Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Tôi đã thách thức một hacker và những gì diễn ra sau đó quả thực không thể tin nổi

Tôi phải thừa nhận rằng đây là một trò chơi khăm thú vị. Tôi không hề tức giận hay sợ hãi bởi chính tôi đã yêu cầu điều này.

Dựa trên lời kể của Kevin Roose

Cách đây vài tháng, khi tôi đang soạn email ở bàn ăn, laptop của tôi bỗng nhiên cất tiếng nói.

"Trông... bạn... rất là chán", giọng nói cất lên đều đều như của một con robot vọng từ hư không tới.

Tôi giật mình, kiểm tra các tab trình duyệt và danh sách ứng dụng đang mở để xem giọng nói này xuất phát từ đâu. Chẳng có gì cả. Tôi không xem bất cứ video YouTube nào, không duyệt bất cứ trang web nào tự động chạy quảng cáo và không nghe bất cứ đoạn audio nào khi giọng nói đó xuất hiện.
Tôi đã bị hack như thế nào?

Rồi tôi nhận ra: Đó chính là hacker. Chính hacker này, khoảng hai tuần trước đó, đã biến cuộc đời tôi thành địa ngục. Anh ta chiếm tài khoản email của tôi, đánh cắp thông tin ngân hàng và thẻ tín dụng của tôi, kiểm soát camera an ninh trong nhà tôi, theo dõi những trao đổi của tôi với đồng nghiệp trên Slack và cài đặt phần mềm độc hại trên laptop của tôi để kiểm soát webcam, chụp ảnh tôi hai phút một lần sau đó tải những bức ảnh này lên máy chủ của hắn.

Hôm đó, khi thấy mặt tôi không có chút phấn khích nào, hacker đã sử dụng tính năng text-to-speech của laptop để cho tôi biết rằng "trông bạn rất chán".

Tôi phải thừa nhận rằng đây là một trò chơi khăm thú vị. Tôi không hề tức giận hay sợ hãi bởi chính tôi đã yêu cầu điều này.

Yêu cầu tin tặc hack chính mình

Về nguồn gốc bài "Nẫu ca"

Xứ Nẫu là nói đến phương ngữ vùng miền được biết từ Nam Bình Định rồi Phú Yên đến Bắc Khánh Hoà, trong đó Phú Yên (vùng Tuy Hoà) có giọng nói đặc trưng với âm tiết  "thô ráp, cục mịch" nhất.
Bài hát nguyên có tên: "Trách thân trách phận" được Nguyễn Hữu Ninh sáng tác theo kiểu nhạc chế, Phan Bá Chức ký âm chỉnh biên lời, được nhiều người biết do Ns hài Hoài Linh - người hát hay và thành công nhất.

Phan Bá Chức sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, làm nghề dạy học rồi làm báo Thanh Niên, ông kể:
"Tôi xin nói rõ thêm: bài Than thân trách phận viết theo làn điệu Bài chòi, dân ca xứ “Nẫu” Phú Yên. Anh Nguyễn Hữu Ninh, bạn học cùng lớp Trung học đệ nhị cấp (tương đương THPT bây giờ) viết lời bài này. Năm 1972, khi mỗi đứa một phương, tôi chỉnh biên bài này thành ca khúc cho dễ hát, dễ phổ biến hơn, trau chuốt thêm cho đoạn cao trào. Sau này gặp lại nhau ở Sài Gòn, tôi kể và hát cho anh nghe. Như thế, tác giả chính của bài này vẫn là anh Nguyễn Hữu Ninh. Anh đã đi vào cõi vĩnh hằng cách đây không lâu...
(Cadn)

"Tôi có người bạn cùng ở trong ban ca Về nguồn tên là Nguyễn Hữu Ninh. Năm đó, chúng tôi rủ nhau đi thăm thú nhiều nơi, cùng thấy cảnh các cô gái quê đi làm sở Mỹ về nhà bỏ chồng, anh bèn đặt lời dựa theo giai điệu dân ca bài chòi: “Thân này trách thân này, thân sao cái lận đận này. Mình này trách mình này, số phận chớ sao hẩm hiu. Chớ bởi thân tui, tui cực khổ tui eo nghèo nên vợ tui nó không ở nữa mà nó theo cái nẫu rồi...”. Sau đó, anh em chia tay, tôi hát lại theo cách riêng của mình, có sửa đổi một số đoạn mà anh không hề hay biết. Vì không có dịp gặp lại nên khi in bài hát này tôi xin phép được làm đồng tác giả. Thật ra, ca khúc Than thân trách phận đến nay, qua nhiều người hát, đã bị “tam sao thất bổn”. Nhưng không sao, lúc viết bài hát này, cả anh Nguyễn Hữu Ninh và tôi đều nghĩ “hát chơi thôi mà”. Giai điệu buồn mà lời lẽ lại khá có duyên nên nó thường giúp tôi có thêm bạn bè trong những cuộc vui. Đó cũng là mục đích làm âm nhạc của tôi: đem lại sự thăng hoa cho cuộc sống của mình và của mọi người."
(Nld)

Bài hát do đồng tác giả Phan Bá Chức trình bày:

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Các lực lượng chống quân Việt Nam ở Campuchia và những nước nào đứng sau?

