Tim thông tin blog này:

Hiển thị các bài đăng có nhãn Sân trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sân trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Các thầy giáo cũ xác nhận đồng chí Trần Văn Cạo có súng... Hí hí.

 

Sao cái số tui khổ thế!

Hội ngộ bạn cũ cùng trường thì mãi lo phục vụ tụi nó, ở Kon Tum thì nướng thịt, đi Tuy Hòa thì rớt xuống nướng bắp nướng khoai.
Ảnh đẹp nhất mới đây. Cảm ơn bạn Nguyen Thi Nhan 10-11C đã kịp thời ghi công trạng của tui.

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Ngày đầu tiên đi học: "Dạ thưa em cho cô đi tiểu!"

Ngày khai giảng ở quê, bà má dắt đứa chị và ẵm nách thằng em tới trường. Nói chuyện cô giáo xong, bà má tính ẵm thằng nhỏ về thì nó tò mò, không chịu về, ở lại với chị. Má đi rồi, nó ngồi nhìn theo mếu máo, chực khóc. Lớp, mấy anh chị ai cũng ăn mặc đẹp chỉ mỗi nó ở truồng.
Giữa buổi học, nó mắc đái quá, vừa mới bước ra cửa là bị cô giáo la:
- Trò kia, đi đâu mà không xin phép cô?
Theo phản xạ quen thuộc, nó trả lời trổng trổng:
- Đi đái.
Cô giáo nghiêm nét mặt bảo:
- Muốn đi ra ngoài trò phải xin phép cô trước và phải thưa cô cho ra ngoài rồi mới được đi, nghe chưa?.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Chiện ông giáo sư trung hoc "ngông" ở Sè Gồng xưa

Khiet Nguyen
Hình chụp ngày 26 tháng Tám 1971. Người đang dằng co với cảnh sát là Trần Tuấn Nhậm, một người khá nổi tiếng vì có tinh thần chống Mỹ - Thiệu. Nhậm ra ứng cử vào Hạ Nghị Viện với chiêu bài này. Bích chương tranh cử của y ta có hình Tổng Thống Richard Nixon với bộ râu Hitler. Cảnh sát tháo gỡ những bích chương này vì nó mang nội dung khiêu khích và xúc phạm nên Nhậm dẫn một bầy đàn em ra đối đầu với cảnh sát. Sau 1975, không rõ tên này có được ban phát cho chức vụ nào hay là không.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Về mô hình trường học kiểu mẫu thời VNCH

Một mô hình Kiểu-Mẫu – Dương Thiệu Tống, Phong Trần, Phanxipăng

by NPV • 18/11/2013
HTN: Chúng tôi đăng liền ba bài viết về cùng một mô hình trường trung học đã từng hiện diện ở ngoại thành Sài Gòn và ở Huế cách đây hơn 40 năm.

Bài 1. Một mô hình giáo dục trung học 41 năm về trước

Lời giới thiệu của Tuổi Trẻ: Chúng ta cần phải quan tâm đến việc cải tổ bậc trung học trước khi đổi mới nền giáo dục đại học…
Mọi khó khăn, dù lớn lao đến đâu, cũng có thể vượt qua nếu có tinh thần đoàn kết, bất vụ lợi của những người làm giáo dục.
Từ năm 1945, khi bắt đầu giảng dạy bậc trung học theo chương trình Hoàng Xuân Hãn, cho đến ngày nay tôi vẫn có một niềm tin tưởng mạnh mẽ rằng nền giáo dục tiểu học và trung học VN phải do người VN xây dựng, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế – xã hội và văn hóa VN, chứ không thể trông cậy các nhà giáo dục nước ngoài và cũng không thể bứng trồng nền giáo dục của một nước nào khác, dù là tân tiến nhất.

