Coi đội đánh trống canh của Triều đình Huế nè. Cụ chỉ huy đánh trống như múa vậy, mới ra đẳng cấp của nước văn hiến đã lâu. hehe
Đội trống trong lần vua Khải Định vào triều (đầu và cuối phim)
https://www.youtube.com/watch?v=l6Q7GHrtJGo
Đội trống trong lần vua Khải Định vào triều (đầu và cuối phim)
https://www.youtube.com/watch?v=l6Q7GHrtJGo
Này nhé, Tây trang bị cho: súng săn 2 nòng, bao da đựng đạn, mũ dạ, giày da, nồi nấu cơm, hình như cả cái thắt lưng luôn. Chỉ có cái mạng với bộ râu cùng cây mác là của ảnh. hehe.
Bạn Dung Le kể trong comment:
Cuộc sống của chính bản thân tôi, rồi kể sơ sơ về cuộc sống của một người bạn bố là sĩ quan chiến đấu từng là trung đoàn phó, trung đoàn truỏng, tư lệnh phó sư đoàn, tư lệnh biệt khu (theo tôi biết có 4 biệt khu, sẽ bổ túc thên: Biệt khu Quảng Đà, biệt khu 24, biệt khu thủ đô, biệt khu 44), tỉnh trưởng để bà con có thể thấy cuộc sống của vợ, con sĩ quan như thế nào, dù là trung cao cấp (thiếu tá, trung tá, đại tá), tôi kể thêm đãi ngộ của quân đội Mỹ, để thấy chuyện "tướng tá sai lính lái xe jeep quân đội đưa đón con mình đi học" cũng OK.
Bố tôi bị thương nặng rất sớm, sau đó thường làm văn phòng vì không thể leo đèo, lội suối tác chiến, chức vụ sau cùng của ông là trung tá quận trưởng. Tỉnh trưởng, quận trưởng, ngoài thiểu số những người do quen biết, chạy chọt, hay có khả năng điều hành tổ chức vượt trội, khéo léo như ông Nguyễn Hợp Đoàn (https://en.wikipedia.org/.../Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%A3p..., là bố của tiểu mỹ nhân Diễm Quỳnh đã nhắc trong thread này), đại đa số được lựa chọn theo khả năng, kinh nghiệm (tôi sắp giới thiệu 1 nhật ký minh chứng sự cân nhắc, đắn đo, cẩn thận khi bổ nhiệm chức quan trọng thời VNCH).
Tỉnh trưởng, quận trưởng có sướng hơn tác chiến thật, nhưng chỉ có tỉnh trưởng có quy chế nhà công vụ, xe cho gia đình đã có từ thời Pháp, ở cấp quận còn tuỳ (nên nhớ hồi đó mọi việc chưa thành quy củ, nề nếp). Trong 3 năm làm quận trưởng, chỉ có trên 1 năm chúng tôi ở một nhà công vụ do tỉnh mướn, đài thọ. Chủ nhà đòi lại, thế là chúng tôi phải thuê nhà ở chung trong một dãy 7 căn liền vách với người khác; nhà thông mái nên nhà này nói, nhà kia có thể nghe. Một người có nuôi một đàn heo, kêu eng éc đòi ăn, mùi phân, nước tiểu heo nhiều lúc bay vào nhà. Trong trên 3 năm, không một tối nào bố tôi được ngủ tại nhà, ông phải hoặc là ngủ tại quận với lính, hoặc đi ngủ ấp. Từ khoảng 1970, có chương trình ngủ ấp, các ấp được phân loại an ninh A, B, C, và tư lệnh quân đoàn, tỉnh trưởng, quận trưởng sẽ thường tới những ấp ngủ lại đêm, để xem và chứng minh nó có an ninh thật hay không.
Bác ruột tôi, luôn mang cùng lon với bố tôi, suốt mười mấy năm, để vợ con ở Sài Gòn trong 1 nhà thuê chật hẹp, còn ông đóng ở vùng xa. Con cái không được học trường công, chỉ học trường tư gần nhà, cho rẻ tiền, không tốn tiền đi xa.
Bạn tôi về sau lúc bố làm tỉnh truỏng là lúc sung sướng nhất vi quy chế rõ ràng cho tỉnh trưởng, nhưng lúc bố làm trung đoàn phó, hành quân lội bộ theo lính, vợ con thuê nhà ở Quy Nhơn, thiếu tiền tới mức bà phải share chỗ thuê với 1 phụ nữ không có tiếng tốt để gánh bớt tiền thuê nhà, và ông phải tìm cách cai thuốc lá dù nghiện thuốc .
