Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Quan nhớn làm như thế này, ai dám chõ mõm vô!

Ngay từ bây giờ, các quan nhớn cần quan tâm đầu tư ngay. Bảo tham mưu lập cái dự án phát triển nông thôn, đâu chừng 10 ha thôi. Nuôi yến hoặc dự án chi đó mang tính nông nghiệp công nghệ cao. Cho cháu nó có cửa làm ăn đứng tên. Đất đai, giá cả, giống má, kỹ thuật đã có mấy chú em lo. Trước mắt nuôi trồng thêm nguồn thực phẩm sạch cho vui. Ăn bảo đảm sức khoẻ, biếu người thân bạn bè quý mến, không hết có lính lo đưa ra siêu thị.

Ban đầu, sống khiêm tốn ở nhà cấp bốn thôi nhưng tiện nghi đầy đủ. Tuần chỉ bỏ ra một buổi dạo quanh kiểm tra, xong hẹn bạn bè đến nhậu trao đổi kinh nghiệm vườn ao chuồng. 5 năm sau hưu, về làm người tử tế thì cả nhà tiền xài vô tư. 10 năm nữa thì con cháu hưởng lộc không hết!

Thay bộ cánh gia trang cho quý phái, đẳng cấp. Cứ thế mà cả nhà đi du lịch khắp năm châu bốn bể. Về nhà thì lịch lãm tao nhã vui thú điền viên. Làm kinh tế gia đình hợp pháp, hợp lệ, ai dám chõ mồm cà khịa?. Có khi còn được báo chí ngợi ca làm giàu không khó, cán bộ gương mẫu, gia đình hoà thuận. Tiện mọi bề!




Lão Cạo dạy thằng cháu về nghề làm thầy bói.

Thằng cháu lão có tâm nguyện, nung nấu ý định đi tu và làm thấy bói. Lâu ngày chú cháu gặp nhau, lão truy bài đời vài câu, thằng cháu trả lời trật lất! Lão mới giảng giải: Con muốn đi tu đâu dễ.., làm thầy càng khó hơn... Con tưởng dễ ăn lắm à, thấy người ta kiếm tiền ầm ầm, đừng có mơ! Làm nghề gì cũng phải có thầy bà đỡ đầu. Con nghiền ngẫm vài cuốn sách cho là biết hơn người rồi xuất gia phán sao? Thiên hạ ai tin mình? Cũng chả phải học nhiều mà làm thầy được. Con biết chữ "duyên" rồi chứ, có nó rồi thì cờ vào tay ai người đó mới phất!
Thời đại này, hãy coi đó là một nghề kiếm ăn nghiêm túc, chú chưa nói đến lừa đảo. Dù là thầy tướng số, thầy pháp, thầy bói thì một thầy chuyên nghiệp muốn hành nghề được cần không ít yếu tố. Có thầy đỡ đầu, Có kiến thức cơ bản, Có độ nhạy cảm, Am hiểu tâm lý, Có lợi khẩu và Biết tiếp thị. Trong đó, hiểu thấu tâm lý người đời là cực quan trong nếu muốn giàu. Tao coi bộ mày chả đạt một nửa chuẩn, tính thì lại như cục đất nữa. Thôi về làm ruộng theo đít bò như lâu nay, con ạ! Thằng cháu biện hộ xà quần rồi tắt đài, hổng có cửa cãi với ông chú có ný luận lại già mồm.
Vài năm sau gặp lại. Hỏi sao con, thì ê hèm nó vẫn chưa từ bỏ quyết tâm! Như Lã Võng ngồi câu cá chờ thời sung rụng...

Mấy lần tai nạn nghề nghiệp súng của lính Cạo!

(lớn rồi, cái tính nghịch ngợm hồi nhỏ vẫn đeo theo mình)
- Hồi mới đi bộ đội, đơn vị cử mấy thằng lính làm nhiệm vụ bào vệ sân bay Đông Tác của Mỹ trước 1975. Nguyên là sân bay phản lực, ở đây có rất nhiều súng đạn, trái khói, trái cay... bỏ lại. Khu đó rộng mênh mông không gần xóm làng dân. Nội cái đường băng dài đã 3 cây số, đi bộ vòng quanh rã cả cẳng! Mình lang thang khắp nơi, chả biết làm gì nên nghịch giải sầu. Vớ gì chơi nấy! Nào là ném lựu đạn khói, lựu đạn cay, bắn súng. Súng M16 bắn không biết bao nhiêu đạn, vào bất cứ cái gì! Chán chê, mình mới lấy khẩu súng M79 chôn xuống cát, nòng chếch lên. Rồi ngắm bắn cho đạn bay vào lọt trong cái nòng chơi. Ai dè, đạn nhọn bay vào làm vỡ nát cái bệ khoá nòng súng bằng ăng ti moan. Mảnh vỡ bay ngược theo nòng đến chính ngay người bắn. Bị 2 mảnh nhỏ ghim trúng mũi, môi đổ máu. May sao không trúng mắt thì đã mù rồi!.
- Năm sau, mình làm tiểu đội trưởng vệ binh bảo vệ Đoàn bộ 861 đóng ở TX Tuy Hoà gần Tỉnh đường ngày xưa. Tiểu đội mình ở cái nhà tôn cũ trên cát của lính VNCH để lại, sát gần biển. Đêm, mình tự nhận một ca gác như lính dưới quyền. Một tối nọ, mình mang súng AK tuần tra lòng vòng khu vực rồi đi dọc bãi biển. Do quan trọng hoá nhiệm vụ nên qua chỗ tối mấy đụn cát là đặt ngón tay hờ lên cò súng. Tầm 3-4 giờ sáng, ngủ từ trong bụng ngủ ra, lúc nào không biết! Mình bỗng giật mình súng nổ đoành đành, ngớ người tưởng bị bắn. Ngó xung quanh không thấy ai, mới nghi sờ vào nóng súng của mình thì thấy ấm. Thôi rồi! mình bắn. Do tiếng sóng biển và không gian thoáng rộng nên cả đơn vị không ai biết đêm đó có súng nổ.

Chả là thầy, bạn vẫn tự coi tướng mình được!

và nghiệm với cuộc đời xem có đúng?.
Mình tin tính cách con người thể hiện qua khuôn mặt, dáng đi, bàn tay, chữ viết... Ví dụ như cái bàn tay này, lão tự coi "mạng" mình đây nè!:
Của người khéo tay mà làm biếng, của kẻ đa tình nên tình luôn phụ...
Ảnh đầu bên trái, bổ sung ảnh tay bên phải cho đủ bộ.


"Sư nổ một phát cho chùa toả sáng, từ đó Phật thăng luôn không dám ở lại chùa!"

Vào ngày 21 tháng 11 năm 2006 tại Nam Kinh, sư trụ trì chùa Huyền Trang dưới sự hướng dẫn của cảnh sát đã bắn 1 viên đạn thật vào mục tiêu.

"Chim ăn bão lửa!".