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích) – Nguyễn Thanh Liêm

by NPV • 16/10/2013
Học Thế Nào xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn Thanh Liêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975).
Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:
“Ở mỗi huyện có quan Huấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinh đồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các vị học quan kể trên đều ở dưới quyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻ con, cho đến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan trí sĩ, có người dạy đến trăm nghìn học trò.”
Trường học thì phần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ở chùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có thể xem như là công việc của nhànho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ và kiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một hệ thống tổ chức qui mô của một nền giáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn và điều hành từ trung ương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu học) lên cấp cao (như đại học).

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Chiếc áo Nâu Nông Lâm Súc.

Trong một lần họp mặt của Tây Ninh khi còn ở hội trường ở Bến Kéo tôi có đặt một câu hỏi  Chiếc Áo Nâu đồng phục NLS có từ lúc nào. Lúc đó trang tin tức của NLS Tây Ninh  mới chỉ là Blog
mà thôi, Nguyễn Quốc Nam có nhắc đến từ thời cắm trại có ông Ngô Khắc Tĩnh tổng trưởng đến dự. Sau này có một bài viết tựa "chiếc áo thân thương , chiếc áo nâu " của một bạn ở NLS  Cần Thơ theo tôi chiếc áo bạn nói ấy xuất hiện quá sớm, trước khi chiếc áo chính thức ra đời ,vì anh kể là anh đã mặc đi học, trong lúc anh ta cùng học sư phạm với tôi. Hay là thời ấy Cần Thơ đã mặc áo nâu ?
 Vậy thì chiếc áo nâu chính thức áp dụng trên toàn quốc  ra đời lúc nào?
Tôi xin trình bày sau đây với hi vọng rằng những gì tôi nhớ là chính xác và cũng mong những vị bậc đàn anh, bậc thầy của tôi làm việc ở nha Học Vụ NLS hoặc Bộ Giáo Dục thời ấy có thể biết bổ sung thêm .

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Giã Từ Trường Cũ – Tôn Nữ Hường Hoa

aotrang-01

Bài thơ được cô Mỹ Linh, giáo sư Việt Văn trường Trinh Vương dạy cho tất cả các học sinh Đệ Ngũ của Cô trong giờ học đầu tiên. Mây Lan ghi lại theo trí nhớ.  Thương tặng cô Mỹ Linh của chúng em.
Tôi hồi nhỏ hai tay còn bỡ ngỡ
Sáu tuổi đầu chưa hiểu nghĩa anh em
Tay run run ngòi bút chửa dịu mềm
Rất sung sướng được nghe mùi trường học
Mầm tư tưởng còn nằm trên mái tóc
Chưa xuống đầu … mà xuống vội làm chi!
Buồn hay vui lo lắng có ích gì
Cười cợt sớm, chẳng cần lo lắng sớm
Xuân tươi sáng trên môi vừa mới chớm
Tay ôm chồng sách nặng nhảy tưng tưng
Áo sứt khuy … tuột cúc … má đỏ bừng
Mặc tất cả: ta là con thượng đế!
Hồn trong sáng trong một bầu thánh thể
Hoa bên lòng và đầu gối tay tiên
Chân bước đi cho hồn dõi vạn miền
Mắt sung sướng nhìn đời qua mộng ước

Giờ Quốc Sử

Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu
Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,
Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe
Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử.
Thầy tôi bảo: “Các em nên nhớ rõ,
Nước chúng ta là một nước vinh quang.
Bao anh hùng thuở trước của giang san,
Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.
Các em phải đêm ngày chăm chỉ học
Để sau này nối được chí tiền nhân.
Ta chắc rằng, sau một cuộc xoay vần,
Dân tộc Việt sẽ là dân hùng liệt.
Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,
Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam
Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm
Đầy chiến thắng, đầy vinh quang, máu thắm…”
.
Đoàn Văn Cừ

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Tôi đã học tập phản biện từ khi nào

