(Thương mến tặng các bạn của tôi )
Lũ chúng mình chung lớp 12
Ba mươi năm, bây giờ gặp lại…
Mới đó mà đã 30 năm. Mới đó mà đã hơn hai phần ba cuộc đời. Mới đó… và
mới đó… Những mái đầu bạc gặp nhau, bồi hồi với bao vui buồn kỷ niệm…
Tôi cũng vậy, ngổn ngang nhũng ký ức đan xen, muốn viết đôi dòng
hoài niệm nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu. Thôi đành… tản mạn vậy.
Một thuở học trò, cùng chung mấy năm trời dưới mái trường phổ thông, làm
sao có thể gói gọn trong vài trang giấy???
Những năm 77-80, Kon Tum chỉ có một trường cấp III với ba
lớp10-12, mỗi lớp chỉ hơn ba mươi đứa. Tất cả chúng tôi đều biết nhau,
biết từ những năm cấp II sau ngày giải phóng 30-04-1975. Hồi đó thật
gian khổ. Chiến tranh khốc liệt vừa đi qua, kinh tế đất nước suy sụp, để
lại bao khó khăn cho mỗi gia đình. Tôi còn nhớ năm 1975, KonTum có khá
nhiều trường cấp II (Hoàng Đạo, Bồ đề, LaSan, Nông lâm súc, Lê Hữu Từ,
Têrêxa ), chỉ riêng lớp 7 trường Têrêxa của tôi đã có 80 học sinh, vậy
mà sau giải phóng gộp cả sang khối 8 trường Lý Tự Trọng– tức Hoàng Đạo
cũ - chỉ còn 4 lớp, rồi sang cấp III còn lại 3 lớp. Biết bao số phận dở
dang, bao hoài bão không thành…
Tim thông tin blog này:
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016
Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015
Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015
Kon Tum hành...
Kon Tum có cái may mắn nữa là được
người Pháp phát hiện và quy hoạch. Kiến trúc Pháp bao giờ cũng mềm mại, lãng mạn
và có vẻ hợp với Á Đông hơn. Pleiku là thành phố dã chiến quân sự do Mỹ quy hoạch
và xây dựng, nên nó có gì đấy gấp gáp, vội vã, nhất thời với kiến trúc táp lô lợp
tôn, kẽm gai cọc sắt, sau này khi tiếp quản, người ta “nâng cấp” lên thành bê
tông trơn lì, thành thẳng băng trống vắng, thành choáng ngợp và xa lạ.
Kon Tum hiền hòa trong từng khúc ngoặt,
từng đột ngột những góc phố, từng bất ngờ những mái nhà rông Ba Na thân thiện gần
gũi chứ không chóe sáng tôn và lạnh lùng bê tông. Và đặc biệt là những ngôi
nhà. Nhà ở đây dẫu của người Kinh hay người Ba Na thì cũng đều rất mềm mại,
thoáng với cây xanh, với vườn, và ngói vẩy kiểu cổ. Những ngôi nhà sàn Ba Na
cách điệu cho phù hợp thành thị nhưng vẫn rất Ba Na chứ không như những nơi
khác, nó biến thành nhà xây cấp 4 nền xi măng mái lợp tôn cửa vênh vách lở. -------------------
Trong
các thành phố thủ phủ của 5 tỉnh Tây Nguyên hiện nay, có vẻ như thành phố Kon
Tum là còn giữ được nhiều nét Tây Nguyên nhất, dẫu nó không nhiều dốc, nhiều
sương mù, nhiều chênh vênh nhiều dích dắc, cũng như rất ít hoa, nhất là dã quỳ...
Kon
Tum tiếng Ba Na nghĩa là làng gần hồ nước. Có thể là tại thành phố này nằm ngay
bên con sông Đăc Bla. Thường thành phố nào nằm bên sông thì hay đẹp, như Huế,
như Đà Nẵng... chẳng hạn. 5 thành phố thủ phủ 5 tỉnh Tây Nguyên là Đà Lạt, Gia
Nghĩa, Buôn Ma Thuột, Pleiku và Kon Tum thì mỗi Kon Tum có đặc sản trời cho là
con sông Đăc Bla uốn lượn quanh thành phố.
