Tim thông tin blog này:

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Các vụ thảm sát của lính Nam Triều Tiên trong chiến tranh Việt Nam (P II)

Quansuvn: 
 
Xin tiếp tục dẫn lại một bài phân tích khác trên tạp chí Critical Asian Studies, bản tiếng Anh gốc các bác có thể xem ở đây.

America's Korea, Korea's Vietnam

(tạm dịch: Chiến tranh Triều Tiên với Mỹ, chiến tranh Việt nam với Triều tiên)
Charles K. Armstrong


Sự tàn bạo của lính Mỹ với thường dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam -Vietnam War đã từng trở thành một đề tài tranh cãi nóng hổi trên đại chúng của Hoa Kỳ, thế mà những hành động tương tự của lính Hàn Quốc đánh thuê cho Mỹ ở Việt Nam thì hầu như không được biết đến với thế giới Phương Tây. Đại Hàn đã gửi hơn 300.000 quân tới Việt nam trong khoảng 1965 tới 1973, nhưng sau nhiều thập kỷ bị bắt phải im lặng bởi các nhà cầm quyền kế tiếp nhau, chỉ mới gần đây người Hàn mới đụng chạm lại những mờ ám quá khứ trong chiến tranh Việt Nam của Hàn Quốc. Mùa xuân và mùa hè năm 2000, những bằng cớ trên truyền thông Hàn quốc đưa ra bởi các cựu binh đã lần đầu tiên tiết lộ ở mức độ chi tiết sự tàn bạo ở mức độ lớn của lính Hàn đối với thường dân Việt Nam. Những tiết lộ đó, và sự tranh cãi gây ra sau đó ở Hàn Quốc, đã làm nổi bật vai trò của người Hàn trong Vietnam War và vai trò của Vietnam War đối với sự phát triển chính trị và kinh tế ở Hàn quốc.


Chúng ta không thể ngồi không làm người xem trong khi đồng minh của chúng ta trở thành con mồi của sự xâm lược của cộng sản …

-Tổng thống Park Chung Hee, 9/2/1965

Chúng ta phải chiến đấu với kẻ địch ở Việt Nam cũng như chúng ta chiến đấu ở Triều Tiên. Chúng ta phải cố gắng hướng tới chấm dứt chủ nghĩa cộng sản, thiết lập lại hoà bình, và xây dựng lại Việt Nam.

-Tướng Lee Sae-ho, 1/5/1966

Nửa năm đầu chưa qua đi, nhưng 2001 đã trở thành một năm đáng nhớ cho việc phục hồi những ký ức bị đè nén về các cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Á. ….


[đoạn này nói về các sự kiện truyền thông nổi bật, đề cập các vụ điều tra thảm sát của lính Mỹ đối với người Hàn và của lính Mỹ tại Việt nam, những tiết lộ đầu tiên trên tờ Hankyoreh Sinmun…]


…Những bài báo chi tiết và gây chấn động nhất dựa trên hồi ức cuả đại tá về hưu Kim Ki-t’ae, nguyên là chỉ huy của Đại đội 7, tiểu đoàn 2, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ thiện chiến “Rồng Xanh”. Giờ đây, ở tuổi ngoài 60, Kim xác nhận với Hankyoreh vào tháng 4/2000 rằng khi là một trung uý 31 tuổi ông ta  đã được chỉ huy vụ giết chóc dã man 29 người thanh niên Việt Nam không có vũ trang ở tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 14/11/1966. Câu chuyện của ông ta hoá ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm; những hồi ức tiếp theo đó của các cựu binh Hàn Quốc đã cho thấy một bức tranh chi tiết ghê sợ, mà vẫn hầu như chưa được biết tới với thế giới Phương Tây, về sự tham dự của Hàn Quốc trong chiến tranh Việt nam.


Kim Ki-t’ae xác nhận rằng từ 9 tới 27/11/1966, các tiểu đoàn 1,2,3 của Rồng xanh đã tiến hành “chiến dịch Mắt Rồng” , nhằm quét sạch sự kháng cự của Việt Cộng (VC) ra khỏi khu vực hoạt động của họ ở miền Trung Việt Nam. Ngày 10/11, đại đội 6 tiểu đoàn 2 đã bị nã súng ở gần làng An Tuyet, mặc dù họ không có thương vong. 4 ngày sau đó, với ký ức vụ tấn công vẫn còn nóng hổi trong đầu họ, đại đội 7 bắt gặp 29 người Việt Nam trên một cánh đồng lúa. Lính Hàn bắt họ lại vì tình nghi là du kích và trói họ lại với nhau ở cổ tay và lục soát vũ khí. Không tìm thấy vũ khí ở quanh đó, lính Hàn còn có lựa chọn là thả tù nhân hoặc chuyển giao họ cho quân đội cộng hoà(ARVN). Đó là ngày cuối cùng của giai đoạn 1 Chiến dịch Mắt rồng. Ngày 15/11 lực lượng ROK tham dự chiến dịch sẽ bàn giao vùng kiểm soát cho ARVN, mà quân Hàn vốn coi thường. Trao những người bị tình nghi VC này cho ARVN cũng chẳng khác nào trợ giúp quân địch, đó là điều người Hàn suy nghĩ. Họ cho rằng có khả năng cao rằng những người này sẽ thoát ra, sẽ nhóm lại, và sẽ gây ra nhiều rắc rối. Lính Hàn đã kiệt sức sau 6 ngày trong rừng đánh nhau, quân phục đã sờn rách, mặt sơn đen nguỵ trang, và Mắt Rồng vẫn chưa có ghi nhận đáng kể nào về thương vong của VC. “Chúng ta làm gì với bọn khốn này?” một chỉ huy trung đội hỏi Kim.

