt động liên tục đến năm 1979, trong thời kỳ xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc thì phục vụ thêm nhu cầu dân sinh thị trấn Sa Pa theo hình thức luân phiên cách ngày.
Đến tháng 3-1993, cùng với sự phát triển của ngành điện Việt Nam, nơi đây được sử dụng điện lưới quốc gia. Nhà máy thủy điện Cát Cát ngừng hoạt động, chấm dứt vai trò sau quãng thời gian hàng chục năm cung cấp điện cho một vùng núi cao.
Nguồn: Baodaklak




Tính cách và chuyện trang điểm của phụ nữ miền Tây.

Ai mới đến miền Tây, ban đầu thấy lạ sao phụ nữ nghèo, dân lao động mà môi son má phấn, đánh móng tay, nhuộm tóc hai lai... Có thời gian ở lâu hơn thì dần hiểu tính cách người miền Tây là vậy, làm rồi thì chơi, ảnh hưởng gì. Cách ăn mặc nói năng ứng xử giữa người nghèo và giàu gần như không mấy cách biệt, như đa phần ở miền Trung, miền Bắc. Chị em biết nhậu nói nhậu, có tiền nhiều xài nhiều, tiền ít xài ít, không tiền thì ăn chơi ké theo bạn nhà giàu, rất đỗi bình thường. Họ không mặc cảm, che dấu thân phận, không kêu ca mình nghèo, không cần người khác rủ lòng thương.
Việc ca sĩ Thuỷ Tiên xuất thân cũng là người nghèo ở miền Tây, khi nhìn hình thức người khác mà cho rằng người ta giàu, tôi thấy lạ? Có thể cô ta bị người khác nặng định kiến tác động, có thể đúng ở số ít người thôi. Vì ngay nay người ta đi lại tiếp xúc giao lưu văn hoá, quen dần nếp sống miền Tây, đã thành phổ biến. Đa số phụ nữ cả nước không còn giả bộ, sống khép mình dưới luỹ tre làng như xưa. Có người nghi vấn: nghèo thì tiền đâu mà trang điểm sơn móng tay, tui đây mỗi lần làm móng hết mấy trăm ngàn. Nói như thể người cõi trên, chả hiểu gì cõi dưới ! Vào salon làm đẹp khác với ngồi vỉa hè làm đẹp, phố khác quê khác, từ đó giá cả cũng khác xa nhau nhiều. Ít nhiều miễn có tiền thì người ta tận tình phục vụ quý bà quý cô làm đẹp. Thượng vàng hạ cám là vậy...

Người Việt như cò, người Nhật như chim!









 

Khi nào các ông bà mũ cao áo dài mới hiểu hai chữ "học trò"?

Tuổi thơ, thời trẻ là
thời gian đẹp
nhất của một đời người, cho nên cần vừa học vừa chơi, chứ không chỉ nhồi nhét kiến thức cho đầy. Ngay nay, học sính chôn chân ở giữa bốn bức tường, hiếm trường nào có đất trống để học sinh vui chơi chạy nhảy sau giờ học.
Một nước có biển suốt chiều dài từ Bắc chí Nam, sông suối dày đặc, có thể học sinh phố thị ít gặp nhưng khi đi dã ngoại, khi trưởng thành đi chơi, khi bão lụt, có thể sẽ đối diện với hiểm nguy. Một năm có biết bao người Việt bị chết vì đuối nước.
Thay gì phải đưa môn bơi lội vào chính khoá bắt buộc và trở thành môn thể thao có thi đua khen thưởng trong học đường. Thì họ chỉ lo tập thể dục thể thao lấy lệ, học CN Mác Lê nin, học quân sự quốc phòng, hướng nghiệp kỹ thuật mà học sinh ra đời chẳng ứng dụng được gì.
Như trường tôi khi xưa ở Kontum một tỉnh lỵ nhỏ thôi mà có 2 sân bóng rổ, 2 sân cầu lông, 1 sân bóng chuyền, kế bên là sân bóng đá, vườn trường cây cỏ rộng mênh mông. Bản thân tôi nhờ biết bơi lúc nhỏ mà lớn lên đi lính ba lần thoát chết sông suối ở Campuchia. Cứu được con mình khi đi tắm biển hụt chân ở Vũng Tàu.



