Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Những bài viết vụ án Nguyễn Hữu Giộc (10 Vân) nguyên Trưởng ty công an tỉnh Đồng Nai

Vụ án Nguyễn Hữu Giộc – Giám đốc Công an Đồng Nai cặp bồ với vợ bé Tổng thống Thiệu

 Vụ án Nguyễn Hữu Giộc – Mười Vân – Nguyên Trưởng ty (Giám đốc) Công an Đồng Nai bị tử hình gây chấn động dư luận một thời với những tình tiết đặc biệt nghiêm trọng trong những năm đầu giải phóng miền Nam. Vì sao Mười Vân phải nhận án tử hình? Câu hỏi đơn giản này đặt ra trong giai đoạn lịch sử nhất định của đất nước không phải ai cũng biết tường tận sự việc.

Về gia thế, Nguyễn Hữu Giộc là con ông Chín Nài (Nguyễn Văn Nài) nhà ở gần sông Rạch Chanh, ấp Long Kim, xã Long Định, Cần Đước, Long An. Ông Chín Nài nhà có mấy mẫu ruộng và làm nghề buôn chuyến trên sông chở các loại chiếu dệt ở vùng Long Định ngược theo sông Vàm Cỏ lên Gò Dầu, Trảng Bàng, Tây Ninh để bán và mua hàng nông sản chở về. Năm 1948, Mười Giộc gia nhập vào công an xã Long Định thuộc tỉnh Chợ Lớn lúc bấy giờ. Thời kỳ 1948-1949 huyện Cần Đước tình hình khó khăn, phức tạp. Các cơ quan lãnh đạo của huyện phải chia thành hai khu: khu A đóng tại kinh Bo Bo huyện Thủ Thừa – Tân An. Khu B đóng tại Lý Nhơn – rừng Sác, Nhà Bè. Trưởng công an huyện Trương Văn Tư phụ trách khu A, còn Mười Giộc làm phó phụ trách khu B. Chính trong thời kỳ này, Mười Giộc đã làm mưa làm gió giết hại rất nhiều  người trong đó có lãnh đạo huyện đội trưởng và vu cáo vào tội theo “Đại Việt quốc dân đảng” mà Tư và Mười Giộc lập thành tích phá án. Khoảng năm 1951, Tư Thắng làm Phó ty Công an Bà Rịa- Chợ Lớn phát hiện ra việc oan sai tày đình mà Mười Giộc gây ra mấy năm trước khiến nhiều người dân kháng chiến và cán bộ chết oan uổng.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Các nước Bắc Âu có theo chủ nghĩa xã hội không?

Phan Lê Vũ (BVN) – Tháng 8 năm 2017, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Việt Nam đã phát hành cuốn “Phê phán các quan điểm sai trái xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa về chính trị trong Đảng Cộng sản Việt Nam”. Trong sách có viết: “Sau khi mô hình CNXH hiện thực của Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nhiều nước đang tìm con đường và cách thức để xây dựng CNXH theo một mô hình mới. Ở Châu Âu, nhất là ở Bắc Âu, đang lấy CNXH làm mục đích để xây dựng, phát triển đất nước họ”.

Quốc Kỳ Các Nước Bắc Âu

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Bãi Tư Chính và tầm nhìn chiến lược xây dựng nhà giàn DK1

(VTC News) - Những tư liệu lần đầu công bố cho thấy, chủ trương xây dựng nhà giàn DK1 từ năm 1988 của Đảng và Chính phủ là hoàn toàn sáng suốt.

Những ngày tháng 7 năm nay, khi sóng gió nổi lên ở bãi Tư Chính- bãi đá ngầm hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, Đại tá Nguyễn Quý, vị Tổng chỉ huy các lực lượng công binh xây dựng nhà giàn đầu tiên ở khu vực DK1 không khỏi bứt dứt.
Bai Tu Chinh va tam nhin chien luoc xay dung nha gian DK1 hinh anh 1
 Đại tá Nguyễn Quý- nguyên Cục trưởng Cục kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Công Binh, Trưởng Ban xây dựng công trình DK1 đầu tiên.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

Huấn Luyện Sĩ Quan Tại Hoa Kỳ‏

Nhớ lại những ngày tháng ấy, tôi có cảm giác như là một giấc mơ xa vời. Những hình ảnh quân trường Fort Benning với tiếng hét “Sư Tử Hống” của các huấn luyện viên… hình như phát xuất từ một chốn nào không thực.

Đầu năm 1967, tuy được miễn dịch vĩnh viễn vì là con út trong một gia đình mà tất cả các anh đều đang đi lính, bản thân và đang làm Kế Toán cho một công ty tư, có lương khá cao, nhưng tôi vẫn có cảm giác bất an. Hầu như ngày nào cũng đọc tin chiến sự đẫm máu, nhất là những tin Việt Cộng pháo kích vào nhà dân, chặt đầu viên chức, đắp mô, giật mìn xe đò, tôi tự thấy như mình đang phạm tội gì đó, nếu mình cứ nhàn hạ, trong khi mọi thanh niên đang hy sinh tính mạng cho mình an hưởng.