“Đưa bọn nó ra đằng kia!” là câu trả lời của Kim. Những người đàn ông Việt Nam, vẫn bị buộc với nhau bằng dây thừng, bị ném xuống một cái hố bom tạo ra bởi máy bay F4 Mỹ. Cái hố rộng khoảng 8m và sâu 4m.

Lính Hàn lùi lại và ném lựu đạn vào trong hố, máu và thịt bay lộp bộp trong không trung. Khi họ kết thúc, những tiếng kêu của những người sống sót vẫn vọng lên từ dưới hố. Lính Hàn kê súng lên vai và nã đạn xuống, đảm bảo rằng tất cả đều chết.



Là chỉ huy đại đội- chức vụ sỹ quan cao nhất ngoài chiến trường của lính Hàn tại Việt nam – Kim ý thức rất sâu sác trách nhiệm trực tiếp về hành động mà ông ta đã thuật lại. Như ông ta nói với Hankyoreh Sinmun, “Hàng chục người sống hay chết là phụ thuộc vào mệnh lênh của tôi. Nếu tôi nói ‘Thả bọn họ ra! Đừng giết!’ thì họ sẽ sống, nhưng nếu tôi nói, ‘Lũ chết tiệt chúng mày, lằng nhằng hả?’ thì họ sẽ bị lôi ra và giết. 29 người đó cũng vậy. Nhưng giờ tôi nghĩ về điều đó, họ chỉ là những nông dân.” Vẫn là Kim giải thích, bằng ngôn từ gợi nhớ một cách đáng kinh ngạc những hồi ức của lính Mỹ về Nogun (làng ở Triều Tiên nơi xảy ra vụ thảm sát của lính Mỹ với dân thường--dv) và về chính Vietnam War, “Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến tranh du kích. CHúng tôi không thể phân biệt giữa Việt Cộng và không phải Việt Cộng. Người dân trợ giúp cho VC trong những làng VC, tấn công phía sau chúng tôi.” Kim cũng tiết lộ rằng 1 tháng trước đó, ngày 9/10/1966, hầu hết người dân trong làng Binh Tai, huyện Phước Bình, 68 người đàn ông, đàn bà, trẻ em – đã bị thảm sát bởi lính ROK, những kẻ đã đốt nhà của dân làng và bắn chết những người chạy ra khỏi các căn nhà đang cháy. Giờ đây ở Việt Nam, có một đài tưởng niệm ở Phước Bình tưởng niệm những thường dân bị giết tập thể bởi Nam Hàn.

Nếu như chiến tranh Triều Tiên là một “cuộc chiến bị quên lãng” ở Mỹ, thì chiến tranh Việt Nam bị quên lãng, thậm chí bị cấm đoán, ở Hàn Quốc. Đối với những người Mỹ, sự tham dự quân với số lượng lớn của Nam Hàn trợ giúp Mỹ trong chiến tranh Việt Nam còn bị quên lãng hơn gấp đôi. Chẳng mấy người Mỹ biết rằng người Hàn đã ở đó trong cuộc chiến của họ, mà chính xác hơn là của chúng ta (Mỹ--dv). Hệ quả của Vietnam War đối với người Hàn cũng tương tự như đối với người Mỹ, bao gồm cả những hội chứng hậu chiến, hàng nghìn đứa trẻ lai Hàn bị bỏ rơi bởi lính và viên chức dân sự Hàn, nỗi ám ảnh chất độc da cam, mà những cựu binh Hàn đã theo đuổi vụ kiện chính phủ và các công ty hoá chất Mỹ để đòi bồi thường từ năm 1984, nhưng vẫn chưa thành công. Song trong khi ở Mỹ, VN War làm dấy lên những đợt tranh cãi mở và thông thường rất căng thẳng, thì tranh cãi về VN War ở Hàn quốc bị dìm vào im lặng bởi các thể chế quân sự kế tiếp nhau, và chỉ trở thành một vấn đề công luận hạn chế trong khoảng 10 năm rồi. Sự im lặng này một phần là kết quả của những nổ lực của chính quyền Hàn Quốcđè bẹp bất cứ thứ gì có thể làm phương hại quan hệ ROK- US, một phần bởi vì sự nhạy cảm do những lợi ích tài chính Hàn Quốc nhận được từ cuộc chiến đó, và một phần phản ánh sự hổ thẹn khi ở bên bại trận- đặc biệt là sau nhiều năm rùm beng tuyên truyền trong thời gian của cuộc chiến về sự chính nghĩa của người Hàn tham dự trong cuộc chiến và tinh thần tương trợ của các lực lượng Hàn quốc với người dân Nam Việt Nam.