Đài quan sát của C21 pháo binh E729 tại Cao điểm 555 ở Ngả Ba biên giới Thái - Lào - Campuchia. Cái cây cổ thụ cao chót vót này bị hàng trăm vết mảnh do nhiều đợt máy bay, pháo binh của Thái Lan ném bom và bắn phá. Không biết bao lần chiến sĩ trinh sát thay nhau trèo lên tụt xuống cái tổ chim này. Nhiều đồng đội đã hy sinh, bị thương ở đây. Nhiều lần Ta và địch giảnh giật quyền kiểm soát cao điểm ba số 5.
(St từ Diễn đàn CCB sư đoàn 315)

Cú nhảy đầu đời của ngỗng con từ vách núi cao 120m




Câu chuyện đại bàng

Biên ra đây, tạo cảm hứng nào....
Đại bàng là:
1. Chúa tể bầu trời- trời càng mưa bão đại bàng càng bay cao hơn.
2. Đại bàng không ăn thịt thối- Nên đại bàng không thể làm bạn với kền kền, diều hâu.
3. Đại bàng vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, cũng là 1 cuốn sách của tác giả Do thái Sara Imas nên đọc. Khi đại bàng chọn bàn tình, con cái phải bay cao hơn và ném mẫu que xuống, con đực sẽ lao xuống và cắp mẫu que đó đưa lại cho con cái, có khi cả 1 ngày trời, con cái mới tìm được con đực cho mình bằng cách đó. Sau đó con cái và con đực phải tìm những gai nhọn làm tổ tít trên vách núi cao, lót lông của nó cho con đại bàng con ra đời. Khi nó lớn lên, trong 3 tháng sức nặng khiến nó bị gai đâm và đứng lên cũng là lúc bị mẹ nó đá xuống, con bố lại lướt xuống cứu con con, và cứ như vậy đến lần thứ 3, đại bàng con sẽ ko được ai cứu, lúc đó nó tự đi trên đôi cánh của mình để vào đời or là rơi xuống chết.
4. Đại bàng sẵn sàng tái sinh để sống lâu hơn, tiếp tục làm chúa tể bầu trời.
Trong chúng ta, bao nhiêu người dám thử "đập gãy mỏ", "tự nhổ từng chiếc lông" để làm một cuộc tái sinh như đại bàng?
Đại bàng là loài chim có tuổi thọ cao nhất, cuộc đời của chúng có thể kéo dài tới 70 năm. Nhưng một con chim đại bàng thông thường chỉ sống được khoảng 40 năm. Để sống được quãng đời dài nhất, chim đại bàng phải vượt qua một giai đoạn thay đổi khó khăn, có ý nghĩa sống còn.
Ở năm 40 tuổi, móng vuốt đại bàng dài ra và không còn linh hoạt để có thể quắp mồi được nữa. Chiếc mỏ dài và sắc bén của nó cùn đi, cong lại. Đôi cánh già nua, nặng nề, bộ lông mọc dài, bết dính khiến cho nó không thể bay lượn, săn mồi. Lúc này, chim đại bàng đứng trước hai lựa chọn: Chịu chết hoặc vượt qua một quá trình biến đổi đau đớn kéo dài 150 ngày để có thể tiếp tục làm "chúa tể bầu trời".

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

Lực lượng hải quân giấu mặt của Trung Quốc trên Biển Đông

mediaMột tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt ở Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá.Reuters

Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che chắn cho sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Đối với đồng minh thân thiết nhất của mình, Quân đội VNCH bị nhiều báo cáo của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chỉ trích là một con hổ giấy, một mớ hổ lốn tha hóa và tham nhũng, kém hiệu quả và thiếu tinh thần yêu nước. Một lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam thậm chí còn tức giận lên tiếng rằng: “Họ không muốn chiến đấu. Ngoại trừ thiểu số, hầu hết quân lính thuộc Quân đội VNCH đều không có tinh thần chiến đấu. Thậm chí có người bỏ chạy ngay khi xảy ra giao tranh với những nhóm Việt Cộng”.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Diễn giải hệ thống chuyên gia quân sự ở CPC

Trước 1975, Thời Việt Cộng hợp tác với Khmer Đỏ.
Năm 1970, sau khi Lon Nol lật đổ Sihanouk thân Cộng. Quân VN từ hướng Lào tràn xuống, đánh bật quân Lon Nol và làm chủ cả một vùng rộng lớn 4 tỉnh vùng Đông Bắc CPC. Quân Khmer Đỏ còn non trẻ nên dựa vào VC là chính. Quâni VN cố vấn cho họ xây dựng lực lượng vũ trang và giúp đỡ lập chính quyền các cấp.
VC sát cánh phối hợp tác chiến cùng KMĐ. Và Trung Quốc viện trợ thông qua VN, VN cố vấn giúp cho họ một số đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên. Chủ yếu là những chỉ huy người gốc Nam Bộ hoặc người Miền Ngoài vào Nam chiến đấu lâu năm nên dễ hiểu tính cách người Khmer. Sau này xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam thì số cán bộ chủ chốt này còn lại ít nên mất đi lợi thế am hiểu đặc điểm dân tộc và sở trường tác chiến vùng đồng bằng sông nước...
Giai đoạn chuẩn bị tổng phản công sang đất CPC.
Trước tình hình tranh chấp bằng vũ lực giữa VN và CPC ngày càng căng thẳng, phức tạp. VN không dàn xếp được với CPC Dân chủ bằng con đường ngoại giao, nên Bộ Chính trị, Trung ương đã manh nha ý định tổng phản công để giải quyết vấn đề kéo dài bế tắt. Từ năm 1977 đến 1978, Ban bí thư đã lập ra các nhóm, ban chuyên trách để nghiên cứu, lên kế hoạch. Do tính chất, nhiệm vụ có phát triển nên mấy lần thay đổi cơ cấu nhân sự và mật danh như “Nhóm 77, Ban 10, Ban Z, Ban B.68". 

Địch tay trong đòi bắn ông cố vấn xã.

Tôi thách bắn, sợ vãi đái dông luôn! và cái hậu...
Đầu tháng 1/1980, tôi nhận nhiệm vụ làm đội trưởng công tác xã Siem Bok. Nhằm ngay thời gian địch bắt đầu hồi phục dần lực lượng. Địa bàn xa lạ mà tiêng tăm thì mình chưa thật rành. Tình hình quan hệ quân với dân ngày càng căng thẳng, nặng nề. Tôi rất hoang mang không biết ai địch ai ta trong dân. Chúng tôi ngồi trên ổ kiến lửa mà không hay. Rồi một đêm, khẩu súng M79 của Đội không cánh mà bay. Do lính giữ súng ham nhậu, say ngủ quên bị tay trong của địch lén trộm mất. Tôi bầm gan tím ruột!
Thì tiếp chuyện động trời này.
Ngẫu nhiên, sáng ngày nọ, một đội viên đội công tác bạn nói: Báo cáo anh (tức tôi), đêm qua anh bảo lũ tôi đi kiểm tra. Như anh nói: thấy dân quân đánh bài ăn thua bằng đạn thì chấn chỉnh ngay theo lệnh nghiêm cấm. Bọn tôi phát hiện đám dân quân xã đang đánh bài. Nên nhắc nhở thì thằng Chanh nhà cuối xóm nói: "Tà Hùng giỏi có ngon xuống đây mà ngăn cấm, coi chừng ăn đạn vỡ đầu!". Nghe vậy, tôi nổi giận đùng đùng! và thầm nghĩ địch là đây chứ đâu, nẹt thằng này sẽ ra mấy thằng khác.
Thế là tôi phái hai chiến sĩ Đội CT của mình tìm đến nhà gọi hắn lên hỏi chuyện. Khi đi phải mang đầu đủ súng đạn đã cấp. Rồi dặn một chiến sĩ khác ở lại: "Anh sắp trị một thằng cứng đầu, chú mày ngồi góc kia. Súng để lên đùi gỉa vờ như bình thường lơ là nhưng lên đạn, sẵn sàng bắn nếu nó phản ứng chống lại tao".
Tôi và chiến sĩ chờ sẵn, hắn bị điệu tới nơi đội CT. Hắn bước lên nhà sàn, tôi chỉ tên Chanh ngồi gần đối diện nhau. Hai người đối đáp bằng tiếng Khmer.

