Có giả thuyết cho rằng,Tây Nguyên là một vùng cư trú biệt lập, không liên quan với thế giới bên ngoài, ít nhất cho đến thế kỷ 14 - 15 (?!)
Đến nay, điều đó đã được “giải mã” và cho thấy giả thuyết ấy không đứng vững được nữa khi một loạt di chỉ khảo cổ học được phát hiện trên vùng đất kỳ bí này từ những năm 90 thế kỷ trước cho đến nay.
Ngoài những di chỉ tiêu biểu như Buôn Triết (Đắk Lắk), Kiến Đức (Đắk Nông), Lung Leng (Kon Tum) và gần đây nhất là An Khê (Gia Lai)… với hàng nghìn hiện vật đồ đá, đồ gốm, đồ đồng được giới khảo cổ học phát hiện và công bố đã cho thấy hàng vạn năm trước, con người ở đây vốn có sự giao thoa, gần gũi với cư dân vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung cũng như vùng Trung du Bắc Bộ trên các mặt văn hóa, xã hội và kinh tế… thì những dấu tích người Chăm còn tồn lưu, phát lộ trên vùng đất Tây Nguyên càng góp phần củng cố vững chắc cho nhận định trên.
Thực tế đã có rất nhiều di tích kiến trúc, văn hóa Chăm được tìm thấy rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Ngoài 4 di tích Chăm được khám phá tại Đắk Lắk: Tháp Yang Prông (Ea Súp), quần thể kiến trúc Chăm (Krông Ana), giếng Chăm và phế tích Chăm (chưa xác định chính xác là gì) tại Krông Bông, những nhà nghiên cứu văn hóa và khoa học còn tìm thấy nhiều công trình kiến trúc Chăm tiêu biểu như tháp Yang Mum, đền Drang Lai, thành Quai King (tỉnh Gia Lai) và Kon Klor (TP. Kon Tum). Những cái tên đó được nhiều nhà nghiên cứu (chủ yếu là người Pháp) tiếp cận và mô tả cặn kẽ, chuẩn xác để làm rõ mối quan hệ, giao thoa giữa các cộng đồng người ở khu vực Tây Nguyên – đồng bằng Duyên hải miền Trung trong suốt chiều dài lịch sử.
Ngoài những di chỉ tiêu biểu như Buôn Triết (Đắk Lắk), Kiến Đức (Đắk Nông), Lung Leng (Kon Tum) và gần đây nhất là An Khê (Gia Lai)… với hàng nghìn hiện vật đồ đá, đồ gốm, đồ đồng được giới khảo cổ học phát hiện và công bố đã cho thấy hàng vạn năm trước, con người ở đây vốn có sự giao thoa, gần gũi với cư dân vùng đồng bằng Duyên hải miền Trung cũng như vùng Trung du Bắc Bộ trên các mặt văn hóa, xã hội và kinh tế… thì những dấu tích người Chăm còn tồn lưu, phát lộ trên vùng đất Tây Nguyên càng góp phần củng cố vững chắc cho nhận định trên.
Thực tế đã có rất nhiều di tích kiến trúc, văn hóa Chăm được tìm thấy rải rác ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Kon Tum. Ngoài 4 di tích Chăm được khám phá tại Đắk Lắk: Tháp Yang Prông (Ea Súp), quần thể kiến trúc Chăm (Krông Ana), giếng Chăm và phế tích Chăm (chưa xác định chính xác là gì) tại Krông Bông, những nhà nghiên cứu văn hóa và khoa học còn tìm thấy nhiều công trình kiến trúc Chăm tiêu biểu như tháp Yang Mum, đền Drang Lai, thành Quai King (tỉnh Gia Lai) và Kon Klor (TP. Kon Tum). Những cái tên đó được nhiều nhà nghiên cứu (chủ yếu là người Pháp) tiếp cận và mô tả cặn kẽ, chuẩn xác để làm rõ mối quan hệ, giao thoa giữa các cộng đồng người ở khu vực Tây Nguyên – đồng bằng Duyên hải miền Trung trong suốt chiều dài lịch sử.