Đối tượng tác chiến chủ yếu của Bộ đội Việt Nam ở Campuchia là quân Khmer Đỏ (thường gọi là quân Pol Pot). Kế nữa là lực lượng Sêrây ka - dân thường gọi là Para (gốc từ Parachutistes – lính nhảy dù) thuộc phe Son Sann (KPNLF), một lực lượng vũ trang khá nguy hiểm, được Thái Lan hậu thuẫn (đứng sau là tình báo Mỹ) từ các trại ở biên giới Thái – Campuchia xâm nhập sâu vào nội địa để tranh chấp, giành dân với ta. Sau cùng là lực lượng MOULINAKA (Mouvement pour la Libération Nationale du Kampuchea) thuộc phe Sihanouk, sau này phát triển thành FUNCINPEC.
_____________

Một số vị trí chỉ huy cao cấp của lực lượng ANS (Army National Sihanouk - Quân đội Quốc gia Sihanouk) vào thời điểm quanh quanh năm 1985:
1. Tổng Tư lệnh - Sihanouk
2. Tổng Tham mưu trưởng - Tướng Tiep Ben
3. Phó tổng Tham mưu trưởng - có đến 3 người
3.1. Quân sự - tướng Kim Men (King Men)
3.2. Tài chính - Tea Chamrath
3.3. Sau bổ sung thêm Phó phụ trách chung - Norodom Chakrapong, con Sihanouk - kiêm lữ trưởng lữ 5
4. Các Lữ trưởng (Sư trưởng ?)
4.1. Lữ 1 - đại tá Nhem Sophon -> Duong Khem (từ cuối 1983)
4.2. Lữ 2 - Ton Chay
4.3. Lữ 3 - Svy Thoeun
4.4. Lữ 5, cận vệ hoàng gia - Norodom Chakrapong
4.5. Lữ 6 - tướng Kieng Vang
(không có lữ 4)

Nguồn http://www.nhekbunchhay.info/uploa_dbiography_en/biography.php


Thái tử Norodom Ranariddh ( thứ hai-từ trái sang) và ông Nhiek Bun Chhay ( bìa phải) thời gian còn mặn nồng trên biên giới Thái - Kam.
   Không rõ thời gian này ông Norodom Ranariddh nhận trọng trách gì?
Nguồn: http://ki-media.blogspot.com/2012/07/prince-blamed-15-years-on-nhiek-bun.html


Trong tiểu sử của phó thủ tướng hiện nay của Campuchia, ngài Nhek Bun Chhay - đặc trách vấn đề tranh chấp quân sự dọc biên giới Thái Lan, ông Nhek còn là tổng thư ký đảng bảo hoàng FUNCIPEC của hoàng thân Sihanouk hiện nay. Tiểu sử này có nhắc đến lúc ngài Nhek Bun Chhay hoạt động thành lập lực lượng MOULINAKA cho đến khi bị F302 đánh bại ở Bản Tàtum năm 1985 và MOULINAKA đã tan rã sau trận này http://www.nhekbunchhay.info/uploa_dbiography_en/biography.php:
"Ngày 31 tháng 8 1980, ông Công Si Lốp (Mr. Kong Sileah - chính là ông đại úy mà E4 F5 tấn công vào đầu năm 1980) kêu gọi các phe kháng chiến dọc biên giới và nội địa họp tại Seung Changha để thành lập 1 lực lượng gọi là "Mouvement de liberation Nation du Kampuchea" tên tiếng Pháp, viết tắt là MOULINAKA. Hội nghị đã bầu ô. Công Si Lốp làm chủ tịch MOULINAKA, ô. Nhem Sophon phó chủ tịch và ô. Nhek Bun Chhay chỉ huy tiểu đoàn 124, ô. Khan Savoeun chỉ huy tiểu đoàn 125 của MOULINAKA. Cuối 1981, ô. Công Si Lốp bị thuốc độc chết và ô. Nhem Sophon lên thay chức chủ tịch MOULINAKA, và ô. Duong Khem phó chủ tịch. Cuối 1982, quân VN tấn công Nong Chan, Russey Srok và trại tỵ nạn Prey Preah Phnov do MOULINAKA kiểm soát. MOULINAKA và gia đình của họ vào khoảng 30.000 người sơ tán về O’ Smach và Bản Tà Tum. 21 tháng 3 năm 1981, ngài Norodom Sihanouk thành lập đảng chính trị "Le Front Unite Nation Pour un Cambodge Independant, Neutre, Pacifique et Cooperative" gọi tắt là FUNCINPEC. Đảng này thống nhất 3 lực lượng: MOULINAKA - chỉ huy bởi ô. Nhem Sophon, kháng chiến quân Khlaing Moeung - chỉ huy là ô. Tuon Chhay, và kháng chiến quân khu Bắc do ô. Svy Thoeun chỉ huy tại O’ Smach. Ngài Norodom Sihanouk chọn In Tam làm đại diện ở châu Á, đặt bản doanh ở O’Smach (cạnh Núi Cóc là địa bàn của E429). 04 tháng 9 năm 1981, ngài Sihanouk tuyên bố thành lập quân đội "Army National Sihanoukist" gọi tắt là ANS bao gồm MOULINAKA - lữ đoàn 1, kháng chiến quân Khlaing Moeung - lữ đoàn 2 và kháng chiến quân khu Bắc - lữ đoàn 3. Ngài Sihanouk chỉ định tướng Tiep Ben làm tổng tư lệnh và tướng Kim Men tư lệnh phó; Tea Chamrath tư lệnh phó về kinh tài cho ANS. Sau đó ANS lập lữ đoàn 5 giao cho thái tử Norodom Chakrapong làm chỉ huy. Lữ đoàn này còn gọi là cấm vệ quân. Sau đó lữ đoàn 6 thành lập dưới quyền chỉ huy của tướng Kieng Vang. Cuối 1983, ô. Nhem Sophon bị sốt rét chết, ô. Duong Khem lên thay làm chỉ huy lữ 1 (lữ đoàn của MOULINAKA), ô. Prak Sen và Nhek Bun Chhay làm phó. Tháng 2 năm 1985, ô. Nhek Bun Chhay được cử đi học ở học viện sỹ quan cao cấp Thái. Tháng 3 năm 1985, bộ đội VN tấn công toàn tuyến biên giới Thái. Tướng Kim Men tư lệnh phó của ANS bị giết chết ở Bản Ta Tum. Tướng Kim Men chết, tướng Ton Chhay lên thay làm tư lệnh phó của ANS. Ô. Nhek Bun Chhay làm chỉ huy lữ đoàn 2 thế cho tướng Ton Chhay. Tới 27 tháng 4 1990 (sau khi VN rút quân), ANS đổi tên là "Army National Kampuchea Indepedant" gọi tắt là ANKI".
____________