Từ
năm 1851, khi người Pháp đặt chân lên Kon Tum thì họ đã chú ý đến con sông này.
Làng Ba-na trong sách Người Ba-na ở Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi
Nguyên Ngọc (*)
Chủ Nhật, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Lời Tòa soạn DĐTK: Năm 2015, nhân 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học tại SG đã chủ trì một Hội thảo khoa học với 32 bản tham luận được công bố (trong cuốn kỷ yếu mang tên 100 năm học giả-nhà văn Nguyễn Đổng Chi) chọn lọc từ 60 tiểu luận khoa học, do giới nghiên cứu, giảng dạy văn học, văn hóa trong cả nước gửi về đóng góp.Nguyễn Đổng Chi (1915-1984), quê quán ở Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh là một học giả nổi tiếng từ trước 1945, với các tác phẩm Mọi Kontum (công trình khảo cứu dân tộc học, biên soạn cùng người anh là BS Nguyễn Kinh Chi, 1937);Việt Nam cổ văn học sử (1942); Đào Duy Từ (giải thưởng của Học hội Alexandre de Rhodes, 1943);Hát dặm Nghệ-Tĩnh (1944)… Trong kháng chiến chống Pháp, ông sống ở vùng tự do Khu IV. Sau hiệp định Genève 1954, ông ra Hà Nội, tiếp tục theo đuổi công việc nghiên cứu và cũng để lại nhiều công trình gây tiếng vang rộng rãi ở cả miền Bắc, miền Nam và ít nhiều ở nước ngoài: Lược khảo về thần thoại Việt Nam (1956); Sơ thảo lịch sử văn học việt Nam (5 tập khổ lớn, viết chung, 1957-1961); Hát giặm Nghệ-Tĩnh (3 tập, viết chung với Ninh Viết Giao, 1961-1963); Góp phần tìm hiểu phong trào nông dân trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến (1968-1978, chưa in); Văn học dân gian sưu tầm ở Ích Hậu (4 tập, soạn chung với Đoàn Thị Tịnh, 1962-1969, chưa in); Địa chí văn hóa dân gian Nghệ-Tĩnh (Chủ biên, 1979-1983, in 1996); đặc biệt là bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 5 tập, biên soạn và xuất bản ròng rã trong 25 năm (1957-1982). Ngoài tư cách một nhà văn hóa, Nguyễn Đổng Chi còn là một nhà văn, với tập phóng sự đặc sắc Túp lều nát, phơi bày chế độ hào lý mục nát ở nông thôn xứ Nghệ (1937), và cuốn truyện ký Gặp lại một người bạn nhỏ (1949) kể chuyện cuộc kháng Pháp ở Hà Nội trong những ngày cuối năm 1946 đầu năm 1947 mà ông trực tiếp tham dự.Diễn Đàn Thế Kỷ xin chọn đăng lại một số bài trong những bài tiêu biểu công bố trong hội thảo khoa học nhân 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi nói trên. Những bài này đều do GS Nguyễn Huệ Chi, trưởng nam học giả Nguyễn Đổng Chi nhã ý gửi cho. Nhân đây xin được cám ơn ông. - Diễn Đàn Thế Kỷ
Chủ Nhật, ngày 15 tháng 11 năm 2015
Lời Tòa soạn DĐTK: Năm 2015, nhân 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học tại SG đã chủ trì một Hội thảo khoa học với 32 bản tham luận được công bố (trong cuốn kỷ yếu mang tên 100 năm học giả-nhà văn Nguyễn Đổng Chi) chọn lọc từ 60 tiểu luận khoa học, do giới nghiên cứu, giảng dạy văn học, văn hóa trong cả nước gửi về đóng góp.Nguyễn Đổng Chi (1915-1984), quê quán ở Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh là một học giả nổi tiếng từ trước 1945, với các tác phẩm Mọi Kontum (công trình khảo cứu dân tộc học, biên soạn cùng người anh là BS Nguyễn Kinh Chi, 1937);Việt Nam cổ văn học sử (1942); Đào Duy Từ (giải thưởng của Học hội Alexandre de Rhodes, 1943);Hát