Ngày 22/12/1978, Hải quân Việt Nam nhận nhiệm vụ quan trọng trong chiến dịch phản công : Tiến công từ hướng Đông Nam, đổ bộ đánh chiếm cảng Sihanoukville và quân cảng Ream.
Lữ đoàn Hải quân đánh bộ
126 đã tiến hành đổ bộ đánh chiếm bãi biển Tà Lơn, mở đầu cho các hoạt
động tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên đất nước Campuchia,
góp phần vào thắng lợi chung của quân tình nguyện Việt Nam trước quân
đội diệt chủng Khmer Đỏ.
Sơ đồ (phỏng đoán) trận đánh đổ bộ và hải chiến đêm 6, rạng ngày 7-1-1979 của HQNDVN
Bãi đổ bộ Tà Lơn nằm ở phía bắc đảo Phú
Quốc của Việt Nam, cách thị xã Kampot (Campuchia) 20km về phía đông,
cách cảng Kampong Som 90km về phía tây. Phía bắc là dãy núi cao Tà Lơn,
phía nam là biển. Đường quốc lộ số 3 nối với đường quốc lộ số 4 chạy sát
ven biển là con đường duy nhất nối thị xã Kampot và cảng Kampong Som.
Đổ bộ thành công là Hải quân Nhân dân
Việt Nam sẽ cắt đứt được con đường huyết mạch phía đông nam Campuchia.
Phạm vi bãi đổ bộ Tà Lơn dài khoảng 300m, có nhiều bãi sú vẹt, cát, bùn,
xen lẫn đá ngầm. Độ sâu sát mép nước trở ra không đồng đều từ 1m - 2m,
biên độ thuỷ triều chênh lệch từ 0,5 - 1m. Đây là những điểm gây khó
khăn cho lực lượng tàu đổ bộ của ta.
Quân Khmer Đỏ
đã bố trí phòng ngự rất kĩ lưỡng khu vực này. Khu vực bãi đổ bộ Tà Lơn
(ngã ba Bokor) có 1 tiểu đoàn bộ binh, ngã ba Cocnút có 1 tiểu đoàn pháo
binh. Trên quốc lộ số 4, phía bắc cao điểm 144 có một khẩu lựu pháo
105mm, phía đông bãi đổ bộ có 2 khẩu lựu pháo 105mm. Từ bãi đổ bộ đến
cảng Kampong Som có nhiều trận địa pháo địch, được trang bị tổng cộng 6
khẩu lựu pháo 105mm, 17 khẩu pháo cao xạ 100mm, 20 khẩu pháo cao xạ 57mm
và 9 khẩu pháo cao xạ 37mm. Ngoài hai trạm radar đối hải ở đỉnh núi
Bokor và ở đảo Tang còn có một trạm radar phòng không ở cao điểm 140
KampongSom.
BÀI LIÊN QUAN
Tóm lại, ngay khi đổ bộ lên bờ, hải quân đánh bộ của ta sẽ vấp phải hỏa lực dày đặc của quân Khmer Đỏ.
Đối
thủ chính của Hải quân Nhân dân Việt Nam là sư đoàn hải quân 164 của
địch. Chúng được huấn luyện tốt và trang bị nhiều vũ khí do Trung Quốc
viện trợ.
Ở
quân cảng Ream có khoảng 1.100 quân, 2 trận địa phòng không với 8 khẩu
pháo cao xạ 37mm hai nòng. Ngoài ra hải quân địch ở đây có khoảng 500
quân, bốn tàu tuần tiễu K-62, 4-8 tàu phóng lôi, hai tàu săn ngầm, bốn
tàu tuần tiễu PCF và một số thuyền chiến đấu loại nhỏ.
Ở Kampong Som, địch khoảng 2.400 quân,
ngoài ra còn có 300 lính hải quân với bốn tàu phóng lôi, bốn tàu tuần
tiễu PCF và một số thuyền chiến đấu. Để bảo vệ căn cứ, địch tổ chức tuần
tra các cửa sông từ 18h - 23h hàng ngày nhằm theo dõi, trinh sát lực
lượng ta. Trên bờ ngoài quân chính quy còn có lực lượng bán vũ trang bố
trí bảo vệ các mục tiêu trong khu vực bãi đổ bộ.