Vì sao Hùng Cạo hay viết về chuyện chiến trường K

Bạn ghét chiến tranh, không thích vậy. Thậm chí bạn không hiểu, nghĩ rằng mình khoe mẽ chiến tích. Không phải vậy đâu, máu đổ đầu rơi, đôi khi cướp đi sự sống của người khác, để khoe ư! Về chính trị, mình đã đoạn tuyệt với quá khứ từ lâu. Hoặc ai đó nghĩ rằng đã là bộ đôi sao phản lại truyền thống, tiếp tay thế lực "thù địch". Không danh phận, một cái fb cá nhân "cóc nhái" có gì mà ghê! Đã con người ai cũng có suy nghĩ riêng về đất nước trong giai đoạn nào đó, chỉ là nói hay không mà thôi! Nhớ và đồng cảm với nhiều đồng đội đã cùng cầm súng chiến đấu như mình nơi xa lạ. Rộng hơn là thân phận của người lính không cứ bên nào. Và nhân dân, dù ở đâu cũng một cổ hai tròng...
Bạn nào thích thì coi, không thì bỏ qua, chớ hiểu nhầm thành ý người gõ chữ.
Trước hết đó là những ký ức sâu đậm dù thời gian trải nghiệm không nhiều so với chiều dài cuộc đời. Nói theo kiểu phương Tây là dư chấn chiến tranh hay chấn thương tâm lý hậu chiến. Nó tác động lớn đối với người lính về sau, nhất là những ai nhiệt tâm với nhiệm vụ. Hay với những đồng đội vào sinh ra tử, chịu nhiều mất mát thương đau. Các bạn có tin, mình đã rời chiến trường hơn 30 năm, thỉnh thoảng đêm ngủ vẫn mơ. Có khi ta phục địch, khi thì địch rượt ta, mà cái giò không chạy được. Tỉnh dậy, toát mồ hôi bần thần và mừng giấc mơ không phải thật.
Theo ký ức, mình ghi theo lối kể chuyện những sự kiện ấn tượng với mình mà không có đầu có đuôi, vui buồn lẫn lộn. Để lưu lại những gì đã trải qua, những gì mình làm được và chưa được. Đâu là khách quan đâu chủ quan. Nó xoay quanh một con người thì đặt cái tôi là trung tâm chứ gì nữa.
Có vài bạn yêu mến, góp ý nên viết thành sách dạng hồi ký.
H cảm động và cảm ơn. Khó à, ai chấp nhận. Mình đâu phải nhà văn nhà veo! Mình thuần tính nhưng mặt khác như con ngựa bất kham. Nên đã nói phải thẳng, không thì im lặng. Mình đã kể thì đều là sự thật, không lèo lái chính trị. Mình hay nói đùa, quên điều này viêc nọ thì có nhưng tuyệt đối không cố ý thêm thắt hoặc xạo sự. Nó trong một phạm vị nhỏ mà mình là chứng nhân, chỉ là một mảng của cuộc chiến tranh đầy phức tạp. Biết đâu để ai đó nghiên cứu về chiến tranh nhân dân, tham khảo. Hoặc thế hệ sau này biết mà rút ra điều gì đó, tránh bớt sai lầm của cha anh.
Cho nên rảnh mình sẽ tiếp tục theo hướng trên.
Trần Hùng - Thợ Cạo cảm ơn bạn đã xem mình chia sẻ tâm tư!.

Chiện bộ đội K nạp năng lượng và những thú rừng mình đã được ăn ở Campuchia.

Bọn mình hoạt động ở vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, rừng khộp (cây dầu) xen lẫn trảng cỏ nên thú rừng rất nhiều. Được ăn là do dân quân săn bắn "cung tiến" cho đội công tác của ông cố vấn. "Lếu láo" lơ là, thì Tà Hùng (dân nể cán bộ to gọi là ông...) đâu cấp đạn!. hehe. Thường cách 1-2 ngày là có thịt. Tiếng là lính nhưng bộ đội bắn dở ẹt, hao đạn, chờ sái thôi! Họ bắn ban ngày lẫn đêm đều giỏi. Có lần mình thấy bố dân quân cách con nai 200 mét, đứng khơi khơi bắn không cần tựa tì vào cây, chỉ với một phát đan CKC. Có lần, bọn mình đi truy quét địch sâu trong rừng. Gặp đàn bò tót khoảng chục con. Chúng chưa từng "trải nghiệm ăn đạn" của con người nên lính bắn trật, ngơ ngác không chạy. Mấy phát tiếp, chúng mới biết bỏ chạy, ngã một con, lính ấm chân răng một bữa!...
Thường ăn đủ các loại cá sông suối. Cá nhiều nên chỉ thấy dân đánh bắt bằng lưới chài, còn bộ đội thì chơi lựu đạn thuốc nổ. Cá nhỏ thì lấy mùng quây kéo. Chả ai thèm đi câu như ở Việt Nam. Dân chờ mùa khô, suối cạn, suốt cá ngất ngư bằng rễ cây kim tiền. Của sông, ngon nhất là cá Ba Sa (đặc sản khác với cá ở mình). Dân xẻ cá phơi khô hoặc ướp ủ với gạo rang, ăn ngon bá cháy! Cá sấu không ngon. Cá heo sông Mê Kông bị dính lưới, mỡ nhiều không ăn... Mùa mưa, đàn ca heo săn bắt cá nhỏ, ăn chừa lại cá đầu to bằng đầu gối, chèo ghe trên sông gặp hoài!. Dân và lính vớt lên mang về hưởng sái, cá không ươn do ngâm trong nước lạnh...
Chế độ Khmer Đỏ ác và hà khắc với dân nhưng hình như chúng hạn chế khai thác thiên nhiên nên thú rừng và cá sông suối nhiều đến vậy! Hay là chúng bắt dân làm, tận dụng sức lao động tối đa mà cho ăn ít. chã rõ.

"Chơi 1 qủa lựu đạn, bắn 1 trái M79, tim như ngưng đập!"

.... Từ xa, bắt đầu nghe có tiếng động, tôi hạ thấp người, nhẹ nhàng tiếp cận sát hơn trong điều kiện địa hình cho phép. Dừng lại, tìm một gốc cây, xung quanh là vạt cỏ rừng cao tầm 5 tất, nằm nghe ngóng, chờ hội quân. Cách chỗ tôi nằm áng chừng hơn 10 mét, phía bên kia lùm cây lớn, chỉ nghe tiếng 2 tên địch đang nói chuyện lao xao. Thật lạ! Chờ mãi 15 phút, không thấy bóng quân ta cùng đến...
Bỗng nghe tiếng động chặt cây rồi nghe giọng nói của 2 tên kia lớn dần vang vang trong rừng vắng. Tôi nhìn thấy chúng vòng qua khỏi lùm cây. Một thằng vác súng trên vai, một thằng tay không, chúng vừa đi, vừa ngước nhìn lên, có lẽ định chặt cây hay kiếm dây leo gì đó. Trời ạ! chúng nhè đi ngay về hướng mình đang nằm. Tình thế căng như dây đàn, tim tôi đập thình thịch. đầu nghĩ thoáng qua: không thể di chuyển để né được, nó sẽ thấy. Thôi một sống hai chết vậy! Nhưng không sợ lắm vì mình chủ động thấy nó, ngược lại nó không hề biết minh đang tính luột nó!. Ngặt nỗi, súng M 79 bắn ở cự ly gần, đạn chưa chắc đã nổ. Tôi quyết định đánh lựu đạn trước, bắn M 79 sau. Tôi rút chốt trái lựu đạn của Mỹ, sẵn sàng.
Chúng bước tiếp, khoảng cách nhau còn chừng 8 mét. Không thể nào khác, tôi bung thìa cho lựu đạn điểm hoả trên tay trước. Ý nhằm để lựu đạn chạm đất là nổ. Không cho địch có thời gian nằm xuống né mảnh, nó có cơ hội sống sót, sẽ diệt mình!
Tôi rướn người ném vội quả lựu đạn tới. ‘Bốp’ – “Bịch’. Eo ôi! Quả lựu đạn quăng trúng gốc cây nhỏ trước mặt, dội lại rớt xuống, chếch sát phía sau lưng, cạnh tôi. Lúc này, hồn vía lên mây, tim như ngưng đập. Lẽ ra lúc ấy, tôi lăn người để tránh nổ thì còn cơ may sống sót. Ngược lại, do quá hoảng hốt, tôi sợ khẩu AK của tên kia sẽ khạc đạn về mình. Trong đầu tôi lúc đó: chỉ duy nhất một ý nghĩ là nó phải chết thì tôi mới sống được! Nên nhoài người ra sau chụp lấy quả lựu đạn ném tiếp lần hai về hướng địch. 

