Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Kệch cỡm như bình chọn vịnh Hạ Long

VietTuSaiGon's blog
Chiều 19/10/2011 vừa rồi, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp bàn phương án huy động tổng lực để bầu chọn vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Theo dự kiến, tổ chức NewOpenWorld sẽ công bố kết quả cuộc bầu chọn này vào ngày 11/11/2011. Đúng là nhàn rỗi và vớ vẩn, vì việc bầu chọn này lại làm kinh động đến chóp bu – chắc cũng là chóp bu duy nhất trong các quốc gia có kì quan được bầu chọn lần này - đứng ra làm việc này.
Cuộc họp rình rang này có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đương nhiên cũng không thể thiếu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc và lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều báo đưa tin về buổi họp này như sau: “Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các cơ quan ngang Bộ, các tổ chức chính trị xã hội cùng với địa phương động viên cán bộ, công nhân viên chức trong các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, THPT… trong cả nước tích cực tham gia bầu chọn cho kỳ quan Vịnh Hạ Long, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cho kiều bào ở nước ngoài tham gia bầu chọn để tạo ra sức mạnh tổng lực mang lại kết quả cao nhất bầu chọn cho vịnh Hạ Long”.
Đây mới là bề nổi, còn bề chìm, từ tháng 8/2007, Việt Nam đã có nhiều chiến dịch phát động rầm rộ và tốn kém. Thậm chí, họ còn dùng cả mạng internet và điện thoại để làm kỹ thuật bầu chọn; có nhiều ý kiến nghi ngờ về khả năng dùng tin tặc để tăng chỉ số bầu chọn. Đơn cử như tỉnh Tiền Giang từng khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn, trong đó có việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn nhiều lần.
Cỡ Phó Thủ tướng mà đứng ra làm việc này, thì quả là nhàn rỗi và kệch cỡm; đúng là không còn giữ thể diện quốc gia gì cả, chẳng lẽ dân tộc Việt Nam lại hám danh như vậy sao? Chẳng lẽ cái tổ chức NewOpenWorld này lại đủ khả năng tạo sức ép lên Chính phủ Việt Nam vậy sao? Chẳng lẽ Phó Thủ tướng không còn việc nào có ích để làm hay sao?
Vậy mà truyền thông nội địa lại xiển dương như đây là việc làm của lòng yêu nước, là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Ví dụ báo Tuổi trẻ đã lập hẳn chuyên mục với khẩu hiệu: “Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước”. Việc làm mông muội và gian dối này mà là yêu nước ư? Chẳng lẽ bản sắc Việt là vì hám danh mà làm bậy?
Tại sao làm bậy?
Bởi đáng lý đây là việc của những người làm du lịch, những chuyên gia lữ hành, khi mà họ có đủ trải nghiệm và thông tin về các kì quan, rồi bình chọn. Chứ người dân Việt Nam thì có mấy người biết đến các kì quan (trong 28 kì quan ứng viên) là như thế nào đâu mà bầu chọn? Thậm chí, phần đông cũng chưa biết Hạ Long là thế nào, vì chưa có dịp đến đó. Vậy là vì vô minh, vì háo danh mà bầu chọn bậy bạ. Điều này khiến ta liên tưởng đến việc bầu cử tại Việt Nam, người dân cũng bầu đại như vậy, chẳng mấy khi biết ai là ai.
Việc bầu chọn bậy bạ này riết rồi trở thành thói quen cẩu thả, đánh mất tự trọng, vì xúi giục và tuyên truyền mà làm, chứ không làm vì hiểu biết, phân tích.
Theo Wikipedia thì NewOpenWorld chỉ cần: “Mỗi địa danh tham gia phải có một ủy ban hỗ trợ chính thức, có đủ tư cách pháp lý, phải ký hợp đồng và được công ty NOW chấp thuận, và phải đóng lệ phí là 5000 USD mỗi tháng”. Điều kiện đơn giản như thế này thì cần chi tới Phó Thủ tướng và các Bộ ban ngành phải ra mặt?
Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni của Ai Cập phê phán cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn”; phê phán Weber - nhà sáng lập NOWC - là “tự quảng cáo”, chỉ nhằm đánh vào sự háo danh để trục lợi.
Xét về dân số, Việt Nam xếp thứ 14 trên thế giới, nếu người dân ai cũng vì cái danh hão và vì vô minh mà bầu một lần thôi, thì Hạ Long rất có thể là kì quan Top Ten của nhân loại – nếu nhân loại cũng chơi cách này giống như Việt Nam.
Đó là chưa nói, thử nhìn vào danh sách 27 kì quan vào chung khảo sau đây: Rừng Amazon (Nam Mỹ); đảo Bu Tinah (Ả Rập); đảo núi lửa Galapagos (Ecuador), thác Iguazu (Argentina - Brazil); công viên quốc gia Komodo (Indonesia); đảo Milford Sound (New Zealand); núi "chiếc bàn" (Nam Phi); thác Angel (Venezuela); vách đá Moher (Ai-len); hẻm núi Grand Canyon (Mỹ); hang động Jeita Grotto (Li-băng); dải san hô The Maldives; núi lửa bùn (Azerbaijan); núi đổi màu Uluru (Úc); vịnh Fundy (Canada); biển Chết (Israel - Jordan - Palestine); dải đá ngầm Great Barrier (Úc); đảo Jeju (Hàn Quốc); khu vực hồ Masurian (Ba Lan); sông ngầm Puerto Princesa (Philippines); núi lửa Vesuvius (Ý); rừng đen (Đức); rừng quốc gia El Yunque (Puerto Rico, Mỹ); đỉnh núi Kilimanjaro (Tanzania); núi Matterhorn/Cervino (Thụy Sĩ – Ý); rừng Sundarbans (Bangladesh - Ấn Độ); núi Yushan (Đài Loan)… Rõ ràng, về dân số thì Việt Nam chẳng thua mấy nước, chỉ xếp sau Ấn Độ, khu vực Nam Mỹ, Mỹ, Indonesia… nếu mỗi công dân được bỏ một lá phiếu cho kì quan nước mình, thì Việt Nam chắc chắn có mặt trong nhóm 7 nước, vì dân số áp đảo.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bầu chọn tự do, ai thích thì bỏ, điều này mới làm lòi sự lố bịch của Việt Nam. Bởi Việt Nam thừa hiểu rằng, với lượng khách du lịch hàng năm đến Hạ Long như hiện nay, chuyện Hạ Long bị loại là có chắc, nên chính quyền mới vận động người dân “lấy thịt đè người” để thắng bằng mọi giá, ngay cả đánh mất thể diện quốc gia.
Khi nhìn vào danh sách các kì quan vào chung khảo, sự u mê mang tính a dua cộng đồng của Việt Nam đã quá rõ. Bởi với kiến thức về du lịch hẹp hòi như Việt Nam thì làm sao có sự so sánh đẹp xấu, xứng đáng hoặc không... để mà bầu. Điều này dẫn tới tình trạng bầu về du lịch mà do những người không bao giờ đi du dịch hay chẳng biết gì về du lịch… đứng ra làm. Đây không gọi là gian xảo và kệch cỡm thì còn gì.
Hơn nữa, không biết những tổ chức NewOpenWorld có liêm minh hay không? Nếu quả thật họ liêm minh thì khi đặt chân đến những đất nước thể diện hão và bệnh thành tích như Việt Nam, sự công bằng và liêm minh này đã bị bóp méo kết quả. Nói như ngôn ngữ giang hồ, là bị hiếm dâm ngay trong trứng nước.
Còn theo Wikipedia, thì “NewOpenWorld là một công ty tư nhân (đặt trụ sở tại Thụy Sĩ và do tỉ phú người Thụy Sĩ Bernard Weber điều hành), đứng ra tổ chức toàn cầu tiến hành ngay sau khi kết thúc cuộc bình chọn Bảy kỳ quan thế giới mới. Tuy nhiên, cuộc bình chọn này không được Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) ủng hộ và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận”.
“Tổ chức UNESCO cũng cho rằng nếu chỉ đánh giá trên góc độ cảm tính từng địa điểm thôi thì không đủ, mà phải có những đánh giá trên góc độ khoa học và được bảo vệ bằng những biện pháp chế tài đầy đủ. UNESCO đánh giá chương trình của Weber mới chỉ dựa vào ý kiến của những người tham gia mà thiếu các góc độ còn lại. Việc bỏ phiếu bị đánh giá là phần lớn mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan. Các nhà quan sát cho rằng các nhà tổ chức thiếu các biện pháp để tránh chuyện một người bỏ phiếu nhiều lần”, dẫn theo Wikipedia.
Vậy có một mối dây liên hệ nào không giữa các chóp bu Việt Nam với một tỉ phú người Thụy Sĩ, nơi có nhiều ngân hàng bí mật, chuyên giữ tiền mà không cần biết đến nguốn gốc và nhân thân?