Về phía ta, lực lượng chính tiến hành đổ bộ là Lữ đoàn Hải quân đánh bộ
126, vốn là Đoàn Đặc công Hải quân, đã lập nhiều truyền thống trong
Kháng chiến chống Mĩ. Lữ đoàn đã được trang bị mạnh theo đủ biên chế,
gồm tiểu đoàn đặc công hải quân 861, các tiểu đoàn hải quân đánh bộ
862, 863, 864, 865 và 866, tiểu đoàn tăng - thiết giáp hải quân 867 và
tiểu đoàn hỏa lực 868, cùng 5 đại đội chuyên môn khác. Bảo vệ cho đội
hình đổ bộ là các tàu chiến của Hạm đội 171 (giữ sườn phía tây) và của
Vùng 5 Hải quân (giữ sườn phía đông). Ngoài ra, các trận địa pháo 105mm
và 130mm của Vùng 5 Hải quân đóng ở Phú Quốc cũng sẵn sàng chi viện cho
lực lượng đổ bộ.
Hải quân đánh bộ Lữ đoàn 101 lên tàu
Theo kế hoạch, ta sẽ sử dụng đặc công
hải quân bí mật tiềm nhập đánh chiếm bãi đổ bộ, thiết lập đầu cầu. Sau
khi đổ bộ thành công, hải quân đánh bộ
sẽ sử dụng tăng - thiết giáp và xe tải nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm
các mục tiêu trên quốc lộ và các mục tiêu được giao, phối hợp cùng Sư
đoàn bộ binh 325 đánh Kampong Som.
Đặc công chiếm đầu cầu, đổ bộ thành công
Đêm 4-1-1979, phân đội đặc công đầu tiên
gồm 33 chiến sĩ đã bí mật xâm nhập bãi đổ bộ thành công. Đêm 5-1-1979,
phân đội đặc công thứ hai gồm 54 chiến sĩ cũng đã xâm nhập thành công.
Trưa ngày 6-1-1979, một tổ chiến đấu của đặc công đã buộc phải nổ súng
đánh địch, nhưng bí mật trận đánh vẫn được giữ kín.
19h ngày 6-1-1979, đội hình tàu đổ bộ
của hải quân đã đến Mũi Chao, tiến thẳng vào bãi đổ bộ theo đội hình
hàng ngang, lần lượt từ phải sang trái là các Hải đội 1, 2 và 3.
Hải đội 1 gồm 12 tàu xi măng (một loại
tàu có vỏ bằng xi măng lưới thép, khá phổ biến trước đây), 4 tàu tuần
tiễu PBR (lượng giãn nước 9 tấn, trang bị trọng liên 12,7mm, súng cối
81mm và có một số súng phóng lựu liên thanh 40mm) và 1 tàu đổ bộ LCU
(lượng giãn nước 255 tấn, trang bị 2 trọng liên 12,7mm). Hải đội 1 chở
theo tiểu đoàn 863, cùng các phân đội tăng cường, bao gồm: 25 chiến sĩ
trong khẩu đội trọng liên 12,7mm, khẩu đội ĐKZ 75mm của tiểu đoàn 868,
một trung đội công binh 24 chiến sĩ và 10 chiến sĩ trinh sát.
Hải đội 2 gồm 10 tàu đổ bộ LCM-8, 5 tàu
tuần tiễu PBR và 1 tàu ATC, thuộc biên chế Hải đội 514 và của Vùng 5 Hải
quân. Hải đội 2 chở theo tiểu đoàn 864 và các phân đội tăng cường, gồm:
1 trung đội công binh 24 chiến sĩ, một trung đội trinh sát 13 chiến sĩ,
11 xe tăng, 16 xe thiết giáp của tiểu đoàn 867, 13 xe ô tô, 2 đại đội
hỏa lực của tiểu đoàn 868. Sở Chỉ huy Lữ đoàn 126 đóng trên tàu LCM-8 số
8587, bộ phận biệt phái của Quân chủng Hải quân đóng trên tàu LCM-8 số
8057.
Hải quân đánh bộ cùng tăng - thiết giáp
Hải đội 3 gồm 7 tàu LCU có nhiệm vụ chở
tiểu đoàn 862, tiểu đoàn 865 và các phân đội tăng cường. Tiểu đoàn 862
được tăng cường 20 xe ô tô, một trung đội công binh 34 chiến sĩ, tiểu
đoàn 865 được tăng cường 13 xe ô tô. Sau khi hoàn thành đổ bộ, hải đội 2
và hải đội 3 sẽ quay về đưa tiểu đoàn 866 và một tiểu đoàn bộ binh của
Vùng 5 Hải quân tiến hành đổ bộ đợt hai.