Nhớ một số từ chiến tranh thông dụng ở miền Nam trước 1975

Ở Miền Nam thì hay gọi "Việt Cộng" để chỉ về quân địa phương gốc gác ở trong Nam, còn "Quân chính qui Bắc Việt" từ báo chí phân biệt để gọi lính chủ lực từ ngoài Bắc vào. Có khi gọi chung là "Việt Cộng" hay "Cộng sản", Mỹ gọi là "Vi xi" aka VC. Dân ở vùng phía cộng sản kiểm soát, sợ "phạm huý" thì gọi là "Cách mạng" hay "Mấy ông trên núi". Và gọi VNCH là "Nguỵ", không dám nói là "Quốc gia". Đi theo phe VC gọi là "Lên núi". Lính VNCH đào ngũ, ba gai bị bắt đi chiến trường, không được mang súng, vác đạn tải thương gọi là "Lao công đào binh" in chữ tổ bố ở sau lưng...
Quân VNCH đánh nhau thua bỏ đồn bót, phòng tuyến rút lui gọi là "Di tản chiến thuật", từ này do ông Thiệu TT lần đầu tiên nói trên đài. Mình còn nhớ ông diễn tả thế này: ta đặt cục đường để kiến thèm bu vào, ta nhấc cục đường ra, đem bom pháo đội vào, thế là công sản tiêu đời. Dân thì gọi là "Mất đồn, Mất..." (địa danh). Lính rút khỏi đia phương, dân sợ bom pháo và mấy ông CS vào thì sẽ khổ nên kéo nhau chạy về phía Quốc gia thì gọi là "Tản cư", "Di tản" hay "Chạy giặc"...
Pháo Mỹ, VNCH bất kể loại nào gọi chung là "Canh nông". Pháo bắn đạn nổ trên không văng mảnh xuống đất gọi là "Canh nông chụp", pháo bắn từ tàu chiến ngoài biển vào thì gọi là "Pháo bầy". Súng Cối vì nó cái đế như cái cối giã gạo, súng M79 không giống nhưng lính VNCH vẫn gọi là "Cối cá nhân". VC bắn tỉa phát một gọi là "Bắn tắt cù". Máy bay vận tải kiêm nhiệm ném bom bắn súng đại liên, có 2 động cơ trở lên, dân gọi là "Cào cỏ". Máy bay trinh sát L19 gọi là "Đầm già, Bà già". Máy bay trực thăng tuỳ hình dáng mà gọi là "Rọ heo, Cán gáo, Cá nóc, Cá lẹp". Xe thiết giáp bánh xích gọi là "Xe lội nước", bánh hơi gọi là "Tàu bò"...
...........
Ở thôn quê, nơi hai bên hay đánh nhau nên trẻ con nào cũng biết các từ nói trên, ngồi mà nhớ kỹ ghi lại cả trang không hết.

Dù có chửi Gia Long "cõng rắn cắn gà nhà", không ai có thể phủ nhận

Công lao to lớn hiển nhiên của tiền nhân. Nhà Nguyễn đã làm được cho hậu thế: Thống nhất giang sơn từ Bắc chí Nam. Đất nước có lãnh thổ to lớn nhất trong lịch sử. Và đặt quốc hiệu là Việt Nam dùng mãi đến ngày nay.

Dù có chửi Pháp "thực dân xâm lược", không ai có thể phủ nhận công lao to lớn hiển nhiên của Pháp: Kéo VN ra khỏi tầm ảnh hưởng nghìn đời của TQ. Làm cho VN có biên giới quốc gia rõ ràng. Giúp VN tiếp cận văn minh phổ quát của nhân loại. Nước ta có chữ Viết độc lập và dễ hiểu.