Khi ROK gửi “quân viễn chinh” tới Việt nam cuối những năm 60, việc đó được miêu tả trên các phương tiện thông tin Hàn như một sự tự vệ cao thượng của tự do chống lại cộng sản xâm lược, và được chào mừng bởi người Nam Việt Nam. Kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt của Hàn QUốc đảm bảo hình ảnh đó vẫn còn được giữ cho tới tận những năm 80. Thậm chí trong cuộc tưởng niệm năm 1994 ở Seoul, hình ảnh của các lực lượng ROK vẫn không ngừng được nhắc tới với hình ảnh tích cực đó. Gần đây tháng 5 năm 1995, bộ trưởng giáo dục Kim Suk-hui đã bị bãi nhiệm vì nói rằng chiến tranh Triều tiên là “nội chiến” và tới lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam là “lính đánh thuê”. Chỉ từ những năm 90 các thảo luận công khai về những điều còn mơ hồ về ROK trong chiến tranh Việt Nam mới nổi lên ở Hàn. Sự ý thức nhiều hơn về cuộc chiến của đại chúng được biểu hiện qua các tiểu thuyết, phim và những tiết lộ nhỏ giọt từ truyền thông và một bộ Quốc phòng còn đang do dự.

Giữa làn sóng thông tin đó và những tranh cãi về chiến tranh Việt Nam của người Hàn , sự phức tạp và mức độ quan trọng của VN War đối với ROK đã được sáng tỏ ở một mức độ không lường trước, và mối liên hệ giữa Việt Nam và sự phát triển chính trị, kinh tế của Hàn đã trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Cách hiểu thông thường, đặc biệt là ở Mỹ, rằng VN war thuộc về chiến tranh lạnh toàn cầu hay thuộc về mối quan hệ Mỹ-Việt, đã che khuất đi sự quan trọng của cuộc chiến trong khu vực Đông Á. Có lẽ, quan trọng nhất với Hàn Quốc, là VN War góp phần không nhỏ, cho sự “thần kỳ” của kinh tế Hàn quốc từ những năm 60 tới những năm 90.

[đoạn này nói về quá trình gửi quân, tăng cường quy mô của ROK ở Việt Nam, và VN War đã trở thành mỏ vàng cho người Hàn như thế nào]

Những chứng cớ về sự tàn ác của lính ROK ở Việt Nam hầu hết vẫn chỉ là các giai thoại, và cho tới ngày nay vẫn không có một cuộc điều tra có hệ thống nào về sự tàn ác đó. Loạt bài trên Hankyoreh Sinmun không chỉ là nghiên cứu báo chí ở mức độ lớn ở Hàn Quốc, mà cũng là nỗ lực đầu tiên của người Hàn nhằm tự kiểm chứng những câu chuyện về sự tàn độc của chính binh sỹ nước mình. Lấy ví dụ, câu chuyện của Kim giết 68 thường dân tháng 10/1966 được khẳng định lại bởi một điều tra của Hankyoreh Sinmun  ở Phước Bình. Nhưng cho dù chỉ là các giai thoại, rất nhiều câu chuyện về sự tàn ác cho thấy mức độ lớn và độ nhất quán cao. Ví dụ, một câu chuyện cũ về lính Hàn thường cắt tai và mũi của VC để lấy hành tích về số quân địch bị giết; cảnh cắt tai diễn ra không ít hơn 4 lần trong các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Ạhn Jung-hyo về chiến tranh Việt Nam Quân hàm trắng. Kim, trong hồi ký với Hankyoreh Sinmun, xác nhận rằng binh lính Hàn cắt tai, mũi của VC mang về làm kỷ niệm. Cho dù điều này đôi khi có vẻ cũng được thực hiện bởi lính Mỹ, việc cắt tai và mũi một cách có hệ thống làm gợi nhớ ghê gớm tới việc cắt tai và mũi của người Hàn bởi quân Nhật trong cuộc xâm lược của Hideyoshi vào những năm 1590. Một cái gò từ mà người ta nói được tạo thành từ tai người Hàn Quốc sau những cuộc xâm lược đó giờ vẫn là một địa điểm thu hút khách du lịch gần Tokyo, mà người ta gọi là “Mồ tai” (mimizuka). Không có chứng cớ cho thấy lính ROK bắt chước hành động này của quân Nhật trung cổ- một điều có thể nói là trớ trêu trong lịch sử hai nước – nhưng những ghi nhận về sự tàn độc của Hideyoshi được ghi nhận trong giáo khoa của ROK. Những báo cáo khác cáo buộc lính ROK móc tim của người sống, hoặc lột da của tử sỹ VC treo trên cây để đe doạ. Trong khi cần nhiều nghiên cứu hơn để xác thực bản chất tàn độc trên mức độ rộng của lính Hàn ở Việt nam, thì tiếng xấu về sự ác độc của họ đã quá rộng rãi – và được nhắc lại quá thường xuyên bởi những chứng nhân người Hàn, người Việt, người Mỹ - để mà có thể bị bỏ qua.

