Tim thông tin blog này:
Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014
Áo giáp của Giàng Seo Phử chỉ thua các tướng lãnh Bắc TT
Xem thêm:
ĐẾN TẬN NƠI MÀ XEM, THƯA BỘ TRƯỞNG!..
Mai Thanh Hải - Hôm qua, tự nhiên dở người xem Thời sự VTV lúc 19h, chuyên mục "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời", thấy Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử giả lời phóng viên về tình trạng trường lớp rách nát, học sinh đói ăn - thiếu mặc trên vùng cao biên giới, nghe xong, phải tắt ngay tivi và uống nước lạnh, kẻo đập màn hình mất toi cái để xem HBO-Cinimax sau này...
Rồi ngồi nghĩ và đành gật gù: Bác ấy béo núng béo nính, nặng nề và lật đật như thế, có đi được đâu đâu mà biết, nên nói vậy, cũng là đúng thôi, chả trách.
Ngay ở huyện Bát Xát, Lào Cai, nơi bác ý "trưởng thành từ cơ sở", lên to, thi thoảng mấy cô giáo Mầm non Pa Cheo vẫn hì hụi trèo lên tảng đá, giơ điện thoại lên đầu, bật loa gọi điện thoại như cãi nhau, nhưng vẫn chỉ nghe bập bõm mấy lời các cô nói, đại ý: "Hôm nào các anh lại đi công tác, ngang qua đây cho tụi em xin ít cá khô, mì tôm, bánh kẹo, để tụi em có thứ... gạ gẫm học sinh đi học, kẻo chúng nó ngại đường xa, đói bụng, trốn hết!".
Còn ở Nhìu Cồ San (Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai), cô giáo Huyền, mỗi khi đi bộ xuống trường chính ở xã, có sóng điện thoại lại tỉ tê gọi điện - nhắn tin hỏi: "Em xin bột canh, nước mắm cho học sinh. Nếu các anh còn tay, mua giúp em mấy hộp sữa chua. Thèm lắm!".
Trên Y Tý, mấy cô giáo Mầm non lại chỉ khoái món thịt hộp, bởi mỗi hộp các cô có thể xắn ra làm mấy thìa, chia mỗi bữa chỉ 1 thìa nhỏ, chêm nhiều muối, thêm nước để thành thứ nước chấm lờ nhờ vài sợi thịt lặn ngụp, rưới lên bát cơm ăn qua ngày...
Chả biết mấy chỗ này, các bác chuyên ngành Giáo dục và Dân tộc đã tìm đến, đã chứng kiến và thực cảm nhận trên tư cách đồng loại - con người?..
Mình thì thấm thía lắm. Cứ đi mang áo ủng cho con trẻ biên cương đấy, thương lít nhít 1 thì thương các thầy cô 10.
Bọn trẻ nó sinh ra lớn lên ở bản, hết ngày hết tuần còn về sinh hoạt với gia đình, ốm đau là có người thân, gia đình.
Còn các thầy cô?. Toàn trẻ măng, mới rời ghế nhà trường, đa số ở các tỉnh vùng xuôi, vì yêu nghề và cũng vì công việc, mới lọ mọ khoác ba lô, chằng theo bao thứ chăn màn xô chậu, lên với nơi rừng xanh núi thẳm, dạy cái chữ phổ thông cho trẻ con, nhưng học lại trẻ con cái tiếng đồng bào để mà nói chúng, chỉ bảo chúng và dỗ dành chúng.
Ơn Đảng - ơn Chính phủ, mấy năm nay cũng có nhiều Chương trình giáo dục trèo lên được miền núi, tiền lương các thầy cô cũng khá khẩm hơn trước, đủ để sống qua ngày.
Nhiều bạn mới đi biên giới vùng cao lần đầu, nghe đến số tiền lương 4-5 triệu đồng/tháng, cứ xuýt xoa: "Thế sống tốt quá rồi, hơn cả dưới miền xuôi" khiến các cô rớm nước mắt, câm lặng.
Ừ! Đừng nói vậy mà tội.
Cứ lẩm nhẩm tính: Gạo muối, dầu đèn và mọi thứ phục vụ cho việc sống của 1 con người, đều phải thồ từ thị trấn vào, với giá cao gấp mấy lần dưới xuôi do tính cả công chuyên chở; mỗi năm, ki cóp tiền về quê xa hàng mấy ngày đường, chuyển vài chặng tàu xe, phí vé cũng đến tiền triệu... Còn đồng nào, lại dành để mua bánh kẹo - đồ ăn, dành để... dỗ học sinh đến lớp, kẻo không đạt quy chuẩn, bị trừ bù - nhắc nhở, khiển trách.
Thế là hết lương...
Mà miền núi biên giới bây giờ, qua rồi cái chuyện đồng bào cho cô giáo lợn gà, rau gạo như ngày xưa, bởi cây bị chặt hết, rừng trọc, mùa mưa lũ quét, mùa hè nắng chăng chang, đến miếng thịt - ngọn rau nuôi người trong nhà cũng còn nhọc nhằn, nữa là cô giáo?..
Thế nhưng vẫn phải sống mỏi mòn, thiếu thốn dưới những mái nhà cũng lụp xụp, rách nát, mòn mỏi đợi chờ Chương trình dự án đầu tư vẫn còn nằm trên giấy, ở tít Thủ đô đầy nhung lụa và ánh sáng...
Và lại ước: Thế đến bao giờ, có khách lên thăm để cô trò có thêm tý chất tươi cải thiện, chất ngọt thông cổ và 1 chút gì đấy, như hơi ấm, để động viên rằng nơi mình đang sống mỏi mòn, thi thoảng vẫn có người ghé qua?..
Bộ trưởng Phử có biết điều này không nhỉ?...