Hình ảnh lực lượng này ở biên giới Thái
Hình ảnh lực lượng này ở biên giới Thái

Huyền thoại từ Sáu Cò đến ông trùm Oknha Sok Kong ở Campuchia


Công tước Neak Oknha Sok Kong, Nghị sĩ Thượng viện Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Campuchia, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sokimex, có hai quốc tịch VN và CPC. Sok Kong còn có cái tên Việt Nam rất dân dã là ông Sáu Cò. Sáu Cò có bố mẹ đều là người Việt, sinh ra ở Prey Veng, thời Khmer đỏ cầm quyền, năm 1975 ông chạy về Đồng Tháp làm ruộng, năm 1979 (tham gia lực lượng quân tình nguyện VN?) sang lại CPC sinh sống và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh... Ông là một trong 10 người giàu có nhất Campuchia, riêng lãnh vực du lịch là trùm số 1, tập đoàn của ông bao phủ những địa danh nổi tiếng như Siêm Riệp Ongkor, Sihanouk Ville, cao nguyên Bokor...  

Bí mật trận đổ bộ lên bãi biển Tà Lơn của Hải quân Việt Nam

theo Infonet | 26/04/2014 09:45



 Ngày 22/12/1978, Hải quân Việt Nam nhận nhiệm vụ quan trọng trong chiến dịch phản công : Tiến công từ hướng Đông Nam, đổ bộ đánh chiếm cảng Sihanoukville và quân cảng Ream.
Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 126 đã tiến hành đổ bộ đánh chiếm bãi biển Tà Lơn, mở đầu cho các hoạt động tác chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên đất nước Campuchia, góp phần vào thắng lợi chung của quân tình nguyện Việt Nam trước quân đội diệt chủng Khmer Đỏ.

Không phải ai cũng biết - Con đường Hồ Chí Minh ở Campuchia

Tên sách: 5 đường mòn Hồ Chí Minh
Tác giả: Đăng Phong
Nhà xuất bản: Tri thức
Năm xuất bản: 2008
Số hoá: ptlinh; Sao Vàng

Chương 4
VẬN CHUYỂN "QUÁ CẢNH"

1. Vận chuyển qua cảng Sihanoukville

Mở tuyến

Bước sang thập niên 1960, nhu cầu chi viện vật tư, hàng hóa và vũ khí cho miền Nam sau phong trào Đồng khởi tăng lên. Nhưng đó cũng lại là thời kỳ mà trong phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu có những bất đồng, trước hết là sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Sự bất đồng này ảnh hưởng trực tiếp đến việc chi viện cho miền Nam. Những nguồn viện trợ của Liên Xô, nhất là vũ khí, chiếm phần lớn nhất và quan trọng nhất trong viện trợ, lại gặp khó khăn trong việc vận chuyển qua đất Trung Quốc. Do đó, Việt Nam phải tìm một con đường khác để nhận và vận chuyển hàng viện trợ, nhất là vũ khí vào Nam. Con đường đó chỉ có thể là đường thủy. Hướng được lựa chọn là Campuchia.

Như đã nói ở chương 2, Ngô Đình Diệm đã tiến hành ám sát hụt Thái tử Sihanouk, điều đó càng đẩy Chính phủ Campuchia gắn bó thêm với phe xã hội chủ nghĩa, trước hết là với Việt Nam.