Sự tàn độc này có thể được lý giải bởi vài nguyên do: do đã trải qua chiến tranh Triều Tiên và cách huấn luyện ROK đã tạo nên những người lính Hàn; những di sản của người Nhật trong thời kỳ chiến tranh đô hộ; và có sự phân biệt chủng tộc một cách mơ hồ - có thể nói một dạng bán-thuộc-địa – vị trí của lính Hàn được đặt giữa người Mỹ và người Việt. Trước tiên, sự tàn ác của lính Nam Hàn ở Việt Nam là hệ quả trực tiếp của sự tàn bạo trong chiến tranh Triều tiên, đã giết chết tới 2 triệu người Triều Tiên. Rất nhiều dân thường TT chết do bom Mỹ, và không ít hành động tàn ác đã được gây ra bởi người BTT và người Trung Quốc. Nhưng quân đội mới thành lập ROK dường như giết chóc bừa bãi hơn, thương vong dân thường trong 3 tháng quân UN-US-Nam Hàn chiếm giữ Bắc Triều Tiên (9-12/1950) có lẽ đã lên tới hàng trăm ngàn.
Hầu hết ROK ở Việt Nam là những cậu bé trong thời gian chiến tranh liên Triều và đã chứng kiến rất gần những hành động phi nhân tính. Được dạy dỗ suốt đời để coi “bọn đỏ” không phải là người, bọn họ phù hợp cho những chiến dịch chống cộng bằng bạo lực. Việc huấn luyện quân đội ROK một phần bởi ảnh hưởng quân đội Nhật trong quân đội Hàn- rất khắc nghiệt. Cho tới thời gian gần đây, tất cả những người khoẻ mạnh đều sẽ phải phục vụ 3 năm trong quân đội Hàn, và phải trải qua khoá huấn luyện cơ bản với những thử thách đáng sợ đôi khi có thể dẫn tới chết người. Không khó để tưởng tượng ra những người lính trẻ đó, bối rối ở một nơi chiến sự xa cách quê hương mình, chẳng nói nổi tiếng Pháp hay tiếng Anh (và tiếng Việt càng ít hơn) mất mất cảm giác phân biệt và có điều khiển bản thân trong chiến trận.

[đoạn này cũng như phần trên triển khai chi tiết ảnh hưởng của người Nhật với sự tàn độc của người Hàn, cũng như lý do về dòng giống khi họ cho rằng họ cao quý hơn người Việt Nam, ….]

[cũng nói về một nguyên nhân mà người Hàn không muốn đưa ra công khai, vì bản thân họ đang tố cáo người Mỹ tàn ác trong chiến tranh Triều Tiên, việc toà soạn bị những cựu binh bao vây đập phá, về sự im lặng của chính quyền Hàn Quốc, và sự im lặng từ chính chúng ta...]

[Lời kêu gọi của ban quản trị Critical Asian Studies tới Liên Hiệp quốc, NaTO, Mỹ và các nhà lãnh đạo thế giới yêu cầu trừng trị các tội ác chiến tranh và những tội ác chiến tranh chống lại người châu Á, để đảm bảo chúng sẽ không tái diễn]


VỤ THẢM SÁT DIÊN NIÊN - PHƯỚC BÌNH - 1966

Địa điểm: Thôn Phước Bình và thôn Diên Niên, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Diễn tiến: Lúc 10 giờ trưa ngày 9.10.1966, lính Nam Triều Tiên tập trung dân chúng tại sân trường Phước Bình rồi dùng súng tiểu liên bắn xối xả vào đám đông, có 168 phụ nữ và trẻ em bị giết hại. Qua ngày 13.10.1966, lính Nam Triều Tiên lại tập trung dân chúng đến tại đình Diên Niên, chúng tàn sát hàng loạt 112 phụ nữ và trẻ em.