Tự hào mình đã được thụ hưởng nền giáo dục VNCH!
Trước năm 1975, trường tôi là một trường công mang tên Trung học Hoàng Đạo - đây là tên do nhà trường tự đặt, lấy theo bút danh của nhà văn Nguyễn Tường Long - nhóm Tự lực Văn đoàn, lãnh tụ đảng Đại Việt. Chính quyền không ưa gì đảng này nhưng tên đó vẫn công khai trong phạm vi nhà trường như bảng hiệu ở cổng, bảng tên học sinh mang trên ngực... Trường ở thị xã Kon Tum, một địa phương heo hút thuộc hàng nhỏ nhất ở Miền Nam. Một số thầy cô theo các khuynh hướng chính trị khác nhau, có thầy theo đảng Quốc dân, có thầy theo đảng Dân chủ, có thầy bên Quân đội biệt phái qua, có thầy thân Việt cộng...
Năm đệ ngũ (lớp 8), thầy Nguyễn Văn Trọng (đảng viên Đại Việt) dạy môn Quốc văn đưa một chương trình gọi là Trần thuyết, rất mới lạ với lũ học trò chúng tôi. Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm tự tìm bạn hợp giơ khoàng 5 người, tự chọn trích đoạn tác phẩm hoặc một truyện ngắn mà lớp có học qua hay thầy cô đã giới thiệu ngoài lề. Nhóm thuyết trình có nhiệm vụ trình bày cái hay của tác phẩm và tác giả. Nên tìm tòi trước cả tuần, chuẩn bị sẵn các lập luận bảo vệ nội dung.
Đến ngày, bàn ghế dài được kê ngang trước bảng, nhóm trần thuyết ngồi quay mặt xuống lớp, thầy giới thiệu sơ qua chương trình, rồi ngồi làm "trọng tài" xem đám học sinh múa mỏ "oánh" nhau. Một, hai bạn cứng cựa thay mặt nhóm trần thuyết đứng lên ca tác phẩm - tác giả "lên mây". Học sinh còn lại của lớp ở bên dưới, ai thấy khuyết, nhược điểm hoặc đơn giản thích phá thì giơ tay phát biểu chọt vô đả kích. Hai bên tha hồ "chém gió", một bên như khiêng đỡ, một bên là đám đông như giáo tấn công. Do đầu óc còn non nớt nên phản biện kiểu trời ơi đất hỡi, đâm bị thóc thọc bị gạo, bắt lỗi nhau câu chữ là chính. Hào hứng, ồn ào chí choé, bắt bẻ nhau mà bên kia "cà lăm" thì hả hê sướng ra phết! Thầy mỉm cười, không kết luận bên nào đúng bên nào sai. Tuy vậy cũng tập cho học sinh quen dần với việc tranh luận.
Nghe đâu, chương trình thực nghiệm này là sáng kiến mới của ĐH Havard được một số trường trung học VNCH đưa vào ứng dụng luôn.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Mô hinh dạy học ở ĐH HARWARD áp dụng từ THĐIC thời VNCH