Hiểu nước Mỹ và việc bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ người Mỹ "chánh cống"

duy có cái hồn là còn vương vấn VN mà thôi, mới rành. Hiểu nhất là tầng lớp ôn hoà lớn tuổi sống ở đấy từ thời thanh niên đến nay đã già. Qua biết bao mùa bầu cử, chọn lựa rồi có khi hợp ý, có khi hối hận. Họ quá hiểu khoảng cách giữa lời nói và việc làm nên họ nhìn tổng quan và sâu hơn những vấn đề nước họ. Một đất nước rộng lớn, đa nguồn gốc, đa thành phần nên có nhiều lý do chọn ông này mà không chọn ông kia... Rốt cuộc họ chấp nhận số đông mà người Mỹ muốn thế, dù không đạt nguyện vọng, họ không cay cú, không thơ ơ với người được nước Mỹ trao quyền tổng thống...
Tương tự như vậy, dù là thời Internet thông tin không biên giới nhưng người ở Mỹ không thể hiểu sâu về VN như người ở trong nước. Người ngoài đảng không thể hiểu sâu bằng người từng hay đang là đảng viên hiện hữu. "Không ở trong chăn sao biết chăn có rận" vì ở VN theo cơ chế truyền thống toàn trị...

Việt Nam muốn thoát Hán tự khi nào, ai muốn?

Chả lâu đâu, Phạm Quỳnh một người yêu nước có công lớn trong việc nâng cao dân trí... Phạm Quỳnh luôn tự hào dân tộc An Nam đại diện là cho văn minh Hoa Hạ, ông đã viết trên Nam Phong tạp chí năm 1931 như thế này:
“Chủng tộc thuần một giống An Nam, văn hóa truyền tự nước Tàu, nghiễm nhiên thuộc về thế giới Chi-Na”
“Thiên chức của giống Việt Nam ta là phải thực dân cả cõi Đông Dương này, đem cờ hiệu Chi-na mà chiến đấu với thế với Ấn Độ, khiến cho dân Ấn- Độ Chi-na này thành một đất Chi-na dòng”


VN coi TQ là đại bá và mình muốn làm tiểu bá tự khi nào?
PQ là người học sâu biết rộng, đi nhiều. Ông bàn về cục diện Châu Á, quan tâm đến mối quan hệ 3 nước Đông Dương, ai quan tâm xem ở đây:

https://elearning.tdmu.edu.vn/elearning-ebook/T%E1%BA%A1p%20Ch%C3%AD%20S%E1%BB%91%20Ho%C3%A1/02.Du%20hanh%20va%20anh%20tuong%20dan%20toc%20Du%20an%20quoc%20gia%20qua%20the%20tai%20du%20ki%20cua%20chu%20but%20Nam%20Phong%20tap%20chi%20.pdf

Nghĩ về phát biểu của cô Ksor H'Bơ Khăp và vai trò ĐBQH.

Thấy báo chí và dân mạng ca ngợi cô Ksor H'Bơ Khăp mạnh dạn truy tới bến anh Bộ chưởng Nông nghiệp. Úi trùi. Lão hổng biết già có khó tính hông chứ thấy phình phường thâu. Nói xin lẫu, ở cuốc hội mà blah blah theo cảm tính thì khác gì bà tám mạng. Phụ nẽo nói thế thì ngứa ngáy gì mấy anh mặt dày. Truy hơi xà quầng, bên hỏi, bên trả lời chẳng nhập nhĩ vào đâu. Gì chứ cao cấp lý luận chính trị vậy là âu cơ, con nhà tông hổng giống lông cũng giống cánh!
Chẳng qua thỉnh thoảng người ta thấy có người dám nói nhất là phái nẽo (bỏ qua thuyết âm miu trong mùa đại hội đảng nữa chớ). Còn lâu cuốc hội được 1/3 ăn nói cho ra chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp, ý lão là vừa không kiêm nhiều vai vừa có trình độ năng lực đáp ứng vai trò. Người đáng nể là người nói ngắn gọn nhưng chứng lý chặc chẽ, điểm trúng huyệt. Gì thì gì, có còn hơn không, vẫn cảm ơn cô Trung Tá nói họ thay dân. Với cơ chế hiện nay, chỉ mong được 1/3 ĐBQH chuyên nghiệp là may lắm rồi.