Sau một thời gian suy nghĩ, tôi lẳng lặng đến Biệt Khu Thủ Đô, tình nguyện đi khóa 25 Sĩ Quan Thủ Đức, không cho gia đình hay, vì nếu mẹ tôi biết, thế nào bà cũng khóc và ngăn cản. Ngày tôi lên đường, chỉ có hai thằng bạn thân ra tiễn. Mãi sau khi tôi đã thụ huấn được vài tuần, tôi mới báo cho mẹ và anh lên thăm. Y như tôi tiên liệu, bà cụ khóc mãi, nhưng mọi chuyện đã an bài.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

Hình ảnh đạo Cao Đài năm 1930 tại Tây Ninh

Những hình ảnh quý từ buổi đầu nền Đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh qua ống kính của các phóng viên năm 1930. Chúng ta sẽ thấy được chân dung và sự sinh hoạt đạo của một số Vị Tiền bối Khai Đạo....
Đức Lê Bá Trang và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Đức Lê Bá Trang và Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

Khái quát về đạo Cao Đài

Giới thiệu khái quát về đạo Cao đài
Tòa thánh Cao đài Tây Ninh
     Đầu thế kỷ XX, chính quyền thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn tăng cường áp bức bóc lột, vơ vét tài nguyên, đàn áp nhân dân để phục vụ lợi ích của chúng. Cuộc sống của nhân dân lao động, đặc biệt là người nông dân Nam bộ bị bần cùng hoá, phải đi làm thuê, làm mướn. Các cuộc đấu tranh của nhân dân đều thất bại. Bất lực trong cuộc sống, khủng hoảng về tư tưởng, đồng thời các tôn giáo và đạo lý đương thời bị suy thoái đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của đạo Cao đài.
            Phong trào Thông linh học của phương Tây phát triển nhanh tại Nam bộ, tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong các đàn cơ này, có hai nhóm chính hình thành đạo Cao đài. Nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa thuộc các nhóm Ngũ chi Minh đạo. Nhóm thứ hai gồm ba ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc tổ chức xây bàn cầu cơ nhằm mục đích giải trí.
Đến ngày 12/2/1926, trong một bài cơ Đức Thượng đế đã phán dạy hai nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao đài. Ông Ngô Minh Chiêu được Thiên phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo Cao đài.

Hộ pháp đạo Cao Đài Phạm Công Tắc đi xích lô.

Về nhà sau lễ vào nửa đêm tháng 07 năm 1948. Nơi ông ở là căn biệt thự trong khu vực Thánh thất Cao Đài Tây Ninh.
Trông rất mắc cười nhưng đạo của họ là vậy!
Ông là hộ pháp duy nhất, giáo chủ ở cõi trên còn ông là số một dưới cõi thế Người có công hàng đầu trong việc đặt nền tảng cho một tôn giáo. Tìm hiểu triết lý của đạo và đời sống của người theo đạo có những điều đáng khâm phục...

Cạo cắn linh tinh... 5



Nấm mộ ông Thầy Quảng

BS Trần Nguơn Phiêu 

Trong số báo Xuân Ất Dậu 2005 của Thế Kỷ 21, tác giả Trần Đông Phong có bài “...Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm”. Trên hai trang 95-96, tác giả tường thuật về việc Bộ Trưởng Bộ Kiến Thiết, Hoàng Hùng, năm 1956, đã nhận được chỉ thị của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho sửa sang “đàng hoàng tươm tất” một nấm mộ vô chủ ở vùng Cái Tôm, Cao Lãnh. Người phụ trách việc trùng tu đã được các bô lão địa phương cho biết, đó là ngôi mộ của Phó bảng Huy, được chôn cất từ năm 1929.

Thật ra, Bộ trưởng Hoàng Hùng không phải là người đầu tiên đã đứng ra sửa sang lại ngôi mộ này. Dân địa phương cũng đã biết từ lâu gốc tích của người nằm dưới mộ, được gọi là ông Thầy Quảng. Thân hào nhân sĩ thông hiểu sự việc gọi: đây là mộ thân sinh ông Nguyễn Ái Quốc.

Người viết bài này vốn thuộc vùng Cao Lãnh, muốn nhân cơ hội, góp thêm vài chi tiết liên quan đến nấm mộ mà một số người đã tưởng là vô chủ. Bài viết có thể sẽ không làm vừa lòng những người hiện nay đang tô rồng vẽ phượng để mong xây dựng một loại triều đại Hồ Chí Minh, nhưng mong rằng đây là một vài dữ kiện để làm tài liệu cho các nhà biên khảo trong tương lai.

