(Oánh nhau là chiện pha học viễn tưởng vì khó thể xảy ra)
TC có vài ý hơi khác với Quang Phan:
Vấn đề quá khứ giữa VN và CPC rất phức tạp nên chỉ dựa vào biên niên sử và nhiều nguồn tin tham khảo để hiểu thôi. Còn kết luận bản chất vấn đề, đánh giá đúng sai là điều cực khó, gần như không tưởng. Ngay cả người trong cuộc, giả như cho làm lại từ đầu cũng chưa hẳn chắc chắn xử lý như thế nào là khôn ngoan hơn, phù hợp hơn.
Cái quan trọng là hiểu để tránh cái đáng tiếc xảy ra trong tương lại. Cho nên giữa các nước đã ký kết hiệp định phân chia biên giới, cắm cột mốc cho rõ ràng là vậy. Thời xâm lược đã qua lâu rồi, thời đại là sức mạnh mềm. Nước lớn gây ảnh hưởng với nước nhỏ láng giềng là điều dĩ nhiên để có lợi thế kinh tế xã hội và bảo vệ khoảng cách an toàn lãnh thổ của mình. Và không chỉ VN với CPC.
Nước nhỏ phải biết điều phải quấy với nước lớn, cố gắng cân bằng lợi ích lẫn nhau ! Nếu qua lịch sử (mở) không ý thức điều đó để xảy ra xung đột với VN thì gặp đối thủ có máu chiên binh truyền đời, sẵn sàng chơi đến khô máu. Sẽ khó nhằn về chính trị, phải trả giá đắt về quân sự, tất nhiên VN cũng hứng chịu hậu quả.
Ai chứ "cha già dân tộc" Sihanouk quá cố đã thấm đòn nhiều nên rất hiểu điều cốt lõi trong quan hệ. Và "đồng chí" Hun Sen đi guốc trong bụng VN! Nên cố gắng đi dây giữa VN và TQ. Đã mạnh tay triệt hạ mọi âm mưu của đối thủ lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động hận thù xưa.
Nước nhỏ phải biết điều phải quấy với nước lớn, cố gắng cân bằng lợi ích lẫn nhau ! Nếu qua lịch sử (mở) không ý thức điều đó để xảy ra xung đột với VN thì gặp đối thủ có máu chiên binh truyền đời, sẵn sàng chơi đến khô máu. Sẽ khó nhằn về chính trị, phải trả giá đắt về quân sự, tất nhiên VN cũng hứng chịu hậu quả.
Ai chứ "cha già dân tộc" Sihanouk quá cố đã thấm đòn nhiều nên rất hiểu điều cốt lõi trong quan hệ. Và "đồng chí" Hun Sen đi guốc trong bụng VN! Nên cố gắng đi dây giữa VN và TQ. Đã mạnh tay triệt hạ mọi âm mưu của đối thủ lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động hận thù xưa.
TC tin: giả như xảy ra chiến tranh nữa thì hình thức có khác nhưng kịch bản lõi động binh sẽ lập lại như 1979. Chả ngầm hù doạ ai, cứ coi như tám chiện pha học viễn tưởng thôi mà!.
Trở về vấn đề Khmer Đỏ,
- Không cứ gì KM Đỏ, các nước cùng hệ tư tưởng tuy chung chiến hào nhưng mỗi nước đều lợi dung nhau với toan tính khác nhau.
- KM Đỏ đã ngầm tức VN từ hiệp định Paris 1954 vì cho rằng Bắc VN vì quyền lợi của mình đã xem nhẹ quyền lợi anh em đồng chí. Từ đó họ tìm cách hạn chế lệ thuộc vào VN, cho nên tuy cần dựa vào VN để hổ trợ đánh nhau nhưng cũng vừa chơi sau lưng từ 1972 và loại trừ liền những người thân VN sau 1975.
- Với TQ cũng phức tạp, KM Đỏ một mặt rất cần viện trợ của TQ nhưng mặt khác là con ngựa bất kham muốn chơi trội, kể cả trong đánh nhau lẫn cải tạo XH.
- VN bắt buột phải phản công để bảo vệ sườn mình và phá thế gọng kiềm từ hướng Bắc và hướng Tây. Can thiệp vào nội tình CPC vì muốn CPC vào tầm ảnh hưởng của mình. Không thể rút quân sớm vì sẽ "xôi hỏng bòng không" bao nổ lực, LL thân VN chưa đủ sức giữ nước trước LL KM Đỏ.
