Kon Tum có cái may mắn nữa là được
người Pháp phát hiện và quy hoạch. Kiến trúc Pháp bao giờ cũng mềm mại, lãng mạn
và có vẻ hợp với Á Đông hơn. Pleiku là thành phố dã chiến quân sự do Mỹ quy hoạch
và xây dựng, nên nó có gì đấy gấp gáp, vội vã, nhất thời với kiến trúc táp lô lợp
tôn, kẽm gai cọc sắt, sau này khi tiếp quản, người ta “nâng cấp” lên thành bê
tông trơn lì, thành thẳng băng trống vắng, thành choáng ngợp và xa lạ.
Kon Tum hiền hòa trong từng khúc ngoặt,
từng đột ngột những góc phố, từng bất ngờ những mái nhà rông Ba Na thân thiện gần
gũi chứ không chóe sáng tôn và lạnh lùng bê tông. Và đặc biệt là những ngôi
nhà. Nhà ở đây dẫu của người Kinh hay người Ba Na thì cũng đều rất mềm mại,
thoáng với cây xanh, với vườn, và ngói vẩy kiểu cổ. Những ngôi nhà sàn Ba Na
cách điệu cho phù hợp thành thị nhưng vẫn rất Ba Na chứ không như những nơi
khác, nó biến thành nhà xây cấp 4 nền xi măng mái lợp tôn cửa vênh vách lở. -------------------
Trong
các thành phố thủ phủ của 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay, có vẻ như thành phố Kon
Tum là còn giữ được nhiều nét Tây Nguyên nhất, dẫu nó không nhiều dốc, nhiều
sương mù, nhiều chênh vênh nhiều dích dắc, cũng như rất ít hoa, nhất là dã quỳ...
Kon
Tum tiếng Ba Na nghĩa là làng gần hồ nước. Có thể là tại thành phố này nằm ngay
bên con sông Đăc Bla. Thường thành phố nào nằm bên sông thì hay đẹp, như Huế,
như Đà Nẵng... chẳng hạn. 5 thành phố thủ phủ 5 tỉnh Tây Nguyên là Đà Lạt, Gia
Nghĩa, Buôn Ma Thuột, Pleiku và Kon Tum thì mỗi Kon Tum có đặc sản trời cho là
con sông Đăc Bla uốn lượn quanh thành phố.
Từ
năm 1851, khi người Pháp đặt chân lên Kon Tum thì họ đã chú ý đến con sông này.