Những trò lố hay là New 7 Wonders và Vịnh Hạ Long

Cuộc bầu chọn các kỳ quan TG – Một sân chơi trống vắng...


ha_long
(Ngày Nay) Cách đây một tháng, sau nhiều lần được một tờ báo điện tử mời mọc, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm TTK Hiệp hội UNESCO Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Ngày Nay, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới (WFUCA), đã đồng ý phát biểu quan điểm dưới hình thức một bài phỏng vấn liên quan đến việc Việt Nam đứng đầu trong bảng xếp hạng 7 kỳ quan thiên nhiên do NOWC tổ chức. Bài báo có nhiều nội dung quan trọng nhưng bị coi là không phù hợp trong không khí tưng bừng thắng lợi nên đã không được sử dụng. Trước đó gần một năm, tháng 7/2007 ngay sau khi NOWC công bố danh sách 7 kỳ quan kiến trúc thế giới ông Thắng cũng đã cho đăng trên Tạp chí Ngày Nay bài viết mang tính cảnh báo về cuộc bình chọn của NOWC, đồng thời ông đã trình bày quan điểm với một số cơ quan chức năng của Chính phủ về việc này. Nhận thấy thông tin và đánh giá của ông Thắng sẽ góp phần làm rõ một số vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm, cần hiểu đúng sự việc xung quanh cuộc vận động bầu chọn hiện nay, Mái Nhà Chung xin đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Thắng. - Được hỏi về dư luận khác chiều đối với cuộc bình chọn 7 kỳ quan Ông Thắng cho biết: Thời gian qua có nhiều người gọi điện đến Hiệp hội UNESCO Việt Nam đề nghị giải đáp có phải cuộc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long có liên quan đến Liên Hợp Quốc và do UNESCO chủ trì hay không,  NOWC (New Open World Corporation) là ai, tại sao cuộc bầu chọn không có tiêu chí, mà chỉ theo luật chơi ai đông người ấy chiến thắng. Một số trường trung học hỏi liệu các cháu học sinh có được quyền bầu cho các địa danh thật sự nổi tiếng như trong sách giáo khoa dạy mà không nằm trong lãnh thổ của Việt Nam hay không… Đứng trước những đòi hỏi chính đáng của đại chúng, chúng tôi thấy có trách nhiệm được chia sẻ một số thông tin để mọi người tham khảo khi tìm hiểu về 02 cuộc bình chọn các kỳ quan thế giới: Năm ngoái kết thúc cuộc bình chọn 7 kỳ quan văn hoá, năm nay đang diễn ra cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Thứ nhất, nhà tổ chức sự kiện này là New Open World Corporation. Bản thân tên gọi đã cho thấy đó không phải là một tổ chức quốc tế (organization) như một số cơ quan thông tấn do vô tình hoặc cố ý đã dịch sai làm cho dư luận lẫn lộn hiểu nhầm. Đó là một công ty (corporation), vả lại là công ty tư nhân. Khác với các tổ chức và cơ chế quốc tế có uy tín, có thẩm quyền đối với các vấn đề quốc tế về văn hoá thông qua hệ thống công pháp quốc tế như UNESCO (ra đời năm 1946, hiện có 191 quốc gia thành viên), ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về các công trình kiến trúc và thắng cảnh, thành lập từ 1964 với hệ thống trên 7.500 chuyên gia hàng đầu thế giới về các công trình văn hoá), Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên (ra đời năm 1972, với 185 quốc gia chính thức phê chuẩn, đến 3-2008 đã có công xếp hạng 851 kỳ quan quốc gia thành di sản mang tính toàn nhân loại, trong đó có Huế, Hạ Long, Mỹ Sơn, Phong Nha, Hội An)… thì ngược lại NOWC được thành lập khoảng năm 2000 theo sáng kiến của một cá nhân. Bản thân công ty này không công bố tôn chỉ, cũng không đưa ra được bất kỳ một tiêu chí nào về lịch sử, văn hoá hoặc khoa học nhằm định hướng cho cuộc bình chọn các kỳ quan thế giới mà họ đang chủ trì. Thứ hai, thông qua cuộc bầu chọn với quy mô quốc tế rầm rộ này, công ty này đã và đang được hưởng lợi rất lớn từ các hoạt động thông tin và truyền thông. Do đó NOWC đã bị một bộ phận dư luận quốc tế chỉ trích và tỏ thái độ nghi ngờ về mục đích trong sáng trong việc phát động các cuộc bình chọn theo lối bỏ phiếu qua mạng và bằng điện thoai di động, là cách làm thường thấy của các công ty quảng cáo hiện nay. Trong con mắt của các công ty truyền thông thì Việt Nam với số lượng người bình chọn được huy động đống nhất thế giới như hiện nay đang trở thành một miếng mồi béo bở. Chắc chắn NOWC sẽ không bỏ cơ hội đưa ra những yêu sách bắt chẹt mang tính vụ lợi