Chiện dại: Vùi lửa quả cối lấy chì và cạy đầu đạn M79 ra coi.

Khi bé, Nhà gọi mình là thằng Cu em. 
Lúc ấy khoảng chừng 4 tuổi chi đó, mình đã biết đi chận bò. Ngày nọ, ra đồng nhặt được một quả bự nặng chịch (cối 61) đem về. Hí hửng khoe: Má ơi, quả này lùi lấy chì nhiều lắm tha hồ để câu má à!.
Bà già đang nấu, dân quê đâu biết gì nên không cản ông con. Thằng Cu em đưa vào bếp lửa vùi dưới tro than. Một lát sau nghe "bụp" một phát, nồi canh lật ngang, tro bui bay mù. May thiệt, nó mà nổ thì hai mẹ con đã banh xác.
Lớn lên học tới lớp 11 vẫn còn ngu!.
Mình cùng chúng bạn đi chơi dã ngoại. Ngang qua ruộng dưa vắng chủ, cả bọn vặt trộm, cạp nhồm nhàm, cười ha hả. Mình bỗng thấy đầu quả đạn M79, đầu chóp mạ vàng trông rất đẹp bắt mắt! Trước đó có nghe người lớn bảo: nó tinh vi lắm.
Mình tò mò, thế là một mình ngồi hì hục cạy vỏ ra coi. Quả đúng vậy, bên trong nhìn rất phức tạp có mấy lớp mỏng vòng răng cưa bằng nhôm. Sau này mới biết đó là bộ phận tự động. Đạn bắn ra từ súng chưa nổ vì chưa đủ tua, nếu thêm đủ vòng quay là nó nổ.
Eo ôi! Nhìn lại đời mình, lão thoát chết biết bao lần bỡi cái ngu vô đối và liều mạng vô chừng!. Nhưng lúc nào cũng có Bà đỡ. hehe
Ảnh minh hoạ: quả đạn cối 61ly và bên trong đầu đạn M79

Thơ - Boạn phương xa, sô reng rứa hè?

Tau hủa thiệt reng không dề rứa hỉ
Mi lồm chi moà tệ rứa hở mi
Mi đi miết tau chờ hùa béc mệt 
Dề quê đi hẹn gặp nhậu như ri
Có bọn nớ tết chừ lâu mới gặp
Rứa mi hè ..tranh thủ dề chơi dui
Mấy đứa hén nhắc mi hùa mi hỉ
Boạn bè thương.. mi đừng có bùi nhùi
Dề đi mi en bê thui Cầu Mống
Rẽ Hội An en bánh đập Cẩm Nam
Đến Thăng Bình...chố lươn xanh đẹt sản
Mi còn chê mi núa chổ mô hơn
Dề bãi Rạng en cá chùn xanh nướng
Cén ớt xanh...chấm mắm nhĩ Nôm Ô
Ghé Hội An thưởng thức món Cô Lầu
Dề đi mi en món chi cũng tuyệt
Thịt heo mụa quê mình thơm ngon thiệt
Mì Quảng nôm en nhớ miết , nhớ hùa
Rôm chiên dòn đẹt trưng ngon chi lạ
Bún cá Ngừ hương dị ngọt cai chua
Dề đi mi hái mít non dô trộn
Đậu phụng rang...thơm phức nhúm rau mùi
Thịt goà toa xé phay... nồi chố nóng
Mồi bô loa... đổm bổ nhậu ngon dui
Dề đi mi ...ruột doà tau xồ nghệ
Xồ hến hành xúc bánh tráng mê ly
Cá Nục hấp tiệt dời rau mún cún
Nhậu ngon hùa mồi quá đã nghen mi
Dề đi mi ...cá Tràu hấp ...rau dườn
En kành bụng ún rựu lò nghiên chất
Dề quê mình tình cổm ngừi chân thật
Mi không dề... reng chi lạ mi hè ?
Bô chừ dề núa phát một tau nghe
Dề đi mi ... không con mình mất gốc
Dề thăm quê thăm boạn bè doòng tộc
Đừng để ngừi...hủa reng tệ rứa mi?
St
Tụa thơ, nẫu đẹt.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Tín ngưỡng chính trị của người Hoa

Trong tiếng Hán-Việt, Chợ Lớn (khu vực quận Năm và quận Sáu bây giờ) gọi là Đề Ngạn, phát âm theo tiếng Quảng Đông là Thày Ngòn. Mà Thày Ngòn dịch ra tiếng Nam Bộ chính là Sài Gòn. Nguyên thủy, trung tâm Sài Gòn nằm trong Chợ Lớn bây giờ, khu vực mà người Khmer gọi là Prei Nokor. Sài Gòn cũ lúc đầu (thế kỷ 17) chỉ là một ngôi làng quê hẻo lánh, trong khi đó thành phố Nam Vang đã phát triển lắm rồi.
Còn khu vực Sài Gòn mới như bây giờ ta thấy có chợ Bến Thành, có quận Một và quận Ba, thì ngày xưa người Khmer gọi là Kas Krobei, người Việt gọi là Bến Nghé.
Hôn nhân chính trị giữa công chúa Ngọc Vạn và vua Chân Lạp Chey Chetta Đệ Nhị diễn ra vào năm 1620 với món quà cưới tặng cho chúa Nguyễn là khu Chợ Lớn bây giờ (Prei Nokor/ Sài Gòn cũ/ Thày Ngòn). Năm 1623 chúa Nguyễn yêu cầu con rể cho lập hai trạm thu thuế, một tại trung tâm Prei Nokor và một tại Kas Krobei. Lúc đấy khu vực Prei Nokor chỉ có một ít người Miên và một ít người Việt.
Năm 1679 nhóm người Hoa “phản Thanh phục Minh” được chúa Nguyễn giới thiệu với vua Chân Lạp để tới vùng Cù Lao Phố (nhóm Trần Thượng Xuyên) và vùng Mỹ Tho (nhóm Dương Ngạn Địch) lập hai thương cảng có tên Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố) và Mỹ Tho Đại Phố. Trong khi đó ở Kiên Giang và Cà Mau, một người Hoa khác là Mạc Cửu đã làm quan cho Cao Miên và lấy đất của chính quyền Nam Vang lập khu dân cư, mở sòng bài dọc theo bờ biển vịnh Thái Lan từ Sihanouk Ville tới Cà Mau, mở thương cảng ở Hà Tiên… rồi mới đem đất Cao Miên đó nộp cho chúa Nguyễn.
Do đó, sau này một số người Hoa ở Nam Bộ thờ cúng Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu, họ cho rằng tổ tiên họ có công đầu khai phá đất này. Họ không thờ Nguyễn Hữu Cảnh.

