Cách tắm của người Việt thời đó hết sức đơn giản: múc nước lên và dội. Tuy nhiên, lính Mỹ lại quá quen với vòi hoa sen.
Vòi hoa sen siêu độc và "khát khao máu thịt"
Với sự phát triển của nước Mỹ, những người lính vốn dĩ có một cuộc sống cơ bản đã đầy đủ trước khi nhập ngũ.
Vậy nên khi đặt chân đến Việt Nam, một nơi quá khó khăn và thiếu thốn thì họ không khỏi bất ngờ. Vậy họ làm sao để thích nghi ở đây, nơi chiến trường khốc liệt đến cả giường ngủ còn không có?
Ngoài những vấn đề cơ bản khác, phải nói rằng vấn đề vệ sinh là cực kỳ quan trọng đối với mỗi con người, đặc biệt là người Mỹ.
Cách tắm của người Việt Nam thời đó hết sức đơn giản: múc nước lên và dội. Song lính Mỹ lại quá quen với vòi hoa sen.
Nhưng ở chiến trường, đến nước tắm nhiều khi còn thiếu thì kiếm đâu ra vòi hoa sen hiện đại? Mong muốn quá lớn này đã thôi thúc họ sáng tạo ra cách tự chế tạo ra một thứ tương tự để sử dụng.
Dựa trên nguyên tắc cơ bản là nước chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, hệ thống tắm vòi hoa sen của lính Mỹ được thiết kế hết sức độc đáo và sáng tạo.
Nước được đựng vào một cái túi lớn, ở đáy túi gắn “vòi hoa sen” đúng hình dáng của đài sen. Tất cả được treo lên cành cây hay bất cứ chỗ nào phù hợp. Nhưng hình ảnh thường thấy nhất là hệ thống này được treo lên nòng pháo của xe tăng.
Lý do để sử dụng nòng pháo là do nòng có thể được điều khiển nâng hạ dễ dàng để họ vừa không cần mất công mang túi nước lên cao, lại có thể điều chỉnh độ cao tùy ý, phù hợp với từng người.
Khi không có được nòng pháo trên xe tăng để có thể nâng lên hạ xuống, thậm chí họ còn sử dụng đòn bẩy tự chế bằng các thanh gỗ tận dụng được. Và bức bí lắm, thì một người nâng xô nước và một người tận hưởng niềm vui được tắm vòi hoa sen.
Có lẽ, ngay từ nhỏ vòi hoa sen đã ăn vào máu thịt nên họ luôn khát khao được tận hưởng cảm giác đứng dưới vòi hoa sen mỗi khi tắm.
Nỗi ám ảnh rừng thiêng nước độc
Việc tắm đã khá là vất vả thì việc uống nước càng vất vả hơn. Từ một đất nước công nghiệp, nhiều lính Mỹ sang Việt Nam mới được tận mắt thấy những cánh rừng nhiệt đới đầy sên vắt, vùng sông nước đầy rắn rết.
Càng ghê sợ hơn khi họ chứng kiến bom napal thiêu trụi từng đám cỏ lớn, các chất độc hóa học được rải tràn ngập xuống các cánh rừng nhiệt đới, những thi thể bị thương vong la liệt trên chiến trường...
Với những lí do đó, dễ hiểu vì sao lính Mỹ rất hiếm khi dám đụng vào một giọt nước được múc lên từ những chiếc hồ hay dòng suối trên chiến trường ở Việt Nam.
Để có nước nấu ăn, nước uống họ chuyển đến chiến trường những chiếc thùng phuy khoảng 17 gallon (tương đương 65 lít) đựng nước.
Trực thăng, xe tải là phương tiện thường xuyên cung cấp nước tới vùng chiến sự cho lính Mỹ. Chắc chắn chỉ thiếu việc họ chuyển nước từ Mỹ sang.
Từ những chiếc thùng phuy này, họ có thể san sang những chiếc can đựng nước 5 lít để sử dụng khi được giao chốt giữ vị trí.
Khi hành quân, nước được đựng trong những bình toong. Mỗi người thường mang rất nhiều bình toong để đủ nước uống trong suốt trận đánh. Hiện nay thùng phuy, can đựng nước, bình toong vẫn là vật dụng được dùng phổ biến trong quân đội Mỹ.