Thích Chân Quang trả lời sao về việc nhận ông Hồ là bác ruột?

Thợ cạo và không ít người bán tín bán nghi khi được biết TCQ nhận là cháu ruột của ông Hồ. Ông họ Thích tuy không nói, nhưng đại diện dòng họ Hồ nói thay, TCQ cười và cảm ơn thì rõ là tin từ mình mà ra. Hầu hết người viết dựa vào nguồn này.
Tôi không tìm thấy bất kỳ nhân chứng nào ở Cao Lãnh, Sa Đéc nói cha ông Hồ có vợ con ở đây. Con người chứ đâu phải cái kim bị mất tìm không thấy? Xem ở trang Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thì một số người lên tiếng nhận công đùm bọc cũng không đề cập chuyện này.
Nói mà không ai xác nhận, đồng nghĩa với số không.
Dưới đây là lời kể của BS Trần Nguơn Phiêu, một người có gốc gác họ hàng liên quan cụ Nguyễn Sanh Huy ở Cao Lãnh. Ông viết khá chi tiết về cuộc sống của Cụ và diễn biến nơi đây cho đến lúc mất. Thử hỏi lúc ấy "vợ, con" ở đâu mà không có mặt trong đám tang? Gì thì gì "nghĩa tử là nghĩa tận", không ai ép buột hay đe doạ gia đình ông. Phải chăng Thích Chân Quang thích toả sáng mà tâm không thật, nhận vơ như người đời thường nói "thấy người sang bắt quàng làm họ"?
.....
https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/s-t-u-v/tran-nguon-phieu/nam-mo-ong-thay-quang?

Mộ cụ Nguyễn Sanh Huy ở Đồng Tháp


Cách tổ chức yếu kém, kệch cỡm ở một giải quốc tế.

Lão cạo nhận xét sau khi coi lại cái buổi khai mạc Giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV cup Tôn Hoa Sen 2019.
- Nó là giải mời các câu lạc bộ ở nước khác đến để đấu vừa tầm chơi với tuyển VN. Thế nào người ta cũng nhường nhịn để VN cũng ẵm cái giải á quân cho hả hê.
- Một giải thể thao chẳng giống ai, khu vực quan chức chiếm không gian rộng, ghế ngồi trang hoàng như đám hội, hoa hè,.. có bảng tên từng quan chức. Tiếng là phục vụ dân nhưng dân thì chen chúc còn quan thì ngồi vênh mặt.
- Mở màn chương trình bằng văn nghệ Đông - Tây có nhảy, múa, hát bài chòi.
- Phần giới thiệu rườm rà như bỗn cũ: kính thưa một lô xí xông các quan chức. Đến ba ông phát biểu và các ông khác trao kỷ niệm chương để ai cũng có phần danh.
- Một giải thể thao dành cho phái nữ nhưng chẳng thấy đưa vai trò phụ nữ lên trong khâu tổ chức dù là lấy lệ, ở trong nước lẫn khách mới quốc tế.
- Có lẽ phía các đoàn quốc tế cũng chả thắc mắc gì vì họ đến để được vui chơi miễn phí. Ngân sách nhà nước nước đổ ra một đống tiền của dân, để lại tiếng chê cười của người đời.

VN đẻ ra cái bộ thập cẩm có tên Văn Thể Du, nghĩ rất đúng!

Chém vè ở miền Tây, nam nữ cũng thọ thọ bất thân!.

Quê mình ở miền Trung, nhỏ có nghe nên biết được ít nhiều về hầm do cơ sở đào cho mấy ông VC ẩn nấp gọi là nằm hầm bí mật. Khi về sống ở miền Tây, thấy cảnh quan lạ lẫm... Nhớ chuyện xưa, nên có lần hỏi ông nguyên là bí thư huyện uỷ:
Chém vè vùng sông nước đất thấp, hoạt động ở trong dân thì trốn ở đâu vậy Bác?
Ổng kể: Khi bị địch càn, ai ở chỗ sông nước thì lặn xuống nước, núp lục bình, cây cỏ dại. Ai đang ở trong dân thì trốn vào cái lu hoặc cái hầm đặt âm dưới đất, kéo nắp đậy lại. Họ làm những tấm đan bê tông ghép lại hình chữ nhật như cái kim tĩnh chôn người chết. Rồi trét xi măng kỹ mạch, quét thêm dầu hắc chống thấm, xong chôn xuống đất. Khi đụng chuyện nhảy vào, nam nữ ở riêng. Chứ bịt bùng mà nam nữ sống chung, mùi của nữ khó chịu, lâu chịu không nổi đâu!, Chú à.
Mình địa thêm: Đúng vậy, phải "nam nữ thọ thọ bất thân", ở quê con, mấy ông VC cũng kiêng cữ đờn bà dữ lắm! Bác ơi!...
Hình dân trục 2 cái "hầm" bí mật lên, tặng bảo tàng Tiền Giang.