Người Khmer Krom đòi Nam Bộ là 'vô lý'

Tiến sỹ Nguyễn Văn HuyGửi cho BBC từ Pháp
17 tháng 9 2014
cộng đồng người Khmer Krom tại Campuchia đã liên tục tổ chức nhiều cuộc biểu tình trước sứ quán Việt Nam phản đối chính sách đất đai của Việt Nam.
Nguyên do của những cuộc xuống đường này là phát biểu của ông Trần Văn Thông, tham tán sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh, nói rằng miền đất Nam Bộ thuộc về Việt Nam từ lâu trước khi Pháp chuyển giao lại cho Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 09/09/2014, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia, cho biết :
"Chúng tôi không đòi lại đất, mà chúng tôi muốn gửi thông điệp tới chính phủ Việt Nam, yêu cầu họ phải tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, không được can thiệp vào công chuyện của chúng tôi.

Hôn phối của người Miên ở biên giới.

Châu Đốc có nhiều người Miên. Người Miên Châu Đốc đi qua đi lại biên giới, đi xe qua thị xã Tà Keo, cảng Sihanouk Ville hay lên thủ đô Nam Vang dễ dàng chớ không phải khó khăn như người Miên Trà Vinh, Sóc Trăng sau năm 1979 mới có thể đi Nam Vang dễ dàng.
Người Miên có tiền hay có thế lực ở Thất Sơn hay Châu Đốc ưa cho con cái lên Nam Vang học trung học chương trình Pháp chớ không đưa lên Sài Gòn. Khoảng cách đường sông Châu Đốc- Nam Vang gần hơn Sài Gòn, đi ghe đò theo sông Cửu Long lên Nam Vang khá thuận tiện. Đi bằng đường bộ lên Nam Vang cũng dễ dàng và cự ly ngắn hơn đường bộ Châu Đốc- Sài Gòn.
Thời Sihanouk chưa bị lật đổ tức trước năm 1970 đường sông và đường bộ bên Miên an toàn hơn bên phía Việt Nam đang có chiến tranh.
Hiện nay đi về Châu Đốc không còn phải qua phà nữa do đã có cầu Mỹ Thuận, cầu Vàm Cống. Tuy nhiên thời gian đi xe từ Châu Đốc lên Nam Vang cũng vẫn nhanh hơn Châu Đốc- Sài Gòn nhiều. Đó là lý do người Miên Châu Đốc vẫn dễ gắn bó với Nam Vang hơn là gắn bó với Sài Gòn nếu tính kỹ từ hồi Pháp thuộc cho tới thời bây giờ.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Cạo cắn linh tinh... 2



Có một lần Đại uý què húng chó cả gan hù doạ Thủ tướng Hun Sen

ĐẠI ÚY QUÈ NHẮN THỦ TƯỚNG ĐỈNH CAO: HUN SEN, ÔNG HÃY LIỆU HỒN !
Thưa ông Hun Sen và độc giả,
Sau khi biết kết quả Hội nghị các bộ trường Asean, dư luận Việt Nam phẩn nộ với đối sách của chính phủ Campuchia, ông có thể xem thêm giới bloggers đánh giá ông ở Đây.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về hàng vạn đồng đội mình qua các thời kỳ. Những chàng trai mặt còn lông tơ đã bỏ xác xứ người. Máu, mồ hôi của họ đã thấm đẫm, rải khắp đất nước Campuchia. Người còn lại trở về Tổ quốc với vết chân tròn trên cát, mang theo mầm sốt rét, di chứng bệnh tật ... được cái gì cho ngày hôm nay?
Tôi đã viết lời nhắn này hơn tuần rồi, nhưng phân vân liệu mình có tư tưởng sô vanh nước lớn và ngạo mạn với ông chăng? Nghĩ lại, từ góc độ cá nhân, chẳng thay mặt cấp nào, sao không nói với ông, người từng cầm súng chiến đấu như chúng tôi, có thời chúng ta cùng một hướng, đã từng trả giá vì chiến tranh. Nói thẳng nói thật thì ngôn từ có lẽ khó nghe, mong ông thấu hiểu...
Dẫn chuyện:
Trước khi sang Campchia tôi từng ở đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng cho quân khu Đông Bắc Campuchia trước 1979, đã từng chiến đấu, công tác 7 năm ở đất nước ông. Trung thành với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh của đất nước tôi, đã luôn coi "Giúp bạn chính là tự giúp mình". Là người ghét tư tưởng nước lớn và nằm trong số ít người thực sự tôn trọng đất nước, con người Campchia, tôi có đồng chí, đồng đội, có cha mẹ nuôi, người yêu là người Khmer. Tôi là người cầm súng có lý tưởng, đã tận tâm cống hiến vun đắp hết mình vì sự đoàn kết bền vững của hai dân tộc Việt nam - Campuchia...

Chuyện giữ súng ngắn để thanh toán với đời.

Lão xem tin tức, biết mấy trường hợp người dân bức xúc nổ súng ở VN và ở TQ. Người "đáng" chết thì không chết, mà đòm ngay đơ những người khác cùng chỗ làm với kẻ ức hiếp . Khi bị dồn nén, cơn nóng giận lên đỉnh điểm thì người ta mất đi sự tỉnh táo, sáng suốt gây oan mạng. Thật tội lỗi. oái ăm đời! Lão mà xử thì tính toán mọi tình hướng như đánh nhau với địch í.
Nhớ lại chuyện mình. 
Với lão, súng ngắn không phải là bạn. Hồi ở K dù lên đến cấp thượng uý nhưng vẫn khư khư bên mình khẩu AK muôn thuở nặng chịch. Chả màng súng ngắn vì nghĩ thứ đó để giải quyết khâu oai chứ đánh đấm gì khi hữu sự. Vả lại có khi về phép, mang nó theo cho oách, biết đâu khi tức khí bắn sảng rồi đi tù. Quên để trộm mất thì bị kỷ luật, chứ chẳng chơi !
Khẩu ru lô của Mỹ, mình có được và rất thích. Do anh trợ lý tác chiến đơn vị cho mượn, sau ảnh mất, nghiễm nhiên thuộc về mình. Lão từ CPC về mang theo nó và 2 quả lựu đạn để làm kỷ niệm. Lựu đạn thì cho ông anh ruột đánh cá. Còn súng cũng có định bụng: "Tao hiền thôi, chưa bao giờ công thần gây chuyện với đảng, chính quyền địa phương. Chưa bao giờ mất lòng hàng xóm dù là đứa con nít. Nhưng thằng nào dồn tao vào chân tường thì mạng đổi mạng. Mà không chỉ một cho phí công nếu nó có bè với nhau".

Vì sao lão không tin thuốc Đông y, thuốc Bắc, thuốc Nam!

Dân ta thường nói: Có bệnh thì vái tứ phương hay Phước chủ may thầy!. Nhiều người có tâm lý theo hướng đó, nhất là ở nông thôn. Trị bệnh mà như đánh đề, chơi xổ số!.

Lão tin bất kể loại nào đều có nguồn gốc từ thực vật, động vật, hoá học... có bất kỳ ở đâu trên thế giới mà Tây y họ chưa biết cả. Các loại thuốc hiện hành được chiết xuất bào chế cũng từ nguồn ấy. Các viện khoa học luôn nghiên cứu nát óc để khám phá cho ra đời thuốc mới. Các hãng dược phẩm vì lợi nhuận nên tung người thi nhau săn lùng nguồn thuốc mới. Chỗ nào họ chả có mặt, sao không biết?.

Thuốc "đông tây nam bắc" dạng thô, uống nhiều vị kết hợp, đồng nghĩa người bệnh phải nạp vô người những chất kèm theo không cần thiết, thậm chí có hại cho người bệnh. Chưa loại bỏ hết độc tố trong đó nên rất nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy đơn thuốc uống kéo dài để hoá giải dần độc tố. Chưa kể các loại "thuốc dược" hầm bà lằng của lang băm, thầy cúng, thầy mò,...