để làm tiền Việt Nam. Thứ ba, UNESCO và Liên Hợp quốc không liên quan và không có bất kỳ động thái ủng hộ nào đối với NOWC. Ngược lại, UNESCO đã bày tỏ sự lo âu về sự khiếm khuyết tính khoa học và hiệu lực quốc tế của cuộc bình chọn này. Dư luận quốc tế cũng lo ngại rằng một tổ chức dám đưa những giá trị thiêng liêng của các quốc gia để xếp hạng mà chỉ dựa vào sự áp đảo của số đông sẽ gây bất lợi về mặt quan hệ quốc tế, thiệt thòi cho các quốc gia có dân số nhỏ bé và không có nền tin học - truyền thông phát triển. Sau khi NOWC công bố danh sách 7 kỳ quan kiến trúc vào 7-2007, ngay cả báo chí phương Tây cũng phàn nàn không ít về việc Angcor Vat bị gạt bỏ khỏi danh sách vì dân số Campuchia quá bé nhỏ và không có ngành truyền thông phát triển. Nhà báo Ai Cập Al-Sayed khuyến cáo NOWC đã trục lợi thông qua việc khích lệ tính hiếu thắng của một bộ phận dân cư thế giới thiếu cảnh giác, thúc đẩy sự ganh đua mang nặng tính hiềm tị và làm cho thế giới ngày càng chia rẽ, các dân tộc càng xa cách nhau. - Ông nghĩ sao khi có người cho rằng: “UNESCO có tiêu chí riêng của họ” còn “phong trào bầu cho các địa danh ở Việt Nam theo chương trình NOWC là mang tính tự giác”? Theo ông, có sự khác biệt gì giữa các tiêu chí và khái niệm “Kỳ quan thế giới” của NOWC và “Di sản thế giới” của UNESCO? Sẽ thật nực cười và bất cập nếu đem NOWC để so sánh với những tổ chức uy tín và có tính hiệu lực quốc tế như ICOMOS hoặc UNESCO. NOWC chỉ đại diện cho quyền lợi của một nhóm người rất nhỏ mượn cớ văn hoá để kiếm tiền. Điều này được minh chứng bằng việc họ không hề đả động đến các tiêu chí bình bầu (khía cạnh văn hoá và khoa học) mà chỉ quan tâm đến số lượng người tham gia bình chọn trên website của họ (khía cạnh kinh tế), tức là càng đông người tham gia thì họ thu càng nhiều lợi. Bởi vậy họ chỉ đưa ra một luật chơi duy nhất là huy động số đông để chọi lại số ít, là “lấy lớn chọi bé”, “cậy đông thắng yếu” để khích lệ thị trường. Ngược lại, UNESCO là một tổ chức Liên chính phủ được mệnh danh là diễn đàn quốc tế về văn hoá và trí tuệ quan trọng nhất hiện nay, hoạt động không tách rời với tiếng nói, ý chí của trên 190 quốc gia thành viên, trong đó có Chính phủ Việt Nam đại diện cho quyền lợi của 80 triệu nhân dân Việt Nam. Ở một mức nào đó có thể nói UNESCO chính là chúng ta, chứ không phải là “họ”, là “ai đó”. Cho nên thật sai lầm khi có một quan chức ở Bộ Văn hoá nhận xét rằng “họ”- tức là UNESCO - “có tiêu chí riêng của họ”. Đó là sự sai lầm cả về nhận thức và tình cảm, có thể dẫn đến định hướng sai khi cổ động người dân tham gia vào cuộc bình chọn không có tiêu chí và không có lựa chọn này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các em học sinh ở một số trường phổ thông thắc mắc và các thầy cô giáo không thể giải thích được khi yêu cầu các em chỉ được “chỉ bỏ phiếu cho Hạ Long”, “cho “Phong Nha”, cho “Phang Xi Păng”, trong khi các thày cô lại dạy các em là có những ngọn núi trên thế giới cao hơn, quan trọng hơn, vĩ đại hơn. Ngoài ra có sự khác nhau căn bản trong các khái niệm. “Kỳ quan thế giới” không phải là khái niệm do NOWC đề xướng. Đây là một tên gọi đã xuất hiện cách đây trên 23 thế kỷ và trong suốt 23 thế kỷ qua nó luôn được mặc định là không tách rời với những công trình tiêu biểu nhất của nền văn minh cổ đại ven Địa Trung Hải. Tự cổ chí kim chưa từng có ai đi ganh tị với những kỷ niệm của quá khứ, đến mức đòi thay đổi nội dung khái niệm đó như người sáng lập ra NOWC đã làm. Bằng việc làm cố chấp và thiếu khoa học ấy chính NOWC đã đắc tội với lịch sử, đang tay xóa sổ gần hết các di tích đã có trong ý niệm từ xa xưa của loài người về một giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hoá nhân loại ra khỏi danh sách “7 kỳ quan thế giới mới” thông qua một cuộc bình chọn không tiền khoáng hậu kết thúc vào giữa năm 2007. Trong khi đó UNESCO và Công ước Quốc tế về bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên đã đưa ra các tiêu chí mang tính phổ quát và khoa học nhất, bảo đảm lợi ích tinh thần căn bản cho mọi quốc gia trên hành tinh này. Đó là 6 tiêu chí cho các công trình văn hoá, vật thể và phi vật thể, 4 tiêu chí cho