Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan trọng nhất. Khi cha mẹ hấp hối thì phải khiêng ra giữa nhà để tỏ rằng cha mẹ chết một cách quang minh chính đáng. Lúc này phải đặt tên hiệu, tên thụy, còn gọi là tên cúng cơm, rồi thưa cho cha mẹ biết để sau này mỗi khi cúng giỗ, nghe con cháu khấn tên thì cha mẹ về dự lễ. Lại lấy một miếng lụa trắng dài đặt lên mặt, có người nói đặt lên ngực (1) để hồn người sắp chết nhập vào, rồi kết thành hình người, gọi là hồn bạch. |
Sau đó làm lễ phạn hàm, hay ngậm hàm. Bỏ một nắm gạo và ba đồng tiền (đồng kẽm, đồng chinh) vào miệng người chết. Gạo để linh hồn người chết ăn, khỏi phải thành ma đói ( ngạ quỷ). Tiền dùng để đi đò hay qua cầu sang bên kia thế giới. Những người lúc sống ăn ở bạc ác thì lúc chết linh hồn phải qua cầu Nại Hà. Người lương thiện được qua cầu Kim Ngân. Ngày xưa nhà giàu dùng gạo và vàng, ngọc để làm lễ phạn hàm. Từ lúc mặc quần áo đẹp cho người chết xong, con cháu không mặc đồ tốt đẹp, chải chuốt. Ngược lại, càng ăn mặc tiều tụy càng tỏ lòng hiếu thảo. Tiếp đến là lễ khâm liệm. Khâm liệm là dùng vải bọc xác trước khi đặt vào áo quan. Xác được chèn đồ bổ khuyết, bọc kín và buộc chặt thành một khối vuông vức. Lúc đặt xác vào áo quan ( lễ nhập quan ), lót giấy bản, rắc bỏng hay trà khô để đề phòng hút nước do xác tiết ra. Nhiều nhà mời thầy phù thủy làm lễ phạt mộc(chém gỗ). Một tay cầm dao, tay kia cầm bó hương, thầy phù thủy vừa niệm thần chú, vừa quát tháo, vừa chém vào thành áo quan để trừ ma quỷ còn ẩn nấp trong áo quan và trong những tấm ván. Phạt mộc xong, thầy phù thủy bỏ vào trong áo quan một miếng ván đục hình chòm sao bắc đẩu, gọi là ván thất tinh (bảy ngôi sao). Gia đình nghèo thì chỉ vẽ chòm sao lên một mảnh giấy. Ván thất tinh có công dụng gì ? Theo quan niệm của Đạo giáo thì trên cõi trời có Ngọc Hoàng Thượng Đế và nhiều vị thần ngự trị. Trong số các vị thần được người đời thờ kính có Nam Tào và Bắc Đẩu, hai vị thần chuyên ghi chép và kiểm soát sổ sinh, sổ tử của loài người. Chòm sao bắc đẩu (đại hùng tinh) tượng trưng cho thần Bắc Đẩu. Bỏ tấm ván thất tinh vào trong quan tài, người ta hi vọng rằng linh hồn người chết sẽ được vị thần giữ sổ tử che chở. Người nào chết nhằm giờ xấu thì phải bỏ thêm vào áo quan một cỗ bài tổ tôm, ngày nay có chỗ dùng bộ bài tây, một quyển lịch tàu hoặc lịch ta. Tục này mang ý nghĩa gì ? Chữ bài (hán việt, bộ thủ), nghĩa là trừ bỏ, và chữ lịch (bộ chỉ) nghĩa là trải qua, vượt qua. Chết nhằm giờ xấu, người ta dùng bộ bài, quyển lịch để trừ bỏ điều xấu, vượt qua được mọi khó khăn. Nhiều nhà còn dán thêm bùa bên trong và bên ngoài áo quan để trừ khử ma quỷ. Có nhà dùng tàu lá gồi thay cho quyển lịch. Lá gồi trừ được thần trùng (2)(3). Nhập quan rồi, chèn thêm đồ bổ khuyết, đậy nắp áo quan, gắn sơn, đóng cá hoặc đóng đinh cho kín. Linh cữu được khiêng ra đặt giữa nhà, trên nóc bày một bát cơm úp, cắm một chiếc đũa vót cho sơ ra như gai nhọn (có nơi gọi là chiếc đũa bông), một quả trứng luộc, ba nén hương. Bát cơm, quả trứng, có thể là bữa ăn để linh hồn người chết khỏi trở thành ma đói. Nhưng chiếc đũa có gai nhọn thì chắc chắn không phải là để dùng ăn cơm. Không ai có thể ăn với một chiếc đũa như thế. Vậy chiếc đũa gai này mang ý nghĩa gì ? Chiếc đũa chữ hán việt là khoái (bộ trúc). Chữ khoái (bộ tâm) có nhiều nghĩa : sướng thích, nhanh chóng, sắc bén, và lính đi bắt giặc cướp. Cái gai nhọnchữ hán việt là thứ (bộ đao), thứ còn có nghĩa là đâm chết. Chiếc đũa gai tượng trưng cho một tên lính đi bắt và đâm chết giặc cướp, được người xưa dùng làm bùa trừ ma quỷ. Nếu trong gia đình còn người ở bậc cao hơn người chết thì đặt linh cữu ở gian bên cạnh, đầu quay ra ngoài sân hoặc quay về hướng nam. Sau vài ba ngày, chờ con cháu ở xa về đông đủ, thì làm lễ thành phục, cũng gọi là phát tang. Gặp mùa nóng bức hoặc lúc có bệnh dịch thì phát tang sớm hơn. Con cháu, họ hàng, tùy theo thứ bậc mà mặc đồ tang. Đồ tang của người vắng mặt được đặt trên linh cữu. Luật xưa quy định rõ ràng năm hạng quần áo, mũ khăn, cùng thời hạn để tang. Làm lễ nhập quan rồi nhưng chưa phát tang thì con cháu còn được phép cưới, gọi là cưới chạy tang. Nhà nào rộng rãi, giàu sang thì đặt linh sàng (giường của linh hồn người chết) và linh tọa (bàn thờ linh hồn). Buổi sáng bưng chậu nước, khăn mặt vào linh sàng, khóc ba tiếng rồi rước hồn bạch ra linh tọa, lúc đó mới dâng cúng cơm nước. Buổi tối dâng cúng xong, lại rước hồn bạch vào linh sàng, buông màn đắp chăn rồi mới trở ra. Nhà nghèo thì treo hồn bạch vào linh tọa, rồi làm lễ dâng cúng. Lễ này gọi là lễchiêu tịch điện. Trong mấy ngày linh cữu còn quàn trong nhà, nhiều gia đình mời phường bát âm thổi kèn, đánh trống đệm cho con cháu khóc, và mỗi khi có người tới phúng viếng. Nhà giàu lại còn thuê người khóc mướn cho tăng vẻ thương nhớ, sầu thảm. Trước hôm đưa ma thì làm lễ thiên cữu (xê dịch linh cữu). Rước linh cữu sang nhà thờ tổ làm lễ yết tổ rồi đưa trở về chỗ cũ. Có nhà rước hồn bạch đi làm lễ. Không có nhà thờ tổ thì xoay linh cữu một vòng rồi lại đặt vào chỗ cũ. Đến ngày phát dẫn (đưa đám), làm lễ khiển diện (tiễn biệt), rồi rước linh cữu lên đại dư (xe đòn). Có nhà làm lễ cáo thần đạo lộ, xin phép cho đám tang bắt đầu lên đường. |