Tây y cũng có chuyện, hãi nhất là vừa dứt bệnh này thì đẻ ra bệnh khác. Do bác sĩ hành nghề "chụp giựt" cứ theo phác đồ điều trị mà bổ lên đầu, ít ai hỏi tiền sử bênh nhân, ra toa không dặn kỹ chứ không phải do nền y học.

Chia sẻ kinh nghiệm thi đấu với quan chức để giành lại quyền lợi CCB.

Tức là CCB chiến trường K từ mã thẻ bảo hiểm y tế KC2 bị tuỳ tiện chuyển thành KC4. Mình có kể diễn biến và kết quả ở 2 stt vài tháng trước. Nếu đồng đội hay người nhà lúng túng chưa biết gặp ai và làm cách nào? 
Thằng con nào quanh co thì đập bằng văn bản nhà nước và lập luận như đinh đóng cột. Còn ấm ớ hội tề thì chửi thẳng vào mặt. Hổng xong thì yêu cầu gặp cấp có thẩm quyền cao hơn, nếu vẫn cà lăm thì đấu vặt tiếp. Đến khi nào trụi lông thì thôi. Thằng con nào thành khẩn biết lỗi thì đại xá cho qua, hợp tác làm thủ tục. Đúng bài thì vài ngay có ngay thẻ BHYT mới với quyền lợi như cũ.
- Ai ở xa thì alô rồi đề nghị họ gọi lại nói chiện phải quấy vì dân hổng có tiền. Vẫn làm thủ tục bổ sung giấy tờ qua đường bưu điện mất chưa tới hai chục ngàn.
- Ai đã khám chữa bệnh bị nộp thêm 20% chi phí rồi thì giữ giấy tờ để BHXH tỉnh, thành sẽ trả lại tiền cho khổ chủ.
- Thích thì tố cáo lên chủ tịch tỉnh thành cho nó máo, rảnh thì kiện lũ ù lì ra toà, quậy cho nổi bọt chơi.
Luật xư Cạo sẵn sàng tư vấn miễn phí. hehe. Hổ trợ mọi người có nhu cầu qua messenger hoặc email.
Laothocao@gmail.com

Tội "giết người" và tính "nhân đạo" của người lính là tôi!.

Số là từ lâu mình cay mũi cái đội vũ trang truyên truyền do thằng bí thư huyện cũ của Pol Pot trực tiếp chỉ huy. Có lần hai tên ở trong rừng quá khổ lại nghe lời gia đình tác động nên ra hàng. Thời cơ đến, mình là đội trưởng xã phe ta ráo riết động viên họ chỉ đường, dẫn bộ đôi VN quay lại ổ cũ. Với cam kết gọi hàng bắt sống chứ không đánh tiêu diệt, trừ phi chống đối. Biết được chúng ở xa nên chủ quan không gài chông mìn bố phòng. Ban đêm trời lạnh, không làm gì nên đốt lửa sưởi ấm rồi ngủ sớm...
Mình lên phương án mang tính viễn tưởng và đầy mạo hiểm nhắm vào hang cọp... Sếp Cạo chỉ huy 5 lính trang bị gọn nhẹ, không hoả lực, không ý, thông tin gì ráo! Rồi vượt biên lên đường ngay sang địa bàn thuộc tỉnh khác để mò đến tận nơi địch ở trên núi. Hành trình đi tuy rất dè dặt nhưng có vài tình hưống không lường trước...
Chiều xẩm tối, 2 hàng binh dẫn 6 quân ta men theo đường mòn đến chỗ chúng ẩn nấp. Khoảng 9 giờ, dựa vào đóm lửa định hướng, cả nhóm bí mật áp sát láng trại. Vào gần đến nỗi tầm quan sát chỉ còn chừng 3-4 mét, nhìn rỗ mồn một vị trí từng tên. Như phướng án đã bàn, mình phất tay cho 2 hàng binh bò vào định lấy trộm súng đưa ra để an toàn tránh sự cố. Ai dè, hình như hàng binh cố tình đánh động cứu đồng bọn từng sống chết với nhau để chạy thoát. Thấy chúng đang ngủ bỗng vùng dậy chồm lấy súng, thế là mình quất thôi, cũng là hiệu lệnh lính xả đạn!
Ba mũi bên ta đồng loạt nổ súng vào mục tiêu. Ban đầu mình quỳ bắn rồi bật đứng dậy quét tiểu liên. Các hướng AK nổ rèn rẹt, chan chát, phụt lửa dài ngoằng thấy ớn! Thời gian tích tắc nhấp nháy chỉ một phút địch đã bị liệt cụp hoàn toàn. Chớp nhoáng như như phim Rambo Mẽo (Mỹ làm phim cạ tụng anh hùng chủ nghĩa và khè ăng lực thôi!). Không còn nghe tiếng động người chạy cây gãy, mình hét lệnh dừng bắn. Súng dứt là mùi máu, rồi tiếng hai đứa con gái địch la bài hãi...

Các nước dân chủ nuôi bọn diệt chủng Khmer Đỏ bằng cách nào?.

Nếu trực tiếp viện trợ thì ngại dư luận thế giới, nên họ thông qua Thái Lan nước tiếp giáp CPC, sợ nguy cơ làn sóng đỏ lan sang.
- Rót viện trợ quân sự cho Thái, Thái đứng trung gian và sau lưng làm cố vấn, tiếp sức cho Khmer Đỏ. Mỗi khi quân VN tấn công mạnh vào các căn cứ quân Khmer Đỏ dọc biên giới. Nếu quân Khmer Đỏ bức, không chịu nổi, ôm đầu máu chạy sang đất Thái. Quân VN truy kích thì quân Thái sẽ dùng pháo binh, máy bay ném bom ngăn chặn, với danh nghĩa cản quân VN xâm phạm lãnh thổ để cứu quân Khmer Đỏ.
- Rót gạo, thực phẩm, thuốc men qua hình thức LHQ viện trợ nhân đạo cho các trại tỵ nạn chiến tranh trên đất Thái. Những trại đó dưới quyền kiểm soát của quân Khmer Đỏ. Cho nạn nhân diệt chủng thì quân diệt chủng cũng hưởng. Đây cũng là nguồn lương thực chuyển vào nội địa CPC nuôi quân Khmer Đỏ đánh nhau với quân Việt Nam và chính phủ CPC.
- Ở những căn cứ quân sự và trại tỵ nạn là nơi phái đoàn các nước dân chủ và quan thầy Trung Quốc đến thăm. Là nơi để các nước thu thập nguồn tin tình báo. Quân Khmer Đỏ tiếp nhận viện trợ, cố vấn chiến thuật, huấn luyện tác chiến và được lên dây cót tinh thần "đã có chúng tôi".
- Nói thêm về người Việt vượt biên tỵ nạn ở đây: Sống mòn mõi chờ hưởng quy chế ty nạn của LHQ để định cư nước thứ ba. Nên có những người lớn và thanh niên chán nãn xung phong gia nhập quân kháng chiến Para (Sêrây Ka thuộc phe Sơn San), không theo Khmer Đỏ vì họ ghét cộng sản. Để có tiền phụ cấp, được ăn đồ hộp ngon hơn, được có thuốc hút... Cầm súng tham gia chiến đấu, dĩ nhiên dưới quyền người Khmer.

Nhận định quan hệ VN-CPC, sẽ như thế nào nếu xảy ra xung đột.