các di sản thiên nhiên, mà hễ quốc gia nào, dân tộc nào có các tài sản văn hoá và thiên nhiên đủ tiêu chuẩn thì đều được tôn vinh thành di sản mang tính toàn nhân loại, không giới hạn về số lượng. Thực chất, các di sản văn hoá và thiên nhiên chính là các kỳ quan thế giới theo khái niệm rộng. Nhưng theo tôi khái niệm “di sản” còn cao hơn khái niệm “kỳ quan” vì nó thể hiện được tính kế thừa và trách nhiệm bảo tồn. Tinh thần chỉ đạo của Công ước quốc tế về Bảo vệ di sản Văn hoá và Thiên nhiên tiến bộ là ở chỗ nó không chỉ làm nhiệm vụ tôn vinh để đem lại vẻ vang cho ai đó, dân tộc nào đó, mà trước hết nó kêu gọi trách nhiệm của chính các quốc gia sở hữu các di sản đó phải bảo vệ chúng vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích chung của toàn nhân loại. Ngược lại, Công ước kêu gọi cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đối với từng di sản đang hiện hữu ở mỗi quốc gia khi nó lâm nguy (như đã từng lên án việc phá bỏ bức tượng Phật đứng tại Afganistan, tài trợ cấp cứu cho Cố đô Huế mỗi khi có thiên tai…). Nhưng theo tôi, điểm ưu việt mang tính nhân văn cao của Công ước chính là ở chỗ nó không dành chỗ cho bất kỳ một ý đồ ganh đua hay tư tưởng hẹp hòi nào, dù là ganh đua về văn hoá. Với UNESCO và Công ước quốc tế về Bảo vệ Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thì các di sản của bất luận quốc gia lớn hay bé đều có giá trị ngang nhau, đáng tôn kính như nhau, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi. Đó chính là nhân lành để hướng đến một thế giới ổn định, hoà bình và phát triển. - Như vậy, theo ông cuộc chơi này có đủ tầm cỡ để chúng ta tham gia? Điều này thuộc thẩm quyền phán quyết của các nhà quản lý và các cơ quan có trách nhiệm. Nhưng với tư cách là một công dân, từ đáy lòng tôi thấy bất an trước việc chúng ta đã huy động thái quá sự cố gắng của nhân dân vào một cuộc chạy đua rất tốn kém về tiền của và thời gian nhưng lại không rõ ràng về tiêu chí này. Lợi ích quốc gia là cao cả, là tối thượng và cũng vì lợi ích quốc gia mà chúng ta cần phải hết sức thận trọng chọn bạn mà chơi và chọn sân chơi để thể hiện tầm vóc quốc gia. Đó là nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch trong quan hệ quốc tế. Tôi xin mạnh dạn nhận xét rằng: Khẩu hiểu ”Bầu cho Hạ Long là yêu nước” có thể đúng và có ý nghĩa trong một bối cảnh khác chứ không phải trong cuộc chạy đua do một tổ chức tư nhân như NOWC thao túng. Lòng yêu nước của nhân ta vô cùng thiêng liêng, non sông của chúng ta cùng với các di sản văn hoá do cha ông ta để lại là báu vật vô giá, là phước thiêng của dân tộc, không phải là của riêng của địa phương nào, bộ ngành nào. Vì vậy việc huy động tất cả những thứ thiêng liêng ấy cho một cuộc chạy đua không rõ tiêu chí, không rõ ràng về hiệu lực thi hành là một điều cần được mạnh dạn xem xét đánh giá lại. Như vậy mới thực sự là yêu nước, là có ý thức tự tôn dân tộc, là có trách nhiệm đối với nhân dân và Tổ quốc. - Ông nghĩ thế nào trước một số ý kiến cho rằng nếu các địa danh của Việt Nam được bình bầu là kỳ quan thế giới thì du lịch của Viêt Nam sẽ phát triển? Đó chỉ là cái lợi bề nổi trước mắt. Nhưng ai dám bảo đảm với Nhà nước, với nhân dân rằng thành quả đạt được từ cuộc chạy đua tốn nhiều công của và thời gian này sẽ đem lại vinh quang cho đất nước và làm cho du lịch Việt Nam chuyển vận? Ai dám chứng minh và dám chịu trách nhiệm về điều này? Chỉ có danh tiếng không làm nên kỳ tích, nhất là đối với ngành du lịch. Nếu môi trường Hạ Long ngày càng ô nhiễm như đà hiện nay, cảnh quan ngày càng bị lạm dụng khai thác bừa bãi, ngành du lịch không cải tiến nội dung và chất lượng dịch vụ thì dù chúng ta có giành được bao nhiêu danh hiệu cao quý thì tình hình cũng khó thay đổi, thậm chí là càng phản tác dụng. Nhân đây cũng xin nói thêm, Du lịch là một ngành kinh tế kinh doanh dựa trên việc khai thác tài nguyên văn hoá của đất nước, còn Văn hoá là cả một sự nghiệp toàn dân nhằm bảo tồn gìn giữ các giá trị cao quý mang tính kế thừa. Hai quá trình này tuy hậu thuẫn nhau nhưng ngược chiều, nếu văn hoá mất đi là vĩnh viễn không thể lấy lại được. Điều này không phải là chúng tôi nói mà