Hiroo Onoda |
Những người hùng bi thảm
Thứ Sáu, 10/02/2012 07:23
(TT&VH Cuối tuần) - 30 năm sau cuộc chiến, vẫn có những người lính lẩn quất trong rừng sâu, sống với thời gian của quá khứ…Cuối năm 1974, một phi công bay trên rừng nhiệt đới Indonesia tình cờ phát hiện ra một thân hình nhân trần truồng di chuyển qua quãng trống. Đúng như phỏng đoán, đó là một tàn binh của đội quân Phù Tang bị đánh tan tác hồi 1944 trong trận tái chiếm đảo Guam bởi thủy quân lục chiến Mỹ. Một nhóm lính Indonesia được cử vào rừng, vừa phất quân kỳ Nhật vừa hát quốc ca Nhật - biện pháp duy nhất để dụ người rừng Teruo Nakamura rời chỗ trốn sau ba thập kỷ. Nhưng Nakamura không phải là người hùng bất đắc dĩ duy nhất...
Shoichi Yokoi: người rừng 28 năm
Nơi trú ẩn của Shoichi Yokoi là một cái hầm đào trong lòng đất, và đồ che thân của ông được chế bằng vỏ cây. Trong Thế chiến II, đảo Guam bị quân Nhật chiếm từ 12/1941 và là nơi đồn trú của 22.000 lính Thiên Hoàng. Hầu hết số lính này bị giết chết trong cuộc tấn công của Mỹ tháng 7/1944, đơn giản vì quân Nhật thà chết vinh chứ không chịu đầu hàng để sống nhục. Trong số tàn quân chạy trốn vào rừng già bạt ngàn có Shoichi Yokoi, một lính tinh nhuệ của Sư đoàn Mãn Châu Lý 29, cùng mấy người lính dưới quyền. Những người ấy về sau chết đói hoặc chết bệnh, nhưng sức khỏe phi thường của Yokoi khiến ông không hề bị nhiễm sốt rét, thương hàn hay sốt nhiệt đới. Khi được phát hiện, ông hổ thẹn là mình đã sống sót, thay vì chết cho Nhật Hoàng trước đó 28 năm. 10 ngày sau, câu đầu tiên ông thốt ra khi đặt chân trở lại lên phi trường Tokyo hiện đại: “Đất nước ta hùng mạnh thế này, sao không tấn công Mỹ?“.
Đầu cúi gằm, ông đứng trước ống kính tivi xin đồng bào của mình thứ lỗi sau khi hướng tới chân dung Chiêu Hòa Thiên Hoàng Hirohito: “Con vô cùng hối hận đã không phụng sự Người được tốt hơn. Giờ thì thế giới đã thay đổi nhiều, nhưng lòng quyết tâm phụng sự Người của con sẽ không bao giờ thay đổi“.
Trái với đồn thổi của người đời, cựu binh Yokoi hoàn toàn biết là chiến tranh đã kết thúc, sau khi nước Nhật tổ chức rải hàng tấn truyền đơn trên rừng nhiệt đới Guam hồi 1952. Nhưng ông còn tránh mặt xã hội loài người thêm 20 năm nữa, chỉ đi săn khi trời đã sẩm tối, và do đó cũng chỉ bắt được ếch nhái và các loại côn trùng nhỏ để qua ngày. Để khỏi phát điên vì không thấy bóng người, Yokoi luôn lẩm nhẩm hát một bài dân ca Nhật ngày xưa, ban ngày ông ngủ vùi trong căn hầm đào mất mấy tháng trời.
1/1972 hai người đánh cá ngẫu nhiên chạm trán Yokoi và bị Yokoi xông tới tấn công, tuy nhiên sức khỏe của người rừng đã cạn kiệt nên ông bị trói gọn. 6 tháng sau khi trở về với xã hội văn minh, người lính đặc nhiệm ngày xưa lấy vợ và mở lớp dạy các mẹo sống sót khi lạc trong rừng, viết sách về chế độ ẩm thực khỏe mạnh, thậm chí còn ra ứng cử vào nghị viện. 1977 trái tim Yokoi mới chịu ngừng đập ở tuổi 82, sau khi sống cuộc đời thứ hai ở đất Nhật hiện đại dài gần bằng thời gian trong rừng già!
Hiroo Onoda: Nhục nhã khi sống sót quay về!