(Oánh nhau là chiện pha học viễn tưởng vì khó thể xảy ra)
TC có vài ý hơi khác với Quang Phan:
Vấn đề quá khứ giữa VN và CPC rất phức tạp nên chỉ dựa vào biên niên sử và nhiều nguồn tin tham khảo để hiểu thôi. Còn kết luận bản chất vấn đề, đánh giá đúng sai là điều cực khó, gần như không tưởng. Ngay cả người trong cuộc, giả như cho làm lại từ đầu cũng chưa hẳn chắc chắn xử lý như thế nào là khôn ngoan hơn, phù hợp hơn.
Cái quan trọng là hiểu để tránh cái đáng tiếc xảy ra trong tương lại. Cho nên giữa các nước đã ký kết hiệp định phân chia biên giới, cắm cột mốc cho rõ ràng là vậy. Thời xâm lược đã qua lâu rồi, thời đại là sức mạnh mềm. Nước lớn gây ảnh hưởng với nước nhỏ láng giềng là điều dĩ nhiên để có lợi thế kinh tế xã hội và bảo vệ khoảng cách an toàn lãnh thổ của mình. Và không chỉ VN với CPC.
Nước nhỏ phải biết điều phải quấy với nước lớn, cố gắng cân bằng lợi ích lẫn nhau ! Nếu qua lịch sử (mở) không ý thức điều đó để xảy ra xung đột với VN thì gặp đối thủ có máu chiên binh truyền đời, sẵn sàng chơi đến khô máu. Sẽ khó nhằn về chính trị, phải trả giá đắt về quân sự, tất nhiên VN cũng hứng chịu hậu quả.
Ai chứ "cha già dân tộc" Sihanouk quá cố đã thấm đòn nhiều nên rất hiểu điều cốt lõi trong quan hệ. Và "đồng chí" Hun Sen đi guốc trong bụng VN! Nên cố gắng đi dây giữa VN và TQ. Đã mạnh tay triệt hạ mọi âm mưu của đối thủ lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động hận thù xưa.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Théc méc về vốn vay cho dự án cao tốc Bắc Nam?

Thấy nhiều người Việt phản đối vay vốn Tàu, để Tàu thi công. TC théc méc, nếu vậy thì vốn ở đâu, nước nào cho vay?.
Coi lại bài dưới thì nợ TQ nằm khoảng 6 tỷ USD, 6,3% tổng số nợ nước ngoài của VN nhưng với lãi suất cao hơn hẳn và nhà thầu TQ thi công thường chậm trễ so với các nước còn lại.
Thế tại sao không vay các nước khác?
Tầm hiểu biết KT của lão hạn hẹp nên suy đoán:
VN vay cả đống rồi, lãi mẹ đẻ lãi con, các nước tư bổn giãy chết sợ VN không có khả năng chi trả. Nợ chây lì mà theo luật quốc tế thì chế tài xiết nợ, thế giới văn minh làm vậy sẽ mang tiếng dã man. Còn vay của Tàu coi chừng bị cấn trừ nợ ác độc, mất lãnh thổ mang tính chiến lược.
Phải chăng: Tư bản, họ đã quá oãi chè đậu với VN nên không rót vốn thêm, nếu có thì điều kiện cũng sẽ khó hơn xưa? Các nước kia không cho vay tiếp số tiền lớn cho dự án khủng thì chỉ còn nước đu đại ca đầu gấu Tàu? Vay của Tàu dễ kiếm ăn hơn hay thế thời phải thế! Biết đâu, quan chức VN nghĩ: thà tới đâu thì tới, có còn hơn không?

Ấn tượng với cái nhà của một chú em ở miền Tây!

Lạ là:
Cái nhà, tuy lợp tôn nhưng rất rộng, không phông trần chi cả. Bên trong thông luôn vòng quanh, 6 phòng nằm giữa căn nhà. 
Chú ấy là nông dân trồng cam và buôn bán trái cây chứ không phải đại gia gì ! Nhà ngang khoảng 15 mét, dài khoảng 30 mét. Thường ngày ở 2 vợ chồng cùng 4 đứa con học phổ thông. 
Vì ở đất hương hoả nên chú có trách nhiệm làm 6 đám giỗ/ năm, lần to nhất đặt đủ 12 bàn tròn. Có 1 phòng chỉ để chứa bàn ghế, xoong nồi, chén bát.. cho việc giỗ và một cái bếp rộng.
Sau khi nhậu tới bến, bà con ai không về, có thể chứa vài chục người ngủ lại.
(ảnh có cái xe trong nhà là của người bà con gửi nhờ)



Ngẫm tàu điện cao tốc giữa TQ và Mỹ, ngoặc về VN,

TC xem, túm một số ý bàn luận:
Hệ thống tàu điện cao tốc của TQ đã bỏ rất xa Mỹ về mọi mặt. Biện luận cho là do ở Mỹ đi máy bay, xe hơi tiện hơn. Nên có người đặt câu hỏi ngược:
- Các anh chị đi máy bay tiếng ồn thế nào? Tàu cao tốc tiếng ồn thế nào? Xe nhà tiếng ồn bao nhiêu?, độ an toàn thế nào?
- Các anh chị đi máy bay hít oxy tự nhiên hay nhân tạo? Đi tàu cao tốc hít oxy gì?
- Các anh chị ra sân bay tiện hơn hay nhanh hơn ra ga tàu? Làm thủ tục lên máy bay nhanh hơn hay lên tàu cao tốc nhanh hơn!?
Lạc hậu, sao Mỹ không phát triển? - Kết luận: Mỹ đếch có tiền đầu tư.
Nói ngoặc về VN, sao TQ làm tốt ở nước họ mà sang VN làm tuyến cao tốc Cát Linh - Hà Nông thì thi công ì ạch, đội vốn?
Móc tiếp: Tuyến Bến Thành - Suối tiên, Nhật làm cũng thế.
Chưa thấy lý giải gốc vấn đề tại sao, đâu là nguyên nhân chính?. Tuy nhiên cái biết là tiền rót vào công trình khủng như nhỏ giọt thì có thánh mới làm nhanh mà không bị đội vốn.
Nói chi đến cao tốc Bắc Nam!

Hai stt cũ về Pín

Một nhân vật không trộn lẫn vào đâu được trên thế giới Fb
Vinhhuy Le - Pín bạn tôi
https://www.facebook.com/vinhhuy.le/posts/1266583430105458

Cách nguỵ tạo tài liệu Đề thi học kỳ II lớp 11 môn Địa lý.

Bỏ ra mục đích nguỵ tạo nội dung, vì ai cũng biết nhằm vào gì. Người đưa hình lên fb và bình luận đầu tiên được cho là nhà báo. Có thể là cùng một nhóm hoặc chỉ vì tin ở người cung cấp.
Qua tìm hiểu, TC đoán rằng:
1/ Xem hình nội dung 2 tờ giấy, có gì?,
- Đoán dưới lớp mực đè lên ở góc trên bên trái là logo nhà trường, góc trên phải là mộc vuông xác nhận văn bản của trường ban hành.
Tại sao phải bôi mực vài chỗ và làm nhăng gấp tờ giấy của một tài liệu có tính công khai minh bạch, che dấu điều gì?
- Vì để địa chỉ, vết tích thì nhà trường đó sẽ truy ra tung tích. Và để đánh lừa người xem dễ tin nó là thật,
2/ Lấy nguồn tài liệu từ đâu và nguỵ tạo bằng cách nào?
- Logo và mộc là do nhà trường tạo sẵn chèn trên file word. Thuộc nội bộ nhà trường để thầy cô gõ văn bản kiểm tra kết quả học sinh học tập. Đây là đề kiểm tra bài học số 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa của lớp 11, qua hình thức trắc nghiệm.
- Từ file gốc không được khoá bằng mật khẩu, tên quản lý hoặc kẻ khác mới sửa lại tiêu đề. Sau đó in ra và làm gấp nhăng tờ giấy cho có vẻ giống thật.
Không có tên sở giáo dục, tên trường... do đó nó khác nguyên tắc một văn bản hành chính thông thường. Môn thi địa lý của lớp 11 thì lại ghì ban tự nhiên? Còn nội dung khác với Bộ Giáo dục hướng dẫn không tập trung vào một chủ đề.
Hình xem stt vừa rồi ở dưới. Link người phát tán: 

Tẩy chay hàng Tàu ư, người thu nhập thấp không có chọn lựa!