dặm Nghệ-Tĩnh (1944)… Trong kháng chiến chống Pháp, ông sống ở vùng tự do Khu IV. Sau hiệp định Genève 1954, ông ra Hà Nội, tiếp tục theo đuổi công việc nghiên cứu và cũng để lại nhiều công trình gây tiếng vang rộng rãi ở cả miền Bắc, miền Nam và ít nhiều ở nước ngoài: Lược khảo về thần thoại Việt Nam (1956); Sơ thảo lịch sử văn học việt Nam (5 tập khổ lớn, viết chung, 1957-1961); Hát giặm Nghệ-Tĩnh (3 tập, viết chung với Ninh Viết Giao, 1961-1963); Góp phần tìm hiểu phong trào nông dân trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến (1968-1978, chưa in); Văn học dân gian sưu tầm ở Ích Hậu (4 tập, soạn chung với Đoàn Thị Tịnh, 1962-1969, chưa in); Địa chí văn hóa dân gian Nghệ-Tĩnh (Chủ biên, 1979-1983, in 1996); đặc biệt là bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam 5 tập, biên soạn và xuất bản ròng rã trong 25 năm (1957-1982). Ngoài tư cách một nhà văn hóa, Nguyễn Đổng Chi còn là một nhà văn, với tập phóng sự đặc sắc Túp lều nát, phơi bày chế độ hào lý mục nát ở nông thôn xứ Nghệ (1937), và cuốn truyện ký Gặp lại một người bạn nhỏ (1949) kể chuyện cuộc kháng Pháp ở Hà Nội trong những ngày cuối năm 1946 đầu năm 1947 mà ông trực tiếp tham dự.Diễn Đàn Thế Kỷ xin chọn đăng lại một số bài trong những bài tiêu biểu công bố trong hội thảo khoa học nhân 100 năm ngày sinh của học giả Nguyễn Đổng Chi nói trên. Những bài này đều do GS Nguyễn Huệ Chi, trưởng nam học giả Nguyễn Đổng Chi nhã ý gửi cho. Nhân đây xin được cám ơn ông. - Diễn Đàn Thế Kỷ
Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015
Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015
Xem vẻ đẹp đại ngàn Kon Tum, nhìn chỉ muốn khóc cho quê hương mình !
Rừng không còn đất trôi thẳng ra sông, xa xa là núi đồi trọc được báo gọi là đất đỏ bazan, hùng vĩ.
Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014
Phố nhỏ - Thơ, ảnh Đào Duy An
Phố nhỏ
Người đi,
trĩu nặng trăng ngàn,
Vàng gieo
sóng sánh, miên man lối đời.
Kon Tum,
12/2002 – Đ.D.A
Anh
về phố nhỏ thăm em
Lắng
nghe nhịp sống êm đềm
...ngày
trôi.
Vòng
quanh thấp thoáng núi đồi
Giữa
lòng yên ả chiếc nôi nhân tình.
Đường
ngang lối dọc xinh xinh
Đôi
con lộ lớn trườn mình về xuôi.
Bờ
nam bến bắc bùi ngùi
Bên
reo phố thị, bên vui bãi vàng.
Sông
dài, chảy ngược mênh mang
Quyện
ôm đồi thắm, đa mang bụi trần.
Trời
bâng khuâng,
Đất
bâng khuâng
Giã
từ phố nhỏ,
Tần
ngần đợi trăng.
Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014
Bà chủ quán giải khát Cao Nguyên với Mậu Thân 1968
D406 chọn 12 đồng chí đặc công bố trí cho cơ sở bàn đạp A25 phối hợp với cơ sở nội thị vào lót trước trại ki-ốt số 4 Cao Nguyên của cơ sở Bùi Thị Tưởng, ở đây đã có đồng chí Nguyễn Thị Bích Châu vào hoạt động hợp pháp, cải danh là Bùi Thị Luận đóng vai em Bùi Thị Tưởng, chị Bùi Thị Nga. Vũ khí của đơn vị này là do cơ sở Dư Tư Tòng (tức Tòng Ký) và Bùi Thị Tưởng nhận ở bàn đạp A25 khéo léo đưa vào cất giấu 3 nơi: nhà số 13 Cường Để, nhà cơ sở Tòng Ký và quán Cao Nguyên. Tối 29 Tết tập trung về quán Cao Nguyên để các chiến sĩ đặc công trang bị cá nhân, đến giờ quy định cơ sở ta lần lượt đưa các chiến sĩ đến 3 vị trí của mục tiêu tòa hành chính mà các đồng chí đã chọn trước để làm nhiệm vụ.