Hai năm sau khi hồi hương, tên tuổi Yokoi dần dần bị lu mờ bởi một đồng ngũ, vì người này còn trụ lại lâu hơn trong rừng già Philippines, dưới chân núi lửa Lubang: Hiroo Onoda, nguyên trung úy điện đài, một trong số khá đông các tàn binh quyết không chịu sa vào tay đối phương. Onoda thậm chí còn có “tinh thần chiến đấu“ ác liệt hơn và trong mấy chục năm lẩn quất ông đã giết 39 người, làm bị thương 100 người nữa!
Bộ quốc phòng Nhật có hẳn một thuật ngữ “Holdout“ để gọi số quân lưu lạc ấy, dự tính khoảng 2.370 người. Khi đi lùng Onoda, chính phủ Philippines đã chi 1 triệu USD mà không có kết quả. Người ta tìm được chỉ huy cũ của Onoda, đưa sang Lubang để phát loa ra lệnh buông súng, lúc đó Onoda mới xuất hiện trong bộ quân phục chỉnh tề, bên hông đeo thanh gươm Katana sáng quắc và một chùm lựu đạn, trong tay là súng trường cùng 500 viên đạn. Cựu binh láu cá 52 tuổi này quả quyết là không biết chiến tranh đã kết thúc, do đó được chính phủ Philippines ân xá hoàn toàn. Onoda trở thành ngôi sao, được đưa đi khắp nước Mỹ để thuyết trình về chuyện đời mình! Về sau người ta mới phát hiện ra là Onoda ăn trộm được một cái đài truyền thanh và đã biết Nhật hoàng ra lệnh đầu hàng, cũng như sau này liên tục cập nhật tình hình thời sự. Nhưng lòng trung thành mù quáng với quân đội phát xít Nhật hoặc nỗi sợ bị ra tòa án binh vì đào ngũ đã cản đường ông quay về với xã hội loài người.
Giống Yokoi, Onoda tuyên bố “lấy làm nhục nhã khi đã sống sót quay về“. Câu nói ấy làm ông nổi tiếng, song cũng phân cực sâu sắc xã hội Nhật hiện đại. Như trong cuộc du hành vượt thời gian, thân thể Onoda hiện diện tại cường quốc Nhật Bản của thập kỷ 70, nhưng đầu óc ông dừng lại vào thời điểm 1944, não trạng đó khiến ông thành nạn nhân của cú sốc văn hóa - khi nhìn thấy ảnh Nhật hoàng vốn được ông thờ phụng như Thượng đế, nay bị in cùng trong những tạp chí có hình phụ nữ ăn mặc thiếu vải.
Teruo Nakamura: người hùng cuối cùng
Ngày 8/1/1975, một cựu binh Nhật khác vừa được phát hiện là Teruo Nakamura, 55 tuổi, bước chân xuống phi trường Đài Bắc và lao vào vòng tay vợ con đã 30 năm không thấy mặt. Mới chỉ mấy ngày trước đó ông còn ôm súng nấp trong hang, và chỉ chịu ló ra khi nghe quốc ca Nhật vang lên giữa rừng.
Như Yokoi hay Onoda, Nakamura là một Holdout nữa làm dấy lên cuộc tranh luận trong một đất nước đã biến chuyển cơ bản từ sau Thế chiến II. Đặc biệt giới trẻ và lớp trí thức hổ thẹn khi nghe những người hùng ấy phát biểu, vì nó làm sống lại một thời kỳ còn khá rõ nét trong ký ức tập thể của người Nhật. Còn phe bảo thủ thì dĩ nhiên đội các Holdout lên đầu.
Bỏ qua cuộc tranh luận mang tính ý thức hệ, dĩ nhiên ai cũng phải khâm phục các Holdout vì sự kiên cường phi thường giúp họ sống sót trong môi trường quá ư khắc nghiệt. Hơn 70 triệu người Nhật tụ tập trước màn ảnh nhỏ để theo dõi từng bước về quê của các cựu binh - nhiều hơn số khán giả chứng kiến Neil Armstrong đi trên mặt trăng.