Tổng cộng trong hai ngày 9.10 và 13.10.1966, lính Nam Triều Tiên đã tàn sát 280 phụ nữ và trẻ em ở hai thôn Diên Niên, Phước Bình.

Ngày nay. di tích này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử - văn hoá quốc gia.




Bài này không cụ thể về một vụ thảm sát, nhưng cũng là một thông tin tham khảo liên quan bên cạnh các số liệu mà bác ov10 nêu. Đây là bản vận động các cá nhân và tổ chức đoàn kết lại để đòi hỏi lẽ phải về vấn đề tội ác chiến tranh của binh sỹ Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam- do Uỷ ban Hoà Bình của Tổ chức đoàn kết quốc tế của Hàn Quốc (KHIS) (Peace Committee of Korean House for International Solidarity (KHIS)–dv tạm dịch) tiến hành, tháng 2/2000. Trang web của KHIS ở đây, em không biết tiếng Hàn nên lấy lại bài tiếng Anh ở đây.
[…một đoạn trùng với phần sau….]
Người dân Hàn quốc đã tham gia nhiều cuộc vận động về vấn đề các vụ thảm sát ở Việt Nam; viết các thiệp xin lỗi thông qua sự tổ chức của KHIS và quyên góp cùng với Hankyoreh (tờ báo đầu tiên ở Hàn đã công khai vấn đề-dv) để xây dựng các trường học và bệnh viện ở Việt nam tại những huyện chịu tổn hại nặng nề nhất. Thông qua những hoạt động đó, họ mong người Việt Nam tha thứ vì những tội ác mà lính Hàn đã phạm.

Thái độ của dư luận Hàn quốc về vấn đề như sau:
1.   Số liệu thực tế về các vụ thảm sát phải được công bố công khai 66,3%
2.   Cần tiến hành điều tra tìm kiếm sự thật 66,9%
3.   Chính phủ Hàn Quốc cần xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân Việt nam 77,9%
*Nguồn: Thăm dò dư luận của Hankyoreh

Dù vậy, chính phủ Hàn đã hoàn toàn né tránh vấn đề này. “Thảm sát Nogunri” trong chiến tranh Triều Tiên và “Thảm sát dân thường Việt nam” trong chiến tranh Việt nam là những trường hợp tiêu biểu trong thế kỷ 21 mà trong đó, Hàn Quốc (Triều Tiên) một là nạn nhân, một là thủ phạm.

[…lời kêu gọi mọi người hưởng ứng…]

Sau đây là thư gửi tổng thống Kim Dae Jung--dv.

Thưa Tổng thống Kim Dae Jung

Chúng tôi yêu cầu tổng thống mở cuộc điều tra tìm sự thật liên quan tới “Thảm sát Thường dân Việt nam” gây ra bởi binh sỹ Hàn Quốc và xin lỗi công khai vì những vụ việc đó tới người Việt Nam.

Chúng tôi được nghe rằng ước tính có khoảng 5000 thường dân Việt Nam đã bị tàn sát bởi binh lính Hàn Quốc ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bình Định trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Rất nhiều người vô tội trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và người già đã bị giết bừa bãi, và những cuộc tàn sát đã để lại những vết thương sâu trong tâm trí những người còn sống sót. Vì nguyên do đó chúng tôi yêu cầu có lời xin lỗi chính thức từ những người chịu trách nhiệm trong quân đội vì đã ra lệnh tiến hành những hoạt động đó và bồi thường cho những nạn nhân vô tội của các vụ thảm sát. Rõ ràng rằng chúng ta không thể bước vào một thiên niên kỷ mới với lương tâm trong sạch khi chúng ta không nỗ lực để an ủi những đau đớn của người Việt nam. Chúng ta phải làm hết sức mình để vạch ra chân lý và ngăn ngừa những thảm kịch như thế không xảy ra trong tương lai. Một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh rằng sự bình yên thực sự chỉ có thể đạt được khi chúng ta dũng cảm sáng tỏ sự thực trong vấn đề này. Cho dù ở thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ này, thì sự thực về những vụ giết chóc đau thương đó không thể nào bị ỉm đi được.

Chúng tôi thúc giục chính phủ Hàn Quốc:

1.   Đưa ra các số liệu về vụ việc. Những người lính đã từng tham chiến cho rằng trước tiên, sự thật về các vụ thảm sát phải được tiết lộ. Chúng tôi đồng ý với họ. Chính quyền Hàn quốc phải lập ra một uỷ ban điều tra chung cùng với chính quyền Việt nam.
2.   Nếu như những thông tin gần đây được xác nhận, chính quyền Hàn quốc nên xin lỗi công khai tới chính quyền Việt Nam và người Việt Nam bằng cách nhận trách nhiệm về việc để xảy ra các vụ thảm sát.
3.   Chính phủ Hàn Quốc nên bồi thường cho những người sống sót sau các vụ thảm sát.
4.   Chính phủ Hàn Quốc nên bồi thường cho những người lính Hàn, những người đã bị ép buộc phải thực hiện những hành động phi nhân tính và chịu dằn vặt lương tâm từ đó tới nay.
5.   Xin hãy cấp kinh phí điều tra để làm sáng tỏ các vụ thảm sát.

