Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

"Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc. Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn"

TC thích thơ cụ Nguyễn Công Trứ nên nó thấm vào máu lúc nào không biết. Cho nên thời đi bộ đội ở Campuchia, ai đó kêu than, với lão chả thấy khổ tâm gì. Đi hành quân trong rừng cả ngày hết nắng rồi mưa, cuối chiều dừng lại, rúc dzô bụi, chiếm địa thế có lợi, căng tăng, mắc võng. Thay bộ quần áo ướt, nằm tréo giò đung đưa, nghe mưa rơi lộp độp cũng lý thú cuộc đời ! Chờ anh nuôi nấu cơm xong hô một tiếng là nhào dô quất cành hông, lại thót lên võng dung dưa, mở radio mini áp tai nghe, tối ngủ đếch thèm gác. Đời của ta đâu có giặc thì ta cứ đi, tới đâu thì tới !...
(ảnh minh họa)

Lòng se điếu thần thánh.



Lòng Giang Béo
Hồi mới tập tành mở hàng lòng lợn. Ông anh dẫn ra ngồi cafe với một chú đại cao thủ về lòng lợn ở đất Nam Định. Nói chuyện lâu lâu, chú hỏi từ hôm mở hàng đến giờ đã lấy được bộ lòng se điếu nào chưa?
....
Hầy dà, tôi khoái ăn lòng lợn, nên ấp ủ mãi mới mở quán. Tuy nhiên, thú thực là từ bé đến lúc ấy, tôi cũng chưa được ăn một miếng lòng se điêú nào cả. Thế nào gọi là lòng se điếu cũng không biết.
Vậy lòng se điếu là cái quái gì mà nhiều người nhắc quá đến vậy?

Về Bảng xếp hạng “Chỉ số tử tế quốc gia” toàn cầu 2014.

TC bình loạn

Về chỉ số Hòa bình và an ninh quốc tế:
Thì oái ăm thay 5 ông trùm Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ bị xếp hạng từ trung bình đến kém:
Hoa Kỳ xếp hạng 114, Anh 94. Pháp 92, Nga 90, Trung Quốc 59
Nói chung do tội bán vũ khí để các nước khác oánh nhau. Mỹ, Anh, Pháp, Nga còn đưa quân ra nước khác bị chết và ít đóng góp tài chính cho quỹ duy trì hòa bình của LHQ. Trung Quốc tuy ít đóng góp tài chính nhưng TB khá nhờ không đưa quân ra nước ngoài. Việt Nam 103 hạng kém, tuy không bán vũ khí nhưng ít đóng góp duy trì hòa bình thế giới.

Về chỉ số Trật tự thế giới:
Hoa Kỳ xếp hạng 28, Anh 9. Pháp 18, Nga 106, Trung Quốc 94
Mỹ, Anh, Pháp nằm chiếu trên vì quyên góp nhiều cho từ thiện, có tinh thần quốc tế. Nhận nhiều dân tỵ nạn và dân mình không phải chạy sang nước khác lánh nạn. Nga và Trung Quốc kém vì ít đóng góp cho thế giới nhưng quậy nhiêu gây bất ổn ở các nước khác. Việt Nam 123 đội sổ vì tội đóng góp ít nhưng có di dân nhiều gây bất ổn cho nước khác.

Thứ hạng chung: Bắc Âu dẫn đầu, Anh 7, Pháp 12, Mỹ 21, Nga 41, TQ 107, Việt Nam 124/125

Xem tổng sắp và chi tiết tại: Chỉ số quốc gia tốt
Bài trên báo Đất Viêt: VN đứng áp chót trong bảng xếp hạng 'chỉ số tử tế'

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

30 hình ảnh cho thấy Nhật Bản không giống nơi nào khác trên thế giới

Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật rất cao, họ cũng được biết tới như là một dân tộc có nền văn hóa không giống một nơi nào khác trên thế giới. Bored Panda đã tổng hợp nhiều tấm hình rất thú vị và đáng để xem, ngẫm nghĩ về người Nhật và nước Nhật. Mời các bạn xem qua.

1. Lon nước với ký tự Braille dành cho người khiếm thị. Người Nhật luôn rất quan tâm và dành sự tôn trọng tuyệt đối dành cho mọi đối tượng xã hội và không bỏ xót một ai.

Đang tải reasons-why-japan-is-awesome-interesting-facts-5-5b043201b148a__605.jpg… ​

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Hoạt động Xây đảo tại Biển Đông: Tính Pháp lý và những Giới hạn