Về cái chết người thân quen và nghĩ về cách trói "thúc ké".

Ám ảnh lúc nhỏ trong chiến tranh:

Hồi nhỏ chừng 5-6 tuổi ở quê, nghe tin ông Dượng (chồng cô Bảy em Cha) bị lính Nghĩa quân phục kích bắn chết nên mình đi xem. Tới nơi, thấy trên con đường vào ấp chiến lược, một xác bị nát bấy người, thịt bị phá ra, lỗ to gần bằng khu chén. Trẻ dân quê thời ấy đã biết là do đạn của súng tiểu liên Tam sông (Thompson). Trong hoàn cảnh: Dượng lén về trong đêm để hoạt động kinh tài, tức là móc nối dân, quyên góp gạo muối... để nuôi quân trên rừng.
Sau này, VC lôi kéo đứa con trai đầu của cô Bảy, mới chừng 17 tuổi căm thù địch, nối tiếp truyền thống, nhảy lên núi. Tham gia bộ đội địa phương để trả thù cha, rồi chết trong một trận đánh cũng tại quê nhà...
Tiếp theo - mới sáng nọ, mình nghe hàng xóm xôn xao nên chạy ra ngã ba giữa đường với bờ ruộng. Thì thấy một xác chết là ông... ở cách nhà mình hai miếng vườn nhà bà con. Mình thấy vết đạn và máu rỉ ra ở mang tai. Hai ngón chân cái có dây buột lại với nhau, lúc ấy quá nhỏ nên không nhớ chắc, nếu có thì mình không biết sao phải cần vậy. Có một mảnh giấy viết tay đặt trên người (sau này, biết

Mười mấy con M113 dàn hàng ngang làm cái giống dzề?

Tủ lạnh chạy đốt bằng đèn dầu.


Nhìn qua thói quen chạy xe, đoán tính cách con người.

Tám chơi ở đây là xe máy, lợi và hại, chưa hẳn là tính tốt xấu.
Lão hay thấy và cảm nhận:
- Có người đã lên xe là phóng và luôn sẵn sàng thắng. Đã đi là muốn nhanh đến chỗ dù không gấp cũng vậy. Khi xe dừng, đèn xanh vừa bật là vít ga dọt liền. Luôn cố chạy lên đâu tốp xe cho thoáng đường. Luôn xem bản đồ canh đoạn đường cần mất bao lâu. Không bao giờ trừ hao đi sớm nên đôi khi bị trục trặc, thế là vắt giò lên cổ mà chạy. Đó là dạng người như lão. Bù lại những người như vậy thường quan tâm kỹ thuật máy móc và kỹ năng lái sao cho an toàn. Khi cắm đầu mà chạy, tuy có nguy cơ tông té hơn nên tập trung sẵn sàng đối phó với tình huống có thể xảy ra. Những người chạy xe tốn tiền hơn người khác vì tội lấn đường và bị hao xăng...
- Có người lên xe thì chạy bao lâu không thành vấn đề, ai đua ai lấn thây kệ! Khi vượt xe khác, thậm chí chẳng tăng tốc gắt, dễ bị xe lớn chèn. Cứ tà tà mà chạy dù có chuyện gấp gáp đi nữa. Nên ít quan tâm đoạn đường và thời gian chạy. Mỗi lần đi luôn trừ hao đến chỗ sớm ít nhất 15 phút. Có vẻ an toàn cao hơn loại người nói trên nhưng do chậm nên dễ xao lãng khi chạy. Lại ít quan tâm bảo trì, kỹ thuật chạy và khi gặp tình huống thì xử lý kém. Mình ghét mấy ông bà đã chạy như rùa lật ngửa, đã chậm mà rề rà vào mép trong phần đường dành cho "anh hùng xa lộ"....

Giờ lão mới hiểu rõ vì sao cánh lái xe ác cảm với đám áo vàng công lộ.

