Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Đại học thời VNCH thi trường nào khó nhất?

TranVan says:
Thời Đệ nhất VNCH, thi vào Sư Phạm là khó nhất, sau mới đến Kỹ Thuật Phú Thọ.
Y và Dược đi theo sau.
Kiến Trúc không phải thi vào . Hình như Nông Lâm cũng thế.
Luật, Văn Chương cũng không phải thi tuyển.

HOA SỨ says:
Thời đệ nhị cộng hòa thi vào ĐH sư phạm vẫn tiếp tục là khó nhất, cùng đẳng cấp là Quốc Gia Hành Chánh ,kế đến là Phú Thọ , trường y dược ,Y và dược thời anh tôi là ghi danh học sau năm 1960 mới phải thi còn cái trường sư phạm thì lúc nào cũng phải thi và thật trần ai khoai củ .Lý do ĐHSP và QGHC được coi là top vì những lý do sau đây :
1/ Hai trường này đào tạo công chức chính ngạch cho nhà nước lương cao ngất ngưởng đặc biêt với sư phạm chỉ số là 470 so với tất cả các trường đại học cùng đào tạo 4 năm thì chỉ số là 430 {mỗi chỉ số tương đương với một bữa cơm văn phòng ]vì là chính ngạch nên nghỉ hè ,nghỉ ốm vẫn có lương ,vợ con cũng lãnh lương ké luôn .

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

"Dân tộc ta đi không gì cản nổi" & Biên độ an toàn của Đảng

"Dân tộc ta đi không gì cản nổi".
Thực tế ta có cần một dân tộc đội đá vá trời, gánh lấy sứ mệnh lịch sử? Chúng ta có cần một dân tộc bước đi bất chấp mưa bao bão đạn, bất chấp một tương lai bất trắc phía trước hay không? Chúng ta có cần một dân tộc giết chóc và ham tù đày hay không?
Tôi nghĩ là không? Dân tộc cần những bước đi khôn ngoan chứ không phải là bước đi và bất chấp tất cả; chúng ta càng không cần một dân tộc đi y như kẻ ngáo đá.
Những ngôn từ tuyên truyền đao to búa lớn kiểu như: "cuộc cách mạng vĩ đại bậc nhất", ngọn cờ chủ nghĩa Mác Lê Nin", "mở ra kỷ nguyên mới".... quá quen rồi! Chân lý giản dị nhất lại nằm ngay ở thực tiễn hôm nay.
Bước đi không gì cản nổi đó được đánh đổi bằng gì? Bằng nội chiến 20 năm, bằng chiến tranh triền miên 30 năm, là hàng triệu sinh mạng đã chết, hi sinh, bị tiêu diệt... là danh xưng tiền đồn, tiên phong để rồi người chịu ơn cầm súng bắn chết, đấu tố, sỉ nhục ân nhân; để một thời mẹ phải bỏ con ngoài ruộng ngô chỉ vì cái đói...
Hôm nay dư âm còn vang vọng. Người ta không thể chấp nhận hòa giải dân tộc theo đúng nghĩa của sự hòa giải bởi đơn giản, hòa giải nghĩa là chấp nhận một thực tế hiển nhiên rằng đã từng có một cuộc nối chiến điêu linh hai mươi năm trời. Hòa giải nghĩa là mất đi một ngôi sao chiến công vẻ vang chói lọi trên ngực đỏ lòm những người cộng sản.

Những tiết lộ lý thú về cao bồi

(Kienthuc.net.vn) - Trong một bài viết của tạp chí American Cowboy có nêu ra câu hỏi thú vị: “Tại sao nước Mỹ cần những chàng cao bồi?”.
Hình ảnh những chàng cao bồi anh hùng thường xuyên xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết, bộ phim đã mang lại niềm cảm hứng, sức hấp dẫn tuyệt vời cho con người suốt nhiều thế hệ.

Xem TV không thấy cảnh đất nước mình, thật buồn!

Lão xem TV quanh đi quẩn lại đều là chương trình do nước ngoài sản xuất như khám phá thiên nhiên hoang dã, khoa học kỹ thuật, kỷ năng sinh tồn... và phim Mỹ (phim dùng kỹ xảo nhiều, xàm xí thì bỏ qua không coi).

