Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Chứng rối loạn nhân cách

Vuongtrinhan
02-03-2015

Những năm trước sau 1970, tôi mới học tiếng Nga và chưa tiếp xúc nhiều với văn học xô viết.
 Trong khi đó thì anh Phan Hồng Giang đã học Lomonosov từ đại học và biết rất nhiều chuyện dân nghiên cứu văn học ở Liên xô bàn tán, nó là những chuyện người ta nói với nhau  để xả hơi,  khi trong quá trình sống có những điều quan sát thấy mà không bao giờ được viết trên mặt giấy.
 Hồi đó trong giới nghiên cứu văn học Nga cũng như VN đang bị thống trị bởi quan niệm cho rằng văn học phải có nhiệm vụ xây dựng những nhân vật tích cực.
Một trong những mẩu chuyện anh PHGiang kể  có liên quan tới vấn đề trên. Tóm tắt như sau.
Nhà nghiên cứu văn học nọ có một người bạn là một bác sĩ tâm lý.
Khi anh kể lại những phẩm chất của các nhân vật tích cực mà cấp trên yêu cầu anh ta phải lý giải  để áp đặt cho các nhà văn, thì anh bạn bác sĩ kia liền nói: “Đây là  phẩm chất của những thằng điên”.

Về trái tim không không thấy của Đại đức Thích Quảng Đức

Ấy là Thợ cạo nói thời hiện tại còn hồi xưa thì nhiều vị thấy, vấn đề là trái tim ấy có thật của chính Đại đức Thích Quảng Đức hay không? Nếu là thật thì vì sao từ xưa ảnh rất hiếm và giờ trái tim ấy thực sự còn chăng, có gì bí mật mà sao 50 năm rồi không công bố để phật tử chiêm bái?
Câu chuyện trái tim bất tử đã ly kỳ nhưng sự việc bảo quản cũng bí ẩn không kém.
Hầu hết sách báo tường thuật: sau khi Đại đức Thích Quảng Đức tự thiêu, thi hài được hoả táng nhưng trái tim không cháy của ông được đặt trên một cốc rượu lễ bằng thủy tinh tại chùa Xá Lợi...
Theo Thượng toạ Thích Đồng Bổn, người từng chứng kiến miêu tả chỉ còn to hơn hạt mít, màu nâu đen - Vậy tại sao trái tim ấy to bằng này?:

HT. Thích Huyền Quang và quả tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức. Sau khi trà tỳ, đốt lại với nhiệt độ 4.000 độ vẫn không cháy (ảnh từ Dantri)
Ảnh mới công bố năm 2013, hình dáng hoàn toàn khác với ảnh có từ xưa nay:

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Ảnh vệ tinh mới nhất 6 đảo nhân tạo TQ đang xây dựng (cập nhật 01/2015)


Trung Quốc đang cải tạo mở rộng xây dựng 6 đảo nhân tạo trên tổng số 7 bãi san hô đã chiếm đóng:
Bãi Ga Ven (Gaven Reefs)
15/11/2014
http://amti.csis.org/wp-content/uploads/2015/02/gaven_1.jpg

Kiếp sau, sẽ là… chuột cống!

Như Thổ


(PetroTimes) - Có lẽ đây phải được coi là kỷ lục buồn, bởi tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam, đã phải đổ đi vì… không ăn được! 
Số là thế này, ngày 12/2, tại công viên Sa Đéc (TP Sa Đéc, Đồng Tháp), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 2 kỷ lục là: Tô hủ tiếu lớn nhất và Đòn bánh phồng tôm lớn nhất.
Tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam này có đường kính miệng 1,5 m, cao 70 cm, thể tích 900 lít, gồm 100kg hủ tiếu, 100kg thịt heo và 600 lít nước súp… có thể phục vụ cho hơn 1.000 lượt khách. Đi cùng kỷ lục này còn có đĩa lót tô đường kính 150 cm, muỗng inox có chiều dài 120cm, đôi đũa gỗ dài 180cm.

Bên cạnh tô hủ tiếu "khủng" còn có đòn bánh phồng tôm dài 2,2 m; đường kính 0,4 m, trọng lượng 160 kg. Theo nhà sản xuất, nguyên liệu làm nên gồm 30% tôm, 70% tinh bột khoai mì với gia vị tiêu, hành, ớt.