Vì xưa nay, lão có nghe nhiều nhưng thông cảm với áo vàng, nghĩ ai có phận sự nấy, không có họ làm gắt cũng không được.
Vừa rồi, chú em là người nhà kể:
Chú thuê tài xế lái chiếc xe tải nhẹ 580 kg, chở nông sản từ miền Tây lên thành phố bán. Vì lần đầu làm ăn nên dè dặt không dám chở nhiều và chạy rất thận trọng. Qua 4 tỉnh miền Tây, không sao. Đến Thành phố, Bồ câu áo vàng thấy xe lạ, biển số tỉnh khác đến nên rượt theo, chặn xe. Kiểm tra giấy tờ hợp lệ, chạy đúng luật, hàng chưa đầy xe nên chú em tưởng vậy là êm. Ai dè nó bắt cân xe, lố chỉ có 60 kg. Chú năn nỉ ỉ ôi, đưa 500 ngàn, nó không thèm nhận, dứt khoát đòi 2 triệu. Rốt cục, đành phải bấm bụng chung vì sợ cò cưa lâu thì nông sản sẽ bị hư. Tới nơi, người thì mặt mũi méo xẹo, người thì chửi thề, bàn cãi rân bần!
Chúng đứng đường thường xuyên thừa biết xe nhỏ khi lên hàng nông sản đủ thứ, người ta chỉ ước lượng chứ ai đâu mà cân xe. Và xe tải đi đường xa chở có bao nhiêu hàng, vài trăm ký như vậy là loại kiếm sống cò con qua ngày. Nào ăn uống, xăng cộ, trả tiền cho tài, trả góp mua xe, lời còn ít thôi để nuôi con. Ăn thì ăn nhưng cũng nên nghĩ nồi cơm người khác. Sao đành đoạn ăn vô hậu như thế, thật thất nhơn ác đức quá! Chắc gia đình chúng cũng có thờ Phật Chúa, ai chứng. Ông Bà nào phù hộ?.

Về cái tên Thợ Cạo.

(fb nhắc stt kỷ niệm, post lại cho vui)
Là nghề thiệt chứ hổng đùa! Bắt nguồn từ một dạo lão bán đồ lạc xoong phụ tùng máy Kohler, BS cho ghe đuôi tôm ở miền Tây. Đại úi gùe ở bộ đụi ra, làm cái chức phó chủ tịt hội cựu chiến binh phường, phụ cấp ba cọc ba đồng. Thất nghiệp, héo! lão có ít tiền nên hùn với hai tên nữa sang cái sạp để kiếm ăn chợ trời. Cái sạp nhỏ xíu, đen xỉn, chuyện trị mua bán phụ tùng đồ ve chai và máy bùa.
Đại ca nguyên là lính VNCH có nghề mánh mung làm đầu tàu. Một thằng đệ nguyên là thầy giáo dứt cháo, khoẻ nên chuyên giật cho máy nổ để khách ưng thì mua. Mình đâu có nghề ngỗng, biết chi máy móc nên tự nhận công việc cạo chà sét, bôi nhớt đồ bỏ đi như đồ máy mới rã ra. Cái nào sứt tai gãy gọng thì đem thợ tiện, thợ hàn gắn tháp lại. Rồi bán cho nông dân, cái nào dân không xài được đem máng vốn, ba thằng hùn cười ruồi, giải thích blah. blah như chẳng có gì xảy ra. Quá lắm thì đổi cái khác, có gì mà ghê!.
Thỉnh thoảng bị tổ trác là do đồ ngày xưa người ta bị hư nên bỏ như cốt, cam thì đem đi tiện, ráp râu nọ với cằm bà kia. Bình xăng con hư chi tiết này nọ thì xàng xê, lấy của cái khác ráp vào cho đủ bộ. Cây dên gãy thì hàn rồi chà nhám cho liền mạch, đem bó bột (hàn) gió đá cho sậm màu như cũ.

Nguyễn Hà Phan, anh là ai? (2)

Người từng đảm nhiêm những chức vụ to đùng như: Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Khi sống, dân không biết vì sao ông bị cách chức. Khi chết, dân không biết đã từ trần.
Truyền thông Việt Nam không đưa tin - Nếu cho là theo ý nguyện của cá nhân ông thì đó là nguỵ biện vì ông nguyên là Phó Chủ tịch Quốc hội của một nước.
....
Thế cờ lật ngược - leo cao ngã đau!
Theo Huy Đức viết trong "Bên thắng cuộc", TC hiểu rất phức tạp trong việc chuẩn bị Đại hội VIII Đảng CSVN và con người Nguyễn Hà Phan.
Trước thềm ĐH, được ông Nguyễn Văn Linh (TBT) ủng hộ lên làm thủ tướng. Ông Nguyễn Hà Phan đang làm trưởng Ban Tổ chức đại hội, theo truyền thống của đảng thì có thể sẽ là Tổng bí thư.
Nói ông bị bôi nhọ chuyện khai báo trong tù là không phải. Vì khi người ta kỷ luật một ông tầm cỡ ấy phải có chứng cứ rõ ràng mang tính thuyết phục, BCH Trung ương mới đồng thuận được. Nhiều ông cực to ủng hộ NHP cũng không đỡ được.