[hết thư]



Sau đây là những bài viết trên báo TIME (Mỹ) liên quan tới thảm sát thường dân của lính Nam Triều Tiên  trong thời kỳ lực lượng này có mặt ở Việt Nam.
Bài đầu tiên SOUTH VIET NAM: Another My Lai? đăng ngày 18-9-1972
Nam Việt Nam: Một vụ Mỹ Lai khác?

Kể từ khi họ tới Nam Việt Nam 7 năm trước đây, những người lính Nam Triều Tiên đã trở nên nổi tiếng là quyết liệt và lỳ lợm nhất trong số lực lượng đồng minh. Khi không làm nhiệm vụ, họ vật tay và chặt những chồng gạch bằng cú chặt của karate. Trong chiến trận họ mãnh liệt, làm những người nông dân hoảng sợ vì sự nhiệt huyết của họ ở những khu vực tuần tra của họ, chủ yếu ở vùng ven biển  miền trung bao gồm những đoạn rất quan trọng của quốc lộ 1,19 và 21. Đó là khu vực được coi là “thù địch”; phần nhiều trong đó vẫn đang nằm dưới sự kiểm soát của Việt Cộng. Thậm chí cho tới những ngày này, lực lượng Nam Việt Nam đang phải căng rộng vẫn rất cần sự trợ giúp chiến đấu của ROK*.

Cũng như các lực lượng ngoại quốc khác, chẳng hạn với người Mỹ, sự  thiếu hiểu biết của lính Nam Hàn về các phong tục truyền thống của địa phương đã góp phần làm tăng sự nghi ngờ và không tin tưởng lẫn nhau với những người Việt Nam. Những tin đồn về những vụ việc lính Hàn bạo lực đối với thường dân – lấy ví dụ, quét sạch cả một làng để trả thù khi bị mất một lính do Việt Cộng bắn tỉa. Một trong vài vụ việc đã được khẳng định vào tháng 10 năm 1969, khi các nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy các lính Hàn mang quân phục tiến vào một ngôi chùa ở Phan Rang và giết chết 4 nhà sư. Chính quyền Nam Việt Nam đã miễn tội cho lính Hàn, nói rằng một lính Việt cộng bị bắt đã khai rằng các đồng chí của hắn ta đã mặc đồng phục Hàn Quốc và giết các nhà sư nọ.

Tuần rồi những lời buộc tội mới về sự tàn ác của lính Hàn Quốc đã được xem xét. Phó Hạ Nghị Viện Nguyen Cong Hoang, một trong những đại biểu của tỉnh Phú Yên, đã yêu cầu một cuộc điều tra chính thức vài tuần trước đây về một vụ thảm sát kiểu Mỹ Lai đã xảy ra tại tỉnh của ông ta vào  ngày 31 tháng 7. Vào ngày hôm đó, lính của tiểu đoàn 1, trung đoàn 26, sư đoàn “Mãnh Hổ” đã tiến hành một chiến dịch càn quét. Khi binh lính tiến tới gần làng Phu Long, họ  bị bắn bởi vũ khí hạng nhẹ. Một chỉ huy trung đội và một trung sỹ bị chết. Lính Hàn tấn công và với sự cho phép của huyện trưởng, đã gọi pháo và tàu hỗ trợ. Khi hầu hết các ngôi nhà trong làng đã bị phá huỷ, binh lính tiến vào và “ổn định” khu vực. Trong số những người chết: 21 thường dân.

Những câu chuyện trong xúc động.
Ngoài những số liệu đơn giản đó, những sự việc ở Phu Long gây tranh cãi. Lính Hàn Quốc nói rằng những thường dân đó bị chết dưới làn đạn pháo. Nhưng dân làng phản bác rằng họ đã sống sót khỏi trận nã pháo bằng cách núp dưới các hầm trú ẩn. Họ nói rằng sau khi nó qua đi, lính Hà vào làng và giết chết 21 người. Phóng viên Tom Fox của văn phòng đại diện TIME ở Sài Gòn đã tới tỉnh này vào cuối tuần qua. “Khi họ tụ tập lại để kể câu chuyện của họ, họ nói với niềm xúc động,” ông cho biết. “Mỗi người đều cố để cho vị khách viếng thăm này được nghe câu chuyện của chính mình ‘Nói cho ông ta nghe mọi thứ!’, một người nào đó nói. ‘Hãy nói cho ông ta nghe chính xác điều gì đã xảy ra,’ một người khác nói thêm vào. Nước mắt chảy trên mặt những người phụ nữ trong khi họ nói.”
“Tụi lính gọi Ba Truoc ra khỏi nhà của chị ấy,” một cô bé 12 tuổi kể với Fox. “Chị ấy chầm chậm bước ra với đứa bé ôm trong tay. Chị ấy đứng đó trước nhà mình, và chúng bắn chết cả hai.” Rồi một người phụ nữ kể chuyện 6 lính Hàn Quốc đã bắt cô gái đẹp nhất trong làng, Nguyen Thi Sang, 16 tuổi, ép cô ra sau một ngôi nhà và chúng hãm hiếp cô trong khi cô la khóc. Rồi chúng bắn chết cô.

