Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

Chuyện nữ học sinh "tự tử", chớ vội lên án nhà trường và thầy cô.

Tôi đặt trong ngoặc kép vì tuổi bồng bột, nửa người lớn nửa trẻ con có thể làm nhiều điều không ai ngờ. Sao không đặt vấn đề đó có thể là cách phản ứng quyết liệt, gây áp lực lên nhà trường, thầy cô.

Theo tôi cần nghe từ hai phía, mới biết chủ yếu từ thư "tuyệt mệnh" của HS và gia đình cung cấp thông tin một phía. Cha mẹ nào chả thương con, có người binh con, có người ủng hộ biện pháp mạnh để duy trì nội quy của nhà thường. Nhà trường và thầy cô ở đâu cũng vậy, thường đứng trước sự lựa chọn khó xử giữa kỷ cương nghiêm túc và mềm mỏng thuyết phục. Mà đâu đơn giản chọn 1 trong 2 hay kết hợp cả hai. Không phải họ không hiểu tâm lý "nổi loạn" của tuổi mới lớn. Học sinh thời nay khác xưa nhiều, có đứa hỗn láo ngấm ngầm hay ra mặt, có đứa dám cài bẩy cả thầy cô nữa cơ.
Hãy đặt mình vào vị trí họ, mới cảm thông chia sẻ khó khăn của người làm giáo dục. Gì thì gì, nhà trường cô giáo để xảy cớ sự là có lỗi. Nhưng chớ đừng vô tình nặng lời với người trong cuộc khi mình chưa hiểu nội tình hoặc câu like bằng thói đạo đức giả.
Báo chí chìu theo dư luận để câu độc giả. Cơ hội cho thầy cô giải bày khi phụ huynh và xã hội đinh ninh họ là người xấu. Ai nghe?

Gà Đông Tảo tiến vua không biết bổ sấp hay bổ ngửa?

Bổ sấp là đứt ruột còn bổ ngửa là xót ruột!
Ảnh trên báo Danviet: con bên trái hình là gà thuần giống còn con bên phải có thể bị nấm bệnh. Tui còn nghi người ta bơm thuốc kích thích. Nhìn chân con bên phải quá sợ, hổng dám ăn. Nhưng ai tiền nong rủng rẻng tò mò vào nhà hàng thưởng thức gà tiến vua thế nào, thì eo ôi, không biết bổ sấp hay bổ ngửa?
Tui thắc mắc gà Đông Tảo sinh ra cái chân to để làm gì? Người ta nói nó là giống gà quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Tìm hiểu thì không thấy ai giải thích về tác dụng của cái chân to, có tự bao đời? To để chạy nhảy, đá nhau chỉ thua gà khác là cái chắc, đẻ thì dễ đạp vỡ trứng.
Giống không chắc gốc gác có từ nước nào trước. Từ thời phong kiến TQ, Tào Tháo trong Tam quốc chí có nói đến "gân gà", chắc là giống gà này. Nó lan toả, nhân giống ở một số nước chứ không chỉ có ở VN. Nhưng nuôi gà chân to cỡ ấy thì VN vô địch, gọi là chân voi. hehe. Nhập ngoại dĩ nhiên giá rẻ hơn, biết đâu nhà hàng nhập về làm món sang trọng gọi là gà Đông Tảo Ma dzê in Việt Nam.
(Hình báo danviet và trên internet ở nước ngoài)






10 năm, anh em cùng hội cùng thuyền.

Cùng một thời gian, từ năm 1979 đến 1989, LX can thiệp vào Afghanistan, VN can thiệp vào CPC. Cả hai nước tiến quân vào nước khác không phải là khó... Nhưng:
Khi rút ra thì LX bị đối phương bám theo, chính phủ do mình dựng lên sụp đổ nhanh chóng. Mất uy tín với quốc tế, góp phần làm siêu cường XHCH tan rã...

VN rút quân an toàn, chính phủ dựng lên trụ được và trở thành quốc gia trung lập. Kết cục cũng chả khá hơn, phải sang tận Bắc Kinh để mong ổn định đời sống, kinh tế... 

Đường cái quan qua Phú Yên dưới thời Pháp thuộc.

Hình ảnh được ông André Salles, thanh tra các thuộc địa kiêm nhiếp ảnh gia, chụp trong chuyến đi kinh lý từ Bắc vào Nam vào năm 1898.