Để củng cố mối quan hệ tối cần thiết này, ngay từ cuối những năm 1950, phía Việt Nam đã cử Giáo sư Ca Văn Thỉnh sang làm Đại sứ tại Phnom Penh. Ca Văn Thỉnh vốn là đốc học tỉnh Bến Tre từ thời Pháp, sau đó trở thành thầy giáo dạy trường Trung học tại Sài Gòn mà Sihanouk là học trò. Quan hệ thầy trò chắc chắn đã góp phần rất quan trọng vào việc thắt chặt mối quan hệ Việt Nam - Campuchia.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Chuyện hậu trường: Tiến trình thống nhất Phật giáo Việt Nam

 THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO
Đỗ-Trung-Hiếu 
Lời Ban Biên Tập TVHS: Ông Đỗ Trung Hiếu là người Khánh Hòa, nguyên là giáo sư của trường Trung học Bồ Đề Nha Trang. Khoảng năm 1962-1963, Ông xuất hiện trong phong trào tranh đấu Phật Giáo Nha Trang và Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc . Sau đó không ai biết tông tích ông. Sau năm 1975 ông xuất hiện và giữ vai trò trọng yếu trong Ban Tôn Giáo chính phủ. Năm 1990 ông đã được ra khỏi đảng do bất đồng chính kiến.
Niềm Riêng’ ở cuối bài Thống nhất Phật giáo nói lên rất nhiều điều. 
Có hai điều bắt người đọc phải xúc động và suy nghĩ: “Ngày 2 tháng 3 năm Giáp Tý (tức ngày 2.4.1984) Ôn Già Lam (hòa thượng Thích Trí Thủ) viên tịch. Khi cầm cành hoa huệ trắng bỏ xuống phần mộ Ôn, tôi thầm nguyện: Từ nay, con xếp bàn cờ tướng Ôn tặng, không chơi cờ nữa.
Và lời tâm sự của ông với hai ông Nguyễn-Chính, phó ban tôn giáo Chính phủ và Nguyễn Ngọc Sang, trưởng ban tôn giáo Tp HCM: “Nếu làm giám đốc một công ty, sai, bị lỗ đôi ba tỷ đồng, gây đau khổ đấy. Nhưng, các anh có thể làm giỏi kiếm tiền bù lại. Còn lĩnh vực này (vấn đề Thống nhất Phật giáo)? Sai, ít nhất gây buồn phiền đau khổ cho biết bao nhiêu triệu con người, lớn hơn là làm cho nhiều người bị tù đày chết chóc. Điều đó không lấy gì và làm sao bù đắp được. Tốt nhất các anh nên suy nghĩ thật chín chắn, phác họa một đề án chiến lược hợp lòng dân trên nguyên tắc Cái gì của César hãy trả lại cho César, trình Ban Bí thư. Thuận thì làm, không thì từ nhiệm về vườn hoặc xin chuyển sang công tác khác. Các anh nhớ đừng làm gì để họa cho Dân tộc, gây đau khổ cho đồng bào các tôn giáo. Nghiệp báo đời đời."


Mời độc giả đọc nguyên văn bài của ông:
Tôn giáo là một vấn đề lớn của Dân tộc. Thống nhất Phật Giáo Việt Nam là một chủ trương chiến lược của Đảng Cộng Sản VN trong vấn đề tôn giáo.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản VN, quí Hòa-Thượng lãnh đạo, các hệ phái và tổ chức Phật Giáo đều có trách nhiệm trong việc thống nhất Phật giáo.
Với tư cách là một cán bộ tham mưu của Đảng Cộng Sản VN, tôi có một vai trò trọng yếu trong thời điểm đó. Đúng, sai trong việc thống nhất Phật giáo Việt Nam tôi đều có phần trách nhiệm.