Hàng Tàu tràn lan trên nước Việt, đủ các chủng loại, thượng vàng hạ cám. Hàng gia dụng của VN rất ít, SX tại chỗ mà giá không rẻ hơn, chất lượng không hơn Tàu luôn.
Mình quan niệm: hàng hoá không kể của nước nào, cùng chất lượng mà rẻ, phù hợp với túi tiền là chơi. Mua bán làm ăn, yêu nước cái khỉ mốc! Nước nào, hãng nào cũng vì lợi nhuận của nó thôi. Chỉ yêu mến và ủng hộ nếu hãng đó có phong cách chơi văn minh, chẳng hạn Google.
To còi chống Tàu, tẩy chay hàng hoá mà xài 90% hàng Tàu, lão không tin! Đừng bảo đó là của Nhật, Mỹ, Châu Âu nhoé, đa số nó cho ẩn chữ Tàu và Made in China thôi.
Thử hỏi, vài ví dụ:
Không có hàng Tàu nhảy dô thì người nghèo bao giờ có xe máy để đi. Không có hàng Tàu nhảy dô thì ĐT thằng Samsung còn chém ngọt. An ninh quốc phòng hả? Viettel cũng dùng thiết bị điện tử của Tàu là gì? Không có thương lái Tàu nhảy dô thì công ty nhà nước, thương lái Việt bóp cổ móc túi nhà nông còn ác hơn! Các xưởng sản xuất nhỏ không mua máy móc tàu Thì tiền đâu đủ sức làm, cất cánh bằng cách nào?.
Nhiều đại gia giàu có đi lên bằng con đường nào? Không nhờ đất đai thì nhờ buôn bán làm ăn với Tàu cả đấy!

TQ từ lâu thôi truyên truyền khoa trương "chiến thắng" đối với VN.

Họ im hơi lặng tiếng là phải ! Vì một nước lớn xâm lược đòi dạy nước nhỏ một bài học là trái với văn minh và quy ước quốc tế. Khác cuộc chiến tranh bắt buột mà VN tiến hành. Không thể đánh đồng việc VN phản công sang CPC vì Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ VN trước đó. Ba năm rưỡi ròng rã, suốt dãi biên giới và ngày càng tăng quy mô lẫn cường độ.
TQ đang ngoi lên vị trí siêu cường, cần tô vẽ lại bộ mặc đại bá nhơ nhuốc. Đồng thời nằm trong chủ trương chung mà hai nước TQ-VN không nhắc lại quá khứ, hướng tới tương lai.
Ảnh cũ của Reuters. Cựu binh trong trận chiến biên giới Việt - Trung năm 1979 trên đường phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.

Tổng Chủ đốt lò hoài cũng không hết, cần thỉnh pháp sư Tibet về trừ tà.



Ngài sẽ lột da người làm mặt trống, róc xương ống quyển làm dùi trống. Thế chúng mới ngán!


Phương châm sống của tôi ở đất K

Con cá sống nhờ nước
Mà nước cũng cần con cá sống
Để cá chết thì cá khác quậy đục cái ao
Muốn thấy địch, cố tìm sẽ thấy
Đánh nó trước khi nó hốt mình
Thích yên thân, cứ ăn chơi nhảy múa
Nó đánh cho chết, lúc đó mới hay.
Ở CPC, nếu bộ đôi không bám dân thì quân VN có thể khộng trụ quá một năm

“Pot ở đầu phum ta cuối phum”

Xem lại câu chuyện đau lòng trên Bên thắng cuộc của Huy Đức, phản ánh một chiến trường phức tạp và dữ đội ở Camphuchia.
....Tháng 5-1986, Thượng úy Trần Hữu Long, đang là giáo viên quân sự ở trường Quân chính Quân khu VII, được điều sang chiến trường Campuchia làm đại độitrưởng Đại đội 11, Trung đoàn 4, Sư 5, Mặt trận 479. Long kể: “Đơn vị đóng ở nơi ác liệt nhất, nhưng vũ khí vẫn rất thiếu thốn. Đại đội tôi có 110 người mà chỉ còn chín mươi khẩu súng; theo lý thuyết thì hỏa lực phải được trang bị tới tận phân đội nhưng tiểu đội thì có B40, trung liên, tiểu đội không”.
Đóng quân ở bìa rừng, nơi lực lượng Khmer Đỏ thường từ Thái Lan vượt biên giới vào bên trong đất Campuchia. Long kể: “Chiến tranh như trò đùa, chúng tôi thì cứ phơi mặt ra, trong khi Khmer Đỏ lại lẩn khuất trong bóng đêm, trong dân. Từ biên giới luồn qua, tụi lính Pol Pot lại dừng lại đánh nhau với tụi tôi một chặp, sau đó đi về lại bắn nhau thêm một chặp nữa. Chúng tôi phải đắp tường và đào hào vây quanh doanh trại theo kiểu pháo đài. Loại pháo đài tường đất với những ngôi nhà tranh tre chỉ cần một phát B40 là cháy rụi”.
Sự ác liệt mà những người lính ở Campuchia đã phải trải qua là không thể định lượng. Đánh chiếm một căn cứ của Khmer Đỏ thì có vẻ như rất dễ, nhưng tiêu diệt lực lượng Pol Pot thì rất khó. Có những đơn vị Quân Tình nguyện Việt Nam đã từng bị “xóa sổ”. Thượng úy Long kể: Đầu mùa khô năm 1986, trung đoàn tổ chức truy lùng địch, đại đội tôi được giao ở nhà giữ cứ. Tối, tôi qua Đại đội 13, anh em kêu ngồi vào uống ly rượu tiễn. Đang ăn, Đại đội trưởng Thụ hỏi: “Còn đạn K54 không?”. Tôi rút nguyên băng đạn từ khẩu K54 bên hông đưa cho Thụ. Trưa hôm sau ra phum, thấy mấy người già Khmer ngồi khóc, nói: “Bộ đội ông Thụ chết hết rồi”.

Chắc bí thư, con ông nghìn cân còn mãi mê đảo ngọc!

Gần đây, lần đầu tiên, TC có dịp đi Hà Tiên chơi. Lòng háo hức, rạo rực nhưng biết rồi đã chán! Nhìn chung thành phố quy hoach chấp vá không xứng tầm một Kiên Giang giàu có nhiều tiềm lực. Cảnh đẹp thiên nhiên không nói. Mình coi TV, tưởng cái chợ đêm như xứ Thái. Ai dè, chỉ là những sạp nối đuôi bán hải sản, không phải là nơi dành cho du khách dạo chơi ăn vặt.
Ý nhóm bạn thích nhậu nơi mát mẻ về đêm, chọn giá cả bình dân. Lỡ đến thì nhào vô cho biết chứ sao!. Không chỉ du khách mà có cả dân địa phương nam thanh nữ tú đút đầu dô máy chém. Thấy người bán cũng là dân lam lũ, mình đoán giá thuê mặt bằng nơi này cao nên mới vậy. Chưa thấy bờ kè nơi nào nhếch nhác bản thiủ như ở các quán nhậu dọc đường Trần Hầu. Chất thải đồ ăn lẫn của người xả thẳng xuống sông. Tối đó, bọn mình quên không chụp ảnh cái toa lét bờ kè "độc đáo" ở xứ này...

Tìm kiếm Blog này