Đèo Cả từng là ranh giới Đại Việt - Chiêm Thành những năm 1471-1653 . Xung đột xảy ra triền miên tại nơi này mới có hình hài lãnh thổ hiện nay . Tên Đèo Cả được gọi từ khi người Pháp mở Quốc lộ 1 , trước đó đường mòn Thiên lý Bắc - Nam men theo phía tây dãy núi Đại Lãnh . Thiên nhiên tạo nên núi đèo hiểm trở nơi giáp ranh hai tỉnh Phú Yên - Khánh Hoà , dân gọi là đèo Cục Kịch . Người Pháp khảo sát mở đường ô tô phải vượt 98 vòng cua hẹp gấp khúc lên / xuống , trên bản đồ họ ghi là đèo Col Babonneau . Khi chưa có đường ô tô dân quen gọi " đường cái quan " do Nam triều mở lối để chuyển văn thư , tải lương , cáng võng quan chức đi kinh lý .
Nhờ có những tấm ảnh của ông Andre Salles mà ngày nay chúng ta có thể hình dung diện mạo đường mòn vượt Đèo Cả cuối Thế kỷ 19 .

(Nguồn ảnh: Gallica.bnf.fr, theo Kienthuc.net, chú thích: @Loi pham minh)

Đoàn tuỳ tùng đưa ông Tổng Thanh tra thuộc địa Pháp kinh lý Bắc - Nam trên đường cái quan năm 1898.
Mình đoán không phải ở Phú Yên, thấy hay hay nên đưa vào.
Chuẩn bị cáng võng ở phía bắc Đèo Cả, 1898.
Đoạn này, mình đoán phải chăng qua sông Bàn Thạch vào mùa khô.

Trạm Hảo Sơn ( chân Đèo Cả phía Bắc ) được rào kín bởi nơi này xưa nhiều cọp dữ !

Đoàn tuỳ tùng ông Thanh tra chuẩn bị vượt Đèo Cả . Nơi này cuối Thế kỷ 19 rất hoang vắng , chỉ có những người tìm trầm hương , kỳ nam lai vãng

Từ đỉnh núi đi xuống phía nam Đèo Cả ngày 27.4.1898

Chuyện bà má dữ dằn của tui.

Hồi tiểu học, do chiến tranh học hành thất bát nên ông anh học dưới mình một lớp. Tản cư về ở thị xã Tuy Hoà, bà dắt ông con xin vào trường công phường Bình An. Không đúng quy định nên nhà trường từ chối. Thế là bã xin xỏ năn nỉ cho bằng được, ngồi lì ở văn phòng. Riết, hiệu trưởng đành phải chấp nhận cho con cái bà nói dai kia vào học.
Mình đi bộ đội, biết tính má sẽ đi thăm nếu lâu mà con không về. Khi mình đi học HSQ ở tận vùng heo hút tỉnh Quảng Nam, gửi thư về ghi địa chỉ vì nghĩ xa bã không tới được. Ai dè, cứ theo địa chỉ, bã hỏi thăm dọc đường mò đến tận nơi thăm con. Thật ngỡ ngàng! Vì thời bao cấp, xe cộ rất khó khăn, thế mà bã đi từ Phú Yên ra Quảng Nam, từ huyện Thăng Bình cuốc bộ qua huyện Quế Sơn.
Rồi mình đi sang K. Bã ở nhà nhấp nha nhấp nhỏm mỗi khi nghe tin đứa này bị thương, đứa nọ chết. Con thì tận bên CPC đành chịu, không biết cách nào lôi nó về. Thế là bã đi tới cơ quan xã đòi con. Ngồi khóc kể la làng suốt buổi: mấy ông bắt nó đi bộ đội, hết nghĩa vụ quân sự rồi mà nó đâu chưa trả về. Lâu lâu bã đi ăn vạ, cán bộ xã thấy mặt bà già thì lo mà né.
Cuối đời má tui bị mù. Khi xã mở rộng đường cái cắt xéo ngang nhà, mất đất vườn. Bã không đồng ý cho là nhà nước không công bằng, ép giá đền bù. Nên mỗi lần chính quyền cử người tới đo đạc làm đường thì bã lò mò chống gậy ra cản. Cuối cũng xã phải nhượng bộ, bù thêm tiền thì đường mới thông rộng như nay. Có lần chị dâu cãi nhau chuyện gì đó với cô bà con hàng xóm, trong nhà bã chống gậy bước ra nghe ngóng đôi bên. Cho rằng cô em kia nói hỗn với chị nên bã sè sẹ canh me lại gần, thế là đập trúng một phát. haha.
Cha và má mình, người thì hiền lành an phận, người thì không chịu khuất phục. Mấy bà dì khi còn sống kể: má tui dữ từ nhỏ, số một trong nhà, mấy bã gọi là "con sáu chằng lửa". Đi chợ, mua bán người lớn chớ mà bắt nạt nó. Má chỉ biết đọc biết viết là cùng, nhưng nói đâu ra đó, không phải dạng người hồ đồ. Biết lo lắng cho gia đình, sống thuận hoà với bà con chòm xóm phía chồng.
.....
Hình bã đây:


Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

50 năm rồi Suzuki vẫn không thay đổi mục tiêu sản xuất.