Bắt đầu cuộc phát dẫn. Tuỳ theo đám ma to hay nhỏ, cách sắp đặt cũng như thứ tự tuần hành có đôi phần khác nhau. Đi mở đường là hai phương tướng
mặc quần áo đạo sĩ, đeo mặt nạ dữ tợn, cầm gươm xua đuổi ma quỷ. Có khi
phương tướng được làm bằng giấy hoặc vẽ vào tấm mộc, cho trẻ con vác. Tiếp theo làthể kì,
một bức hoành trắng do hai người khiêng, viết bốn chữ theo vài công
thức có sẵn để đọc lên người lạ cũng có thể biết người chết là đàn ông
hay đàn bà. Thí dụ cha chết thì viết câu Hỗ sơn vân ám (núi Hỗ mây che, theo điển tích xưa thì núi Hỗ là nơi tưởng nhớ cha). Mẹ chết thì viết câu Dĩ lĩnh vân mê (núi Dĩ mây mờ, núi Dĩ là nơi ngóng mẹ). Sau thể kì đến minh tinh
làm bằng một tấm lụa hay vóc màu đỏ dùng để ghi chức tước, họ tên, thụy
hiệu người chết. Đây là chỗ để các gia đình danh giá đua nhau dài dòng
minh tinh, đem hết phẩm hàm ra khoe. Nhà nghèo thì dùng giấy điều buộc
lên cành tre cho một đứa bé cầm. Kế tiếp là hương án bày đồ thờ và thực án bày đồ ăn. Rồi đến linh xa chở hồn bạch, có phường bát âm đi kèm bên. Một người cầm biển đan triệu bằng giấy viết hai chữ trung tín hay trinh thuận tuỳ theo người chết là đàn ông hay đàn bà. Tiếp theo là cờ công bố dẫn đường cho phu khiêng đại dư. Nhà giàu thường che linh cữu bằng cái nhà táng trang hoàng lộng lẫy, hoặc một chiếc thuyền bát nhã bằng giấy nếu người chết là một Phật tử. Có nhà thắp thêm bảy cây nến xếp thành hình chòm sao bắc đẩu trên nắp linh cữu(1). Tục ta mong muốn cho người chết được yên nghỉ, cho nên phu khiêng linh cữu, đại dư phải chú ý đi đứng nhẹ nhàng, ngay ngắn. Nhiều nhà cho đặt một chén nước đầy trên linh cữu, nếu trong suốt lúc di chuyển, khiêng vác, nước không sánh ra ngoài thì phu khiêng sẽ được thưởng tiền. |
Cha đưa mẹ đón. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài. Đám tang mẹ, con trai chống gậy vông (ngày xưa gọi là cây đồng) nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi giật lùi đằng trước quan tài. Con trai nào vắng mặt thì treo cái gậy của người ấy ở đầu đòn đại dư. Nếu có con trai nào chết trước thì con trai của người này (hoặc người được ăn lập tự) phải chống gậy thay cha. Tại sao lại chống gậy vuông đi giật lùi ? Nhất Thanh giải thích rằng vì cha nghiêm (nghiêm đường, nghiêm phụ) con chỉ biết lẽo đẽo theo khóc, không dám lên phía trước đón ngăn lại trên đường vĩnh biệt như đối với mẹ hiền (gia từ, từ mẫu)(4). Giải thích của Nhất Thanh e rằng dễ gây cho ta cảm tưởng rằng con chỉ sợ cha vì cha nghiêm, còn mẹ hiền thì con có thể nhờn. Vả lại Nhất Thanh vẫn chưa cho biết ý nghĩa của cái gậy vuông. Muốn hiểu được tục này chúng ta phải nhìn lại xã hội phong kiến ngày xưa. Ai cũng biết rằng Nho giáo rất trọng tôn ti trật tự quân, sư, phụ (vua, thầy dạy học, cha). Trong gia đình người cha là trên hết. Cha chết, tất cả con cái thuộc bậc dưới phải đi sau quan tài của cha. Còn vai trò của người mẹ thì ra sao ? Nho giáo trọng đàn ông con trai, miệt thị đàn bà con gái. Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô (một con trai kể là có, mười con gái kể là không). Cha chết thì quyền huynh thế phụ người anh được thay quyền cha. Chồng chết thì vợ phải phu tử tòng tử, nghĩa là mẹ phải theo con trai. Tuy nhiên, chữ hiếu của Nho giáo lại bắt con trai cũng như con gái phải thờ kính cả cha lẫn mẹ. Tục lệ tang ma cho người con trai đi giật lùi đằng trước quan tài của mẹ, như vậy là vừa giữ được lòng kính trọng của chữ hiếu vừa giữ được tinh thần trọng nam khinh nữ của Nho giáo. Hai chiếc gậy tre và gậy vông mang ý nghĩa gì ? Toan Ánh cho rằng chiếc gậy tre tượng trưng cho ngay thẳng, cứng rắn của cha, gậy vông tượng trưng cho thuần hậu, mềm dẻo của mẹ (3). Nhưng tại sao lại phải đẽo vuông chiếc gậy vông ? Người xưa quan niệm rằng trời tròn đất vuông. Quan niệm này được thể hiện rõ ràng qua sự tích bánh giầy bánh chưng của ta. |
Vua Hùng Vương thứ 18 muốn truyền ngôi, cho gọi các con vào chầu. Vua nói: "Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi". Lang Liêu nhà nghèo, được thần báo mộng: "Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình tròn, cái hình vuông để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ ". Lang Liêu làm theo lời thần. Bánh dâng lên vua, được vua khen vừa ngon vừa có ý nghĩa. Lang Liêu được vua truyền ngôi. Từ đó, đến ngày Tết thiên hạ thường làm bánh giầy bánh chưng dâng cúng cha mẹ. |