Nghe bài hát "Không" nổi tiếng ở nước ngoài của Nguyễn Ánh 9

Ca sĩ Đặng Lệ Quân biểu diễn



Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Cận Cảnh Gạc Ma

Cuộc đụng độ súng đạn chỉ diễn ra chưa đầy 20 phút nhưng nó kéo dài, có lẽ sẽ, tới hết cuộc đời Lê Hữu Thảo và những đồng đội sống sót của anh. Lê Hữu Thảo được “biên chế” vào một trong hai trung đội chiến đấu của Lữ 146 lập ra khá gấp rút trước khi tàu HQ-604 rời Cam Ranh ra Gạc Ma.
Bài I: 14-3-88
Huy Đức
Ngày 10-3-1988, tàu 604 đã ra tới phao số 0 nhưng gió bão lớn quá phải quay lại. Cũng như HQ-605, HQ-604 là loại tàu vận tải nhỏ, cũ, do Trung Quốc viện trợ. Chập tối hôm sau, 11-3-1988, HQ-604 lại xuất phát tiếp dù sóng gió vẫn rất dữ dội.
Tàu 604 phải đi lòng vòng tiếp nước ngọt cho một số đảo, đến Gạc Ma thì đã khoảng 3, 4 giờ chiều 13-3. Khi ấy, thủy triều đang lên, chỉ có thể nhận dạng bãi san hô Gạc Ma qua mảng xanh nõn chuối kéo dài chừng 500m. Hơn nửa tiếng sau đó, một tàu khu trục của Trung Quốc tới, đậu cách 150m, quân lính kéo lên boong, bắc tay làm loa, hét to: “Đây là lãnh thổ Trung Quốc, yêu cầu tàu và bộ đội Việt Nam rút ra”. Từ trên boong tàu HQ-604 hàng chục người lính Việt Nam cũng bụm tay đáp trả: “Đây là lãnh thổ Việt Nam!”.
Nói qua, nói lại một lúc, tàu Trung Quốc lui ra khỏi tầm mắt. Một số bộ đội công binh lấy cần câu cá. Trong khi, trên mặt một số tân binh không giấu được chút âu lo.
Tối 13-3-1988, một số anh em quá mệt do say sóng xuống hầm tàu nghỉ. Phần lớn ở lại trên boong. Đây chính là thời gian mà những người lính Gạc Ma bắt đầu làm quen nhau. Trên tàu lúc ấy gồm: Thủy thủ đoàn 22 người; Lính thủy đánh bộ, Lữ 146, khoảng 30 người; 5 người Quân chủng Hải quân gửi theo thực tập; Phía Công binh, trung đoàn 83, có khoảng 50 người. Họ chỉ biết nhau từ khi bước xuống tàu, rồi phải trải qua một hải trình mà sóng gió làm cho gần như tất cả đều phải nôn thốc, nôn tháo.
Khoảng 3 giờ sáng, thủy triều xuống, Công binh hạ thuyền, đưa người ra trồng cột, dựng cờ. 5 giờ sáng, Trần Văn Phương, trung đội phó; Nguyễn Mậu Phong, trung đội trưởng, gọi tiểu đội trưởng Lê Hữu Thảo, giao nhiệm vụ đưa chiến sỹ xuống bãi đá giữ cờ. Thảo gọi Đậu Xuân Tư và Nguyễn Văn Thành đi cùng, nhưng Thành bị cảm nên HoàngTrọng Chúc xuống thay. Khi ấy, súng ống vẫn còn để trong thùng gỗ, chưa kịp lau dầu mỡ. Thảo nói với thủy thủ đoàn: “Cho tôi mượn hai khẩu AK”. Thảo, Chúc, Tư cùng Phương, Phong xuống thuyền, Công binh chèo ra phía “cột cờ”. Ở trên boong Lữ đoàn phó Trần Đức Thông ra lệnh: “Tất cả dậy ăn sáng và mang vũ khí lên lau chùi”.

Xem hình ảnh đầy đủ về cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung

Không dành cho người yếu tim
[​IMG]
Nhiều hình ảnh thảm khốc, ai quan tâm xem ở Đây

những hình ảnh rùng rợn 

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Vũ khí bí mật 10 triệu đô của TQ trong chiến tranh biên giới với VN

Thời bộ đội, TC vờn nhau với mấy chú Pốt,  so với mấy đại ca phía Bắc vẫn là đàn em chiếu dưới, mấy ảnh kể: Mình bắn một quả pháo nó nện lại cả trăm chính xoác luôn, đến nổi quân ta hết dám hí hố!. Giờ tìm hiểu thì ra con ác độc này:

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt
Tác giả: Lưu Á Châu
Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.
Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.
Cuộc chiến Việt Nam 1979
Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”.
“Một lần khác là cuộc chiến tự vệ chống Việt Nam năm 1979 và cuộc chiến “Lưỡng Sơn” sau này.[i] Đặc biệt là cuộc chiến tự vệ đánh trả Việt Nam năm 1979, nhiều đồng chí chưa nhận thức được ý nghĩa của cuộc chiến đó.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma năm 1988

Thứ hai, 14/3/2016 | 13:02 GMT+7 

1988 được coi là năm đỉnh điểm khó khăn của Việt Nam khi cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước ngày càng trầm trọng, Liên Xô vốn ủng hộ Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng khó khăn, cải tổ.
64 chiến sĩ ở Gạc Ma hy sinh như thế nào
Đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nước này đơn phương tăng cường từ 9 lên 12 tàu chiến gồm khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo và tàu đổ bộ... hoạt động trên quần đảo Trường Sa.
Tại các đảo Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Đông, Tốc Tan, hải quân Việt Nam xây dựng thế trận phòng thủ nhằm bước đầu ngăn chặn việc mở rộng phạm vi chiếm đóng của Trung Quốc ra các đảo lân cận. Xác định Trung Quốc còn tiếp tục tranh chấp chủ quyền hải đảo, chiếm bãi san hô nổi hoặc chìm xen kẽ với đảo của Việt Nam, kể cả có xung đột, Việt Nam chủ trương cấp tốc đưa lực lượng đi đóng giữ các đảo trong ba năm (1988-1990). Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho các tàu gấp rút đưa bộ đội, công binh ra xây dựng đảo, tiến hành chiến dịch Bảo vệ chủ quyền 1988 (CQ-88).
vi-sao-trung-quoc-chiem-gac-ma-nam-1988-

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Bài nói chuyện hay của Tướng Lưu Á Châu, không thể không xem lại.