Thời gian như nước chảy dưới cầu, có lẽ cũng làm người ta trở nên độ lượng hơn và không quá nghiêm khắc xem xét tinh thần “võ sĩ đạo“ biến tướng lệch lạc. Song cũng nên hiểu rằng người Nhật lúc bấy giờ (bại trận trong Thế chiến II) đang cần tìm một sự bấu víu tinh thần nào đó. Đông đảo dân Nhật tôn vinh những người hùng như Yokoi, Onoda và Nakamura vì bên cạnh họ còn có các lính Nhật khác rã đám và đầu hàng. Thiết tưởng cũng nên nhắc thêm rằng Teruo Nakamura, Holdout cuối cùng, không được gọi là người hùng, dù chỉ là người hùng bi thảm. Đơn giản vì ông là người Đài Loan, bị bắt đi quân dịch cho Nhật chứ không thuộc dòng dõi “chính tông“ của xứ mặt trời mọc...
Lê Quang
Chiến binh Samurai
Buổi sáng 10.3.1974, từ trong rừng rậm, một người trung niên Nhật có dáng gầy gò trong bộ quân phục của quân đội Nhật Hoàng, tay xách khẩu súng trường bước ra để trình diện tại đồn cảnh sát ở đảo Lubang, Philippines. Người này cúi gập người và nói: “Tôi là Hiro Onoda, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên để tới đây đầu hàng”. Các cảnh sát Philippines há hốc mồm vì ngạc nhiên, bởi từ thời điểm Thế chiến II kết thúc đã gần 30 năm trôi qua.
Mệnh lệnh khắc nghiệt
Cựu đệ nhất phu nhân Philippines - bà Imelda Markos nhớ lại: “Tôi đã có dịp nói chuyện với Hiro Onoda, ông ta đã trải qua cơn sốc kinh khủng khi mọi người nói rằng chiến tranh đã kết thúc vào năm 1945. Ánh mắt của Hiro Onoda tối sầm, ông ta hỏi tôi: “Làm sao mà nước Nhật có thể bại trận được? Vì sao mà tôi phải nâng niu cây súng của mình suốt từng ấy năm trời và vì sao các bạn bè của tôi phải chết? Tôi không biết phải trả lời ông ấy làm sao. Hiro Onoda ngồi và khóc nức nở”.
Câu chuyện kỳ lạ của sĩ quan Onoda tại các rừng rậm Philippines bắt đầu ngày 17.12.1944, khi mà chỉ huy của anh ta là thiếu tá Taniguchi hạ lệnh cho người thuộc cấp 22 tuổi Onoda cùng một số chiến binh khác tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân Mỹ tại Lubang. Taniguchi nói: “Chúng ta chỉ tạm thời rút lui. Các anh hãy vào rừng, làm lều, chuẩn bị kho vũ khí… Tôi cấm các anh tự tử hoặc đầu hàng. Có thể phải ẩn náu 3 năm, 4 năm hay 5 năm, nhưng tôi sẽ quay lại với các anh. Lệnh này chỉ có tôi mới được quyền thay đổi”. Lúc ấy quân Mỹ chuẩn bị đổ bộ xuống Lubang và Onoda cùng hai chiến binh Nhật khác rút lui vào rừng theo mệnh lệnh.
Sau này người ta đã đến xem nơi trú ẩn của Onoda trong rừng, ở đó có căng tấm băng - rôn viết bằng chữ Nhật: “Tiến hành chiến tranh đến ngày chiến thắng”. Còn trên bức vách có treo hình Nhật Hoàng.
Onoda không hiểu điều gì đã xảy ra với các tiểu đoàn Nhật khác. Vào tháng 10.1945, anh ta tìm thấy tờ truyền đơn của người Mỹ: “Nhật Bản đã đầu hàng vào ngày 14.8. Hãy xuống núi và đầu hàng!”. Onoda dao động, nhưng lúc ấy anh ta lại nghe thấy tiếng súng nổ cách đó không xa và hiểu rằng, chiến tranh vẫn tiếp diễn. Tờ truyền đơn đó là sự lừa dối - Onoda nghĩ thầm, rồi anh ta luồn lách đi sâu thêm vào rừng rậm...
Cuộc chiến trường kỳ
Onoda cũng như hai người đồng đội của mình trước đó luôn tin rằng cấp trên sẽ quay lại vì họ. Ngay cả sau này, có những lúc Onoda hoang mang khi nghĩ rằng quân đội Nhật đã bỏ rơi họ, thì anh ta cũng không có ý định đầu hàng. Có một lần Onoda định tự tử, nhưng ngay lập tức từ bỏ ý nghĩ này vì thiếu tá Taniguchi đã ra lệnh không được làm như thế.