Gậy tre tròn tượng trưng cho trời. Theo thuyết Âm Dương của Nho giáo thì trời thuộc về dương, chỉ người cha. Gậy vông vuông tượng trưng cho đất. Đất thuộc về âm, chỉ người mẹ. Vì vậy cho nên đưa đám cha phải chống gậy tròn, đưa đám mẹ thì chống gậy vuông. Con gái, con dâu luôn luôn đi đằng sau linh cữu cha mẹ, dưới tấm phương du bằng vải trắng dùng để che nắng. Khi nào được hiệu lệnh thì con gái trưởng và con dâu trưởng phải vừa khóc vừa lăn đường cho tăng thêm phần thảm thiết. Các gia đình theo đạo Phật thường mời nhà sư, bà vãi đến tụng kinh, cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu sinh tịnh độ. Lúc đưa đám, các bà vãi đội cầu bát nhã, nhà sư gõ mõ tụng kinh, đi đằng trước linh cữu để dẫn đường linh hồn sang Tây phương cực lạc. Dọc đường đám tang có người rắc vàng mã . Người ta tin rằng có nhiều ma quỷ theo đuổi ám hại linh hồn người chết. Phải rắc vàng mã để tống tiễn chúng mới buông tha. Tại huyệt chôn, nhiều nhà làm lễ tế thổ thần nơi đây. Nhà có chức tước danh vọng còn làm lễ đề chữ , nghĩa là viết nốt chữ chủ còn bỏ dở. Bộ thần chủ được sửa soạn từ trước nhưng người ta chỉ viết chữ thần và ba nét ngang của chữ chủ, cố ý để thiếu nét chấm và nét sổ. Hiếu chủ mời một vị khoa bảng, có chức tước đứng ra làm lễ, cầm bút chấm và sổ cho thành chữ chủ. Thần chủ viết xong được đặt lên linh xa, rước về thờ tại nhà. Đợi đúng giờ tốt thì hạ huyệt. Huyệt được thầy địa lí tìm phương nhắm hướng trước, lúc này chỉ xê xích linh cữu, đặt cho thật đúng. Lấp mộ xong thì đốt nhà táng, minh tinh, cầu bát nhã, thuyền bát nhã và phương tướng. Nếu người chết là Phật tử thì có nhà sư tụng kinh gõ mõ và các bà vãi cầm hương niệm Phật đi quanh mộ. Mỗi người cầm một hòn đất ném vào mộ, gọi là đi dong nhan. Dong nhan nghĩa là gì ? Các học giả không thống nhất ý kiến. Có người hiểu là tưởng nhớ đến nét mặt người chết, người khác lại hiểu là lấp mặt người chết một lần cuối(5). |
Những ngày tiếp theo, con cháu đem trầu rượu ra thăm mộ, gọi là ấp mộ, ngụ ý làm cho người nằm dưới mộ bớt lạnh lẽo. Đến ngày thứ ba làm lễ mở cửa mả. Con cháu đắp lại ngôi mộ, mời thầy phù thủy yểm bùa trừ ma quỷ. Những
gia đình theo Phật giáo, sau đám tang cứ bảy ngày lại làm một tuần
chay, tụng kinh tại nhà hay tại chùa. Đến tuần chay thứ bảy, cũng gọi là
cúng 49 ngày, thì ngừng. Được 100 ngày làm tuần bách nhật, còn gọi là tuần tốt khốc nghĩa là từ nay trở đi thôi không khóc nữa. Mỗi năm đến ngày mất, con cháu cúng giỗ để tưởng nhớ. Giỗ đầu gọi là tiểu tường. Năm sau làm lễ đại tường. Sau 27 tháng thì làm lễ trừ phục,
hết hạn để tang. Trong thời hạn tiểu tường và đại tường, đến rằm tháng
bảy tuần trung nguyên người ta hay đốt vàng mã cho người chết dùng, có
khi đốt cả hình nhân, thằng Quýt con Nhài, cho xuống âm phủ hầu hạ người
chết. Khi có người chết oan, bị giết, chết bất đắc kì tử, hoặc chết nhằm giờ xấu thì phải làm chay để siêu độ vong hồn. Đàn chay thường được tổ chức ngay tại chỗ người bị chết. Lễ làm chay dung hợp cả Phật giáo và Đạo giáo. Trên đàn tế bày tượng tam bảo, tượng tam phủ, hai bên có tranh thập điện, ở giữa có tranh quan thánh. Buổi lễ do nhà sư hay pháp sư làm chủ lễ. Mục đích của lễ là gọi hồn người chết về, cầu Phật để xin phổ độ, cầu tam phủ để xin xá tội. Nhiều làng quê miền Bắc có tục cải táng (bốc mộ), nghĩa là chôn sang khu đất mới. Lí do là vì sau vài ba năm mộ cũ bị sụt lở, ngập nước, hoặc vì chôn ở nơi xa con cháu muốn đưa về quê nhà, cũng có khi chỉ vì tin thầy địa lí, phù thủy. Con cháu làm lễ cáo từ đường rồi khai mộ, mở nắp quan tài. Tất cả xương cốt được nhặt ra, tẩy rửa bằng nước thơm, lau khô, xếp vào một cái tiểu sành, rồi chôn sang đất khác. Trước khi chôn làm lễ cúng thổ thần mới. |
Sách tham khảo:Nguyễn Dư (5/10/2000)
Thiều Chửu, Hán Việt tự điển,Hà Nội,1942
(1) Léopold Cadière, Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens(t.3), Ecole Francaise d'Extrême-Orient, Paris,1992
(2) Phan Kế Bính,Việt Nam Phong Tục,Tổng Hợp Đồng Tháp,1990
(3) Toan Ánh, Phong Tục Việt Nam, Khai Trí, 1968
(4) Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu, Đất Lề Quê Thói,Saigon, 1968
(5) Nicole Louis-Hénard, Việt Nam Phong Tục(t.1), Ecole Francaise d'Extrême-Orient,Paris,1975
71. Tại sao trước khi khâm liệm nhập quan có tục đưa người chết nằm xuống chiếc chiếu giải dưới đất?
Theo Phan Kế Bính :"Lấy nghĩa, người ta bởi đất sinh thì chết lại về với đất".
Chúng tôi cho rằng tục đó phát sinh từ kinh nghiệm thực tế để dễ thao tác. Vả chăng, trong cơ thể người chết còn có điện trường sinh học, làm như vậy khả năng tích điện âm trong cơ thể người chết mới được giải thoát, đó là một phương thuật phòng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng".
Chúng tôi cho rằng tục đó phát sinh từ kinh nghiệm thực tế để dễ thao tác. Vả chăng, trong cơ thể người chết còn có điện trường sinh học, làm như vậy khả năng tích điện âm trong cơ thể người chết mới được giải thoát, đó là một phương thuật phòng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng".