là UNESCO nói, thế giới nói, đã được khuyến cáo nhiều trong Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hoá do Liên Hợp quốc phát động cách đây 20 năm. Những bài học cay đắng của Indonesia vì quá ưu tiên cho du lịch đã để mất đi văn hoá Bali mà nếu phải huy động một khối lượng tiền bằng cả trăm lần doanh thu do du lịch đem lại trong mười năm tàn phá Bali thì có mất cả một thế kỷ để khắc phục cũng chưa chắc lấy lại được những gì Bali đã mất. Thái Lan cũng vậy, họ đang vô cùng khó khăn khi cố đô Authaya nguy nga tráng lệ 600 tuổi của họ vốn được xếp hạng Di sản văn hoá thế giới từ rất sớm, hiện đang có nguy cơ bị UNESCO đưa ra khỏi danh sách di sản thế giới. Các bạn Thái Lan đang phải đau đầu lựa chọn: Tiếp tục khai thác cạn kiệt Authaya cho du lịch hay gìn giữ Authaya cho các thế hệ mai sau. Chúng ta đang chứng kiến việc danh thắng của một số quốc gia đã và đang bị đưa ra khỏi danh mục các di sản của thế giới, mà đáng tiếc nguyên nhận chủ yếu đều do các hoạt động hoạch định phục vụ các mục tiêu kinh tế tại các quốc gia đó đã phương hại đến giá trị căn bản của các công trình văn hoá và thiên nhiên của chính quốc gia mình. - Như vậy là có quá nhiều mâu thuẫn mà chúng ta chưa tính đến khi lao vào cuộc chạy đua này. Vậy theo ông thì ai sẽ được lợi nhất trong cuộc bình chọn này? Xét cái lợi ở tầm quốc tế, người có lợi nhất là Công ty NOWC. Còn trong nước, không còn nghi ngờ gì nữa, đắc lợi nhất chính là các công ty PR ăn theo NOWC: Các nhà kinh doanh truyền thông và tổ chức các sự kiện. Tham mưu để tạo nên các sự kiện càng ồn ào, chi phí càng tốn kém thì họ càng được hưởng lợi. - Gần đây được tin cả ba danh thắng của Vệt Nam là Vịnh Hạ Long, động Phong Nha và đỉnh Phan Xi Păng đều chiếm vị trí cao nhất trong bảng danh sách xếp hạng của các kỳ quan thế giới, chúng tôi đã liên hệ tham khảo nhận xét của Văn phòng đại diện của UNESCO tại Hà Nội, nhưng họ đã từ chối bình luận về kết quả trên. Ông có thể giải thích vì sao Việt Nam lại đạt kết quả cao như vậy? Theo ông, có thể coi đây là kết quả đáng tự hào? Tôi không có đủ thẩm quyền để đánh giá việc này. Nhưng chúng tôi đã thử thăm dò thông tin tại một số hội nghị quốc tế trong thời gian gần đây, tra cứu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, thấy chính phủ các nước không cấm và cũng không khuyến khích sự tham gia của nhân dân vào cuộc bình chọn trên mạng này. Họ chỉ coi đó chỉ là cuộc chơi tự phát của cư dân mạng. Tuy nhiên, tôi thực sự lúng túng trước một viễn cảnh mà theo logic như hiện nay rất có thể xảy ra, là trong số 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới được bình chọn thì mai đây 3/7 kỳ quan này sẽ nằm tại Việt Nam (nếu vẫn như kết quả hiện nay). Điều đó đồng nghĩa với việc đỉnh Phan Xi Păng của Việt Nam sẽ đứng trên đỉnh Evrest cao 8,848 mét vốn xưa nay được mệnh danh đỉnh núi Thiêng và nóc nhà của thế giới, đứng trên ngọn Phú sĩ mà cả thế giới ca ngợi bốn mùa tuyết phủ của Nhật Bản, hơn cả đỉnh Aconcagua 6,962m của dãy Andes - Cổng trời của châu Mỹ… Điều này nói lên cái gì? Việc Việt Nam đang giành vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ ba là hồi chuông, nhưng không phải để ăn mừng mà báo động rằng chúng ta đang hào hứng thi đấu bằng tổng lực trong một sân chơi vắng vẻ. - Xin cảm ơn về những ý kiến thẳng thắn và bổ ích của Ông. Một số hình ảnh di sản tiêu biểu:
th_01-parthenon
Đền thờ Pathenon trong quần thể Ancropolis tại Athen, Hi Lạp - một trong những công trình kiến trúc bậc nhất thế giới, được đánh giá là tiêu biều nhất cho nền văn hoá cổ đại còn sót lại, là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, được chọn làm biểu tượng cho tổ chức UNESCO, năm 2007 đã bị cuộc bình chọn do NOWP tổ chức gạt ra khỏi danh sách 7 kỳ quan thế giới.
th_anh_03
Các công trình kiến trúc tại cố đô Authaya của Thái Lan (t.k 13-t.k 18) đang có nguy cơ bị đưa ra khỏi danh sách các di sản thế giới (chụp 11-2007).
th_anh_04
Đỉnh Everest cao 8.848 mét được coi là đỉnh núi Thiêng và là nóc nhà của thế giới.
th_anh_06
Một đỉnh núi trên dãy Andes - Cổng Trời của Châu Mỹ.
th_anh_09
Ngọn Phú Sĩ - niềm tự hào của đất nước hoa anh đào