20 năm sau vẫn vậy, chứng tỏ sức ì của đảng CSVN rất lớn.

Chính quyền các cấp qua công tác thực tiễn thấy những bất cập trong chính sách của đảng, người ta phản ảnh, đề nghị thay đổi nhưng đâu vẫn vào đấy. Riết rồi số đông cán bộ không còn chủ động, sinh ù lì dựa dẫm vì đã có đảng lo, đã có tập thể chịu trách nhiệm. Hãy xem lãnh đạo chính quyền các địa phương nói gì?
Ông Bảy Nhị kể trong bài viết gửi báo Tuổi trẻ, ở hội nghi Chính phủ năm 2001.
Ông Nguyễn Minh Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang:
“Sự trì trệ của bộ máy là do cơ chế tổ chức. Cụ thể là tôi làm chủ tịch tỉnh mà không có quyền thay đổi cán bộ sở, kể cả trưởng phòng. Và ngay như hiện nay, đến Thủ tướng cũng không dễ cách chức được tôi, vì tôi là do tỉnh ủy cử và nhất là do Bộ Chính trị quản lý”.
Ông Đoàn Mạnh Giao, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ:
“Ông nói hay quá, tôi thay cậu tài xế mà cũng không được”.
Nguyễn Bá Thanh, chủ tịch TP Đà Nẵng:
“Tôi thấy đại hội vừa xong, phân công cấp ủy viên mới rồi, hay cơ quan đang ổn định biên chế công tác, bỗng dưng rút người ra đi học. Làm vậy khác nào đội banh có 11 người, ông rút ra một người không đá thì đội hình còn lại làm sao mà đá? Còn nói cách chức cán bộ thì cỡ trưởng phòng thôi, mới bàn mà nó nghe thì nó tính cách chức mình trước rồi”.
Ông Hồ Minh Phương, chủ tịch tỉnh Bình Dương:
“Thơ ông Tố Hữu có câu: Đảng ta có trăm tay (tai) nghìn mắt. Câu này suy ra: Đảng ta có 50 người làm mà có đến 500 người ngồi nhìn thì ai mà dám làm, làm sao chịu nổi?!”.
__________
Sau này, ông Nguyễn Bá Thanh trước khi về trung ương còn nói:
"Không ở đâu có sợi dây kinh nghiệm dài như ở Việt Nam".

Nên đi khám bệnh ở đâu và đi vào lúc nào là thích hợp?

(Chia sẻ kinh nghiệm của mình).

Lão tới hồi máy móc rơ mòn đủ thứ nên suốt năm qua đi các bệnh viện và cơ sở y tế khác để khám và lấy thuốc điều trị. Nhờ có thẻ BHYT nên đi đều. hehe. nhưng không lạm dụng, mỗi lần chừng nửa tháng, 10 ngày. Mình rút kinh nghiệm thế này:
- Đi phòng khám có PK chi nhánh của bệnh viện và PK đa khoa tư nhân. Đối với những bệnh vặt, thông thường. Được cái gần nhà, ít người nên có điều kiện hỏi bác sĩ những thắc mắc về bệnh của mình. Không phải chờ lâu, khám và lấy thuốc nhanh, thời gian chừng 20 phút đến nửa giờ.
- Đi bệnh viện nhỏ cấp quận huyện thị xã, bao gồm trung tâm y tế. Đối với bệnh mãn tính và thông thường. Được cái khá gần nhà, bệnh nhân không nhiều so với BV lớn nên có thời gian hỏi bệnh cặn kẽ. Lâu chừng 1 giờ hay hơn do làm các kỷ thuật chuẩn đoán bệnh.
- Đi bệnh viện lớn thuộc tuyến cuối là việc cực chẳng đã vì nó xa và đông người. Đối với bệnh dạng khó chữa, mình muốn đi tới cùng trong việc chuẩn đoán và điều trị. Có thể gặp bác sĩ giỏi hơn nhưng không có thời gian để hỏi bệnh vì sau lưng mình còn nhiều người đang chờ khám. Thời gian mất từ một buổi đến cả ngày, thậm chí còn hơn, tùy bệnh và ở xa hay gần.
Túm lại là căn cứ tình hình thực tế của mình mà quyết định đi khám chỗ nào. Lưu ý ở đâu thì phác đồ điều trị vẫn vậy có khác chăng là tìm ra đúng bệnh không và gia giảm thuốc men của bác sĩ.
Đi lúc nào thì ít phải chờ? BV tuyến cuối là phải đi từ sớm còn BV nhỏ và phòng khám tư nên đi vào buổi chiều ít bệnh nhân. Tùy bệnh mà vào đầu giờ hay giữa giờ, mình thì hay đi sao có mặt tầm 3 giờ chiều là ok.
P/s:
Dặn thêm bước vô phòng là "Em gặp bác chào mào, chào Bác!", nói liền, rõ to để chứng tỏ mình là bệnh nhân chuyên nghiệp. hehe. đứng có mà khám lấy lệ với tui.
Theo cá nhân mình thì già rồi, gần như cái gì cũng mãn tính ráo, đỡ thôi đừng hy vọng chữa dứt, chấp nhập sống chung với lũ. Nói như vậy không chủ quan, thấy trong người khác thì đi khám ngay do lớn tuổi bệnh khó lướt qua như thời trẻ. Riêng bệnh K không tầm soát làm cho mình và người thân thêm lo. Tuổi trên 60 có phát hiện cũng chả giải quyết được gì, khi lộ thì đi bệnh viện chịu thôi.