Con sói đơn độc
Vào tháng 10.1972, Onoda và người đồng đội đặt trái mìn cuối cùng trên đường gần làng Imora để phục kích quân Philippines. Trái mìn không nổ, nên họ giao tranh với quân Philippines. Người bạn bị bắn chết, còn Onoda thì bỏ chạy vào rừng sâu.
Cái chết của một lính Nhật sau 27 năm khi nước này đầu hàng đã gây chấn động cả xứ sở Phù Tang. Một đội tìm kiếm được nhanh chóng thành lập để đến Malaysia, Philippines để kiếm tìm những người lính của quân đội Nhật Hoàng còn ẩn náu trong rừng kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Gần 30 năm các đội biệt động thiện chiến không phát hiện ra Hiro Onoda, thế nhưng cuối cùng một khách du lịch Nhật tên là Suzuki khi đi sưu tập bướm trong rừng đã tình cờ “đụng” Onoda. Người này khẳng định với “samurai cuối cùng” là nước Nhật đã đầu hàng, chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Onoda ngẫm nghĩ, trả lời: “Tôi không tin. Thiếu tá Taniguchi chưa thay đổi mệnh lệnh thì tôi vẫn tiếp tục chiến đấu”.
Quay trở về Nhật Bản, Suzuki tìm mọi cách để tìm thiếu tá Taniguchi và rất khó khăn mới tìm được ông ta. Người lãnh đạo của “samurai cuối cùng” thay tên đổi họ và trở thành nhà kinh doanh điện ảnh. Họ cùng nhau đến khu rừng Lubang, tìm đến nơi Onoda ẩn náu. Khi ấy Taniguchi mặc quân phục và ra mệnh lệnh Onoda phải ra đầu hàng. “Samurai cuối cùng” vác súng trường trên vai và đến đồn cảnh sát đầu hàng.
“Khi ấy người dân Philippines đòi phải mang Onoda ra xét xử - bà Imelda Markos nhớ lại - Bởi trong “30 năm chiến tranh” anh ta cùng đồng đội đã giết và làm bị thương 130 người lính và cảnh sát. Nhưng chồng tôi quyết định tha bổng người lính 52 tuổi này và cho phép anh ta trở về quê hương”.
Trở về quê hương, Onoda không khỏi kinh sợ khi nhìn thấy những ngôi nhà cao tầng, những đồ điện tử hiện đại… Hằng đêm Onoda vẫn mơ thấy rừng rậm nhiệt đới, nơi ông sống hàng chục năm ở đó. Sau đó vài năm, ông mua một ngôi nhà trong rừng ở Brazil và chuyển đến nơi đó sinh sống.
Năm 1996 ông trở lại Philippines, không ở lại khách sạn mà yêu cầu được ở trong một túp lều nơi rừng rậm. Onoda từ chối gặp báo chí bởi cho rằng mình đã xuất bản cuốn sách Không đầu hàng: 30 năm chiến tranh của tôi chứa đựng mọi điều trong đó. Giờ đây khi đã ở tuổi 85, ông chỉ trả lời một câu hỏi: Nếu như thiếu tá Taniguchi không đến ra lệnh cho ông đầu hàng thì điều gì sẽ xảy ra? Rất đơn giản, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến tận bây giờ - Onoda trả lời.