Hòa hợp dân tộc: Mong người trên ngựa chìa bàn tay

Xuân Linh


VNN - 'Trong một lần đi thăm Mỹ, tôi tiếp xúc với một số anh em đã từng phục vụ chế độ cũ, một người tâm sự rằng: trong cuộc chiến, chúng tôi là người ngã ngựa, còn các anh là những người chiến thắng, ngồi trên mình ngựa. Nhiều lúc, chúng tôi ước mong, những người ngồi trên mình ngựa hãy cúi xuống chìa bàn tay kéo chúng tôi dậy'.
Trò chuyện với VietNamNet về chủ đề hòa hợp dân tộc nhân 40 năm thống nhất đất nước, Đại sứ Nguyễn Phú Bình, ủy viên Đoàn Chủ tịch TƯ MTTQ VN, Chủ tịch Hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều trăn trở.

"Chiến tranh đã kết thúc 40 năm, chúng ta cần làm gì nữa để cho chủ trương nhân văn của Đảng và Nhà nước ta thực sự lan tỏa trong cuộc sống, xóa tan mặc cảm và khác biệt về nhận thức trong đồng bào cả trong và ngoài nước" - ông suy tư.

Đầu năm viếng nhà Anh học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh

TPO - Sáng mùng 1 Tết Ất Mùi (19/2), Ban Bí thư T.Ư Đoàn do Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu tới thăm, chúc Tết các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).
Chùm ảnh đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh.

Đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh. Ảnh: Ngọc Thắng.

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

Tết thăm nhà bác Phiêu mênh mông tình dân

Thăm nhà cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Nhiều bức ảnh chụp tư dinh của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu được gửi tới BBC qua mạng internet vào ngày mùng Một Tết Kỷ Sửu.

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

"Liệt sĩ" nào lỡ oánh Mỹ, Tàu, Cam quá đà được miễn truy cứu trách nhiệm"

Các công dân Việt Nam qua các thời kỳ oánh nhau với Mẽo, Tàu, Cam có giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công bị coi như đã hy sinh do mất tích, thất lạc đơn vị nay tìm về bản quán được miễn truy cứu trách nhiệm, kể cả mấy ông sợ chết, khổ quá, đào ngũ, bỏ ngủ, chiêu hồi sẽ được du di tha thứ tuốt, tất cả đều là nạn nhân chiến tranh. Vì Nhà nước không thể truy tố "liệt sĩ", cũng không sợ tố cáo vì hổng lẽ đồng đội cùng chia bùi xẻ ngọt, cùng oánh nhau với địch sứt đầu mẻ trán lại đi tố cáo đồng chí mình.

Thợ Cạo đùa thôi, chứ mỗi câu chuyện gắn với những mảnh đời xiêu bạt, đầy trắc ẩn mà người trong cuộc chưa thể kể hết. Nhiều người bị thương tật, mất trí nhớ sống lang bạt tha hương cầu thực nhưng trong tâm tưởng họ đều mòn mõi một ngày nào đó được quy cố hương thăm lại người thân như "lá rụng về cội". Cho dù nguyên nhân, động cơ gì mà thành "liệt sĩ" nhiều năm mới trở về thì họ đều đáng thương, đáng được nhà nước kịp thời giải quyết chính sách, xã hội quan tâm giúp đỡ để họ sớm hòa nhập cuộc sống cho những năm tháng còn lại cuối đời.
Mình nghĩ không ít trường hợp trở về trong lặng lẽ và còn nhiều người khác vì một lý do sâu kín nào đó đành chôn thân nơi đất khách quê người...

Một số trường hợp "liệt sĩ" trở về được báo chí ghi nhận thời gian qua:

2002 - “Liệt sĩ” Lê Khắc Hơng chiến trường Miền Nam quê Thái Nguyên sau 27 năm
Tức Lê Khắc Hưng, bị thương... lấy vợ ở Cần Thơ.
2004 - “Liệt sĩ” Đào Văn Hùng chiến trường Campuchia quê Bến Tre sau 17 năm
Đánh nhau ở biên giới CPC - TL, bị Thái bắt thả, lấy vợ có 3 con ở Battambang, nhập quốc tịch CPC.