Tác giả: Tara DAVENPORT
Giảng viên tại Đại học Quốc gia Singapore
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường Luật, ĐH Yale (Mỹ)
TÓM TẮT
Tất cả các bên yêu sách tại Biển Đông đều xây đảo với mức độ khác nhau trên các thực thể địa lý ở Quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, như Toà Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông đã kết luận, hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại các thực thể mà nước này chiếm đóng - được bắt đầu sau khi Philippines đệ đơn kiện vào năm 2013 - ở quy mô chưa từng có. Mặc dù Phán quyết của Toà tập trung chủ yếu vào việc làm rõ phạm vi các quyền lợi biển của Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông, tuy nhiên phần về hoạt động cải tạo và xây đảo của Trung Quốc cũng rất đáng chú ý. Với mục đích này, bài viết sẽ kiểm chứng những kết luận của Tòa về tính pháp lý trong hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng như những quy định pháp lý về những hoạt động này (nếu có). Cuối cùng, bài viết sẽ đánh giá tác động của những kết luận này đối với các bên có yêu sách ở Đông Nam Á, cũng như với hoạt động xây đảo và gia cố các thực thể mà họ chiếm đóng.
NỘI DUNG
Ngày 13/12/2016, hình ảnh vệ tinh cho thấy một loạt thiết bị quốc phòng đã được lắp đặt trên các cấu trúc kiên cố hình lục giác ở cả 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng tại Trường Sa.1 Những thiết bị quốc phòng này, bao gồm các hạ tầng hải quân, không quân, radar và phòng thủ, giúp Trung Quốc bất cứ lúc nào cũng có thể triển khai khí tài quân sự tới Quần đảo Trường Sa.2 Dự án xây đảo quy mô lớn, được bắt đầu từ khi Philippines khởi kiện Trung Quốc lên Toà Trọng tài theo Phụ lục VII vào tháng 1/2013, đã tạo thêm 12,8 triệu m2 đất trong chưa đầy 3 năm.3 Báo cáo tháng 12/2016 mô tả đến kinh ngạc quy mô biến đổi đã diễn ra tại nơi mà trước đây vốn chỉ là các mỏm đá cằn cỗi được ngư dân sử dụng làm nơi trú ẩn. Với một số người, điều này cũng cho thấy rõ tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông: Đó là kiểm soát quân sự hoàn toàn.4 

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Nhạc thiếu nhi và nhạc chế ở miền Nam, trước 1975

__________________


Nhạc ngoại, lời Việt

Về bài hát trẻ con - “Ma-ní lấy chồng chà-dà”

MA-NÍ, CHÀ-DÀ…

Mình ưa kể chuyện cho bạn già nghe… vào những ngày cả hai đã đi gần tới cuối đường định mệnh. Bạn già rất chăm chú nghe chuyện, dù tuổi đã già rồi nhưng tính phản biện, tính cãi cọ kiểu trẻ con vẫn còn cao ngất trời. Cứ kể được khoảng một khúc ngắn thì mình lại bị bạn kê ngay một cục gạch vào họng.
Mình dư biết tuổi bạn lớn rồi, có còn việc gì vui hơn là cãi lộn… vì cãi lộn cho người ta thấy mình vẫn còn sáng suốt nhớ được chuyện này chuyện kia, còn biết lý lẽ phân bua đớp chát. Còn phần mình thì dù bị kê gạch cứng họng mãi nhưng vẫn thích kể lể hoài. Mình già rồi, biết làm gì cho hết khoảng thời gian của những ngày tàn ngoài cách nói chuyện với người này người khác cho hết những khoảng trống cô đơn càng ngày càng lớn. Và: Những câu chuyện ấy thường là những chuyện tào lao.
Kể: Cứ nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại được những nỗi buồn xưa cũ. Cứ nghĩ thời gian đã trôi đi biền biệt chẳng quay về. Cứ nghĩ những cảm giác êm đềm hay chua xót của những ngày xưa cũ sẽ tan biến mất vì không ai có thể tắm hai lần ở một dòng sông… Thế mà có một ngày mình sắp tới cuối đường đời thì tất cả quá khứ quay trở lại cười khúc khích hay khóc rúc rích rồi khiêu vũ điệu “chachacha”.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Giới thiệu:: Nơi tìm hiểu về nguồn cội dân tộc

Bạn nào quan tâm nguồn cội Bách Việt ngoài sử chính danh "tự sướng mơ màn", nên tìm đọc tham khảo rất nhiều bài về vấn đề này của bác sĩ Nguyễn Xuân Quang. Bác sĩ tốt nghiệp y khoa Sài Gòn 1969, di cư 1975 và hiện đang hành nghề chuyên môn ở Mỹ.
TC rất nể phục bác sĩ Nguyễn Xuân Quang, tuy là nghiên cứu nghiệp dư (tạm gọi vậy) nhưng ông muốn tìm hiểu để làm rõ một vấn để gì, ông đến tận nơi xác minh, chụp ảnh ghi nhận với chú thích rõ ràng. Cách tiếp cận của ông là "tay có sờ thì miệng mới nói, khác với số đông GS.TS Việt Nam thường xào tài liệu Tây, Tàu rồi viết bài tán phét cả trăm trang (xin lỗi TC có ấn tượng xấu). Thời đại này mà toàn chữ viết chay, thiếu chứng minh rất khó nghe lọt tai.
Các viện nghiên cứu, hàng trăm nhà sử học, dân tộc học của Việt Nam đã có mấy người đến Hồ Động Đình để tìm hiểu nguồn cội Bách Việt. Đến vùng Tự trị ở Quảng Tây để tìm hiểu mối liên hệ giữa dân tộc Choang và Lạc Việt... ? Đến Borneo (Mã lai)... để tìm mối liện hệ giữa người Việt và các dân tộc khác. Chữ nòng nọc, trống đồng.. .Vì sao ở Trung Quốc có nơi thờ Hùng Vương, Hai Bà Trưng... như ở Việt Nam?...

Tìm kiếm Blog này