Hoàng Hoài Sơn
Vietbao (Theo_Thanh_Nien)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
小野田 寛郎 Onoda Hirō | |
---|---|
19 tháng 3, 1922 (88 tuổi) - | |
Onoda Hirō thời trẻ | |
Nơi sinh | Kainan, Wakayama, Nhật Bản |
Phục vụ | Đế quốc Nhật Bản |
Thuộc | Lục quân Đế quốc Nhật Bản |
Năm tại ngũ | 1941 - 1974 |
Cấp bậc | Thiếu úy |
Tham chiến | Chiến tranh thế giới thứ 2 Chiến dịch Philippines (1944-45) |
[sửa] Tiểu sử
Onoda Hirō sinh năm 1922 tại Wakayama, Nhật Bản[2]. Sau một thời gian làm việc dân sự tại công ty kinh doanh Tajima Yoko của Nhật ở Vũ Hán, Onoda gia nhập Lục quân Đế quốc Nhật Bản năm 1942chiến tranh du kích[2]. và được đào tạo để trở thành sĩ quan. Sau một thời gian Onoda được chuyển sang học tập tại trường tình báo lục quân, nơi ông được dạy cách thu thập thông tin và phương thức tiến hànhNgày 17 tháng 12 năm 1944, Onoda rời Nhật tới Philippines theo Lữ đoàn Sugi (thuộc Sư đoàn số 8 của Hirosaki). Tại đây theo lệnh của đại tá Taniguchi và Takahashi, Onoda lãnh đạo một nhóm quân Nhật tiến hành chiến đấu độc lập trên đảo Lubang theo hình thức chiến tranh du kích. Do chiến đấu độc lập nên việc liên lạc với đơn vị của nhóm quân Nhật này bị tạm thời cắt đứt. Chỉ huy lữ đoàn đã ra lệnh cho Onoda như sau:
“ | Anh không được phép tự tử. Dù bất kỳ điều gì xảy ra, dù sau ba năm hay năm năm, đơn vị sẽ quay lại với các anh. Cho đến lúc đó, dù chỉ còn một người lính, anh cũng phải lãnh đạo anh ta chiến đấu... Dưới mọi hoàn cảnh, anh đều không được phép tự tử.[3] | ” |
[sửa] Ẩn trốn
Tháng 2 năm 1945, quân Đồng minh đẩy quân Nhật khỏi Philippines, Onoda cùng các binh lính cấp dưới bắt đầu lui vào rừng nhiệt đới ẩn trốn. Nhóm Onoda khi đó bao gồm thiếu úy Onoda (chỉ huy, 23 tuổi), hạ sĩ Shimada Shoichi (30 tuổi), binh nhì Kozuka Kinshichi (24 tuổi) và binh nhì Akatsu Yuichi (22 tuổi). Hậu cần của nhóm chỉ gồm rất ít lương thực, một khẩu súng cho mỗi người với cơ số đạn hạn chế. Vì vậy để tồn tại họ phải sống bằng dừa và chuối của rừng và gia súc của người dân trên đảo mà họ cướp được.Từ tháng 10 năm 1945, nhóm Onoda bắt đầu nhận được các truyền đơn do máy bay thả xuống đề cập tới việc quân đội Nhật hoàng đã đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945 và kêu gọi họ hạ vũ khí, ra khỏi chỗ ẩn náu[4]. Tuy nhiên những người lính Nhật cho rằng đây chỉ là sự tuyên truyền bịa đặt của đối phương, họ không tin rằng chiến tranh đã kết thúc, kể cả sau đó khi nhận được thư nhà và thông tin binh vận của người ngoài. Bị cô lập với thế giới bên ngoài và mất niềm tin vào mọi thứ, họ sẵn sàng bắn vào những người dân đảo tình cờ đi gần nơi ẩn náu vì cho rằng đây là lính đối phương ngụy trang, đối với những người lính Nhật này, mọi người lạ đều là kẻ thù[5].
Người đầu tiên trong nhóm Onoda ra hàng là Akatsu vào tháng 9 năm 1949, không thông báo với đồng đội, người binh nhì này tách khỏi nhóm để ẩn náu một mình và đầu hàng dân đảo 6 tháng sau đó. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Shimada bị giết sau một cuộc chạm súng trên bãi biển Gontin. 20 năm tiếp theo Onoda cùng Kozuka tiếp tục tìm mọi cách tồn tại và chờ ngày quân đội Nhật Bản điều động họ cho một nhiệm vụ mới, hai người luôn tin rằng mình chỉ là những người lính phải chiến đấu trong lòng đối phương để chuẩn bị cho việc chiếm lại Philippines của quân đội Nhật.