Bạn Lê Anh Dũng nhớ bạn bè

Dung Le

Trần Hùng là bạn thưở 10 tuổi của tôi, ngồ ngộ, dân miền Trung, lý sự, từ bé Hùng đã là hướng đạo, đưa tôi ra khỏi bong bóng cù lần của một gia đình gốc Bắc, có tí địa vị ở 1 tỉnh nhỏ, nên làm gì cũng sợ mang tiếng là ỉ này, ỉ nọ, sống rất là khiêm tốn (mình nghĩ vậy thôi, nhưng có lẽ người khác không nghĩ vậy). Hùng rủ tôi và Phạm Thái Vĩnh đi chụp hình ở tiệm, rủ đi tắm sông và cởi truồng.
Con nít, từ 7, 8 tuổi, đã biết để ý tới người khác phái, tôi còn nhớ hồi còn bé tí, chắc 4, 5 tuổi gì đó, chơi trốn tìm, chui vào gầm giường với con Tí hàng xóm, con bé hôi hôi, tanh tanh mùi nước mũi, nhưng mình đã cảm thấy rất phê, mình biết nó là con gái, khác mình.
Năm 10 tuổi, mình và Hùng học chung với Tuyết Vân, trắng bóc, tóc hoe vàng, chuyên trị quần dài xanh, nhưng hở bắp vế ra, làm bao chàng 10 tuổi như Hùng, như tôi "thương trộm, nhớ thầm". Tụi này còn học chung với nhau lớp 6, lớp 7, thôi thì khỏi nói. Tụi này còn khám phá ra "new rising star" khác, làm những tim non mệt quá.
Mới đây mình liên lạc lại được với Tuyết Vân, qua điện thoại, đúng như Trần Đình Nghĩa nói, TV vô lớp làm như lớp sáng ra vì "nàng" nói tiếng Nam, vui vẻ, rất tự nhiên, giữa một đám con nít nói tiếng

Nhớ ông anh rể Bắc Kỳ!

Cha mẹ sinh ra nhưng mình chịu nhiều ảnh hưởng từ ông anh rể, nên dù ảnh mất đã lâu vẫn nhớ. Cha để lại cái tình hiền, mẹ để lại nghị lực sống, ông anh rể để lại cách đối nhân xử thế. Ông anh rể gốc Sơn Tây, làm công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng, rồi bị động viên đi lính quân đội quốc gia. Thời ấy còn lệ thuộc vào Pháp, tuy làm y tá nhưng anh biết nói tiếng Pháp và cư xử lịch thiệp. Sau 1954, ở lại miền Nam luôn, kẹt không về được (hay ổng muốn lánh cộng sản không rõ). Xa gia đình, bỏ hai bà vợ (do bà đầu không có con nên lấy bà hai). Đơn vị ổng có thời gian đồn trú ở Phú Yên. Tuy lúc ấy ảnh đã cứng tuổi nhưng cao lớn đẹp trai nên "dụ" được gái quê 17 là bà chị mình, trốn má dẫn chị đi mất hút...
Mãi sau này, mẹ con liên lạc lại được, đang ở Kontum. Ảnh giải ngũ, dành dụm được ít tiền, hai vợ chồng sang cái sạp bán rau ngoài chợ, rồi mua căn nhà ở sát chợ bán tạp hoá. Đó là thời kỳ bà già (má) dẫn mình lúc ấy chừng 8 tuổi lên thăm. Rồi quốc lộ 19 bị Việt Cộng đặt mìn. đánh cắt đường thường xuyên nên không về được. Chần chừ lâu quá thì không dám về luôn vì về sợ mấy ông VC bắt đi học tập và đẩy đi biểu tình phản đối Mỹ, VNCH hành quân "phá ruộng vườn hoa màu"...
Thế là mình gắn bó với gia đình anh chị từ nhỏ.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2019

Thị trường gái Việt ở Mỹ và đoạn trường tìm vợ

Nguyễn Hoàng Sơn

                                                     Kung phu kung thê 

Đọc bài "tử vi" của thầy Viêm làm mình nhớ lại đoạn trường tìm vợ.

Dạo ấy kiếm vợ ở hải ngoại khó giàn trời. Dân di tản 75 thì chuộng môn đăng hộ đối, mình lý lịch ít ai biết nên không dễ gì mà đi đăng ký gửi gạo. Sau 79 thì bắt đầu có lớp người VN vượt biển nhưng đa số là đàn ông, phụ nữ còn rất hiếm hoi. Đi party, một cô dù xấu đến đâu, cũng có nhiều anh bu theo như ruồi. Nói theo kinh tế thị trường thì hàng độc dù chất lượng xấu vẫn có giá theo nhu cầu cung và ứng. Sau này có chính sách đổi mới, có phong trào các ông đua nhau về VN cưới vợ. Rồi lại thêm có chương trình đoàn tụ ODP và H.O. nên dần dà thị trường gái Việt đỡ khan hiếm. Ngày nay, về VN lấy người đẹp chân dài lại được cấp thêm tiền tươi. Đời có những cái lạ không luờng được! Dạo Sơn mới sang Tây thì mê đầm lắm. Con gái tóc vàng tóc nâu, tóc đỏ, đồ phụ tùng, điện nước đầy đủ không như các cô VN gầy như... con mắm! Mình mê đầm nên khi ở Ý, Đức, Thụy Sĩ hay Luân