Những chiếc bình toong và chiếc can đựng nước hiện nay đã trở thành một trong những mặt hàng khá "hot", được giới phượt hay những nhóm lao động tìm mua và sử dụng bởi sự tiện lợi và độ bền gần như vĩnh cửu của nó.
Ngược lại với lính Mỹ có kiểu "quý tộc" nơi chiến trường, những người lính giải phóng Việt Nam thiếu thốn trăm bề.
Không chỉ thiếu thốn vũ khí trang bị, thực phẩm mà nước uống họ cũng phải chấp nhận sử dụng từ các dòng suối bị nhiễm chất độc hóa học của Mỹ. Những di chứng nặng nề của chiến
tranh vẫn còn lại cho đến ngày nay.
tranh vẫn còn lại cho đến ngày nay.
theo Thế giới trẻ
Nguồn: Soha
Chuyện tế nhị: Binh lính trong CTTG 2 tắm như thế nào?
(Kiến Thức) - Chuyện tắm rửa của binh lính trong CTTG 2 không phải là điều đơn giản, nhất là khi mùa đông ở châu Âu có thể lạnh tới âm 30 độ C.
Chuyện tắm rửa của binh lính trong CTTG 2 rõ ràng không phải việc đơn giản. Với nhiệt độ thời tiết ở châu Âu vào mùa đông có thể tụt xuống tới âm 30 độ C, dù chiến trường có hỗn loạn đến đâu, binh lính cũng phải... đun nước sôi trước khi tắm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiểu được điều đó, lực lượng hậu cần trong chiến tranh thế giới thứ hai phải chuẩn bị cả... nước nóng cho binh lính bất cứ khi nào có thể. Ngoài việc pha cafe, pha trà, sát trùng dụng cụ cứu thương, nước nóng còn có vai trò cực kỳ quan trọng đó là cho binh lính tắm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Môi trường ăn ở tập thể rất dễ lây các bệnh ngoài da như ghẻ lở, rận,... nếu người lính không giữ gìn vệ sinh tốt, cả đại đội có thể bị lây ghẻ lở sau một vài tuần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù được cấp trên lưu ý rất nhiều, tuy nhiên do điều kiện khó khăn thời chiến, binh lính chỉ có thể dược tắm khoảng mỗi tuần một lần, thậm chí ít hơn tùy tình hình chiến sự. Nguồn ảnh: WW2.
Binh lính Mỹ tắm trong một chiếc bồn tắm tự tạo giữa chiến trường. Nguồn ảnh: WW2.
Vào mùa hè, khi nhiệt độ có thể lên tới khoảng 20 độ C, những người lính tham gia chiến tranh thế giới thứ hai có thể thoải mái tắm bằng nước giếng, nước sông mà không cần tới nước nóng. Nguồn ảnh: Curious.
Tuy nhiên khi mùa đông tới, thậm chí người ta còn xây dựng cả những căn nhà xông hơi ngay trên chiến trường cho binh lính và sỹ quan cùng sử dụng. Nguồn ảnh: BI.
Bồn tắm bằng nhôm được vận chuyển ra chiến trường để dành riêng cho các sỹ quan chỉ huy sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những chiếc xe tải khổng lồ mang theo nước nóng và vòi hòa sen chuyên để phục vụ binh lính trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một căn hầm xông hơi giữa chiến trường. Binh lính Liên Xô chính là những binh lính có sở thích xông hơi nhiều nhất, vậy nên cũng dễ hiểu tại sao trong thời khắc chiến đấu quan trọng, họ vẫn đủ "bình tĩnh" để xây dựng những nhà tắm xông hơi giữa chiến trường như thế này. Nguồn ảnh: Ink.
Một phòng xông hơi kiên cố hơn của quân đội Phần Lan trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Histomil.
Phòng xông hơi ngay cạnh hồ, sau khi xông hơi chán, binh lính sẽ chạy thẳng xuống hồ tắm nước lạnh. Đây là cách giúp tăng cường thể lực của người lính, giúp họ đủ sức chống đỡ lại những căn bệnh cảm lạnh trong mùa đông. Nguồn ảnh: Ink.