[sửa] Đầu hàng
Ngày 5 tháng 10 năm 1972, sau 27 năm ẩn trốn, Kozuka, ở tuổi 51, bị giết trong một cuộc chạm súng với lính tuần tra Philippines. Tin tức về cái chết của Kozuka khi tới Nhật Bản đã gây sốc cho công chúng nước này vì họ không ngờ rằng vẫn còn những người lính Nhật cầm súng "chiến đấu" sau khi chiến tranh đã kết thúc gần ba thập kỷ[6]. Thực tế việc tìm kiếm những ikinokori heitai (những binh lính sống sót) hay zanryūsha (người bị bỏ lại) ở Lubang đã bị chính phủ Nhật chấm dứt từ năm 1959, toàn bộ những người lính còn mất tích như Onoda đều được tuyên bố chính thức là đã chết từ thời điểm đó[7].Về phần mình, dù không còn đồng đội nào bên cạnh, Onoda vẫn tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, ông không đầu hàng hay tìm cách tự tử. Tháng 2 năm 1974, Suzuki Norio, một thanh niên Nhật vốn ham thích du lịch đã bay tới Lubang để tìm hiểu về sự kiện này. Tối ngày 20 tháng 2, trong khi đang nấu ăn, Suzuki bất ngờ nghe thấy tiếng chào và khi quay lại, anh thấy một người đàn ông già ăn mặc rách rưới nhưng tay vẫn cầm súng, người đàn ông đó nói: "Tôi là Onoda". Suzuki lập tức đáp lại: "Chiến tranh đã kết thúc", Onoda tiếp lời: "Nhưng nó chưa kết thúc đối với tôi"[8]. Mặc dù sau đó Suzuki đã tìm mọi cách thuyết phục người lính già đầu hàng với những bằng chứng từ đài phát thanh, ảnh, báo chí, nhưng Onoda vẫn khẳng định chỉ hạ vũ khí nếu có lệnh của thượng cấp.
Ngày 27 tháng 2, tin và ảnh của Suzuki về Onoda Hirō được đăng rộng rãi trên báo chí Nhật Bản. Ngay lập tức cấp trên trực tiếp của Onoda là đại tá Taniguchi, lúc này là một người bán sách[2], cùng Toshio, em trai Onoda và người đứng đầu cơ quan hỗ trợ hồi hương Nhật bay tới Lubang và ra lệnh cho Onoda hạ vũ khí.
Ngày 10 tháng 3 năm 1974, trong một buổi lễ chính thức, thiếu úy Onoda Hirō, 52 tuổi, trong quân phục của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, đã nhận lệnh hạ vũ khí từ đại tá cấp trên Taniguchi. Khi hạ vũ khí, Onoda vẫn còn khẩu súng trường Arisaka, 500 viên đạn và vài quả lựu đạn. Buổi lễ còn có sự tham gia của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, người ra lệnh ân xá cho những hoạt động chống lại quân đội Philippines của Onoda, mặc dù trong thời gian ẩn náu, Onoda đã giết chừng 30 người Philippine và giao tranh với quân tuần tiễu Philippines vài lần.
[sửa] Thời gian sau
Khi trở về Nhật, Onoda Hirō được công chúng tôn vinh như một anh hùng[2]. Ông xuất bản cuốn hồi ký của mình, Không đầu hàng: Cuộc chiến ba mươi năm của tôi, thành nhiều kỳ trên báo chí từ tháng 5 năm 1974 và sau đó là thành sách, cả hai đều bán rất chạy và tạo ra một "hội chứng hâm mộ Onoda" ở Nhật Bản[9]. Tuy nhiên sau thời gian sống cách biệt khỏi thế giới quá lâu, Onoda dần cảm thấy khó hòa nhập với xã hội hiện đại Nhật Bản, ông mua một trang trại nuôi gia súc ở Brasil và chuyển sang sống ở đó[2]. Tháng 5 năm 1996 Onoda đã quay trở lại thăm đảo Lubang, nơi ông đã từng "chiến đấu" vì nước Nhật trong suốt gần ba thập kỷ.Sự trở về kỳ diệu của người lính Nhật
(VOV) - 28 năm ở đảo Guam sống thấp thỏm lo sợ trước con người, thú dữ, bệnh tật nhưng chưa khi nào người lính ấy hết hy vọng...
Câu
chuyện về ông, Shoichi Yokoi, một binh sĩ Nhật Bản, người đã “ẩn mình”
trong khu rừng nhiệt đới ở Guam trong hơn một phần tư thế kỷ để tránh
sự truy đuổi của các lực lượng Mỹ đã trở nên quen thuộc với người dân
và du khách đến hòn đảo này. Sự sống sót kỳ diệu cho đến khi được trở
về Nhật Bản sau gần 3 thập kỷ có thể nói là một nghị lực sống phi
thường ở ông.
