Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

VN bồi đắp một số đảo, bãi ngầm ở QĐ Trường Sa (ảnh vệ tinh 2016)

Đảo Trường Sa
Spratly Island 2014 | 4.74 acres reclaimed
Spratly Island 2016 | 37.19 acres reclaimed

Đá Tây - Nơi có một trong những công trình đáng kể của Việt Nam

Trung tâm CSIS nói các hình ảnh chụp được cho thấy Việt Nam đã cải tạo chừng 65 ngàn mét vuông ở Đá Tây và 21 ngàn mét vuông trên Đảo Sơn Ca so với 900 ngàn mét vuông đất Trung Quốc bồi đắp chỉ tính riêng tại một địa điểm là Đá Chữ Thập. Theo VOA/ CNA/Rappler

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Máy tính điện tử ở miền Nam trước 1975

Bí ẩn phòng máy tính về chiến tranh Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến đầu tiên Mỹ xử lý dữ liệu bằng máy tính. Đầu thập niên 1970, quân đội Mỹ tại Việt Nam đã tự hào có trong tay những cỗ máy tính mạnh nhất thế giới, được vận hành bởi 250 nhân viên của IBM và đội ngũ sĩ quan của quân đội Mỹ và Sài Gòn.
Cuối tháng 3/1975, sau khi Đà Nẵng được giải phóng, đoàn cán bộ kỹ thuật của Bộ Quốc phòng do Đại tá Hoàng Đình Phu Viện trưởng Viện KTQS dẫn đầu lên đường vào nam tiếp quản các cơ sở khoa học của chính quyền Thiệu.
Sáng ngày 30/4, bám sát các đơn vị bộ binh, đoàn hướng về Sài Gòn thực hiện nhiệm vụ tiếp quản hệ thống máy tính mà quân đội Sài Gòn đang sử dụng. Chiều 2/5, họ đã phát hiện được dàn máy IBM 360/20 của Trung tâm Điện toán ở 63 đường Gia Long.
Trung tâm này được lập từ tháng 7.1973 nhằm điện toán hoá lương bổng và phụ cấp cho toàn bộ quân đội của Thiệu, theo dõi ngân sách quốc phòng,... Để khôi phục lại hoạt động của máy, các anh đã cho gọi 5 sĩ quan và nhân viên cũ đến cộng tác, đồng thời yêu cầu họ dẫn đến các nơi đặt máy tính ở Sài Gòn.
máy tính, sài gòn, Tp Hồ Chí Minh, giải phóng, 30/4,, tiếp quản; máy-tính, sài-gòn, Tp-Hồ-Chí-Minh, giải-phóng, IBM,
Dàn máy IBM 360 40 của Bộ TTM quân đội Sài Gòn

Người và Cảnh: Ẩm thực, hàng rong trước 1975

Sài Gòn Xưa – Người và Cảnh: Ẩm thực, hàng rong
pha20lauNgười về còn nhớ quà rong năm nào
Đầu đường nghe thoáng lời rao
Là tha hồ biết quà nào rẻ ngon
Dăm bông, thịt nguội, mỳ dòn
Hai đồng một ổ, bà con mua giùm
Anh ơi, “Nước mía Viễn đông”
Hai ly chưa đã, mát lòng em luôn
Thêm đĩa bò bía chấm tương
Ăn kèm phá lấu, em thương anh nhiều
Ốc sò, muối ớt, chanh tiêu
La ve, củ kiệu, càng nghèo càng ham
Cóc chua, tằm ruột, ổi dầm
Thua gì xoài tượng, mới dầm đã chua”
Bs. Lê Văn Lân

Quán nhậu được nhiều người biết đến Phở con Voi, 1970
Quán nhậu được nhiều người biết đến Phở con Voi, 1970

Sáng tạo thời bao cấp: Xe đò chạy bằng...than!


Xe đò chạy than thường là xe Renaul, “nói nôm na là động cơ vẫn chẳng gì thay đổi, chỉ thay phần nhiên liệu : than củi được “hầm” cho nóng lên nhưng không cho cháy thành lửa ngọn mà bốc ra khí “ga” , dòng khí đốt này được dẫn tới bộ hòa khí nổ máy bình thường như xăng  từ khi bỏ than củi vô thùng, nung nóng lên cho tới lúc bốc ra khí ga mất khoảng 1 giờ.
Hãy nhìn cái thùng đặt sau xe được làm bằng sắt, có đường kính 40 đến 50cm cao bằng 2 cái thùng “phuy”, treo đứng sau đuôi xe.  Tên gọi là xe hỏa tiển, do đeo cái bình đốt than phía sau… Bên trong thùng này chứa than củi được đốt cho cháy trong điều kiện thiếu không khí để tạo ra một loại khí ga cháy được. khí này chạy qua 1 bầu lọc thô sơ rồi được hút  vào xy lanh, sau khi xe đã nổ máy với xăng.
Xe đò chạy than thường là xe Renaul