Như đã viết "Quân đội Cộng Hòa không phải là câu lạc bộ của những ông thánh, nó được cấu thành bởi những con người bình thường nên có người tốt, kẻ xấu, có những chuyện chèn ép bất công, thối nát, những tệ nạn như bất kỳ một tập thể lớn nào". Qua những điều chính bản thân tôi, qua cuộc sống của bạn rất thân của tôi đã kể trên tôi có thể khẳng định là những chuyện Sơn, Phước, Hùng kể trên là có, nhưng nó không phải là pattern, và nếu có những chuyện như vợ con có đi ké xe thì cũng OK, thông cảm được. Tôi chưa bao giờ được đi học bằng xe, dù trong tỉnh, bố tôi có thể được xem là thứ nhì về chức trưởng (chỉ sau tỉnh trưởng). Tôi và em gái hàng ngày đi bộ đi học trên 6 cây đi và về lúc vào trung học, thằng út 6 tuổi đi bộ 2 cây) .
Chuyện bán đồ quân tiếp vụ là có, quân đội cả triệu người mà, nhưng chỉ có ít người làm chuyện này. Xã hội vẫn là xã hội có nề nếp, quy tắc, quan biết sợ: sợ báo chí phanh ra, sợ lãnh đạo tôn giáo, nhất là mấy ông cha tâu (tổng thống Diệm, Thiệu đều là công giáo, có những ông cha láu cá, bắn tiếng cho tỉnh quận trưởng là "mày mà cà chớn, là tao mách "bố" mày.)
Note: Robert Gates, cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ kể lúc ông làm bộ trưởng quốc phòng, nhà ông ở bên cạnh 1 ông tướng là thuộc cấp của ông, Robert Gates phải làm lấy mọi thứ, trong khi ông tuóng hàng xóm có lính phục dịch mọi thứ: tài xế, cắt cỏ, làm việc nhà ... đó là đãi ngộ của chính phủ Mỹ cho những quân nhân chuyên nghiệp sẵn sàng bỏ máu xương cho nước Mỹ , rồi leo lên chức tướng sau nhiều năm, trong khi bộ trưởng quốc phòng nắm chức vụ ít hiểm nguy hơn và chỉ trong 1 thời gian ngắn.
.....
Westmoreland đấm mõm Kỳ cho khứa bớt quậy nhảm bằng cách tặng Kỳ một trực thăng. Nên trực thăng mà Kỳ dùng để đưa đón con ở Mossard là máy bay riêng của Kỳ, không phải của quân đội VNCH. Nhưng Kỳ đã hết làm phó tồng thống từ 1971, có thể chắc chắn 100% là Kỳ vẫn dùng xăng máy bay, lẫn phụ tùng máy bay, tiếp liệu, bảo trì chùa của không quân. Cần biết là năm 1974 quân viện Mỹ đã giảm trầm trọng, nhiều máy bay nằm ụ vì thiếu nhiên liệu, phụ tùng. Quân cụ, quân nhu nói chung cũng vậy.
Cái tồi tàn nhất của Kỳ là phải bay từ VN về Mỹ để đón Nguyễn Minh Triết tại Cali
https://www.youtube.com/watch?v=B1XrTTztk7o
Thành ra mấy trò khỉ như đáp trực thăng xuống nóc khách sạn Caravel để ăn sáng với Tuyết Mai lúc cua gái, hay dùng xăng quân đội + ...., cho máy bay đi đưa đón con lúc quân viện đã sút giảm .. chả là cái gì so với màn phải cắp đít từ VN bay về để bưng bô cho Nguyễn Minh Triết tại Mỹ.
Tên tiếng KM phải có trước từ người nông dân bản địa, họ gọi tên theo kiểu ngẫu nhiên dân dã. Sau đó người Việt gọi chệch đi do thói quen cũng theo lối dân dã hay quan trên đặt lại tên Hán - Việt cho hoa mỹ... Có nhiều thắc mắc về ý nghĩa trong cả ngàn địa danh, có cái kỳ lạ lý thú nhưng cũng có cái quái lạ, ví dụ như:
Có 2 địa danh trùng tên "Tre", đó là tỉnh Sông Tre (Cần Thơ) và tỉnh Bến Tre.
Tỉnh Mỹ Tho là vùng đất sản sinh nhiều người đẹp nổi tiếng, không phải sau này mà qua cái tên KM cho thấy nó có tự lâu đời.
Vũng Tàu, tiếng Pháp là Cap Saint-Jacques, tiếng KM gọi là Suối Giết.
Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) có 2 huyện tiếng KM là Trà Ôn - (Kampot Te Ong) và Măng Thít (Kampong Te Ong). Cả hai có nghĩa: Chặt Trà Ông và Bến Trà Ông, liên quan tới sự tích xa xưa mà người KM hận thù người Việt, xảy ra ở kênh Vĩnh Tế và Vĩnh An (An Giang) cách đó 150 km
Địa danh tiếng Kh'mer tỉnh thành Nam Bộ
Tuol Ta Moûk ទួលតាមោក Thủ Dầu Một (Bình Dương)
Kampup Srokatrey កំពប់ស្រកាត្រី Biên Hòa (Đồng Nai)
Preah Suorkea (Barea) ព្រះសួគ៌ា (បារា) Bà Rịa (BRVT)
O Kap អូរកាប់ Vũng Tàu (BRVT)
Kampong Krabei កំពុងក្របី Bến Nghé (Sài Gòn)
Prey Nokor ព្រៃនគរ Gia Định (Sài Gòn)
Rong Domrey រោងដំរី Tây Ninh
Kampong Kor កំពុងគោ Tân An (Long An)
(Peam) Mesor (ពាម)មេស Mỹ Tho (Tiền Giang)
Koh Hong កោះហុង Gò Công (Tiền Giang)
Kampong Rưsey កំពុងឫស្សី Bến Tre
Long Hor លង់ហោរ Long Hồ (Vĩnh Long)
Préah Trapeang ព្រះត្រពាំង Trà Vinh
Phsar Dek ផ្សារដែក Sa Đéc (Đồng Tháp)
Mort Chrouk មាត់ជ្រូក Châu Đốc (An Giang)
Peam Barach ពាមបារាជ Long Xuyên (An Giang)
Peam (Bânteay Meas) ពាម (បន្ទាយមាស) Hà Tiên
Kramoun Sor ក្រមួនស Rạch Giá
Prek Rirsey ព្រែកឫស្សី Cần Thơ
Khleang ឃ្លាំង Sóc Trăng
Polleav ពល់លាវ Bạc Liêu
Tưk Khmau ទឹកខ្មៅ Cà Mau
chỉ là việc đấu đá nhau?
Vì chống tham nhũng bằng cách nhốt quyền lực trong lồng thể chế, tức là dùng quyền lực số đông kiềm chế quyền lực số ít. Mà quyền lực thì luôn biến động, tạo thành vòng lẩn quẩn thay vai đổi chủ.
Chống tham nhũng dựa vào hiến pháp và pháp luật để lôi kéo cả nước tham gia chứ không phải dùng hệ thống chính trị. Vì khác nào "ta tự đánh mình". Cần thông qua nhà nước pháp quyền, tìm cách để không tạo điều kiện cho tham nhũng phát sinh, không phải để nó xảy ra rồi mới nhốt thì đã muộn.
Ở xã quê nghèo của lão.
Chả mấy ai quan tâm làm trưởng thôn, mồi màn mỏng mà phải lo phong trào đóng góp linh tinh, có khi bị dân chửi. Còn ở xã thì có ăn hơn nên mỗi lần bầu bán là dân rỉ tai nhau bầu cho thằng nhà kha khá, nó no rồi đỡ đòi ăn vặt.
Ở phường miền Tây lão từng sống.
Lúc ây mình làm phó chủ tịt CCB, hễ mỗi lần họp hành là nước ngọt cafe, nếu họp sang buổi chiều thì trưa đó có bún phở cơm ai thích gì cứ kêu đã có Phường thanh toán. Có lần bầu lại uỷ ban, chia phe, vận động ngầm, đấu đá nhau cũng ác.
Ở khu phố mình lão đang tạm trú.
Có lần thấy công bố danh sách ứng cử viên vào trưởng phó ban khu phố, toàn là đảng viên, trình độ đại học thạc sĩ vì nơi này thơm nên tiêu chuẩn đầu vào cao. Ở Phường chỉ việc công chứng giấy tờ thôi ngày thu phí vô cả triệu.
Ở ngoài Bắc thì sao.
Đa số người ta thích làm công chức dù to hay nhỏ. Xem TV nghe ông chủ nhiệm HTX, phường xã trả lời phỏng vấn, lý luận có khi còn hơn cấp quận huyện trong Nam. Coi cái phiếu bầu bầu ở một thôn ngoại thành Hà Nội, nó cho thấy họ đặt ra chuẩn cao để loại đối thủ, rốt cục chỉ có một người để dân chọn.
Con đường XNCH đâu không thấy, nhưng có con đường mà không một thằng lính K nào không biết. Ở CPC bất kỳ nơi nào cũng có những con đường xe bò như ảnh. Nó có thể dẫn ta đến đủ thứ chuyện không ngờ, đẫm máu nước và nước mắt, cổ khô cháy họng, mồ hôi mặn chát. Thằng ngã xuống, thằng cụt giò, thằng ăn đạn... như lời bài hát "ôi, những con đường mang nặng thương đau". Những người lính trẻ mười tám đôi mươi khi xưa còn sống, họ hay tìm đến nhau để kể nhau nghe chuyện cũ, nhắc nhau kẻ còn người mất. Đưa nhau xem những tờ giấy khen thưởng bạc màu, mối mọt mà chẳng thấy hiện vật nơi mô....
Ngày xưa, người ta làm chòi cao không thang để ai thua không trốn được.
Ngày nay, người ta làm chuồng thấp kín mít để muỗi rút bớt máu dê.