Trích từ Congankontum
Sinh ra ở thôn Bắc Thuận, xã Nhân Hậu, An Nhơn, Bình Định, chị Bùi Thị Tưởng được giác ngộ cách mạng từ tuổi còn nhỏ. Năm 9 tuổi (năm 1953), chị đã tham gia Đội thiếu niên nhi đồng của thôn; 10 tuổi, chị đã tham gia vót chông, đào hầm chông đề phòng Pháp đổ bộ cửa khẩu Đề Di tràn lên Quy Nhơn. Là gia đình cách mạng nên sau năm 1954 bị địch lùng bắt, cả gia đình phải dắt díu nhau lên Kon Tum. Năm 1965, chị trở thành giáo viên tiểu học ở Trung Tín. Đầu năm 1966, với bí danh Uyên Lý, chị được tổ chức giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở, vận động binh lính theo cách mạng. Tranh thủ mọi điều kiện, chị có mặt ở khắp mọi nơi trong vùng địch để tuyên truyền, vận động phụ nữ và quần chúng tham gia vào việc vận chuyển vũ khí, bí mật che giấu lực lượng. Chị mở quán giải khát Cao Nguyên để thu thập tin tức, tình hình. Chị còn lân la làm thân với các sĩ quan ngụy để chúng cho xe chở thuốc, mắm muối… mà các cơ sở quyên góp được lên vùng Trung Tín cho cách mạng và lúc về vũ khí được giấu ở bên trong, bên ngoài ngụy trang bằng than. Suốt 2 năm trời, chị đã vận chuyển trót lọt không biết bao nhiêu chuyến hàng cho quân ta chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Trích từ Qdnd
Người chuyển vũ khí vào thị xã Kon Tum Xuân Mậu Thân 1968
|
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
Sự thành lập Đình làng Lương Khế
Làng Lương
Khế là một trong những làng người Kinh ra đời muộn hơn, họ xuất thân là
những người buôn bán, trao đổi hàng hóa trên vùng Kon Tum. Một trong
những người có công đầu tiên trong việc lập làng Lương Khế là ông Đặng
Ngại (còn gọi là Đặng Huynh). Sau vài lần lên Kon Tum mua bán, ông Đặng
Ngại thấy nơi này còn hoang sơ, đất đai trồng trọt rất tốt nên ông đã
quay về Phù Mỹ (Bình Định) kêu gọi một số gia đình lên Kon Tum khai
hoang lập nghiệp. Lúc đầu số người từ bình định lên Kon Tum chỉ hơn 10
gia đình vào năm 1911 gồm có ông Đặng Ngại, Nguyễn Hy, Thái Đặng, Huỳnh
Thừa, Võ Thủy, Thái Nam, Trần Văn Hóa, Trần Ô, Ngô Đình Quang, Huỳnh
Kiến.
Đình làng Lương Khế tọa lạc trên đường Trần Phú - TP. Kon Tum |
Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014
Chùm ảnh một góc chợ Kon Tum
levuongthinh - (Nguồn: tinhte.vn)
Một góc chợ Kon Tum!
Hôm rồi có dịp ra chợ Kon Tum. Trong lúc chờ bạn mua đồ em có chụp vài tấm đời thường. Nhìn cảnh mua bán của những người dân nghèo mà lòng em thấy se lại.
Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014
KonTum – Một Địa Danh Mang Tính Dân Tộc Và Tôn Giáo
KONTUM
hôm nay vẫn còn sống và mãi mãi tồn tại. Nó có một chỗ đứng trong dòng
thời gian lịch sử và trong lòng mọi người đang sống trên vùng đất đượm
tình người, và biết bao hy sinh của các vị thừa sai ngoại quốc cũng như
Việt Nam đã dày công xây đắp. Đến nay đã đúng một thế kỷ
rưỡi kể từ ngày đoàn truyền giáo đặt chân đến đây vào năm 1851 tại Plei
Rơhai (Tân Hương ngày nay), một Trung tâm Truyền giáo cho người
Bahnar-Rơngao. Khởi đầu, địa danh KONTUM nhỏ bé tựa như hạt cải, nhưng
khi nó mọc lên, lớn dần, chim trời có thể đến nương náu được. Tuy nhiên,
để tìm hiểu sự hình thành địa danh KONTUM và đâu là những yếu tố cấu
tạo để nó chiếm lĩnh mọi mặt trên cả vùng Tây Nguyên này mãi cho đến
ngày nay không phải là một việc dễ làm! Chúng tôi xin trình bày KONTUM,
MỘT ĐỊA DANH TÔN GIÁO dưới những khía cạnh sau đây theo một số sử liệu
ít ỏi và có giới hạn.
I. Diễn biến toàn vùng trước khi hình thành địa danh “KONTUM”.
II. Tên và ý nghĩa địa danh buôn làng trên vùng dân tộc nói chung và địa danh “KONTUM” nói riêng.
III. Yếu tố cấu tạo làm cho địa danh “KONTUM” trở nên quan trong toàn vùng.
I. DIỄN BIẾN TOÀN VÙNG TRƯỚC KHI HÌNH THÀNH ĐỊA DANH “KONTUM”
Gốc tích cây café sẻ (arabica) Kontum
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, cây cà phê xuất hiện đầu tiên ở
Việt Nam vào năm 1870 tại khuôn viên nhà thờ công giáo ở các tỉnh Bắc bộ
và Bắc Trung bộ. Khi đến với Tây Nguyên, cây cà phê nhanh chóng trở
thành mặt hàng đặc sản và được đầu tư thành cây chủ lực trong nông
nghiệp, do thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Tại phố núi Kontum, cà phê
vẫn giữ nguyên những thế mạnh của mình với hai loại chủ yếu: cà phê Chè
(Coffea Arabica), còn gọi cà phê sẻ, có giá trị kinh tế cao; và cà phê
Vối (Coffea Canephora hoặc Coffea Robusta), còn gọi là cà phê trâu, là
cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Đến đầu năm 2013, cả tỉnh
Kontum có trên 11.500 héc-ta cà phê, riêng huyện Đăk Hà có gần 7.000
héc-ta (theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2012).
Tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng có lẽ mật độ quán cà phê ở thành phố Kontum thuộc vào loại cao so với các tỉnh thành khác trong khu vực Tây Nguyên, nếu đem so sánh với tỷ lệ dân số. Và việc thưởng thức cà phê ngày nay đang dần dần được nâng lên thành nét “văn hóa cà phê”, chứ không chỉ đơn giản là “uống” thứ thức uống mà nhiều người yêu thích. Nhiều khách du lịch khi đến với thành phố Kontum đã rất đỗi ngạc nhiên: “Đi đâu cũng gặp quán cà phê!”. Và người dân Kontum đã yêu chuộng thứ thức uống này, họ thường có mặt đông đảo tại các quán cà phê, nhất là những ngày cuối tuần hay những dịp nghỉ lễ.
Tuy chưa có thống kê cụ thể, nhưng có lẽ mật độ quán cà phê ở thành phố Kontum thuộc vào loại cao so với các tỉnh thành khác trong khu vực Tây Nguyên, nếu đem so sánh với tỷ lệ dân số. Và việc thưởng thức cà phê ngày nay đang dần dần được nâng lên thành nét “văn hóa cà phê”, chứ không chỉ đơn giản là “uống” thứ thức uống mà nhiều người yêu thích. Nhiều khách du lịch khi đến với thành phố Kontum đã rất đỗi ngạc nhiên: “Đi đâu cũng gặp quán cà phê!”. Và người dân Kontum đã yêu chuộng thứ thức uống này, họ thường có mặt đông đảo tại các quán cà phê, nhất là những ngày cuối tuần hay những dịp nghỉ lễ.