- Vì sao KM Đỏ sau khi bị quân VN đánh tan tác vẫn tồn tại lâu dài. Đánh rắn phải đánh dập đầu nhưng do VN đã chọn kịch bản 1975 đánh nhanh, dứt điểm sớm như ở VN, tuy có hơi khác. Nên không chặn đường rút của bộ chỉ huy và LL lớn của địch về biên giới Thái. Là vì nhằm 2 mục đích: Để TQ trở tay không kịp và Đặt thế giới vào việc đã rồi. Nếu không, chỉ cần Khmer Đỏ lên tiếng cầu viện thì TQ có cớ sẽ nhảy vào cứu đàn em. Chắc chắn quân VN tránh đụng đầu trực diện với quân TQ, đã thoái lui trở lại.
- Ai đã tiêu diệt Khơ Me đỏ? - Do nhiều yếu tố cần và đủ. Trước đó từ 1983 đến 1985, VN đã dồn sức đánh tổng lực ở biên giới Thái - Cam, quét sạch các căn cứ lớn là bàn đạp của quân ba phái. Do các nước lớn thoả thuận ngầm nên TQ bỏ rơi KM Đỏ, chứ không dễ gì! Nội tình KM Đỏ đã quá chán ngán kháng chiến trường kỳ. Quân chính phủ vào thế bắt buột phải mạnh để tồn tại. Hun Sen là người giỏi cộng với cố vấn VN đã dồn ép về quân sự vừa ly gián nội bộ KM Đỏ, dẫn đến kết cục xoá xổ.
- KM Đỏ đã ngầm tức VN từ hiệp định Paris 1954 vì cho rằng Bắc VN vì quyền lợi của mình đã xem nhẹ quyền lợi anh em đồng chí. Từ đó họ tìm cách hạn chế lệ thuộc vào VN, cho nên tuy cần dựa vào VN để hổ trợ đánh nhau nhưng cũng vừa chơi sau lưng từ 1972 và loại trừ liền những người thân VN sau 1975.
- Với TQ cũng phức tạp, KM Đỏ một mặt rất cần viện trợ của TQ nhưng mặt khác là con ngựa bất kham muốn chơi trội, kể cả trong đánh nhau lẫn cải tạo XH.
- VN bắt buột phải phản công để bảo vệ sườn mình và phá thế gọng kiềm từ hướng Bắc và hướng Tây. Can thiệp vào nội tình CPC vì muốn CPC vào tầm ảnh hưởng của mình. Không thể rút quân sớm vì sẽ "xôi hỏng bòng không" bao nổ lực, LL thân VN chưa đủ sức giữ nước trước LL KM Đỏ.
- Vì sao KM Đỏ sau khi bị quân VN đánh tan tác vẫn tồn tại lâu dài. Đánh rắn phải đánh dập đầu nhưng do VN đã chọn kịch bản 1975 đánh nhanh, dứt điểm sớm như ở VN, tuy có hơi khác. Nên không chặn đường rút của bộ chỉ huy và LL lớn của địch về biên giới Thái. Là vì nhằm 2 mục đích: Để TQ trở tay không kịp và Đặt thế giới vào việc đã rồi. Nếu không, chỉ cần Khmer Đỏ lên tiếng cầu viện thì TQ có cớ sẽ nhảy vào cứu đàn em. Chắc chắn quân VN tránh đụng đầu trực diện với quân TQ, đã thoái lui trở lại.
- Ai đã tiêu diệt Khơ Me đỏ? - Do nhiều yếu tố cần và đủ. Trước đó từ 1983 đến 1985, VN đã dồn sức đánh tổng lực ở biên giới Thái - Cam, quét sạch các căn cứ lớn là bàn đạp của quân ba phái. Do các nước lớn thoả thuận ngầm nên TQ bỏ rơi KM Đỏ, chứ không dễ gì! Nội tình KM Đỏ đã quá chán ngán kháng chiến trường kỳ. Quân chính phủ vào thế bắt buột phải mạnh để tồn tại. Hun Sen là người giỏi cộng với cố vấn VN đã dồn ép về quân sự vừa ly gián nội bộ KM Đỏ, dẫn đến kết cục xoá xổ.