Ăn chắc, mặc bền đi... SUZUKI.
LÀ KHỎI... THẮC MẮC.



Lựa chọn lốp sau xe máy để hạn chế bị dính đinh.

Tôi đã xài mấy loại lốp khác nhau, sau một thời gian thì dùng hẳn lốp (trước, sau) của hãng Chengshin vì thấy nó có độ bám đường tốt, giá cả vừa phải. Có điều lốp sau khía miếng chả nên hay bị vật nhọn đâm xì bánh xe nên tôi đổi thử qua lốp của hãng Maxxis có khía xéo xuôi về sau. Tức là nếu gặp vật nhọn theo trớn bánh xe, nó văng bạt đi, hạn chế vướng lại đâm bánh xe.

Từ đó đến nay ít bị dính hẳn, lâu thật lâu mới bị dính ghim vật nhọn. Tôi nghĩ chất lượng lốp các hãng khá tương đồng, tuỳ nhu câu của xe thường đi đường nào mà dùng cho thích hợp. Đi đường nhựa trong sinh hoạt bình thường như tôi đã chọn loại nói trên. Cộng thêm nữa là để hạn chế dính đinh, nhớ phải bơm căng bánh xe cho đủ hơi.





Đi xe tay ga có 3 chuyện mà ai gặp rồi sẽ tởn tới già.

Việc nhỏ thôi nhưng tác hại vô cùng lớn, không để ý là toi!

- Dầu láp bị rò rỉ dẫn đến máy khua, nếu cạn hết thì banh xe luôn. Nó chỉ có 120 cc, xì từ từ, phía mặt trong lốc máy khó thấy nên người kỹ tính mới biết. Gặp mấy thằng thợ hư đâu sửa đấy, thấy mà vô lương tâm không báo cho chủ biết để thay phốt châm dầu kịp thời. Bảo trì xe số đến xe tay ga là một bước dài, Kiều nói rồi: "nghề chơi cũng lắm công phu". Đi xe càng sang thì khâu bảo trì càng cực kỳ quan trong. Gặp người chỉ biết xách xe chạy, không để ý thay nhớt, dầu, lọc gió, lọc nhớt, nồi láp... Không bảo trì theo đúng định kỳ thì chớ thắc mắc vì sao xe người ta chạy 10 năm còn êm ru còn xe mình mới chạy có 5 năm thì như cái máy gạo.

- Không kiểm tra dây cuaroa khi xa. Khi đi đường dài, nhất là giữa trưa trời nóng, xe chạy càng nhanh thì càng ma sát trong máy. Thế là bỗng dưng xe tịt dừng lại dù máy vẫn nổ vì trước đó dây tới hạn, răn giãn mà mình không thay hay biết mà cố chạy rán. Cái giá phải trả cực đắc, khóc tiếng tiều luôn. Đường vắng hên xui, giữa trưa dắt xe xì khói lỗ đít, có khi vài cây số, gặp có chỗ sửa xe mừng hết lớn. Mở lốc máy ra, có khi hỡi ôi: dây cuaroa đứt nó cuốn phá bộ đồ lòng chuyển động của máy. Thợ chặt chém giá nào cũng nôn tiền lại cảm ơn rối rít. Nặng thì toi 2-3 trẹo là thường.

- Trời mưa đường bị ngập nước khá sâu, lái xe vẫn cố ủi tới. Ráng thì có thể qua được đoạn ngập đấy nhưng nếu xui mà tắt máy dừng lại, dắt bộ. Sửa sơ sơ, nổ máy được là chạy tiếp. Giả như nước vào nhiều thì bệnh nhẹ thành bệnh nặng vì xe ga có nhiều đường thông khí nên nước cát đất sẽ vào các bộ phân. Xe tay ga không như xe số lây lất sao cũng được, bị ngập chỉ lo xăng, nhớt, bugi nổ may là boong. Dắt xe đến tiệm để thợ vệ sinh sửa chữa, gặp thợ đàng hoàng thì còn đỡ, gặp thợ ma da thì nghe nó phán là méo mặt, tai lùng bùng. Toi mẹ vài trẹo như chơi.

.....

Nhớ thời con nít đi coi chiếu bóng ở sân bãi..


 

Dòng sông tuổi thơ

 

Tìm kiếm Blog này