Thời
nay đơn giản, để giữ vệ sinh không nên để quá 24 giờ. Thời xưa, có
những nhà giàu sang để năm bảy hôm trong nhà, chờ con cháu về đông đủ,
để họ hàng, làng xã, hàng tổng hàng huyện đến phúng viếng; để dựng
rạp trước sân, dựng nhà trạm dọc đường từ nhà đến mộ để chuẩn bị mọi thứ
khí tế và cỗ bàn thết đãi linh đình; để thày cúng chọn ngày, thày địa
lý chọn đất an táng, phân kim lập hướng hẳn hoi. Có nhà còn sắm đủ
trong quan ngoài quách, quàn tạm trong vườn, vài tháng sau mới làm lễ
an táng.
Trong thời gian chưa chôn có "Lễ triêu tịch điện" : Buổi sáng dậy bưng khăn lược vào linh sàng, các con quỳ khóc ba tiếng rồi quấn màn lên cáo từ rằng: "Ngày đã sáng rồi xin rước linh bạch ra linh toạ". Sau đó rước hồn bạch ra đặt vào ỷ, vắt màn, dọn chăn gối, chiều tối lại rước linh bạch vào, đắp chăn thả chiếu, màn xuống. Thờ như lúc sống, chỉ lạy hai lạy (chỉ sau khi an táng, làm lễ thành phâng xong mới lạy bốn lạy theo nghi lễ người chết).
Các buổi tối trước khi chưa chôn, có "Lễ chúc thực" (Trồng bó đuốc trước sân): phường bát âm tấu nhạc, con cháu thay nhau túc trực bên linh cữu, trong nhà ngoài sân đèn đuốc sáng trưng.
Khi thân bằng cố hữu đến phúng điếu, người chủ tang và người chủ phụ đứng cạnh linh toạ và ngoảnh mặt về phía khách, hễ khách lạy hai lạy thì chủ lễ tạ lại một lạy. Khách vái cha mẹ mình ba vái thì vái tạ một vái. Trách nhiệm tiếp trầu, nước, cỗ bàn thuộc về người hộ tang.
Nếu có người con trai nào đi vắng chưa kịp về thì để mũ, khăn xô và gậy cạnh hương án.
Trước khi làm lễ chuyển cữu để chuẩn bị phát dẫn thì áo quan vẫn trở đầu vào trong, coi như lễ người sống, đọc văn cũng chưa dùng chữ "Hiển thảo" (cha) "Hiển tỷ" (mẹ) mà con dùng chữ "Cố phụ" (cha), "Cố mẫu" (mẹ)
ở thành phố ngày nay đã có nhà ướp lạnh, ở nông thôn để dăm bảy ngày trong nhà, phải làm sao cho khỏi nhiễm uế khí ? - Điều quan trọng nhất là người trị tang phải có kinh nghiệm : áo quan vỏ dày, gỗ tốt, trám thật kín, không để một khe hở nào. Đáy áo quan lót những chất chống ẩm như lá chuối, giấy bản, than, vôi, bỏng nếp... Các khe hở của áo quan được bịt kín trước bằng sơn ta, nhựa đường, dán giấy tráng kim. Nếu để lâu phải có trong quan ngoài quách, giữa quan và quách đổ cát vàng rang khô nóng. Phủ trên thi hài có các thứ hương vị để khử uế khí.
Trước ngày an táng còn có thêm tục "Lễ yết cáo tổ tiên", nếu không đưa được linh cữu, phần lớn các gia đình rước hồn bạch đến nhà thờ họ. Hồn bạch chỉ được đặt phía trước bàn thờ, để ở dưới, không được đưa lên bàn thờ tổ. Nội dung: Báo cáo với gia tiên có thân phụ hoặc thân mẫu về chầu tổ. Xong lại rước hồn bạch về nhà mình, đặt lại trên linh toạ.
73. Những người điều hành công việc trong lễ tang?Trong thời gian chưa chôn có "Lễ triêu tịch điện" : Buổi sáng dậy bưng khăn lược vào linh sàng, các con quỳ khóc ba tiếng rồi quấn màn lên cáo từ rằng: "Ngày đã sáng rồi xin rước linh bạch ra linh toạ". Sau đó rước hồn bạch ra đặt vào ỷ, vắt màn, dọn chăn gối, chiều tối lại rước linh bạch vào, đắp chăn thả chiếu, màn xuống. Thờ như lúc sống, chỉ lạy hai lạy (chỉ sau khi an táng, làm lễ thành phâng xong mới lạy bốn lạy theo nghi lễ người chết).
Các buổi tối trước khi chưa chôn, có "Lễ chúc thực" (Trồng bó đuốc trước sân): phường bát âm tấu nhạc, con cháu thay nhau túc trực bên linh cữu, trong nhà ngoài sân đèn đuốc sáng trưng.
Khi thân bằng cố hữu đến phúng điếu, người chủ tang và người chủ phụ đứng cạnh linh toạ và ngoảnh mặt về phía khách, hễ khách lạy hai lạy thì chủ lễ tạ lại một lạy. Khách vái cha mẹ mình ba vái thì vái tạ một vái. Trách nhiệm tiếp trầu, nước, cỗ bàn thuộc về người hộ tang.
Nếu có người con trai nào đi vắng chưa kịp về thì để mũ, khăn xô và gậy cạnh hương án.
Trước khi làm lễ chuyển cữu để chuẩn bị phát dẫn thì áo quan vẫn trở đầu vào trong, coi như lễ người sống, đọc văn cũng chưa dùng chữ "Hiển thảo" (cha) "Hiển tỷ" (mẹ) mà con dùng chữ "Cố phụ" (cha), "Cố mẫu" (mẹ)
ở thành phố ngày nay đã có nhà ướp lạnh, ở nông thôn để dăm bảy ngày trong nhà, phải làm sao cho khỏi nhiễm uế khí ? - Điều quan trọng nhất là người trị tang phải có kinh nghiệm : áo quan vỏ dày, gỗ tốt, trám thật kín, không để một khe hở nào. Đáy áo quan lót những chất chống ẩm như lá chuối, giấy bản, than, vôi, bỏng nếp... Các khe hở của áo quan được bịt kín trước bằng sơn ta, nhựa đường, dán giấy tráng kim. Nếu để lâu phải có trong quan ngoài quách, giữa quan và quách đổ cát vàng rang khô nóng. Phủ trên thi hài có các thứ hương vị để khử uế khí.
Trước ngày an táng còn có thêm tục "Lễ yết cáo tổ tiên", nếu không đưa được linh cữu, phần lớn các gia đình rước hồn bạch đến nhà thờ họ. Hồn bạch chỉ được đặt phía trước bàn thờ, để ở dưới, không được đưa lên bàn thờ tổ. Nội dung: Báo cáo với gia tiên có thân phụ hoặc thân mẫu về chầu tổ. Xong lại rước hồn bạch về nhà mình, đặt lại trên linh toạ.