Binh sĩ Shoichi Yokoi - người anh hùng của đất nước Nhật Bản |
Lẩn trốn
Binh
sĩ trong quân đội Nhật đều được tôi luyện để có một tinh thần thép,
chiến đấu đến cùng chứ không bao giờ được đầu hàng. Với họ, sống sót
trong trại tù binh bị coi là nỗi nhục và phản bội Tổ quốc. Vì vậy, khi
quân đội Mỹ nắm quyền kiểm soát đảo Guam vào năm 1944, Yokoi và hơn
1.000 lính Nhật Bản khác đã lẩn trốn trong rừng chứ không tự tử hay đầu
hàng. Nhiều người trong số họ đều bị bắt trong vòng một vài năm hoặc
chết vì đói, bệnh tật. Yokoi và 2 người lính khác là những binh sĩ Nhật
cuối cùng còn lại trong rừng.
Chiếc bẫy lươn và chiếc máy dệt thủ công của Yokoi được trưng bày trong một bảo tàng trên đảo Guam |
Đường xuống căn hầm của Yokoi |
Mô phỏng căn hầm của Yokoi dưới lòng đất |
Đến khoảng năm 1964, 2 người bạn sống chết với ông trong hơn 20 năm trên đảo đã bỏ ông ra đi trong một trận lũ lụt. Từ đó cho đến khi được tìm thấy, ông sống một mình trong căn hầm dưới lòng đất. Yokoi tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng sống sót của mình bằng cách săn bắn, chủ yếu là vào ban đêm. Ông sử dụng cây bản địa để làm quần áo, làm giường ngủ cùng các đồ dùng cần thiết khác và cất giấu cẩn thận trong căn hầm của mình. Giữ cho mình luôn bận rộn là cách để ông tránh những suy nghĩ quá nhiều về tình cảnh của mình cũng như hy vọng trở về. Ông đã từng tự nhủ với mình rằng ông không thể chết ở đây, không thể để xác mình rơi vào tay kẻ thù, ông buộc phải trở về để chết ở nơi chôn nhau cắt rốn. Ý chí phải sống bằng mọi giá của ông, đặc biệt trong 8 năm cuối cùng sống một mình trên đảo khiến người ta không khỏi khâm phục. Dù cũng có đôi lúc tuyệt vọng nhưng ông chưa bao giờ từ bỏ hy vọng sống của mình.
Việc đầu tiên Yokoi làm sau 28 năm trở về là cắt tóc |
Trở về
Vào
một buổi tối tháng 1/1972, hai người đàn ông địa phương trong lúc đi
kiểm tra bẫy tôm của họ trên một con sông nhỏ ở Talofofo đã phát hiện
ra Yokoi và nghĩ rằng ông là một người dân làng Talofofo.
Giật
mình khi nhìn thấy con người sau nhiều năm sống một mình, ông hoảng sợ
khi nghĩ rằng tính mạng đang gặp nguy hiểm và cố gắng chộp lấy chiếc
súng săn để tấn công họ.
Sức
khỏe suy yếu do chế độ ăn uống kham khổ trong một thời gian dài khiến
ông nhanh chóng bị 2 người đàn ông quật ngã và đưa ra khỏi rừng.
Lo
sợ bị trả về như một tù nhân chiến tranh - sự sỉ nhục lớn nhất đối với
một người lính Nhật Bản và gia đình anh ta khi trở về, Yokoi đã khóc
và đề nghị được chết trong rừng.
Hai
tuần sau khi được phát hiện trong rừng, Yokoi được đưa về Nhật Bản và
được chào đón như một người anh hùng. Hàng ngàn người Nhật đứng dọc
theo xa lộ vẫy cờ Nhật Bản chào đón ông trở về nhà. Cuộc trở về của ông
được các phương tiện truyền thông trong nước đưa đậm nét. Ông đứng
khóc trước ngôi mộ mà gia đình đã lập khi nghĩ rằng ông đã bỏ mạng trên
đảo Guam năm 1944.