Nhà báo Ngô Văn Quán - Tạp chí Ngày Nay (thực hiện)
Nguồn: Unescovietnam


Những trò lố hay là New 7 Wonders và Vịnh Hạ Long
Tổ chức lừa tiền thế giới
New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ tên là Bernard Weber. Đây là website của một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World) chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ chức uy tín nào trên thế giới. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp.

Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”, nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng. Ngoài ra, hắn còn có các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt…
Đặc biệt, bọn lừa tiền N7W còn chơi trò khốn nạn nhất trong các trò khốn nạn đó là … bán phiếu bầu. Một người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn. Tức là N7W “thả cửa” cho các con mồi mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt. Việc làm này vừa phản khoa học, vừa mang đậm tính chất lừa tiền thiên hạ.

Trả lời về khoản “lợi nhuận” khổng lồ, từ 3 năm trước, báo Sachsen (Đức) dẫn lời N7W tuyên bố: "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, N7W im lặng. Chưa kể, đã 3 năm trôi qua nhưng mình chưa thấy tăm hơi gì về khoản tiền tu bổ mà N7W mạnh miệng hứa nó nằm ở đâu cả, bạn nào thấy rồi thì báo cho mình 1 câu với.

Đẳng cấp chém gió cấp quốc tế
Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố:Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do tổ chức phát động.”

Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W. Sử dụng Alexa để tìm hiểu thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau : new7wonders.com xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ. Trong khi đó, cùng thời điểm, trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ. Thậm chí đến cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ. Cả 2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới Một đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu
Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới
(Số liệu của Alexa được thống kê ngày 4/10/2011)


Phản ứng của nhân dân tiến bộ trước thảm họa N7W
Khi được hỏi về N7W, tổ chức UNESCO tuyên bố rằng
Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả học.

Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.

Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".

Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011
http://maldivesresortworkers.wordpre...-wonders-scam/ http://www.mymaldives.com/blog/maldi...7wonders-scam/
Chắc chính phủ Maldives bị thần kinh mới rút khỏi N7W nếu bọn đó không phải bọn lừa đảo

Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W
Tại Việt Nam, từ năm 2007, chính phủ phát động cả 1 chiến dịch cấp quốc gia về bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền quốc tế. Các tờ báo liên tục tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”. Cụ thể, từ ngày 22 tháng 2 năm 2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW. Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Nhiều báo như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước") thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này. Và như tại Tiền Giang, từ ngày 25 tháng 3 năm 2008, lãnh đạo Tỉnh đoàn, sở Văn hóa Thông tin và sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm đoàn viên thanh niên Đoàn khối dân chính đảng tỉnh Tiền Giang đã khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn cho ba danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới mới, trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn. Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở thành phố Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn. Ngày 14-3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm 2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố". Ngày 19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng) bá đạo trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền.
Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2011 để PR cho N7W. Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được tiếp thêm đạn, các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và thằng khốn nạn Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu vào rọ vì … tình yêu nước.

Báo chí truyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao chính phủ VN lại “gà mờ” như thế? Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao chính phủ 1 nước lớn như VN lại không? Phải chăng, chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên? Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam.

Kết luận về N7W:
Các bạn nên nhắn tin Góp đá xây Trường Sa (soạn tin TRUONGSA gửi 1408) thì thiết thực hơn nhiều việc nhắn tin ủng hộ bọn lừa đảo N7W. Vịnh Hạ Long có nhất bảng thì cũng chả có bố con thằng Tây nào để ý đâu. Còn Trường Sa được xây dựng kiên cố thì chúng ta sẽ giữ được mảnh đất hương oải cha ông

Trích:
Elsewhere, there was indifference, and even indignation.
Chilean President Michelle Bachelet, referring to the enormous volcanic-rock carvings on Chile's remote Easter Island, said: "None of us need a vote to know that Easter Island is a marvel."