2006 -  “Liệt sĩ” Lê Văn Bắc chiến trường Campuchia quê Quảng Ninh sau 38 năm
Tức Lê Văn Róc bị quân Lon Nol bắt thả, có vợ 6 con, làm thuê ở An Giang, Long An

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Người Kinh ở Tam Đảo TQ là từ VN sang định cư - Bé cái nhầm to!

Giaovn 28/01/2015  
Đến khoảng những năm Tự Đức 20 (thập niên 1870) thì vùng người Kinh hiện ở Quảng Tây, vẫn thuộc đất Việt Nam  

Một người Kinh ở Quảng Tây (tức dân tộc thiểu số ở đây) mới viết bằng tiếng Việt những dòng sau:



Nhưng xem xét lại tư liệu gốc thì câu chuyện 500 năm hoàn toàn là tưởng tượng. Không có thực.
Có thể tạm định rằng, đến khoảng thập niên 1870, vùng người Kinh ở Quảng Tây hiện nay vẫn thuộc đất Việt Nam.
Cho nên, việc chuyển đến vùng đó 500 năm trước (nếu có) thì vẫn là di cư trong nội địa Việt Nam (người An Nam chuyển chỗ ở trong nước An Nam). Cứ ở đó, và cứ vẫn là cư dân nước An Nam, không khác gì. Sau rồi, mấy trăm năm sau, cái chỗ chuyển cư ấy trở thành đất Trung Quốc. Chứ không phải là từ 500 năm trước đã chuyển từ An Nam sang phần đất của Trung Quốc. Hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

---
Bổ sung 1 (28/1/2015): Một bài đã xuất hiện từ năm 2009, trên tờ An Ninh Hải Phòng.

Làng Việt trên đất Trung Hoa

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Chuyện ông lão 13 lần đi thi ĐH có bí danh “N254”

Muốn tìm người yêu cũ, ông lão 13 lần đi thi ĐH
16.08.2014 | 09:33 AM
Ông Nguyễn Văn Minh (64 tuổi, ngụ khu phố Tây Trì, phường 1, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) có lẽ là thí sinh lập kỷ lục về số lần dự thi Đại học nhiều nhất, đồng thời cũng là thí sinh lớn tuổi nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Ông lập “kỷ lục” này vì “nghiện” học hay vì lý do nào khác? 64 tuổi, 13 lần dự thi ĐH
Ông Minh quê ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến tuổi đi học được cha mẹ chuyển ra Đông Hà sinh sống. Học hết lớp 9, thời đó Đông Hà chưa có trường cấp 3, ông hoặc phải vào thị xã Quảng Trị học, hoặc thi vào trường Quốc học Huế. Do ở Huế có người thân, sức học cũng khá nên cậu thiếu niên đã thi đậu ngôi trường danh tiếng bậc nhất miền Trung này.
Ông Minh hồi ức, học xong phổ thông, ông liên tục dự thi đại học sáu năm vẫn chưa đậu. Sáu năm, nhưng thi tới bảy lần vì năm 1972 do chiến tranh, được thi đến hai lần. Sau đó ông đã học ngành trung cấp sư phạm tiểu học ở Huế hai năm.
Từ năm 1976 đến 1982, ông làm giáo viên ở trường tiểu học Nam Đông (Huế), sau đó được thuyên chuyển về trường tiểu học Quảng Phú (Huế) dạy thêm sáu năm nữa. Công tác trong ngành giáo dục được 13 năm, ông bị đau dạ dày nặng nên được nghỉ chế độ, mất sức 61%. Cả gia đình quyết định chuyển ra lại sinh sống tại TP. Đông Hà cho đến nay. “Ngày ngày tôi buồn bã vì không còn được đứng lớp, truyền đạt kiến thức cho học trò”, ông buồn bã
Muốn tìm người yêu cũ, ông lão 13 lần đi thi ĐH - Ảnh 1
Thí sinh đặc biệt lập 2 kỷ lục: Dự thi đại học ở tuổi 64 và đã thi tới 13 lần.

Tìm kiếm Blog này