Một người phụ nữ khác nhớ lại rằng cô đang ra khỏi làng cùng với người mẹ già của mình. Bọn lính hỏi cô rằng chồng cô đang ở đâu. Cô trả lời rằng chồng mình đang ở Tuy Hoà, thủ phủ của tỉnh. Bọn họ cho cô đi qua nhưng giữ bà mẹ của cô lại. Vài phút sau cô nghe một loạt đạn vang lên. Mẹ của cô, cùng với một nhóm người khác, đã bị giết chết.

Những quan chức của làng không sẵn lòng ủng hộ. Nhưng ít nhất một quan chức của hội đồng tỉnh đã trên danh nghĩa cá nhân ủng hộ những tố cáo của các dân làng. “Những người lính Hàn đó làm quá. Họ nổi điên lên, tiến vào và săn lùng người ta,” ông ta nói. “Có thể hiểu được và thật đáng tiếc. Nhưng có thể nói gì được nữa?”

Một uỷ ban điều tra 6 người, 3 người thuộc chính quyền Sài Gòn và 3 của Hàn Quốc đã hoàn thành một bản báo cáo về các tố cáo. Mặc dù bản báo cáo không được chính thức công bố, nội dung của nó đã được tiết lộ ở Sài Gòn. Nó công nhận cái chết của các thường dân, nhưng cho rằng không đủ chứng cứ để buộc tội. Trung tá Chung Yuk Jin, người phát ngôn báo chí của quân đội Hàn nói: “Nếu như thường dân bị chết trong làng, thì là do họ bị chết bởi pháo, bởi đạn lạc hoặc đạn bắn từ tàu –không phải bởi lính Hàn Quốc.” Tại sao những người còn sống lại nói dối về vụ việc? “Làng này đã bị kiểm soát bởi Việt Cộng trong hơn 20 năm,” Chung bác lại. “Tất cả những họ hàng thân quen của họ đều là những người có cảm tình với Việt Cộng.” Sự quả quyết của Chung cũng giống đến ngạc nhiên điều từ các lính Mỹ: làm thế nào mà nói được sự khác nhau giữa Việt Cộng và dân thường.

*Tuần trước chính quyền Seoul đã tuyên bố rằng 37.200 quân của họ ở Việt Nam – hiện giờ là lực lượng nước ngoài đông nhất ở nước này bất chấp đợt rút 11.000 quân vào tháng 12 năm ngoái – sẽ được rút hoàn toàn vào giữa tháng 12 năm nay và tháng 5 năm 1973. Động thái này, được thúc giục bởi việc rút lính Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam  và chiến lược Việt Nam Hoá Chiến Tranh sẽ làm tăng cường vị trí của Nam Triều Tiên trong những nỗ lực ngoại giao hiện tại trong việc hoà giải với Bắc TT.



Bài thứ 2 mặc dù được viết theo phong cách ca ngợi "đồng minh của chúng ta" nhưng cũng cho thấy một phần bộ mặt đạo quân này.
Bài viết có tiêu đề South Viet Nam: Other Guns, đăng ngày 22-7-1966
Nam Việt Nam: Những đồng minh (tạm dịch)

Philippine tuần rồi đã trở thành quốc gia thứ 4 về phe với Nam Việt Nam và Mỹ trong cuộc chiến chống lại những người cộng sản.  Tổng thống Ferdinand Marcos đã ký quyết định gửi 2.000 quân Philippine tới miền Nam Việt Nam: một tiểu đoàn công binh kèm theo một tiểu đoàn đảm bảo an ninh sẽ hoạt động ở vùng nguy hiểm dọc theo biên giới Campuchia. Chữ ký của ông là một lời nhắc nhở rằng những người lính Mỹ và VNCH không phải chiến đấu cô độc.