Trong lúc tang gia bối rối không có người chủ đạo điều hành, công việc sẽ rất lúng túng và phạm nhiều sai sót.
Khi thân nhân sắp từ trần, việc đầu tiên tang gia phải mời được người hộ tang. Người hộ tang phải là người thân thích gần gũi, có tuổi tác, kinh nghiệm, tháo vát, có uy tín trong họ. Người hộ tang thay mặt tang chủ điều hành mọi công việc, đối nội đối ngoại.
Nếu người hộ tang biết cúng lễ thì kiêm luôn, nếu không thì mời người chấp sự, Người chấp sự lo việc hướng dẫn về mặt nghi lễ từ mộc dục, khâm liệm, thiết linh, thành phục đến an táng. Thành phần và tế ngu (lễ 3 ngày sau khi chôn). Người chấp sự thường là người có văn hoá (chữ Hán, chữ Quốc ngữ) nên có thể kiêm luôn cả việc tư vấn (viết văn cúng tế, bài vị, long triệu, đối, trướng, cáo phó...).
Người thu lễ: Sau khi thành phục cho đến hết 3 ngày sau khi an táng phải có người thu lễ. Người đó chuyên túc trực ở nhà ngoài, hễ có khách đến phúng viếng thì tiếp khách nhận lễ đặt lên bàn thờ, báo cho thân chủ ra bái tạ. Người thu lễ phải ghi đầy đủ danh sách người đến viếng và số lễ vật, để sau này tang chủ biết mà tạ ơn. Người thu lễ kiểm tra lễ vật sau khi khách đã cúng lễ xong ra về. Vì vậy phải chọn người thân tín của tang gia.
Người chấp hiệu: Thông thường các ban hành lễ đã có người chấp hiệu chuyên trách. Người chấp hiệu là chỉ huy đám phu kiệu đưa quan tài từ nhà ra xe tang hoặc đại dư (tuy không có xe nhưng khiêng kiệu hay xe gọi là đại dư), điều kiển việc đi đứng, nâng lên hạ xuống, sang trái sang phải, bằng hiệu lệnh hai thanh gỗ ngắn cầm tay, cho đến lúc hạ huyệt, tháo giây đòn mà chén rượu, đĩa dầu lạc đặt trên nắp áo quan không sánh ra ngoài. Người chấp hiệu ngồi trên đại dư ở phía sau, hoặc đi bộ giật lùi trước quan tài để điều khiển.
Nếu gia đình nào tự thu xếp để con cháu kiêng áo quan thì phải chú ý chọn người chấp hiệu nhiều kinh nghiệm.
Chủ tang và chủ phụ: Là con trai trưởng và con dâu trưởng. Nếu tang cha mà mẹ còn sống thì mẹ là chủ phụ. Nếu cháu đích tôn thừa trọng (thay thế cha đã mất, khi làm lễ tang ông bà) thì cháu đích tôn là chủ tang, các ông chú đứng hai bên chỉ là bồi tế vợ của người cháu là chủ phụ khi bà chồng và mẹ chồng đã mất, còn các bà thím chỉ là phụ. Nếu cháu đích tôn còn bé quá, chưa chống gậy lễ tạ được thì chú thứ hai thay thế, nhưng vẫn phải nhân danh cháu mà bái lễ và bái tạ.
Những tục nghi lễ ngày xưa khá phức tạp, ngày nay đã được cải tiến, một số tục lệ lạc hậu, lỗi thời đã bị nhiều vùng bãi bỏ, ví dụ tục lăn đường, đuổi tà ma ác quỷ. Lệ tục chung vận dụng vào từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau, ngày xưa đã vậy, huống hồ ngày nay. Có gia đình con đàn cháu lữ, của ăn của để, sung túc đề huề, có gia đình đơn bạc nghèo nàn nên phải tuỳ nghi châm chước.
Tuỳ
từng địa phương, từng tôn giáo, mỗi nơi nghi lễ phong tục một khác.
Thời trước có thôn ấp cử những người trai tráng trong làng xóm ra
khiêng vác chôn cất. Nơi có hội tư văn, thì hội tư văn đứng ra lo liệu
điều hành công việc theo hương ước định sẵn. Hiện nay ở nông thôn có
các hội trợ tang, thành phố thị xã có ban quản lý nghĩa trang, một số
chi hội trọng thọ các phường xã hoạt động, đứng ra lo liệu chu đáo.
Lễ an táng tiến hành tuỳ theo hoàn cảnh từng nhà, "Giàu làm kép, hẹp làm đơn". ở đây chỉ nói phần tang gia cần làm gì:
Khi có người thân mất, tang chủ cần đến báo gấp, để cùng bàn bạc theo quy ước đã định.
Thời xưa, tang chủ có khoản tiền thưởng cho người chấp hiệu và những phu kiệu. Nếu từ khi đưa áo quan lên kiệu, đi đến huyệt mà chén rượu, đĩa dầu lạc để trên áo quan không sóng sánh ra ngoài thì tang chủ đưa tiền thưởng rất hậu.
Thân nhân, theo thứ tự nhân sơ quy định, tang phục theo gia lễ, đều xếp hàng đi theo sau linh cữu. Thời xưa có cái bạt bằng vải trắng che trên đầu gọi là bạch mạc. Người con trưởng đi trước hoặc kèm sau xe quan tài theo tục "Cha đưa mẹ đón".
Hạ huyệt xong, tất cả người đi đưa đều đi vòng quanh mộ một vòng, mỗi người ném xuống một hòn đất.
Đắp mộ xong, mọi người đứng vòng quanh mộ, người hộ tang, người chấp sự tiến hành lễ thành phần.
Nghi thức chung như trên, nhiều nơi còn có tục riêng như cầu kinh, yểm bùa, nhốt con gà, cài cây lá chứa, dựng cây nêu, đóng cửa mả, đốt hình nhân... rắc vàng khẩu dọc đường, cắm hương ở các mộ xung quanh, mời người qua đường ăn trầu hút thuốc, đãi người đắp mộ...
Lễ an táng tiến hành tuỳ theo hoàn cảnh từng nhà, "Giàu làm kép, hẹp làm đơn". ở đây chỉ nói phần tang gia cần làm gì:
Khi có người thân mất, tang chủ cần đến báo gấp, để cùng bàn bạc theo quy ước đã định.