22h, quân Khmer Đỏ
đã phát hiện ra đội hình đổ bộ của Lữ đoàn 126 và hạ nòng pháo cao xạ
100mm bắn trả. Ngay lập tức, đặc công hải quân ta mai phục sẵn đã tấn
công dập tắt ngay hỏa lực địch, khiến chúng hốt hoảng phải bỏ pháo chạy
trốn. Hai tiểu đoàn pháo tầm xa của Hải quân bố trí ở Phú Quốc và Hòn
Đốc cũng đồng loạt khai hỏa, diệt trận địa pháo địch ở ngã ba Cócnút,
cao điểm 162, sở chỉ huy địch, ngã ba Bokor và pháo ở quân cảng Ream,
chế áp pháo binh địch trên các đảo Hòn Dự, Hòn Nước và một số mục tiêu
khác
23h, các tàu của Hải đội 1 vào sát bờ
nhưng gặp nhiều đá ngầm nên phải dừng lại ở ngoài để bộ đội lội xuống
nước vào bờ. Một tiếng sau, tiểu đoàn 861 và tiểu đoàn 863 cùng một số
bộ phận khác đã đổ bộ thành công, lập tức triển khai kế hoạch tác chiến.
Đến 23h30, đến lượt các tàu của Hải đội 2 ủi bãi, nhưng cũng không vào
sát bờ được. 3 xe tăng đã nhanh chóng rời tàu vượt lầy lên bờ và phát
triển lên đường quốc lộ. Đến 3h30 sáng 7-1-1979, 28 xe tăng và xe thiết
giáp đều vượt lầy lên bờ; còn lại 2 xe bị sa lầy. Hải đội 3 cũng bị
vướng đá ngầm, phải dừng cách bờ 500m để bộ đội lội xuống nước vào bờ.
Đến 5h sáng 7-1-1979, hải quân đánh bộ
đã lên bờ, nhưng vẫn chưa được số xe tải lên. Bộ đội tích cực dùng cành
cây, củi để chống lầy, dùng các xe tăng bị sa lầy để kéo ô tô lên bờ.
Đến 18h ngày 8-1-1979 đã đưa được toàn bộ số xe tải lên bờ, hoàn thành
đổ bộ.
Tàu đổ LST HQ-403 đang đổ bộ xe thiết giáp BTR-50
Sau 6h đổ bộ, toàn bộ lực lượng hải quân đánh bộ
cùng phần lớn xe tăng - thiết giáp đã lên bờ thành công. Nhưng số xe
tải bị lầy phải mất hai ngày mới lên bờ được. Trong quá trình đổ bộ, bộ
đội hải quân đã loại khỏi vòng chiến đấu 36 tên địch, phá hủy 2 khẩu lựu
pháo 105mm, hai súng AK-47 và một súng B40.
Những tổn thất đau xót
Tuy nhiên, trong và sau quá trình đổ bộ
đã có những sự cố xảy ra. Lúc 8h ngày 7-1-1979, một tàu xi măng đã va
phải đá ngầm và bị chìm, 22 chiến sĩ hi sinh, 25 người bị thương.
Sau khi đổ bộ lên bờ, lúc 1h sáng
7-1-1979, đội hình xe tăng - tăng thiết giáp của tiểu đoàn 867 tiến dọc
quốc lộ về phía tây để đánh quân cảng Ream và Kampong Som. Sau khi đánh
chiếm cảng Kampong Som, lúc 8h tiểu đoàn quay trở ra và đến 13h thì bị
rơi vào ổ phục kích của quân Khmer Đỏ.
Tiểu đoàn 867 bị địch vây đánh suốt từ chiều 7-1 cho đến 10h sáng ngày
9-1-1979, và đã bị thiệt hại nặng: 5 xe tăng PT-76 và 12 xe thiết giáp
BTR-50K bị phá hủy, 34 chiến sĩ hi sinh, 37 người bị thương, 20 người
mất tích, có chiến sĩ tự bơi về đảo Phú Quốc.
Đến đêm 8-1-1979, tiểu đoàn chỉ còn lại
hai xe tăng và 15 tay súng, bám trụ vào các mỏm núi, hốc đá để đánh
địch, bảo vệ thương binh. Hai sự cố đáng tiếc kể trên đã gây ra nhiều
tổn thất không đáng có cho lực lượng hải quân đánh bộ
còn quá non trẻ của ta, đó là bài học kinh nghiệm trả bằng máu cho tác
chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong đổ bộ đường biển và bảo vệ
chủ quyền biển đảo hiện nay.
*****