Kẻ đào hoa

Nguyễn Hoàng Sơn

Tòng là người gốc Quảng Nam, làng Kỳ Là. Nghe đâu gia đình hắn gốc Minh Hương, khi nhà Thanh giữa thế kỷ 19 để dẹp cuộc khởi nghĩa ly khai của Hồng Tú Toàn nhà Thanh đã tàn sát 70% dân chúng các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và 90% dân chúng tỉnh Quý Châu.

Ông tổ hắn chạy thoát xuống miền nam, ghé lại Taifo, rồi định cư tại vùng này từ đó.

Gia đình hắn làm rẫy trong làng từ mấy đời nay nhưng sau Mậu Thân thì hắn gặp phải nạn học ngày chưa đủ tranh thủ học đêm. Số là ban ngày hắn đi học trường do chính quyền VNCH điều hành rồi chiều đến khi địa phương quân và Xây Dựng Nông Thôn của VNCH rút về thành phố thì lực lượng nằm vùng ra, lùa dân trong làng ra đình, đốt đuốc học tập cách mạng, chống Mỹ cứu nước.

Ban ngày hắn học VC là quân khủng bố, là tay sai của Cộng sản Quốc tế dùng để biến quê hương thành một chiêu hầu của Liên Sô nhưng đêm về cán bộ nằm vùng lại kêu thầy giáo hồi sáng là thằng nguỵ quân, bán nước. Ban ngày hắn phải học hát "giặc miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào...." Tối đến hắn phải hát "như có Bác trong ngày vui đại thắng...".

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Made in USA

Nguyễn Hoàng Sơn

Trong lịch sử loài người, người ta nhận thấy nền văn minh tây phương xuất phát chung quanh Địa Trung Hải. Ngày nay những di tích lịch sử của nền văn minh La Hy, Etruscan, Phoenician, Á Rập,.. vẫn còn tồn tại, ở Bắc Phi như Carthage "thành phố mới" ở xứ Tunisie,... Hannibal đã đem quân từ Phi Châu xuyên qua Tây Ban Nha, Pháp, vượt qua dãy Alps để chiếm đóng đế quốc La Mã trên 15 năm. Địa Trung Hải thường được gọi là cái nôi của nền văn minh tây phương mà hai đế quốc Hy Lạp sau đó La Mã đã có ảnh hưởng về mặt chính trị và nghệ thuật, đặt nền móng cho nền văn minh Tây Phương hiện đại.

Khi người tây phương đi theo con đường tơ lụa trải dài từ Âu châu xuyên qua Ấn Độ để tìm đến TQ. Đi đường bộ quá lâu, nạn cướp giữa đường, nhiều tốn kém lại không chuyên chở được nhiều hàng hoá vì lẽ đó Kha Luân Bố, bị nợ nần chồng chất nên muốn tìm con đường đến Ấn Độ qua đường biển, hy vọng cuộc phiêu lưu này sẽ đem lại kết quả tốt đẹp để trả nợ. Không ngờ ông ta đến Mỹ Châu với những tài nguyên như vàng, quan trọng nhất là giống ngô và khoai tây đã được đem về và giúp giảm đói ở Âu châu trong những thế kỷ sau đó.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2019

Viết để quên, quên để nhớ

Nguyễn Hoàng Sơn

Hồi nhỏ mình nghe người lớn hay ví von nằm gai nếm mật rồi sau 75, đọc được một bài của một ông tị nạn, kêu gào chúng ta phải theo gương Việt Vương, nằm gai nếm mật để trở về Việt Nam một ngày rất gần nên cũng thấy lạ, thắc mắc Việt Vương là ai vì trong lịch sử Việt Nam mình đã học thời trung học, không có tên ông vua nào là Việt Vương cả.

Sau này mới khám phá ra là Việt Câu Tiễn, vua nước Việt ở bên Tàu khi xưa thời Đông Chu, bị Ngô Phù Sai đánh, bắt làm tù binh cùng với Phạm Lãi. Nghe Ngô Phù Sai đau, Phạm Lãi cố vấn Việt Câu Tiễn xin vào cung chẩn bệnh, ông ta nếm phân của Ngô Vương rồi cho thuốc uống. Ngô Phù Sai thấy ông ta nếm phân của mình nên khoái trá tha mạng trong khi Ngũ Viên, tể tướng của Vua Ngô, can vua kêu phải giết để trừ hậu hoạn.