Từ 100 chiến binh rừng già Úc từng trải đóng vai trò cố vấn tới quân đoàn I ở tuyến đầu phía Bắc, tới 25.000  lính bộ binh và thuỷ quân lục chiến quả cảm Hàn Quốc giữ vững vùng ven biển miền Trung, tới 4.550 lính pháo binh Úc và New Zealand đóng gần Sài Gòn, những lực lượng đồng minh khác đã có mặt và đảm nhiệm vai trò. Dù dòng chuyển quân liên tục đôi khi có thể làm họ bị quên lãng, nhưng họ không bị quên lãng bởi Việt Cộng. Vì mỗi một đạo quân đã mang tới những phong cách riêng và những kỹ thuật riêng của mình đến với cuộc chiến Việt Nam.

Đầu độc chì.
Một đêm gần đây, trung uý Lee Young Woong lục soát một ngôi nhà tranh trong khi một người đàn bà và 2 đứa trẻ đang ăn cơm tối. Ông ta nhận thấy ngay lập tức điều mà một người phương Tây có lẽ đã không thể nhận ra: có quá nhiều cơm cho 3 người ăn. Chắc chắn có người tới, ông ta kết luận. Lee và đội 10 lính Hàn của mình dồn tất cả dân làng nhốt vào 3 ngôi nhà. Rồi lính của ông ta tiến hành phục  kích. 2 giờ sau, 3 Việt Cộng tới ăn tối và chết vì bị đầu độc.

Sự kiện đó là 1 trong số 8.400 vụ phục kích tiến hành bởi lính Hàn Quốc trong sư đoàn Mãnh Hổ kể từ khi họ tới Việt Nam tháng 11 năm ngoái. Được giao đảm trách cảng Quy Nhơn và một dải rộng của quốc lộ 1 và 19, Mãnh Hổ trong 8 tháng đã làm hơn cả những gì người Pháp và người Việt làm trong suốt 20 năm. Đảm bảo sự tốt tươi thịnh vượng của vùng đồng bằng ven biển tỉnh Bình Định. Lính Hàn Quốc đã đưa 170.000 người Việt Nam ở Bình định về dưới sự kiểm soát của chính phủ, và cùng với lữ lính thuỷ đánh bộ Rồng Xanh của Hàn ở Phú Yên đã giết chết 3.386 Việt Cộng và bắt 695 người nữa trong khi chỉ bị mất 290 người của họ.

Cỏ và thuốc trừ sâu. Đối với những người phương tây, tiến trình đôi khi có vẻ cũng bạo lực như là hiệu quả của nó. Những kẻ bị tình nghi được cổ vũ để nói bằng một loạt đạn bắn sượt qua tai từ phía sau trong khi họ đang ngồi trên mép mộ đào sẵn, hoặc bằng một cái tát vỡ mặt thật nhanh bằng những bàn tay không của lính Hàn (mỗi một người lính Hàn từ tướng chỉ huy Chae Myung Shin trở xuống luyện tae kwon do, một phiên bản karate của Hàn, 30 phút mỗi ngày) Một lần, khi họ tìm thấy một thân thể bị cắt xẻo của lính Hàn Quốc, lính Hàn lùng tìm được một Việt Cộng, lột da hắn ta và treo lên trong làng. Không ngạc nhiên rằng, những mệnh lệnh của Việt cộng thu thập được (?) chỉ thị rằng phải tránh va chạm với lính Hàn bằng mọi giá – trừ khi một chiến thắng của Việt Cộng được đảm bảo 100%.

Nông dân miền nam Việt Nam nhìn thấy một khía cạnh khác của lính Nam Hàn. Khi những người di tản trở về làng mà người Hàn đã tiến vào, họ sẽ thấy nhà cửa được sạch sẽ và sửa chữa, cỏ được cắt(??), và cả vùng được phun thuốc trừ sâu (muỗi??). Những người lính Hàn rất chi tiết và cẩn trọng tuân theo những phong tục phương Đông trong đối đãi với những người lớn tuổi trong làng và với quần chúng. 2 lính Hàn hãm hiếp một phụ nữ Việt Nam và bị xử bắn ngay lập tức trước toàn đại đội.

(Phần tiếp sau ca ngợi lính Úc...)

-----------------


Vụ thảm sát Duy Trinh 1968.

Địa điểm: Duy Trinh – Duy Xuyên – Quảng Nam.

Diễn tiến: Sáng 14-8-1968 vào khoảng 8 giờ, lính Nam Triều Tiên đóng tại Hòn Bằng, cách Duy Trinh chừng 400 m bắt đầu càn. Tại xóm Mỹ An chúng phát hiện ra căn hầm nhà bà Thiệu tàn sát 14 người toàn bà già, phụ nữ, trẻ em vô tội. Bên xóm Vĩnh An cách đó chỉ chừng trăm mét, tại hầm bà Lụa, bà Bồn ở xóm Vĩnh An, chúng sát hại 18 thường dân vô tội khác. Tổng cộng 32 đồng bào đã bị giặc giết trong trận này.

Tìm kiếm Blog này