Với những gì được chứng kiến (có thể lão xem bỏ sót CT lúc nào đó) thấy người ta giới thiệu thiên nhiên và du lịch nhiều quốc gia. Người ta làm rất bài bản, dẫn chương trình hấp dẫn, hình ảnh sắc nét, thông tin lôi cuốn.

Riêng nước mình, thỉnh thoảng mới có, chỉ được giới thiệu thoáng qua, họa hằn mới có CT riêng đâu chừng 30 phút thì không nổi bật được sắc thái dân tộc, hình ảnh thì chất lượng kém, làm cho có lệ. Không hề thấy cảnh rừng núi rậm rạp âm u, động vật hoang dã của VN.

Trong khi đó những nước trong khối Asean, gần VN như Indonesia, Maylaysia, Thái Lan, thấy giới thiệu thường xuyên, ước gì mình được đến thưởng ngoạn một lần.

TC

Mới trị tật lỗi font trên trình duyệt Chrome gây khó xem ghi chú Facebook.

Chia sẽ với bạn nào chưa biết cách cài đặt, vào link dưới tải về 2 đồ chơi:
(không phải xuống máy tính mà thêm tiện ích mở rộng cho Chrome)

https://chrome.google.com/webstore/detail/advanced-font-settings/caclkomlalccbpcdllchkeecicepbmbm

https://chrome.google.com/webstore/detail/font-changer-with-google/jgjhhoglgjdklldfgoffdiaceffijeke?utm_source=chrome-app-launcher-info-dialog

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Một viện hàn lâm mẹ có 32 viện con, không bằng một cá nhân.

Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) bao gồm 37 tổ chức trực thuộc, trong đó có 32 tổ chức là các viện nghiên cứu chuyên ngành, có hơn 700 cán bộ có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ, thạc sĩ thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội.
Năm 2015 tổng chi ngân sách nhà nước cho viện này là 504,5 tỉ đồng, tương đương 22,6 triệu USD.
Cả 5 năm từ 2011-2015, tổng số công bố ISI của viện là 22 bài, một thành quả chỉ tương đương con số bài báo khoa học tối thiểu để được bổ nhiệm giáo sư ở Malaysia.
(trích từ Tuoitre)

Trong khi đó, đơn cử vài cá nhân từng học ở nước ngoài về nước giảng dạy:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng tốt nghiệp tiến sĩ về Cơ học tính toán tại Đại học Liege (Bỉ). Là nhà khoa học Việt Nam được Thompson Reuters chọn đưa vào danh sách các nhà khoa học được trích dẫn cao nhất thế giới trong ba năm liên tiếp (2014, 2015, 2016). PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng đã công bố 111 bài báo tạp chí ISI với tổng số lần trích dẫn là 5100+ và H-index là 44 trên Google Scholar.
(trích từ Udn)
PGS Nguyễn Xuân Hùng vẫn bị rớt... giáo sư (GS) trong đợt xét năm 2016.
TS. Trần Quang Tuyến Trường Đại học Waikato, New Zealand. Giảng viên, Phó chủ nhiệm Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
Từ 2014 - 2017, trong 4 năm đã công bố 21 bài báo trên các tạp chí trong danh mục ISI (SSCI) và 4 bài trong danh mục Scopus. Trong đó có 3 bài xếp hạng Q1 (top 25%) trong danh mục ISI và 04 bài xếp hạng Q1 trong danh mục Scimago (Scopus) mà anh là tác giả chính.
(trích từ Ueb.vnu)

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 ở Phú Yên

Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (1-1968) đã 
đi đến một quyết định lịch sử “chuyển cuộc cách mạng miền Nam Việt Nam sang
một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định”, 
và chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách 
là động viên sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả hai miền, đưa 
cuộc chiến tranh cách mạng của ta tiến lên một bước phát triển cao nhất, bằng 
phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Hội 
nghị còn chủ trương mở rộng cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào dịp tết 
Mậu Thân, nhằm giáng một đòn mạnh vào ý chí xâm lược Mỹ. 
Để thực hiện mục tiêu này, chủ trương của Tỉnh ủy là: “Tập trung lực lượng 
vào hướng trọng điểm thị xã Tuy Hòa, tiêu diệt bằng được một số mục tiêu quan
trọng, với phương châm tổng công kích và khởi nghĩa giải phóng thị xã”

