Liên Xô:
Vật thể - phi thuyền Luna 2 chạm bề mặt Mặt trăng đầu tiên trên thế giới là của LX vào năm 1959, thời gian bay 2 ngày.
Đến phi thuyền Luna 9 trở thành phi thuyền đầu tiên hạ cánh trên Mặt Trăng năm 1966, thời gian bay 3 ngày.
Trung Quốc
Phi thuyền Thường Nga 3 hạ cánh trên Mặt Trăng năm 2013, thời gian bay 14 ngày.
Phi thuyền Thường Nga 4 hạ cánh trên Mặt Trăng năm 2018, thời gian bay 27 ngày.
Ấn Độ:
-Phi thuyền Chandrayaan- 3 hạ cánh trên Mặt Trăng năm 2023, thời gian bay 40 ngày.
Hoa Kỳ:
Phi thuyền có người lái Apollo 11 hạ cánh trên Mặt Trăng năm 1969, thời gian bay đến và về 8 ngày. Hoa Kỳ có tổng cộng 12 người đặt chân lên Mặt trăng để thám hiểm trong chương trình Apollo.
--------------
Thời gian phóng từ Trái đất lên không gian rồi đáp xuống Mặt trăng, có phi thuyền chỉ 2-3 ngày, có phi thuyền mất gần tháng và hơn là do người ta tính toán tên lửa đẩy và quỹ đạo bay.
Tất cả các phi thuyền không người lái của Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ nói trên đều bỏ lại trên mặt trăng và dần dần mất tín hiệu. Chỉ các phi thuyền của Hoa Kỳ có người lại nên bay trở về trái đất, mang theo đất đá, không khí từ trên Mặt trăng.
Sau Apollo 11, tiếp theo Mỹ còn 5 chuyến bay có người lái nữa và đưa về rất nhiều mẫu vật. Mỹ chia sẻ nhiều thông tin với thế giới.
Tóm gọn lại là trên Mặt trăng không có nguyên tố gì hữu ích và không có nước và không khí nên không thể duy trì sự sống con người lâu dài trên đó.
Vậy tại sao các quốc gia khác vẫn tiếp tục đến đó?
Chủ yếu họ tập dợt, nghiên cứu tiến đến lập căn cứ tại đây để phục vụ cho mục tiêu khác ngoài không gian.