Đi tìm nguồn cội của Kontum
Nguồn Tài liệu : Giáo Phận Kontum
Ngày 27-12-2006, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, chính thức bổ nhiệm Cha AntônPadua Nguyễn Văn Binh làm Chánh xứ tín hữu dân tộc Bahnar Jơlơng, thuộc xã Hà Tây, huyện ChưPah, gồm 9 làng, và Kon Mahar, cũng như một số họ đạo liên hệ trong xã Hà Đông, tỉnh Gialai.
Sinh ngày 9-8-1957, tại Phường Thắng Lợi, Thị xã Kontum, thuộc Giáo xứ Phương Nghĩa, Giáo phận Kontum.
NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG VỀ KON KƠXÂM TRUNG TÂM TRUYỀN GIÁO CHO NGƯỜI BAHNAR JƠLƠNG
CỘI NGUỒN-ĐẤT TỔ
***NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN
LỜI NÓI ĐẦUNgày 27-12-2006, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum, chính thức bổ nhiệm Cha AntônPadua Nguyễn Văn Binh làm Chánh xứ tín hữu dân tộc Bahnar Jơlơng, thuộc xã Hà Tây, huyện ChưPah, gồm 9 làng, và Kon Mahar, cũng như một số họ đạo liên hệ trong xã Hà Đông, tỉnh Gialai.
Sinh ngày 9-8-1957, tại Phường Thắng Lợi, Thị xã Kontum, thuộc Giáo xứ Phương Nghĩa, Giáo phận Kontum.
Trận lụt 1938 tại Kontum
Leminhson sưu tầm
Khúc sông Dak Bla trước mặt nhà thờ Tân Hương dọc theo con đường Bạch Đằng, Tp Kon Tum đã uyển chuyển khi bồi khi lở từ bờ phía Nam hoặc lên bờ phía Bắc; có khi lở đến sát chân đồi Gò Mít nơi nhà thờ Tân Hương hiện nay tọa lạc. Vào thập niên 1930-1940, dòng sông đã chảy sát hừng Xóm Sũng (xóm trước nhà thờ Tân Hương) và làng Kon H’rachôt hiện nay. Vào thập niên 1940-1950, dòng sông này lại chia ra thành hai nhánh tạo thành hai cù lao (đồn cát) – cù lao ông Kiểm Thương (cha của ông Khiêm (+), bà Thuyền, bà Quyên) nằm thẳng trước đường Trần Phú kéo dài bây giờ và cù lao ông Xã Muồi (cha của linh mục Võ Văn Sự (+)) nằm phía dưới cầu Dak Bla khoảng 100-150 mét. Nhờ cù lao này (cù lao ông Xã Muồi) mà trước kia người ta đã bắc được một cây cầu bằng gỗ thấp và cong nối liền hai bờ Bắc Nam. Hai cù lao này đã bị xoá đi sau cây lụt lớn vào năm 1972. Theo truyền tụng cứ mỗi chu kỳ 20 năm, Kon Tum có một cây lụt lớn (1932-1952-1972….). Dường như chu kỳ này ngày nay đã lệch vì sinh thái ở Kon Tum đã đổi thay khi mật độ dân số gia tăng và nạn phá rừng để làm nương rẫy, khai thác gỗ trở nên phổ biến.
Khúc sông Dak Bla trước mặt nhà thờ Tân Hương dọc theo con đường Bạch Đằng, Tp Kon Tum đã uyển chuyển khi bồi khi lở từ bờ phía Nam hoặc lên bờ phía Bắc; có khi lở đến sát chân đồi Gò Mít nơi nhà thờ Tân Hương hiện nay tọa lạc. Vào thập niên 1930-1940, dòng sông đã chảy sát hừng Xóm Sũng (xóm trước nhà thờ Tân Hương) và làng Kon H’rachôt hiện nay. Vào thập niên 1940-1950, dòng sông này lại chia ra thành hai nhánh tạo thành hai cù lao (đồn cát) – cù lao ông Kiểm Thương (cha của ông Khiêm (+), bà Thuyền, bà Quyên) nằm thẳng trước đường Trần Phú kéo dài bây giờ và cù lao ông Xã Muồi (cha của linh mục Võ Văn Sự (+)) nằm phía dưới cầu Dak Bla khoảng 100-150 mét. Nhờ cù lao này (cù lao ông Xã Muồi) mà trước kia người ta đã bắc được một cây cầu bằng gỗ thấp và cong nối liền hai bờ Bắc Nam. Hai cù lao này đã bị xoá đi sau cây lụt lớn vào năm 1972. Theo truyền tụng cứ mỗi chu kỳ 20 năm, Kon Tum có một cây lụt lớn (1932-1952-1972….). Dường như chu kỳ này ngày nay đã lệch vì sinh thái ở Kon Tum đã đổi thay khi mật độ dân số gia tăng và nạn phá rừng để làm nương rẫy, khai thác gỗ trở nên phổ biến.