Kinh Việt và Tàu bản copy sau trước

Phan Quang
Ngay trong thời hiện đại bạn sẽ thấy Kinh Việt và Tầu có những điểm giống nhau kỳ lạ. Giống về tâm thức chứ không đơn thuần là cái xác bề ngoài.
Tàu coi họ là văn minh Trung Hoa, ánh sáng 5 ngàn năm. Việt lập thuyết Bách Việt coi Hà Đồ Lạc Thư, Kinh Dịch thảy đều là của mình, Tầu chỉ là đứa học mót, đoạt khống!
Người Tầu từ 20 năm trước có trào lưu Hán phục, Giờ Kinh Việt có trào lưu Việt phục. Tâm tính, cách nghĩ y xì đúc nhau, yêu nước như nhau, hành xử cũng hệt nhau.
Tầu gọi mình là Hán tộc, Việt có trào lưu Việt tộc. Trào lưu này chứng minh sự tinh túy, thuần chủng của người Kinh Việt.
Cũng phải nói rõ hơn khi người Việt lập quốc thì Choang tộc là khu trái độn giữa Việt và Tống. Choang (ở ta gọi là Tày, Nùng, Thái) cũng tiếp xúc với văn hóa văn minh China sớm hơn ta, nhưng họ lại không bị Hán hóa.
Ta thì từ tâm tính tới cách hành xử hệt anh Tầu con. Nhiều người Việt tỏ ra khinh Cham. Họ kiên quyết bài bác bàn tay khối óc của Cham góp vào văn minh sông Hồng.
Hầu hết những gì mà người Việt hiện đại đang dùng để chống Tầu, khẳng định tình yêu dân tộc, quốc gia đều hệt anh Tầu. Chỉ khác là Tầu luôn đi trước, ta lũi cũi đi sau học mót.
Nếu nói là không có di truyền chi phối từ Hán tộc (văn hóa Hán) thì mới là lạ.
Không sòng phẳng với mình, không dám vượt lên tồn đọng quá khứ, loay hoay trong vòng hào quang ảo và giá trị của một lịch sử sáng tạo. Đó cũng là nguồn cơn của những bí bách tư tưởng của người Việt Nam hiện đại.
Ta bước qua đời nhau, để làm nhau đau!


https://www.facebook.com/song.han.9461/posts/3477774728969028

"Trần Quốc Tuấn lúc chưa dô đảng và Má Lê Lợi đội bàn cờ"

Ấy là con nói tượng hai ngài ở Phú Iên quê con chứ không có ý xúc phạm tiền nhân ạ!
(Ảnh từ @Đoàn Ngọc Thành)
Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Phú Hoà và trường THPT Lê Lợi, Đồng Xuân Phú Yên




Tôi không thuộc về nơi ấy dù nhớ bạn nhớ trường.