Thời xưa, tang chủ có khoản tiền thưởng cho người chấp hiệu và những phu kiệu. Nếu từ khi đưa áo quan lên kiệu, đi đến huyệt mà chén rượu, đĩa dầu lạc để trên áo quan không sóng sánh ra ngoài thì tang chủ đưa tiền thưởng rất hậu.
Thân nhân, theo thứ tự nhân sơ quy định, tang phục theo gia lễ, đều xếp hàng đi theo sau linh cữu. Thời xưa có cái bạt bằng vải trắng che trên đầu gọi là bạch mạc. Người con trưởng đi trước hoặc kèm sau xe quan tài theo tục "Cha đưa mẹ đón".
Hạ huyệt xong, tất cả người đi đưa đều đi vòng quanh mộ một vòng, mỗi người ném xuống một hòn đất.
Đắp mộ xong, mọi người đứng vòng quanh mộ, người hộ tang, người chấp sự tiến hành lễ thành phần.
Nghi thức chung như trên, nhiều nơi còn có tục riêng như cầu kinh, yểm bùa, nhốt con gà, cài cây lá chứa, dựng cây nêu, đóng cửa mả, đốt hình nhân... rắc vàng khẩu dọc đường, cắm hương ở các mộ xung quanh, mời người qua đường ăn trầu hút thuốc, đãi người đắp mộ...
Hơi lạnh hay âm khí, tà khí có ở xác người chết không?
Chưa ai đo nhiệt độ cụ thể trong thi thể người chết nhưng nhiều người đã công nhận rằng, theo cảm giác thì người mới chết lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường của con người cũng như của môi trường xung quanh.
Hiện tượng đó được giải thích như sau: Con người đang ở nhiệt độ bình thường (37oC), tự nhiên mất nhiệt thì nhiệt độ không chỉ hạ xuống tới hoà đồng với nhiệt độ môi trường mà còn tụt xuống thấp hơn, sau đó một thời gian nhiệt độ mới nhích dần lên tới thể ổn định.
Dân gian công nhận hiện tượng hơi lạnh ở nhà người chết mới chết là hiện tượng có thực, hiện tượng vướng phải hơi lạnh bị ốm cũng là hiện tượng phổ biến, nhất là đối với những người bị các chứng kinh niên như phong thấp, huyết áp cao, tâm thần... còn đối với những thanh niên mạnh khoẻ thì không mấy ai bị ảnh hưởng.
Có thuyết cho rằng: Những người đồng khí huyết (con cái với cha mẹ, anh chị em ruột hoặc gần huyết thống) thì không bị nhiễm hơi lạnh, không có phản ứng gì kể cả khi ôm ấp thi hài và khâm liệm. Tuy nhiên, để phòng xa, người ta vẫn kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai sắp đến ngày sinh hoặc sản phụ hài nhi đến dự khậm liệm, an táng và cải táng.
Có người hấp thụ phải hơi lạnh thì phản ứng tức thì. Có người trực tiếp khâm liệm, nhiễm hơi lạnh, bản thân khoẻ mạnh không việc gì, nhưng để phòng ngừa cho người ở nhà nên khi vaò nhà có người già, ốm yếu, trẻ sơ sinh vẫn phải xông khói rồi mới vào. Những người hàng xóm xung quanh nhà có tang lễ, nếu có cụ già trẻ nhỏ ốm yếu thường đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Những người nghi bị chó dại cắn, gia đình thường tuyệt đối cách ly đám tang và nơi nghĩa trang, e rằng vướng phải hơi lạnh chưa kịp chạy chữa đã phát bệnh.
76. Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác?Chưa ai đo nhiệt độ cụ thể trong thi thể người chết nhưng nhiều người đã công nhận rằng, theo cảm giác thì người mới chết lạnh hơn nhiều so với nhiệt độ bình thường của con người cũng như của môi trường xung quanh.
Hiện tượng đó được giải thích như sau: Con người đang ở nhiệt độ bình thường (37oC), tự nhiên mất nhiệt thì nhiệt độ không chỉ hạ xuống tới hoà đồng với nhiệt độ môi trường mà còn tụt xuống thấp hơn, sau đó một thời gian nhiệt độ mới nhích dần lên tới thể ổn định.
Dân gian công nhận hiện tượng hơi lạnh ở nhà người chết mới chết là hiện tượng có thực, hiện tượng vướng phải hơi lạnh bị ốm cũng là hiện tượng phổ biến, nhất là đối với những người bị các chứng kinh niên như phong thấp, huyết áp cao, tâm thần... còn đối với những thanh niên mạnh khoẻ thì không mấy ai bị ảnh hưởng.
Có thuyết cho rằng: Những người đồng khí huyết (con cái với cha mẹ, anh chị em ruột hoặc gần huyết thống) thì không bị nhiễm hơi lạnh, không có phản ứng gì kể cả khi ôm ấp thi hài và khâm liệm. Tuy nhiên, để phòng xa, người ta vẫn kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai sắp đến ngày sinh hoặc sản phụ hài nhi đến dự khậm liệm, an táng và cải táng.
Có người hấp thụ phải hơi lạnh thì phản ứng tức thì. Có người trực tiếp khâm liệm, nhiễm hơi lạnh, bản thân khoẻ mạnh không việc gì, nhưng để phòng ngừa cho người ở nhà nên khi vaò nhà có người già, ốm yếu, trẻ sơ sinh vẫn phải xông khói rồi mới vào. Những người hàng xóm xung quanh nhà có tang lễ, nếu có cụ già trẻ nhỏ ốm yếu thường đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Những người nghi bị chó dại cắn, gia đình thường tuyệt đối cách ly đám tang và nơi nghĩa trang, e rằng vướng phải hơi lạnh chưa kịp chạy chữa đã phát bệnh.
-Tại sao có tục đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng đôi đũa trên bát cơm, cài quả trứng vào giữa hai chiếc đũa rồi thắp hương đặt lên trên đầu người chết suốt trong thời gian chưa nhập quan?
-Tại sao người ta cắm một cái cọc bằng kim loại suốt chân giường người chết?
-Tại sao khi chưa nhập quan, người ta luôn luôn thắp hương nến (nếu không có nến thì thắp ngọn đèn dầu) cho đến khi hạ huyệt không để tắt hương đèn?
-Tại sao hai bên hương án, phía gần kề áo quan, người ta đặt hai cây chuối con?
-Tại sao có tục dựng bó đuốc to ở giữa sân vào ban đêm trước lễ an táng (nếu để qua đêm), con cháu và thân nhân túc trực quanh linh cữu (lễ "Chúc thực" ban đêm, nghĩa là "lễ trồng bó đuốc"?)
-Tại sao có tục kiêng ngăn người nhà không được đứng cạnh thi hài mà khóc, tránh nhỏ nước mắt vào thi hài?