Khúc Kroong Blah đoạn đường Bạch Đằng
Làng Phương Hòa - Như lạc vào chốn xưa
Như lạc vào chốn xưa
|
Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014
Cà phê với Ẩn
Té ra ông này
yêu Tây Nguyên và văn hóa Tây nguyên đến kinh ngạc. Hiện quán cà phê nhà ông là
một bảo tàng về Tây nguyên đã đành, bản thân ông cũng là một nhân chứng văn
hóa. Tự học tiếng Bahnar để có thể nói chuyện với người Bahnar như người
Bahnar, ông còn tự học tiếng Anh để làm… guide. Thế là cứ lầm lũi một mình suốt
ngày trong làng dân tộc, có khi ông dùng xe máy chở mỗi một ông tây ba lô luồn
rừng vào làng ở cả tuần. Có vẻ như việc kinh doanh chỉ là phụ, bởi ông hoàn
toàn không biết đã bỏ ra bao nhiêu tiền để đầu tư, chỉ cười hơ hơ nói nhiều lắm
không biết, hỏi vợ ấy, nhưng ông lại biết rất rõ làng nào có lễ ăn trâu, có
samok, có pơ thi, có cúng bến nước, có đám cưới đám ma để mò vào, khi một mình,
khi cõng thêm vài anh tây ba lô, cũng ăn cũng uống cũng bốc bải, cũng ngủ nghê
cũng chơi y như dân làng…
------------
Đến Kon Tum có
một quán cà phê không thể không đến, ấy là cà phê Ê Va, và có một con người
không thể không gặp, đấy là họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn, chủ quán cà phê này.
Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014
Tạ Văn Sỹ : Nhà thơ xe thồ phố núi
Quê hương Tây Sơn, Bình Định lên “định cư” lâu dài tại Kon Tum. Xuất thân từ nông dân, nghề nghiệp tự do, không bằng cấp, nên dù trúng chấp hành, Hội VHNT Kon Tum cũng không thể bố trí cho anh một suất làm việc, dẫu chỉ khiêm nhường làm một chánh văn phòng. Thế nên cái bến xe thồ nơi ngã tư Trần Phú- Trường Chinh ở thị xã Kon Tum...
TẠ VĂN SỸ, KẺ KHẤT THỰC NUÔI THƠ
16/01/2013
ĐỖ TIẾN THỤY
Một vóc hình bụi bặm và lam lũ bên chiếc xe máy Tàu ọc ạch cài hai bộ áo mưa, một chiếc cặp da to tướng trong chứa rất nhiều bản thảo, có mặt ở ngã tư đường phố từ lúc 5 giờ sáng và chỉ trở về khi phố xá không một bóng người.
Vẻ mặt anh lúc nào cũng ưu tư nhưng ánh mắt thì không ngừng ngớp lên ngớp xuống ngóng đợi. Có khách đi xe, anh cuống cuồng nhét vội bản thảo vào cặp , vù đi. ế, anh ngồi tần mần đọc sách, rồi lần giở những bài thơ cũ của mình gửi đi in báo mong kiếm chút nhuận bút còm độ nhật. Giữa chốn đầu đường, nom anh vừa lập dị vừa dễ thương. Bến thì khách ít xe nhiều, bạn bè yêu văn nghệ yêu mến anh muốn rủ đi uống cà phê hay đi nhậu anh nguây nguẩy lắc đầu từ chối vì sợ mất lượt của mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)