Chiếc Solex và tà áo dài xưa


hinhanhvietnam.com
Người đẹp Sài Gòn xưa: Chiếc Solex và tà áo dài

Một thời Velosolex
Trong những hình ảnh được lưu lại của Sài Gòn năm xưa, hình ảnh một thiếu nữ mặc áo dài trắng đi chiếc Velosolex màu đen chạy trên đường phố, có lẽ là hình ảnh đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm nhất, nhắc nhở lại một quãng thời gian dài đã xa, mà chính mình cũng đã gắn bó với chiếc xe này.
Tưởng cũng nên có đôi dòng về chiếc Solex của thời Sài Gòn những năm 1960′ s. Ði Solex là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo vì phía đầu xe rất nặng. Ấy thế mà những cô gái Sài Gòn vẫn tha thướt trên chiếc Solex trước những cặp mắt mê mẩn của cánh đàn ông.
Vào những năm đầu thập niên 60′ s, hình ảnh những nữ sinh ngồi trên chiếc xe Solex đen bóng có lẽ vẫn luôn là những ấn tượng không thể nào quên của một thế hệ thanh niên thời đó. Solex cũng là biểu hiện của sự sang trọng vì nữ sinh có xe Solex thường thuộc con nhà khá giả. Nói chung, Solex là sự duyên dáng, phô trương kín đáo của người phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài mà vạt sau được gài trên yên xe, không che kín toàn vẹn
Nữ sinh Sài Gòn với chiếc Velo Solex bên phải và chiếc Mobylette bên trái
Nữ sinh Sài Gòn với chiếc Velo Solex bên phải
và chiếc Mobylette bên trái

Hồi ức về những chiếc TV đầu tiên tại Sài Gòn


Có bác nào còn giữ những chiếc TV này không nhi? Một thời với bao kỷ niệm đó nha và trong đó có một sự thật cho tới ngày nay nhiều người sau 75 vẫn còn bùi ngùi…. Vì những chiếc TV này mà sau năm 75 có nhiều gia đình phải “bối rối”. Chuyện là khi bộ đội vào Sài Gòn, họ thấy những nhà có TV và anten thì cho đấy là nơi thông tin của “ngụy” nên sẽ bị bắt bớ tra xét…chắc chắn các bạn trẻ sẽ không tin, hãy về hỏi những người lớn tuổi hen.
Lược trích từ Fage: Sài Gòn Xưa

Hồi ức chiếc TV

Khi ba mở ti vi trong thùng ra, anh em tôi hét lên vang xóm và lập tức trẻ con trong hẻm chạy đến ngay, bu đầy cửa cái và cửa sổ.
Đây là cái ti vi thứ hai của xóm mà ba tôi mua với giá 5.075 đồng tiền lúc đó, mua lại của một người quen đang cần tiền bán gấp. Trước đó, chỉ có nhà dượng Hai Mỹ, một ông chủ sự (trưởng phòng) tại Air VN làm việc ở sân bay Tân Sơn Nhất mới mua nổi.
Đến giờ, tôi vẫn nhớ những chương trình thật hay của Đài truyền hình Sài Gòn trong suốt tuổi thơ của mình. Đó là chương trình ca nhạc thiếu nhi Tuổi xanh của kịch sĩ Kiều Hạnh, chương trình Quê ngoại đậm đà tình quê hương của nhạc sĩ Bắc Sơn. Về ca nhạc có chương trình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với nhạc kịch Ả đào say, ban hợp ca Thăng Long với các ca khúc Ly rượu mừng, Ngựa phi đường xa… Cải lương thì ban Dạ Lý Hương, ban Thanh Minh – Thanh Nga… Xem qua đài Mỹ thì có các phim Wild wild west, Combat, Lạc trong không gian, Lỗ tai lừa… Thời sự chiến tranh hay các chương trình của người lớn thì lứa chúng tôi còn nhỏ nên không màng tới.
Sắm ti vi trở thành niềm mơ ước của nhiều gia đình miền Nam ..,“Máy truyền hình đã xuất hiện tại VN, lần đầu tiên, năm 1966. Một chiếc Denon, 12 inches, giá 16.500 đồng, 19 inches: 30.000 đồng… Mặc dù kỹ thuật còn lỉnh kỉnh, như: vô tuyến truyền hình (VTTH), chương trình cao su, hát nói nhiều hơn hình ảnh, ti vi – một danh từ mới – đã được “khán thính giả” VN chiếu cố kỹ. Nhà nhà đều có ti vi. Ai không có thì đi coi cọp. Ăng ten mọc như mắc cưởi, hướng loạn trên các mái nhà, nhất là ở các tỉnh. Chương trình được hâm mộ nhất là… cải lương và… đài Mỹ. Batman xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm. Lúc đó điện còn yếu, mỗi nhà một survolteur cho ti vi”.
Hồi ức về những chiếc TV đầu tiên tại Sài Gòn. Tivi thời xưa, hồi ức sài gòn, nhớ sài gòn xưa trước 1975

Ký ức tuổi thơ với những trò chơi con trẻ ngày xưa

Trồng nụ trồng hoa, đánh chuyền, súng thụt... hầu như biến mất khiến nhiều người lớn tiếc nuối.
trongnutronghoa-5609-1390791984.jpg
Những bức ảnh gợi nhớ về tuổi thơ thiếu thốn nhưng không thiếu trò chơi.
danhchuyen2-1365-1390791985.jpg
2-5 bé gái ngồi vòng tròn với 10 que tre nhỏ và một quả cà chơi trò đánh chuyền. Mỗi bé gái 7-8 tuổi thời đó đều thuộc làu bài ca Một mốt, một mai, con trai, con hến... Đôi tôi, đôi chị... Ba lá đa, ba lá đề... Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và tiếp tục hát Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột...

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Những hoa quả thiên nhiên gợi nhớ tuổi thơ (I)

(Gọi theo tiếng xứ Nẫu Phú Yên)

Hoa mú dẻ (dú dẻ), hái bỏ túi héo có mùi thơm thích ngửi.


Tìm kiếm Blog này