 

"Khóc cũng thế, thôi mày về đội mèo nhà tao cho làm sếp"

 

Con mèo nhỏ làm thay đổi định kiến của nhà mình về loài mèo.

Thỉnh thoảng mình có gõ ít dòng về mèo yêu, hôm nay nói kỹ hơn. Có để ý, thấy nhiều chuyên vui vui. Trước đây, mình không muốn nuôi dù chó hay mèo vì nhà chật, ngại hôi, sợ bị bắt mất đâm buồn. Về mèo thì không muốn nuôi vì cho rằng loài này ỉa bậy và khó dạy. Kể từ khi con mèo giống Anh màu trắng lông dài, chân đi hơi khập khiễng từ đâu không rõ lạc bước đến nhà, thấy đẹp mới nuôi. Mình gọi đùa là tiểu thư quý tộc Anh quốc, mà đúng thật!
Ban đầu, nó hiền lại nhát nên ít gần chủ mới, qua tiếp xúc thay đổi dần, gần gũi hơn, người thì càng nuôi càng yêu quí. Con gái mình, cưng nựng suốt ngày, nói chuyện với nó như thể con nít. Mỗi lần như thế nó đáp lại tình cảm bằng cách kêu nho nhỏ: ngheo. nghẹo. ngheo. Ai cũng cưng như trứng mỏng, nó trở thành tiêu điểm của cả nhà.
Nó khác nhiều so với mèo ta từ hình dáng đến tập tính. Thấy trên mạng bảo thân nó săn chắc là không đúng. Toàn thân của mềm nhũn, cứ như sợi bún, có thể sờ được từng đốt xương. Người ta bảo giống mèo này lười ít thích săn bắt, chưa hẳn đúng. Mèo mình ngoài thời gian ngủ vùi là đi rình mò bắt bất kỳ con gì di động mà nó thấy kể cả ruồi. Thành tích cho đến nay là đã bắt được 1 con chim sẻ, 2 con chuột lắc, đùa giỡn để chạy mất và một hai ngày là bắt được 1 con gián...
Chủ cho thì ăn không thì thôi, không đòi, không chực, mèo con hàng xóm qua giành, nó lẳng lặng bỏ đi. Giả như không có chủ đứng canh, chắc nó sẽ chết vì đói. Mình sợ có ngày bị người ta bắt mất, mỗi khi sang nhà bên hay ra đám vườn trước nhà rình mò chi đó, kêu tên gọi về, nó ngước mắt nhìn tỉnh bơ như không có gì xảy ra. Xách roi ra doạ nạt thì chạy vụt về nhà, thót ngay lên gác ngó xuống.
Nó thân thiện với con người và cả mèo khác đến chơi. Rất ngoan nhưng không thích ẵm quấy rầy quá lâu. Không nghịch phá, chỉ thỉnh thoảng cào vào nệm để làm sạch móng vuốt. Đi đứng nhẹ nhàng khoan thai hơn xa tiểu thư đài các, đố mà nghe có tiếng động dù nhỏ nhất trừ phi vồ mồi vô ý đánh đổ làm ngã đồ vật. Sợ ra ngoài bị người ta bắt mất là phải đi tìm đầu này đầu nọ, ngay khi ở trong phòng cũng không biết nó đâu. Ăn thì thích món mềm, lạnh thì thích nằm nệm, nóng thì nằm nền gạch, nhìn thì to nhưng ẵm nhẹ hều. Mỗi sáng, nó cọ quẹt kêu meo meo đánh thức mình xuống nhà mở cửa... Thương gì đâu! Vợ mình còn bảo, hôm nào có chó nhỏ, xin hay mua một con về nuôi.
Coi giá bán trên mạng mèo lai hay thuần chủng, đều tiền triệu trở lên. Giá đó theo mình hoàn toàn xứng đáng. Ai có điều kiện nên mua về, nhất là người đi làm công việc hay căng thẳng thì nó sẽ đem lại niềm vui nho nhỏ cho bạn và gia đình bạn.











Tìm kiếm Blog này