Toàn văn bài phát biểu của Trung tướng không quân Lưu Á Châu tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Lưu Á Châu

Ông Lưu Á Châu
Giới thiệu tóm tắt về Lưu Á Châu
Lưu Á Châu năm nay 57 tuổi, là người huyện Túc thuộc thành phố An Huy, tham gia quân đội năm 16 tuổi, lần lượt giữ chức vụ phó tiểu đội trưởng, tiểu đội trưởng, trung đội trưởng; năm 44 tuổi được thăng chức thiếu tướng không quân, bước vào hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA); năm 45 tuổi giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị không quân quân khu Bắc Kinh, năm 50 tuổi là chính ủy không quân quân khu Thành Đô; năm 51 tuổi là Phó chính ủy không quân kiêm Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật quân ủy, và được thăng chức trung tướng không quân.
Hiện nay, Trung tướng Lưu Á Châu, nguyên Phó Chính ủy không quân của PLA giữ chức chính ủy của Đại học quốc phòng Trung Quốc thay Trung tướng Đổng Thế Bình đã được điều động làm Phó chủ nhiệm Tổng Cục chính trị kiêm Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật quân ủy. Đại học quốc phòng là trường quân sự cao nhất của Trung Quốc, trực thuộc sự lãnh đạo của quân ủy trung ương, là cấp đại quân khu; hiệu trưởng, chính ủy của trường này đều thuộc những chức vụ chính của đại quân khu.
TOÀN VĂN

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Phán quyết của PCA và hệ lụy với Việt Nam

Nguyễn Đình Quân·14 Tháng 7 2016
Lợi rõ ràng: Tòa Trọng tài (PCA) tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có chủ quyền lịch sử" tại Biển Đông.
Chỉ có vậy!
Phán quyết về những nội dung khác, dù bất lợi cho Trung Quốc nhưng không hẳn có lợi cho Việt Nam, có nội dung hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam. Một số nội dung phán quyết cũng không hoàn toàn có lợi cho Philippines.
Đối với 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, PCA tuyên rằng Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập và Gaven là các cấu trúc nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao (đá), có lãnh hải 12 hải lý, còn Xu Bi, Tư Nghĩa, Vành Khăn là các cấu trúc chìm khi thủy triều lên (bãi, không có 12 hải lý lãnh hải, chỉ có 500m vùng an toàn. Việc PCA tuyên rằng 7 đảo nhân tạo này không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa không có nhiều ý nghĩa, vì đó là điều hiển nhiên, chiếu theo Công ước quốc tế về luật biển (Công ước). Tuy nhiên, phán quyết rằng một số trong các thực thể địa lý này là bãi lúc nổi lúc chìm sẽ phương hại đến đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với chúng, ảnh hưởng cả đến một số thực thể Việt Nam đang đóng giữ như đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ (sẽ phân tích sau). Tất cả các thực thể này nằm trong khoảng cách 200 hải lý, tính từ đường cơ sở của Philippines.
Theo PCA, Trung Quốc đã: Can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại Bãi Cỏ Rong; Chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại bãi Vành Khăn và bãi Cỏ Mây, bảo vệ cho và không ngăn ngừa ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá tại các nơi này; Xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines. Do vậy PCA kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này. Kết luận này trái với tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
PCA kết luận rằng, tất cả các cấu trúc nổi tại Trường Sa (Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây…) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra EEZ hoặc thềm lục địa. Phán quyết này có phần không lợi cho Việt Nam, trong trường hợp Việt Nam đòi hỏi các đảo Việt Nam đang đóng giữ như Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn… phải có EEZ. Nhưng đồng thời, Trung Quốc (và Đài Loan Trung Quốc) cũng không thể dùng 200 hải lý EEZ quanh đảo Ba Bình mà họ cho là có chủ quyền để tạo nên vùng tranh chấp với EEZ và thềm lục địa tính từ đường cơ sở bờ biển Việt Nam nữa. Các vùng biển tranh chấp bị thu hẹp về phạm vi 12 hải lý quanh mỗi đảo đá tại Trường Sa.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Toàn văn thông cáo phán quyết của PCA về Biển Đông

13/07/2016 10:17 GMT+7
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) vừa ra phán quyết không công nhận "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời cho biết Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển này.
Dưới đây là toàn văn thông cáo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới chủ quyền trên Biển Đông.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Toà Trọng tài Biển Đông
(Cộng hoà Philippines v Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
La Haye, 12 tháng 7 năm 2016
Tòa Trọng tài ban hành phán quyết
Phán quyết được Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ‘Philippines’ và ‘Trung Quốc’) hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.
Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước. Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Tòa Trọng tài đã nhấn mạnh Tòa không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.
phán quyết biển đông, PCA, Trung Quốc, vụ kiện Biển Đông, toàn văn phán quyết
Tòa trọng tài thường trực ở La Haye lắng nghe luật sư Philippines trình bày.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

HUNSEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia

HUNSEN – THE STRONGMEN OF COMBODIA
Harish C.Mehta
Julie B.Mehta

NXB Văn Học – 2008
Số hóa : TraitimdungcamHP
( Kính tặng các CCB K )

Gửi tới Kali,
Người mà chúng tôi đã nhận ra
Trên ngọn cây cao vàng óng vút lên bầu trời Khơme,
Đã biết được mùi vị đường thốt nốt của Tuol Sleng,
Đã cảm nhận được sự ngọt dịu của trái cây
Giữa màu xanh cây lá sum sê
Của những cánh đồng chết trước đây