Anh: Apathy and disdain apparently doomed Stonehenge, Britain's prehistoric collection of circularly arranged megaliths. "The polling arrangements" in the contest "are so flawed that they make even Eurovision Song Contest judges look objective," sniffed London's Independent newspaper.

Ý: And in Rome, the campaign never caught fire. Calls last week to both the city government and the Culture Ministry could find no one who had even heard of the competition.

Fortunately for the 2,000-year-old Colosseum near downtown Rome, there is enough popular sentiment among Italians and, especially, among legions of foreign visitors to catapult the onetime amphitheater of the gladiators into the winner's circle.

Ấn Độ: And now that the dust has settled in the “campaign” to select the seven new wonders of the world, here comes the show-stopper: Contrary to the impression it gave during the run-up to the much-hyped event, the New7Wonders organization is not going to contribute any money for conservation of the selected monuments.

Ai Cập: "This is probably a conspiracy against Egypt, its civilization and monuments", wrote editorialist Al-Sayed al-Naggar in a leading state-owned daily. Egyptian Culture Minister Farouq Hosni said the project was "absurd" and described its creator, Weber, as a man "concerned primarily with self-promotion". Nagib Amin, an Egyptian expert on World Heritage Sites, has pointed out that "in addition to the commercial aspect, the vote has no scientific basis."

After the complaints from Egypt, the New7Wonders Foundation designated the Pyramids of Giza — the only remaining of the 7 Ancient Wonders of the World — as an Honorary New7Wonders Candidate, and removed them from the voting. However the Great Pyramid of Giza is not featured in their official results web site

The Zurich-based company, which had promised to give 50 per cent of the revenues from its campaign, says it didn’t earn anything from the exercise and barely recovered its investments.

“We invested 10 million euros in the campaign for selecting the seven new wonders. We have just been able to break even,” the company’s spokesperson, Tia Viering, told The Indian Express.

Viering claims the money went into running the website, putting a voting system in place, global publicity, and maintaining a staff of about 20 people.
Cái đấu trường La Mã đứng Top mà dân Rome chả biết N7W là cái răng, hi vọng gì cái vịnh Hạ Long tận đẩu tận đâu
Vịnh Hạ Long nhất được "rất nhiều báo đăng"? Ừ đúng, nhưng là báo Bangladesh, Lebanon, Tanzania, Philippines, may ra thì chắc có thêm Hàn Xẻng
Ở các nước IQ cao, 1 là người ta dek biết N7W là cái răng, 2 là người ta coi cái N7W như là bọn lừa tiền, thằng VN nhất chẳng qua là do ngu dốt IQ thấp nên bị bọn N7W nó xỏ mũi Vịnh Hạ Long chúng ta sẽ nổi tiếng, nhưng là nổi kiểu Lê Văn Luyện

Mà ai bảo N7W đi tiên phong trong việc tổ chức bình chọn 7 kì quan thế giới mới?
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Lam-phat-.../20772083/188/


Bên TVE có 1 bài về vấn đề này, từ năm 2008 nhưng có nhiều ý kiến nghe cũng khá hợp lý.
http://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=12283

Trích:
1. Khi tôi vào trang web của tổ chức bình chọn (new7wonders.com) điều đầu tiên tôi thắc mắc là tại sao tên miền của website này không phải là .org hay .net mà lại là .com. Điều này làm tôi nghi ngờ về tính phi vụ lợi của tổ chức này (bạn có bao giờ tin các website unesco.com, worldbank.com, hay greenpeace.com không?) .
2. Ngay tại trang chủ của new7wonders.com có một cái banner quảng cáo động của Google. Thông thường những hoạt động văn hoá lớn đều cần tài trợ, nhưng thường là một vài nhà tài trợ chính là các công ty có tên tuổi và thông tin về các nhà tài trợ sẽ được thông báo rõ ràng trên trang chủ. Còn hình thức quảng cáo qua Google (chỉ phụ thuộc vào page views) chỉ thích hợp cho các trang web nhỏ không có khả năng thu hút các nhà tài trợ vì không có uy tín và không chứng minh được tính phổ cập của mình.

Nhìn vào danh sách các nhà tài trợ của một hoạt động (văn hóa/thể thao) cũng có thể đánh giá được tầm vóc và mức độ quan trọng của hoạt động đó. Trên tiêu chí này rõ ràng new7wonders không thể bằng các kỳ Olympics, các hoạt động của Greenpeace, các buổi hòa nhạc quyên tiền từ thiện cho châu Phi, thậm chí cả giải vô địch bóng đá quốc gia của một nước cỡ nhỏ như Việt nam.

3. Lần đầu tiên tôi vào trang web này, các địa danh của VN còn chưa chiếm vị trí đầu mà còn đứng sau ba địa danh của Bangladesh. Quả thật tôi không phải là người biết nhiều về địa danh thế giới, nhưng cái tên Cox’s Bazar Beach thì tôi tin phần lớn người Việt nam đều không biết chứ đừng nói gì đã từng đến đó và biết nó đẹp xấu thế nào mà so sánh với Vinh Hạ long hay các thắng cảnh khác.

Khi tôi tò mò vào phần thông tin của Cox’s Bazar Beach thì hầu như chẳng có gì ngoài một tấm ảnh và vài dòng giới thiệu ngắn ngủi. Chắc chắn những người chưa biết gì về địa danh này không thể dựa vào đó mà bầu chọn cho nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Việc Cox’s Bazar Beach đã từng đứng đầu có lẽ hoàn toàn do người dân Bangladesh đổ dồn phiếu cho nó khi báo chí và giới bloggers Bangladesh kêu gọi (search “vote for Cox’s Bazar Beach” thấy phong trào này bắt đầu từ giữa tháng 11/2007, sớm hơn ở Việt nam).