- Tại sao sau lễ nhập quan phải đốt lỗ hung (lỗ đào ở chính giữa giường người mới chết nằm khi chưa nhập quan. Chất đốt có thể dùng trấu, than , củi hoặc giẻ rách...).
-Tại sao lễ tang là việc buồn lại đốt pháo? (Tục này chỉ có ở thành phố đối với người già).
-Tại sao phải nhốt mèo khi nhà có người mới chết ?
-Tại sao khi người chết trong nhà, người ta phải trèo lên mái nhà dỡ một vài viên ngói, hoặc lá tranh (đối với nhà bịt nóc và ít cửa)?
Những câu hỏi trên cùng có chung một câu trả lời: Đó là kinh nghiệm dân gian,dùng phép thuật điều hoà khí âm dương, thu hút tà khí để phòng chống hơi lạnh và phòng xa hiện tượng "Quỷ nhập tràng". Xuất phát từ kinh nghiệm, dần dần bắt trước nhau trở thành phong tục.
Dùng khói lửa, ánh sáng mặt trời (đốt hương, nến, đèn, đuốc, than, trấu, dỡ mái nhà, mở rộng cửa, đào lỗ hung, đốt pháo...) để triệt tiêu hơi lạnh. Dùng bát cơm, quả trứng, cây chuối... để thu hút hơi lạnh (nếu bổ đôi quả trứng, có nhiều lòng đỏ đã trở nên xanh thẫm giống như những quả trứng dùng để đánh gió.). Nhốt mèo để đề phòng mèo nhảy qua xác chết, kiêng khóc nhỏ nước mắt vào thi hài hoặc cắm cọc kim loại dưới giường người chết, dỡ mái nhà... là những thuật triệt tiêu luồng điện âm dương hút nhau.
Ngoài ra, những người đến dự lễ tang, nhất dự khâm liệm còn có những thuật khác để phòng chống hơi lạnh như ngậm gừng sống, uống nước lá nhót, ăn trầu và xông khói vỏ bưởi, bồ kết trước và sau khi đến lễ tang.
Đó
là hiện tượng xác chết tự nhiên bật dậy. Hiện tượng này rất hiếm
nhưng đã xảy ra, do đó trong phong tục đã có sự kiêng cự để phòng xa,
gọi là "Quỉ nhập tràng" nhưng thực ra không có ma quỷ nào nhập vào xác
chết. Nguyên nhân: Do điện âm tích tụ trong thi thể người mới chết
chưa kịp thoát ra hết, gặp phải luồng điện dương cực mạnh cuốn hút.
Xác chết tự nhiên bật dậy là do sự cuốn hút bởi một ngoại lực có cảm ứng điện trường. Vì vậy theo quan niệm dân gian, khi trong nhà có người mới chết kiêng cự nhất là không để cho con mèo bất thần nhảy qua xác chết (người ta phải canh giữ, phải nhốt mèo lại). Đã có trường hợp, chén rượu hắt văng vào xác chết, giọt nước mắt có hơi ấm nhỏ vào xác chết cũng tạo thành luồng khí, có thể cuốn hút xác chết bật dậy nhưng ngã xuống ngay tức thì. Hiện tượng xác chết đuổi theo người sống: Xác chết không thể bước đi được mà do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống. Việc dỡ ngói hay tranh trên mái nhà để ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào cũng nhằm triệt tiêu hiện tượng cuốn hút đó.
Xác chết tự nhiên bật dậy là do sự cuốn hút bởi một ngoại lực có cảm ứng điện trường. Vì vậy theo quan niệm dân gian, khi trong nhà có người mới chết kiêng cự nhất là không để cho con mèo bất thần nhảy qua xác chết (người ta phải canh giữ, phải nhốt mèo lại). Đã có trường hợp, chén rượu hắt văng vào xác chết, giọt nước mắt có hơi ấm nhỏ vào xác chết cũng tạo thành luồng khí, có thể cuốn hút xác chết bật dậy nhưng ngã xuống ngay tức thì. Hiện tượng xác chết đuổi theo người sống: Xác chết không thể bước đi được mà do hơi nóng của người sống cuốn hút, hoặc trường hợp có luồng không khí đối lưu cân bằng khi xác chết ở tư thế đứng song song với người sống. Việc dỡ ngói hay tranh trên mái nhà để ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào cũng nhằm triệt tiêu hiện tượng cuốn hút đó.
Tục
này không thống nhất, có nơi tính ba ngày sau khi mất, có nơi tính ba
ngày sau khi chôn. Xét trong điển lễ thì không có "lễ ba ngày" mà chỉ
có "lễ tế ngu" gồm có "sơ ngu", "tái ngu", "tam ngu". "ngu" nghĩa là
"yên", tức là ba lần tế lễ cho yên hồn phách, theo "Thọ mai gia lễ"
thì khi chôn xong, rước linh vị về đến nhà tế sơ ngu. Làm sơ ngu xong
gặp ngày nhu, (tức là ất, kỷ , tân, quí) làm lế tái ngu, gặp ngày
cương (tức là ngày giáp, bính, mậu, canh, nhâm) làm lễ tam ngu. Phan Kế
Bính cũng dẫn giải như trên.
Dần dần về sau người ta giảm lược, kiêm cả ba lễ luôn, chỉ làm lễ tam ngu, vì thế nên gọi là lễ ba ngày. Vậy là tính ba ngày từ sau khi chôn, theo tục gọi là lễ mở cửa mả. Ngày đó con cháu ra sửa lại mồ mả, đắp cỏ, khơi rãnh thoát nước... Ngu là tế ngu, tế chỉ tế người chết, tế thần. Theo phong tục cũ thì ít khi chết xong chôn ngay, thường còn để năm bảy ngày trong nhà. Khi chưa chôn làm lễ triêu tịch điện, tức cúng cơm hàng ngày vẫn theo lễ thờ người sống. Vậy tế ngu phải tính từ sau khi chôn.
Còn có một lập luận khác: Có ba điều không yên khiến phải làm lễ tế ngu:
-Đang sống hoạt động nay mọi hoạt động bỗng nhiên đình chỉ.
-Đang nhìn thấy bóng dáng, khi đã nhập quan không nhìn thấy bóng dáng nữa.
-Đang ở trên dương thế, nay xác về cõi âm, hồn vất vưởng lìa khỏi xác. Âm dương hoàn toàn cách biệt từ sau lễ thành phần. Sơ ngu, tái ngu, tam ngu là tế để làm cho yên hồn phách, vậy phải tế sau khi mất, sau khi lễ nhập quan và sau khi lễ thành phần xong.
Thời này cũng có trường hợp sau khi chết 4-5 ngày còn để trong nhà lạnh chưa chôn nên không thể làm lễ ba ngày trước lễ an táng.