LỜI CÁM ƠN

Có nhiều người Campuchia chúng tôi phải mang ơn họ về sự quảng đại đã dành cho chúng tôi rất nhiều thời gian : Thủ tướng Hunsen và phu nhân Bun Rany; Hun Neng, anh trai ông ; quốc vương Norodom Sihanouk, hoàng tử Norodom Ranariddh và Norodom Chakrapong; hoàng thân Norodom Sirivudh, người em cùng cha khác mẹ của Sihanouk; và Son Sann, người ủng hộ hoàng gia trong một thời gian dài.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Chuyện kể của Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng về Campuchia (I)

Chuyện kể của một Đại sứ - Chương I

« Chuyện kể của một Đại sứ » không phải hồi ký, không phải ghi chép công tác, không có sơ kết tổng kết gì. Chỉ là những ghi chép văn học, nay trích ra đem in, mong được chia sẻ một vài suy nghĩ của cá nhân tôi. Cũng là để bày tỏ lòng tri ân của tôi tới những người và những nơi tôi đã may mắn được công tác với tư cách một Đại sứ.
Lại nhớ hai câu thơ của Chế Lan Viên :
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.


TRÌNH ỦY NHIỆM THƯ


Năm 2005, tôi được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Vương quốc Campuchia. Theo các quy định về lễ tân ngoại giao, sau khi đã trao bản sao thư uỷ nhiệm tới Bộ trưởng Ngoại giao nước sở tại, vị đại sứ mới được bổ nhiệm phải thu xếp với Lễ tân để trình thư và tiếp kiến nguyên thủ quốc gia.
Thư uỷ nhiệm có lúc còn được gọi là Quốc thư vì thư này do nguyên thủ quốc gia ký gửi nguyên thủ quốc gia một nước khác giới thiệu người đại diện của mình. Thư uỷ nhiệm bao giờ cũng nhất thiết phải đi kèm với thư triệu hồi vị đại sứ đương nhiệm bởi vì theo thông lệ ngoại giao, tại một nước không thể có hai đại sứ cùng một lúc, phải triệu hồi đại sứ đương nhiệm rồi mới giới thiệu người kế nhiệm. Việc nguyên thủ quốc gia nước sở tại nhận thư và tiếp đại sứ mới đến là việc chính thức thừa nhận người đại diện này. Công ước Viên 1961 có quy định một số nguyên tắc đối với việc trình thư, ví dụ như các vị đại sứ trình thư theo thứ tự người đến trước, người đến sau, nghi thức đón tiếp thống nhất dành cho tất cả các vị đại sứ, không được phân biệt. Sau khi trình thư, vị đại sứ mới được chính thức hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao, được ghi danh trong danh sách ngoại giao đoàn theo thứ tự trình thư. Thông thường người nào có thời gian công tác ở nước sở tại lâu nhất kể từ khi trình thư thì được chọn làm trưởng đoàn ngoại giao…

Chuyện kể của Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng về Campuchia (II)

Chương III

                           ĐẠI SỨ NGÔ ĐIỀN


Sinh thời, Đại sứ Ngô Điền kể :
Khi dự hội nghị Hòa bình về Campuchia họp ở Paris năm 1991, ông ngồi gần như đối diện với cựu hoàng Sihanouk và các đoàn 3 phái Khơ-me. Một người bạn Campuchia trong đoàn của Nhà nước Campuhcia (SOC) kể lại rằng Sihanouk đã nói ở hội trường với những người Khơ-me xung quanh: Hồi tôi (Sihanouk) làm vua ở Phnôm Pênh, ông đó (Ngô Điền) làm nhà báo. Hiện nay ông ta làm “Thái thú” ở Campuchia.
Nhớ lại vào những năm 1990-1991, thế giới rung chuyển bởi sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tình hình Campuchia cũng có những thay đổi căn bản là  Việt Nam đã rút  hết quân, Cộng Hòa Nhân dân Campuchia đã đổi tên thành Nhà nước Campuchia (SOC), ngày 23/10/1991 tại Paris, Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết giữa 19 nước và bốn phái Campuchia, lập nên Hội đồng Dân tộc tối cao (SNC) do Sihanouk làm chủ tịch, chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên do Liên Hợp quốc tổ chức tại Campuchia. Đoàn ngoại giao ở Nông Pênh lúc ấy không đông nhưng cũng đứng trước một vấn đề là các đại sứ bên cạch SOC sẽ như thế nào khi cựu hoàng Sihanouk trở về.
Chuyện Đại sứ Ngô Điền ngồi gần như đối diện với Sihanouk ở Hội nghị Paris năm 1991 là trong bối cảnh đó. Và nếu như câu chuyện của người bạn Campuchia kia là xác thực thì trong ngoại giao đó là một dấu hiệu chứng tỏ ông Ngô Điền không dễ gì tiếp tục làm Đại sứ khi Cựu hoàng trở về Nông Pênh.
Đại sứ Ngô Điền còn kể :
Thật ra thì trước đó Cựu hoàng Sihanouk đã nhắn gửi ý tứ của mình qua miệng nhà báo người Pháp là Jean Claude Pomonti, một người rất am hiểu về tình hình Đông Nam Á. Sau khi đã gặp Sihanouk, ông này đến thăm Đại sứ Ngô Điền vào ngày 3/9/91 tại Nông Pênh và hỏi Đại sứ Ngô Điền rằng liệu ông có trình ủy nhiệm thư cho Sihanouk không, liệu Sihanouk có vừa lòng khi một người vốn là “Thái thú” lại là Đại sứ bên cạch SNC không !