4. Để tìm hiểu thêm về page view của new7wonders tôi vào Alexa kiểm tra traffic history thì thấy đồ thị này:


Tôi đoán vào nửa cuối tháng 12/2007 khi người Bangladesh dồn phiếu cho Cox’s Bazar Beach và các địa danh khác của họ thì traffic của trang này tăng gấp 3 lần (0.5% lên hơn 1.5%). Đến đầu tháng 01/2008 khi báo Tuổi trẻ bắt đầu kêu gọi bỏ phiếu cho Hạ long thì traffic tăng lên gần gấp đôi, và đến đầu tháng 02/2008 khi thông tin Hạ long đứng đầu bảng xếp hạng tràn ngập trên mặt báo Việt nam thì traffic vào new7wonders.com tăng lên gấp bốn lần.

Alexa còn cho biết thông tin về số truy cập từ các nước và không có gì ngạc nhiên khi ở thời điểm hiện tại 33% lượng truy cập đến từ Việt nam, có nghĩa là các địa danh của Việt nam đứng đầu chẳng qua do “con hát mẹ khen hay”. Nếu hai năm nữa Hạ long và các thắng cảnh khác của Việt nam chiến thắng thì cũng chủ yếu do người Việt nam bầu chọn để thể hiện “lòng yêu nước” của mình chứ tôi không hi vọng sẽ có hơn 100 triệu người khắp nơi trên thế giới biết đến các địa danh của Việt nam và sẽ có ý định đi du lịch thăm quan các địa danh này.

Một thông tin nhỏ nữa mà Alexa cung cấp là số trang trung bình một người vào new7wonders.com mở xem. Hiện tại là 4,1 đúng bằng số page view tối thiểu cho một lần bầu chọn như hướng dẫn trên báo Tuổi trẻ (bấm vào link, chọn đăng ký member, bấm vào submit, rồi confirm trong email). Điều này cho thấy rất ít người tìm hiểu các thông tin khác trên website này (thậm chí là xem trang chủ và bảng xếp hạng hiện thời). Vậy nên tôi không hi vọng gì người dân nước khác sẽ nhớ đến cái tên Phong nha hay Fansipan của Việt nam cũng như tôi sẽ nhanh chóng quên đi Cox’s Bazar hay Sundarbans của Bangladesh.

5. Thôi thì không hi vọng gì những người vào bầu chọn sẽ nhớ đến các địa danh của mình, vậy có chăng khi được bầu thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới sau hai năm nữa thì báo chí các nước chú ý hơn, qua đó quảng bá cho du lịch của nước mình? Có thể kiểm chứng mục Press Coverage trên website này vào tháng 7/2007 khi kết quả cuộc bầu chọn lần trước (Bảy kỳ quan thế giới mới) được công bố. Vẻn vẹn có khoảng 20 bản tin về sự kiện này và đều chỉ là những bản tin rất ngắn và hầu hết của các báo hay websites không mấy tên tuổi. Tôi nhớ thời điểm đó báo chí Việt nam cũng không có tin tức gì nổi bật về cuộc bầu chọn này và kết quả của nó. Tôi dám chắc là ngoại trừ những người có liên quan đến new7wonders, đa số mọi người đến giờ này sẽ chẳng ai nhớ được hết bảy kỳ quan thế giới mới đó là gì, ngoại trừ những cái tên đã quá nổi tiếng chẳng cần phải quảng cáo thêm như Vạn lý trường thành hay Taj Mahal.

Việc UNESCO thẳng thừng tuyên bố không liên quan gì đến cuộc bầu chọn của new7wonders (http://whc.unesco.org/en/news/352) cho thấy kết quả bầu chọn sẽ không được một tổ chức quốc tế uy tín nào công nhận và chúng ta có thể dựa vào đó để quảng bá du lịch hay lấy đó làm niềm tự hào dân tộc. Liệu khi đi quảng bá du lịch chúng ta sẽ “khoe” Vịnh Hạ long là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận hay là một trong Bảy kỳ quan thiên nhiên do new7wonders tổ chức bầu chọn? Liệu chúng ta có nên tự hào nếu một hay cả ba địa danh của Việt nam chiến thắng trong một cuộc bầu chọn mà ta biết chắc chắn rằng ta bỏ phiếu cho ta?

6. Và cuối cùng, liệu chúng ta có nên tin tưởng vào một cuộc bầu chọn mà những nguyên tắc cơ bản của một cuộc bỏ phiếu khách quan, công bằng và trung thực chưa chắc đã được đảm bảo. Một chuyên gia lập trình cho biết có thể dễ dàng viết một đoạn mã nhỏ (bot) tự động bỏ phiếu cho một địa danh nào đó vì những cách thức cơ bản chống bot trang web new7wonders.com cũng không có hay cố tình không có. Bởi vậy mới có chuyện đất nước Jordan có 7 triệu dân mà số phiếu bầu từ nước này lên đến 14 triệu (http://en.wikipedia.org/wiki/New_Sev...s_of_the_World).

7. Tôi đã không bỏ phiếu cho Vịnh Hạ long vì với tôi lòng yêu nước không thể thể hiện một cách hời hợt như vậy.

Lê Hồng Giang

02/2008
Theo Minh Biện
 Nguồn: Lichsuvn.info


Weber thương VN thiệt, có cả tiếng Việt (1/12 ngôn ngữ tàn thế giới) cho đồng bào chọn, hơn cả cha nội Google!


Tìm kiếm Blog này