Dần dần về sau người ta giảm lược, kiêm cả ba lễ luôn, chỉ làm lễ tam ngu, vì thế nên gọi là lễ ba ngày. Vậy là tính ba ngày từ sau khi chôn, theo tục gọi là lễ mở cửa mả. Ngày đó con cháu ra sửa lại mồ mả, đắp cỏ, khơi rãnh thoát nước... Ngu là tế ngu, tế chỉ tế người chết, tế thần. Theo phong tục cũ thì ít khi chết xong chôn ngay, thường còn để năm bảy ngày trong nhà. Khi chưa chôn làm lễ triêu tịch điện, tức cúng cơm hàng ngày vẫn theo lễ thờ người sống. Vậy tế ngu phải tính từ sau khi chôn.
Còn có một lập luận khác: Có ba điều không yên khiến phải làm lễ tế ngu:
-Đang sống hoạt động nay mọi hoạt động bỗng nhiên đình chỉ.
-Đang nhìn thấy bóng dáng, khi đã nhập quan không nhìn thấy bóng dáng nữa.
-Đang ở trên dương thế, nay xác về cõi âm, hồn vất vưởng lìa khỏi xác. Âm dương hoàn toàn cách biệt từ sau lễ thành phần. Sơ ngu, tái ngu, tam ngu là tế để làm cho yên hồn phách, vậy phải tế sau khi mất, sau khi lễ nhập quan và sau khi lễ thành phần xong.
Thời này cũng có trường hợp sau khi chết 4-5 ngày còn để trong nhà lạnh chưa chôn nên không thể làm lễ ba ngày trước lễ an táng.
Gia
đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm
ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm
một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời
ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu mới dám ăn. Có nơi
xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa. Nếu có khách, trước khi buông bát
đũa đứng dậycòn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc
sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn
nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó, trước bữa ăn người thân dâng
lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì
cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo
thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào
giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén
nước.
Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh, "Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương".
Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày?
- Cũng tuỳ địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.
Chúng tôi cho rằng, phong tục này có căn cứ khoa học: Theo thuyết Thần giao cách cảm, ngoài điện trường vật lý đã được ứng dụng trong thực tiễn, còn có điện trường sinh học. Những cá thể có cùng tần số cảm ứng trong điện trường sinh học, mặc dầu ở cách xa nhau rất xa vẫn nhận được những nguồn thông tin của nhau. Các nhà khoa học đã vận dụng những phát triển đó để giải thích về điềm, về giấc mơ, về những biểu hiện tâm, sinh lý bất thường khi thân nhân (có thể cách nhau rất xa về không gian) có cùng tần số điện trường sinh học có sự biến bất thường. Người ta bảo chết là hết. Nhưng, chết chưa phải là đã hết khi người chết còn tồn tại trong tâm chí người sống. Sau khi chết, tim ngừng đập, máu ngừng chảy, thần kinh cảm giác ngừng hoạt động, vỏ não chưa bị huỷ, xung quanh hiện trường phát từ não vẫn chưa ngừng phát sóng. Lớp đất dày không ngăn được sóng điện vật lý hay sóng điện sinh học. Cá thể sống có tần số điện trường sinh học tương ứng vẫn tiếp nhận được tín hiệu, do đó hiện tượng báo mộng chưa hẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng vì lẽ đó mà các cụ cho rằng âm hồn còn phảng phất, chưa siêu thoát.
80. Làm lễ chung thất (49 ngày) và tốt khốc (100 ngày), có phải chọn ngày không?
Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh, "Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương".
Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày?
- Cũng tuỳ địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.
Chúng tôi cho rằng, phong tục này có căn cứ khoa học: Theo thuyết Thần giao cách cảm, ngoài điện trường vật lý đã được ứng dụng trong thực tiễn, còn có điện trường sinh học. Những cá thể có cùng tần số cảm ứng trong điện trường sinh học, mặc dầu ở cách xa nhau rất xa vẫn nhận được những nguồn thông tin của nhau. Các nhà khoa học đã vận dụng những phát triển đó để giải thích về điềm, về giấc mơ, về những biểu hiện tâm, sinh lý bất thường khi thân nhân (có thể cách nhau rất xa về không gian) có cùng tần số điện trường sinh học có sự biến bất thường. Người ta bảo chết là hết. Nhưng, chết chưa phải là đã hết khi người chết còn tồn tại trong tâm chí người sống. Sau khi chết, tim ngừng đập, máu ngừng chảy, thần kinh cảm giác ngừng hoạt động, vỏ não chưa bị huỷ, xung quanh hiện trường phát từ não vẫn chưa ngừng phát sóng. Lớp đất dày không ngăn được sóng điện vật lý hay sóng điện sinh học. Cá thể sống có tần số điện trường sinh học tương ứng vẫn tiếp nhận được tín hiệu, do đó hiện tượng báo mộng chưa hẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng vì lẽ đó mà các cụ cho rằng âm hồn còn phảng phất, chưa siêu thoát.
80. Làm lễ chung thất (49 ngày) và tốt khốc (100 ngày), có phải chọn ngày không?
Theo
"Thọ mai gia lễ", thì cứ đúng ngày quy định trong gia lễ mà làm,
không có sự chuyển dịch tuỳ tiện theo lời thầy lễ hay thầy bói nào cả.
Chỉ trừ ngày làm lễ an táng và ngày làm lễ trừ phục (hết tang) trong
gia lễ có ghi chọn ngày lành. Người ta không ai có thể chọn ngày chết,
vậy nên từ xưa tới nay, hàng năm cứ đến ngày mất thì làm giỗ, dù cho
có những năm, ngày đó rất xấu, có cả trùng phục, trùng tang, sát chủ,
quả tú, cô thần.v.v... theo gia lễ: Lễ chung thất, Tốt khốc, Tiều
tường, Đại tường cứ theo đúng ngày mà làm lễ.
Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự, chẳng lẽ đến nơi thấy hương lạnh khói tàn, gạt nước mắt lủi thủi ra về hay sao? người chủ sự báo lại rằng: theo lời thầy lễ đã lễ xong xuôi đâu đấy rồi, hoặc đợi thêm và ngày nữa, được chăng? Xin lưu ý tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng, cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới, không chuỵện "Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo" (mời thì đến, không thì thôi).
Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự, chẳng lẽ đến nơi thấy hương lạnh khói tàn, gạt nước mắt lủi thủi ra về hay sao? người chủ sự báo lại rằng: theo lời thầy lễ đã lễ xong xuôi đâu đấy rồi, hoặc đợi thêm và ngày nữa, được chăng? Xin lưu ý tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng, cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới, không chuỵện "Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo" (mời thì đến, không thì thôi).