Chuyện kể của Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng về Campuchia (III)

Chương VI

            MỘT LẦN ĐI SIÊM-RIỆP


Nhớ lại đầu năm 2009 tôi có dịp đi từ Nông Pênh đến Xiêm Riệp bằng ô tô. Chuyến đi gần bốn trăm cây số mất khoảng hơn năm tiếng với các bạn người Campuchia đã để lại cho tôi thật nhiều những ấn tượng tốt đẹp.  
Đường đi không so được với  đường của Trung Quốc hay của Thái Lan nhưng so với Việt Nam thì không thua kém gì. Điều khó chịu nhất của cánh lái xe là thỉnh thoảng lại có mấy con bò thong thả qua đường, không thận trọng thì cả xe cả bò quay lơ ra ngay. Anh bạn người Việt cùng đoàn vô tư bình luận : chỉ có ở CPC mới để bò « tham gia giao thông » kiểu này. Tôi phải kín đáo nói nhỏ vào tai anh ấy rằng ở mình chẳng cần đâu xa mà ngay ở khu đô thị Mỹ Đình, nếu không cẩn thận thì cũng xơi no. Chỉ khác của bạn là bò trắng còn của mình là bò vàng mà thôi.
Phải qua các tỉnh Công Pông Chnang, Công Pông-chàm rồi mới đến Xiêm Riệp. Lúc này mùa khô sắp qua nhưng mùa mưa chưa tới nên thời tiết nóng lắm, mỗi lúc dừng xe uống nước thì mấy du khách nữ không dám rời khỏi cái điều hòa nhiệt độ trong xe khiến anh bạn hướng dẫn người Campuchia  áy náy  :
- Hà Nội của các bạn thời tiết tốt lắm, không nóng như thế này.
Tôi nghĩ thầm cậu ta có biết thời tiết của Hà Nội thế quái nào đâu mà khen. Mùa rét thì rét thấu xương, mùa nóng thì độ ẩm cao ngất nghểu, xểnh ra một cái là viêm họng viêm mũi. Tôi nghĩ thời tiết Trung bộ Bắc bộ của mình là thời tiết khắc nghiệt, có điều nó là của mình, từ lúc mình sinh ra cho đến khi chết đi nó vẫn là như thế, không thay đổi, nó thấm vào máu xương vào tâm hồn mình rồi thì thành đẹp, thành mơ mộng, vậy thôi chứ có thuận lợi hơn gì người ta.
Phong cảnh hai bên đường thật thanh bình. Những cây thốt nốt mọc xen trong những ruộng lúa vừa gặt hoặc bên cạnh những ngôi nhà sàn nhỏ xinh. Cây thốt nốt gắn bó với người Campuchia giống như cây tre gắn bó vơi làng quê Việt mình vậy. Tôi nhớ báo Cambodia Daily ngày 6/1/2006 có bài viết của Lor Chandara và David McFadden nhan đề 50.000 cây thốt nốt để vạch đường biên với Việt Nam, nội dung thế này :

Chuyện kể của Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng về Campuchia (IV)

Chương VIII

VIII- BÀI CÂY TRÚC XINH VÀ NGƯỜI TÙ CỦA KHMER ĐỎ

Đã từ lâu, Cựu hoàng Norodom Sihanouk và Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk nghỉ dưỡng và chữa bệnh tại Bắc kinh theo lời mời của Trung quốc. Hàng năm, mỗi khi về Campuchia vài ba tháng, Cựu hoàng và Hoàng Thái hậu dành nhiều thời gian đi chùa làm lễ, thăm hỏi úy lạo và đi tặng quà phát chẩn cho người dân, nhất là ở những vùng có bão lụt.
Theo dõi trên vô tuyến truyền hình Campuchia, tôi thấy tình cảm của người dân đối với Cựu hoàng và Hoàng Thái hậu vẫn là tình cảm chân thành và xùng kính. Tuy bận rộn như vậy nhưng Cựu hoàng Sihanouk và Hoàng Thái hậu vẫn thường mở tiệc tại đại sảnh của Hoàng cung để khoản đãi Đoàn ngoại giao ở Nông pênh. Trong nhiệm kỳ công tác của mình tại Campuchia, tôi đã tìm hiểu và được biết Cựu hoàng không chỉ là một nhà chính trị tài ba mà còn là người rất yêu văn học nghệ thuật, đã có nhiều sáng tác văn thơ và đặc biệt đã là tác giả của nhiều nhạc phẩm, rất giỏi trong các hoạt động ngoại giao văn hóa. Và tôi cũng đã ba lần được dự tiệc này của Cựu quốc vương, lần thứ ba là vào ngày 4 tháng  5 năm  2007.   
 Cựu vương Sihanouk thăm Việt Nam 23/6/2010

Tìm kiếm Blog này