Sau này Việt vương được Ngô vương tha cho về cố quốc. Để tạ ơn đưa Tây Thi, cô gái nước Việt mà các thi sĩ hay ví von, có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, sang làm thiếp cho Ngô Phù Sai, để ông ta yên tâm huấn luyện quân để báo thù.

Việt Nam trong mắt tôi

Nguyễn Hoàng Sơn


Về Việt Nam được ba tuần, gặp lại người thân và bạn học cũ, nói chuyện với người sở tại thì mình rất ngạc nhiên vì người dân ở đây hình như không biết gì nhiều về, những vấn đề xẩy ra ở ngoài nước, trên thế giới, có liên quan đến vận mạng đất nước hay đúng hơn là tương lai của họ và gia đình. Những gì họ biết là những trận đá banh ở Âu Châu, những cuộc tranh tài về thể thao mà người dân đánh cá cược khá nhiều. Khi mình thấy mấy bảng Quảng cáo xung quanh sân cỏ ở Âu Châu bằng tiếng Việt, tiếng Tàu khi xem đá banh thì không hiểu, về Việt Nam mới biết đáp án.

Khi người dân mê cá độ, bao đề hay xổ số thì khó mà giàu được vì họ chỉ muốn trúng số, muốn làm giàu nhanh chóng thì khó mà chịu khó bỏ thời gian học tập, chịu khó làm ăn lâu dài để xây dựng thương hiệu của mình. Mình thấy số người bán vé số rất đông, ngồi quán, họ vào mời mua, dai như đĩa, như khủng bố tinh thần. Nghe một người bạn nói là dân miền Bắc nghèo, vào Nam đi bán vé số được độ $5.00/ ngày vẫn khá hơn ở quê. Coi truyền hình thì thấy mỗi tỉnh có xổ số riêng, hết xổ Tiền Giang đến Hậu Giang,... Mỗi nơi có mỗi cách để xổ số, cái khổ là họ để một đội thiếu nhi đứng ra lấy banh mang số như cố ý tập cho trẻ con mua vé số từ nhỏ.

Văn hoá lưu vong

Nguyễn Hoàng Sơn

Không hiểu lý do nào mình lại thích tác phẩm Ulyssus của Homer nên thời ở Âu châu, mình đã đi thăm viếng các nơi mà Homer đã tả trong cuộc hành trình của tên lưu vong này. Có lẽ mình thích nhất đoạn Ulyssus đi qua các hòn đảo nhỏ, cạnh Sicily, miền nam nước Ý. Khi ông ta cho các thủy thủ cột chặt ông ta vào cái buồm để không nghe lời kêu, mời gọi của các ngư nữ vì sẽ biến thành đá. Sau này, mình cố gắng bắt chước hắn, không nghe lời đàn bà, con gái đến khi phát hiện ra đồng chí gái và đã hoá đá ngây ngô từ dạo đó. Như nhạc sĩ George Moustaki đã từng hát trong bản nhạc "ma liberté "; "sans me méfier, les points liés, je me suis laissé faire. Je t'ai trahi pour une prison d' amour et sa belle geôlière...." Lưu vong là một bi kịch cho mỗi cá nhân nhưng lại là một thảm kịch cho một đất nước có trên 2 triệu người, thà chết, trốn thoát khỏi quần đảo ngục tù. Tuỳ lứa tuổi, khi người lưu vong đến định cư tại một nước thứ ba, sẽ mang theo di sản, hành trang văn hoá của quá khứ, quê hương bỏ lại. Dù muốn hay không, họ bị bắt buộc, phải hội nhập vào đời sống của bản địa. Nói một ngôn ngữ xa lạ với tiếng mẹ đẻ, đọc báo hay xem truyền hình của nước sở tại rồi dần dần như cái cây được bứng từ cố hương và được trồng tại một phong thổ mới. Họ mọc rễ, bám vào nơi định cư, xin nhận nơi đây làm quê hương thứ 2. Họ làm quen với những phong tục mới, thức ăn mới, tư duy mới, cuộc sống mới và từ từ biến dạng, thay đổi bản sắc của họ từ bao giờ mà chính họ, cũng không nhận ra bản thể của họ.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Tại sao nhiều người Tin Lành Việt Nam có suy nghĩ và lời xúc phạm các tôn giáo khác?


THÁNG CHÍN 12, 2013 ĐỌT CHUỐI NON

(TĐH: Bài này nói đến vài vấn đề nền tảng của
Tin Lành Việt Nam (đối với văn hóa Việt Nam).
Tin lành và Tin Lành Việt Nam có nhiều điều
tích cực, nhưng không thuộc phạm vi của bài
này. Cho nên các bạn đọc nên nhớ điều đó.)

Tìm kiếm Blog này