Nhiều
người lo lắng về việc làm thế nào ông có thể thích nghi với cuộc sống
mới ở Nhật Bản, nhưng dường như đó không phải là vấn đề với người đàn
ông 58 tuổi. Ông kết hôn sau 6 tháng trở về, định cư ở vùng nông thôn
tỉnh Aichi và thường xuyên được mời nói chuyện về các kỹ năng sống và
đưa các bài giảng cho học sinh, sinh viên các trường học trên cả nước
về cách sống tiết kiệm.
Vinh danh
Ông
Yokoi đã trở thành một người nổi tiếng ở Nhật Bản. Bởi ông chính là
minh chứng sinh động cho các giá trị trước chiến tranh của người Nhật:
trung thành với đất nước và vượt qua số phận để thành công.
Câu nói đầu tiên của ông khi trở về Nhật Bản "mặc dù rất xấu hổ nhưng tôi đã trở lại" sau này đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản.
Cuốn sách của Omi Hatashin sử dụng hồi ký của Yokoi |
Năm
1977, người ta đã dựng phim tài liệu có tên Yokoi và cuộc sống bí mật
trong 28 năm ở Guam. Ông đã nhận được khoản tiền tương đương 300 USD
lúc đó cho bộ phim này, cùng với món tiền lương hưu nhỏ. Năm 1991, ông
được tiếp kiến Nhật hoàng Akihito. Ông xem sự kiện này là niềm vinh dự
lớn nhất đời mình.
Trước
khi qua đời vào năm 1997 ở tuổi 82 sau một cơn đau tim, Yokoi đã cùng
với vợ là Mihiko trở lại Guam nhiều lần. Một số đồ dùng gắn bó với ông
suốt những năm tháng sống trong rừng, bao gồm cả bẫy lươn và chiếc máy
dệt, vẫn còn được trưng bày tại một bảo tàng nhỏ trên đảo. Căn hầm của
Yokoi cũng trở thành một điểm thăm quan nổi tiếng trên đảo. Du khách
đến đảo Guam có thể đi bằng cáp treo tới căn hầm Yokoi gần khu vực thác
Talofofo.
Sử
dụng cuốn hồi ký của Yokoi, năm 2009, Hatashin, cháu trai của ông đã
xuất bản cuốn sách bằng tiếng Anh với tiêu đề Hồi ký chiến tranh của
Yokoi và cuộc sống trên đảo Guam, 1944-1972./.
Yokoi Shoichi
Yokoi Shōichi | |
---|---|
31 tháng 3 năm 1915 - 22 tháng 9 năm 1997 | |
Yokoi Shōichi | |
Nơi sinh | Saori, Ama, quận Aichi, Nhật Bản |
Phục vụ | Đế quốc Nhật Bản |
Thuộc | Hải quân Đế quốc Nhật Bản |
Năm tại ngũ | 1941 - 1972 |
Tham chiến | Guam |
Yokoi sống chủ yếu bằng săn bắn và dùng các loại cây địa phương để làm áo mặc, làm giường ngủ trong một hang dưới đất. Nhiều hiện vật hiện còn lưu lại thư viện Hagåtña, Guam. Ông sợ dân địa phương sẽ trả thù nếu ông rơi vào tay họ do quân Nhật đã đối xử thô bạo với dân địa phương khi đang chiếm đóng Guam.[1] Trong 28 năm, ông đã sống trong một hang dưới đât trong rừng, sợ phải ra ngoài thậm chỉ cả khi tìm thấy tờ rơi thông báo rằng đệ nhị thế chiến đã kết thúc. Điều này khiến cho ông trờ thành lính Nhật thứ hai sau cùng đầu hàng sau cuộc chiến, trước Onoda Hirō.
Đêm 24 tháng 1 năm 1972, Jesus Duenas và Manuel DeGracia là hai người dân địa phương đã phát hiện ra Yokoi ở trong rừng Talofofo khi họ đi kiểm tra các bẫy tôm của mình dọc theo con sông. Ban đầu họ tưởng ông là dân địa phương của Talofofo, nhưng đã đưa ông ra khỏi rừng.[2][3]
Năm 1991, ông đã được tiếp kiến Nhật hoàng Akihito. Ông xem sự kiện này là niềm vinh dự lớn nhất đời mình.
Yokoi mất năm 1997 do đau tim ở độ tuổi 82. Ông đã được an táng tại nghĩa trang Nagoya trong một mộ huyệt đã được mẹ ông xây cho ông năm 1955.
______________
Thợ cạo tổng hợp