Thien Huynh

Bài của HMT là khái quát về tổ chức và phương hướng của nền giáo dục VNCH, tôi xin phép bổ xung thêm về phương pháp dạy và học thời xa xưa ấy qua câu chuyện “hổn” của chính tôi, “móc họng” GS dạy Việt văn mà Thầy vổ tay khen mới “lọa”, đúng không? Thật ra Ông Thầy bị “lạc đạn” thôi. Lúc ấy sau đảo chính TT Ngô đình Diệm, chương trình Việt văn có 2 phần Kim văn (văn xuôi) và Cổ văn (văn vần) dạy song đôi, bắt đầu từ lớp đệ ngủ (lớp 8 bây giờ) mổi tháng học sinh chia nhóm (theo tổ có sẳn của lớp) soạn bài thuyết trinh trước một tuần (còn gọi là trần thuyết) theo đề tài Thầy đưa theo chương trình, kim văn và cổ văn, Cả nhóm thì cùng soạn, viết đầy 4, 5 tờ giấy đôi caro, nhưng các nhóm là độc lập để tranh hơn thua trong thảo luận, Trong 2 giờ thuyết trình thì bốc thăm hoặc Thầy chỉ định 1 nhóm “chủ xị” thuyết trình, các nhóm còn lại chất vấn, ông Thầy ngồi cuối lớp giám sát 2 giờ …đấu đá. Không bàn cải cách dạy và học nầy trường Đại học Harward và VNCH ai theo ai nhưng các PHIÊN TÒA GIẢ LẬP (như trong phim Hàn quốc “Chuyện tình Harward) hay PHIÊN HỌP HỘI ĐỒNG LHQ GIẢ LẬP (một dạo ồn ào trên mạng về vụ treo cờ Đài loan trong phiên họp giả lập đó) và các buổi thuyết trình của học sinh thời ấy thật sự là “trên cả tuyệt vời”, học sinh tự hoàn thiện cách tra cứu, tìm tòi, thể hiện khả năng dùng từ, trình bày, tranh luận, tự tin…mặt khác cách dạy và học đó rỏ ràng đáp ứng đúng nhu cầu muốn tự khẳng định của tuổi mới lớn, theo khuôn mẩu văn hóa.
Chuyện “hổn” là thế nầy. Lần đầu tôi bị Thầy dạy việt văn « chữi xéo ». trong đề tài « tìm hiểu cách tả cái đẹp của Nguyễn Du trong truyện Kiều », gần cuối buổi thuyết trinh tôi nêu một ý kiến theo kiểu « xỏ lá » bởi nhóm thuyết trình chưa làm rỏ, đại ý là Từ Hải cao ngều ngệu thì đẹp nổi gì khi chiều cao gấp 20 lần chiều ngang, « vai năm tấc rộng thân mười thước cao ». Thúy Kiều thì đẹp như quỉ bởi « mây thua nước tóc tuyết nhường màu da », lại xấu tính, « xề xè nấm đất bên đàng, dào dào ngọn cỏ nữa vàng nữa xanh » , tè bậy bên mộ Đam Tiên nên bị Đạm Tiên trả thù , ý kiến thuyết trình viên thế nào xin cho biết? Cả lớp một phen cười cợt, nhóm thuyết trình lúng túng đưa mắt về ông Thầy, Ông xem đồng hồ thấy hết giờ, ông Thầy cười cười nói với lớp : « nó lấy cây búa làm bếp để chẻ thì còn gì là tác phẩm nghệ thuật » rồi chấm dứt buổi thuyết trình, cay cú là sau đó tôi bị bạn bè cho 1 biệt danh là tên ở đợ.

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Vài thông tin & hình ảnh trường TH Hoàng Đạo

Theo website trường THPT Kon Tum ghi "tiền thân là trường trung học Hoàng Đạo được thành lập từ năm 1934". Mình nghĩ nói vắn tắt vậy chưa chuẩn, tên Hoàng Đạo được đặt khoảng năm 1972 hoặc 73, lấy theo bút danh nhà văn Nguyễn Tường Long. Nơi chúng mình học là một trong hai trường mang tên ông, không rõ xuất phát từ sáng kiến của Hiệu trưởng Hồ Công Danh hay thầy nào?... bạn nào nhớ, xin góp thêm thông tin về lịch sử gốc gác của trường. Mình vẫn còn nhớ là bảng tên trên ngực áo học sinh là Trung học Hoàng Đạo và thừa nhận công khai rộng rãi nhưng bạn Vân Anh có post lên FB ảnh thẻ học sinh này là Trung học Kontum (có lẽ trên giấy tờ pháp lý chính thức vẫn mang tên gốc từ trước):

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Clip: Lưu Bút Hoàng Đạo Xưa


Clip được post lên YouTube có 2 phần với tựa Lưu Bút Hoàng Đạo Xưa - Kon Tum 1969.
Nội dung giới thiệu: Thực hiện 03/2013 - Một Thời Đã Xa - Lê Tiến Dũng. Đã học từ lớp 6B năm 1969 đến lớp 11A2 năm 1974. Bạn bè quyên góp từ 20 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng được TC một triệu tư cho gia đình anh Dũng gặp khó khăn, thật cảm động. Bạn xem có thể gặp lại hình ảnh vài anh chị cùng trường, biết đâu chẳng từng quen biết.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Thầy Cô...