Đối với các quận, ta chủ trương đánh vào quận lỵ, chi khu, căn cứ hậu cần 
của địch, đánh tan bộ máy ngụy quyền ở nông thôn, thực hiện tổng công kích và 
khởi nghĩa giành chính quyền. 
Ngày 20-1-1968, Tỉnh ủy họp lần cuối cùng để kiểm tra công tác chuẩn bị và 
duyệt phương án tấn công, nổi dậy ở Tuy Hòa và các quận. Chiến dịch được 
mang ký hiệu T. 25, Tỉnh ủy phân công các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy phụ 
trách các địa bàn và các khâu. 
Lực lượng đánh vào thị xã có tiểu đoàn 85, đại đội đặc công 202 của tỉnh, 
các đội công tác của thị xã, bộ đội địa phương, tiểu đoàn 12 trung đoàn 10. 
Ở quận Hiếu Xương, tiểu đoàn 14 thuộc trung đoàn 10 và đại đội 377 trực 
tiếp đánh vào quận lỵ tại Phú Lâm, sân bay Đông Tác... 

Phú Yên thời mở đất (1578 -1611)

Đây là thời kỳ Chúa Tiên - Nguyễn Hoàng thành công trong sự nghiệp khai thác đất đai và mở rộng vùng Thuận Quảng.

BAN-DO101011.jpg
Bản đồ Hồng Đức, 1490.

Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông triều Lê Trung Hưng cử vào trấn thủ Thuận Hóa năm Mậu Ngọ (1558). Đến năm Canh Ngọ (1570) ông lại được vua giao cho làm trấn thủ cả hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam.

Nhớ người tiên phong nghiên cứu gia phả học


Nhà gia phả học Dã Lan Nguyễn Đức Dụ - Ảnh: Tư liệu

Những năm gần đây, ngành gia phả học phát triển không ngừng, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh. Ít ai nhớ rằng Dã Lan Nguyễn Đức Dụ là cánh chim đầu đàn, người khởi xướng việc nghiên cứu và biên khảo gia phả một cách khoa học và hệ thống ở Việt Nam từ giữa thế kỷ XX.

TÌNH YÊU VỚI DÒNG TỘC VÀ TỔ TIÊN

Sự hưng vong của một quốc gia, một dân tộc được thể hiện trong chính sử. Còn sự thăng trầm của một dòng họ, một gia tộc thì phản ánh trong từng trang gia phả. Không phải đến bây giờ, mà từ thời Lý - Trần việc làm gia phả đã xuất hiện ở nước ta. Trong nhiều gia đình và dòng họ đều lưu giữ các bộ gia phả, ghi chép thường xuyên phả hệ của mình qua các đời và các thời kỳ biến thiên của lịch sử.

Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

Quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tích hay đào ngũ? - Cần xác minh, kết luận rõ

Wednesday, 27/11/2013, 09:09:00 AM
Đơn vị cũ, UBND xã và Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa khẳng định quân nhân Nguyễn Ngọc Tình, nguyên quán xã Hoằng Đạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa, thuộc Trung đoàn 158, Sư đoàn 339 vẫn còn sống bên đất bạn Cam-pu-chia, trong khi một số đồng đội cùng đơn vị lại khẳng định quân nhân Nguyễn Ngọc Tình mất tin, mất tích và cùng gia đình đồng chí Tình kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết chế độ theo luật định. Sự việc đã kéo dài 24 năm, đến nay vẫn chưa có kết luận. 
 
Những thông tin trái chiều

Chúng tôi tìm về thôn Trù Ninh, xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) gặp lại những cán bộ xã thời kỳ 1987-1989 để tìm hiểu về thông tin quân nhân Nguyễn Ngọc Tình.

Bà Nguyễn Thị Thởn với bức ảnh của con trai Nguyễn Ngọc Tình.

Tìm kiếm Blog này