Thầy Nguyễn Văn Trọng, thầy Trọng ngồi bên trái trong một dịp học sinh cắm trại, người bên phải có lẽ là bạn thầy

Thầy Chuẩn và thầy Huỳnh ngọc Sơn?
Thầy Sơn là người gầy đứng giữa mặc áo xanh lam, cầm ly. 


Tran Lam - Lớp Đệ nhất ( lớp 12 ) năm học 69/70 họp mặt cùng Thầy Phiên , Thầy Tắc , Cô Phi , Thầy Chuẩn ( hình chụp năm 2000 )


Thầy Hồ Công Danh và các bạn

Thầy Quáng, thầy Tuệ Quang, thầy Tắc 



Thầy Chuẩn, thầy Tài

Cô Phi


Tran Dinh Nghia: Cô Phan Thị Thanh Hương dạy Việt Văn lớp 6A


Thầy Trần Duy Phiên


Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Trần Duy Phiên : Ý Thức và Tôi

Khác với các anh ấy - thành phần chủ đạo và rường cột, tôi là khách của Ý Thức. Bây giờ nhớ lại khó mà xác định thời điểm nào nhưng không thể sau 1960, lần đầu tiên tôi được mời đến sinh hoạt với Gió Mai - tên gọi ban đầu của Ý Thức. Cũng không nhớ nỗi nơi đến và hôm ấy có những ai, chỉ biết đó là một địa điểm tại Huế và người ân cần tiếp tôi là Trần Hữu Ngũ (bút hiệu Thuỳ Linh - Ngy Hữu). Hình thức sinh hoạt như hội nghị bàn tròn văn nghệ. Hôm ấy, Ngũ đặt vấn đề viết cho ai? viết thế nào? Tôi hăng say phát biểu.

Thời ấy ở Huế, lớp trẻ chúng tôi thường thành lập những nhóm sinh hoạt văn nghệ nhỏ (Có phải do ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn?). Trước khi đến với Gió Mai, tôi đã có dịp đọc một số sáng tác của nhóm ấy đăng ở báo Công Dân và ở một tạp chí viết tay - truyện ngắn của Lữ Quỳnh, kịch thính phòng của Lữ Kiều... và thầm mến phục.

Những hình ảnh "áo trắng" ngày xưa của Kontum

Trong chuyến độc hành trở về quê cũ KONTUM vừa qua ,”Con chim già KT ” đã được một cộng sự viên cũ trao cho một tập ảnh ngày xưa ghi lại quãng đời đẹp nhất đời người của một số “giai nhân áo trắng KT “ngày cũ .Có thể ảnh đã được chụp tại Trường Tê Rê Xa(Theresa) nay là Trường Trung Học Cơ Sở(TH Đệ Nhất Cấp).Kontum.
Thời gian đã và vẫn trôi qua mang theo bao biến đổi và thăng trầm của thế sự và cuộc đời.Những người đẹp áo trắng ngày ấy nay đã là những “bà ngoại bà nội” hoặc đã ra đi về cõi hoặc đang sống rãi rác nơi nào đó ở xứ người trên hành tinh nầy .
Đổi thay là quy luật của cuộc đời(cõi tạm).
Tuy nhiên khi còn rong chơi trên cõi đời tâm lý con người(theo quy luật tâm lý) vẫn có những hoài niệm và sống với quá khứ .Ai không có những giây phút nhìn lại ?Nhìn lại đôi khi cũng cũng là chất liệu của cuộc sống ? Phải không ?
“Con chim già KT” xin post những hình ảnh một thuở ấy để xhia sẻ với đồng hương và bạn đọc
“Con Chim Già Kontum “
DSCN1276

Tìm kiếm Blog này