Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Về bài hát Tò te ma le đánh đu

Chủ Nhật, 08/01/2017, 10:15 [GMT+7]
* Lúc nhỏ lũ nhóc chúng tôi hay hát một bài hát truyền khẩu, đại khái là “Tò te ma le đánh đu, thằng cu nhảy dù, cao bồi bắn súng. Chết cha con ma nào đây, làm tao hết hồn. Thằn lằn cụt đuôi”. Lớn lên, tôi nghe có người nói rằng đây nguyên là một bài hát đón năm mới của người Pháp. Cho hỏi, điều này có đúng không? Bài hát đó ra đời như thế nào? (Trần Văn Trung, Sơn Trà, Đà Nẵng).
Auld Lang Syne là bài hát đón giao thừa phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn: Internet
Auld Lang Syne là bài hát đón giao thừa phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn: Internet

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Sự thật một vụ "làm tay sai cho địch bị cách mạng xử bắn"

"... Họ nhìn thấy một người nằm úp mặt xuống đất, hai tay bị trói chặt chéo về phía sau bằng dây dù. Sợ dây dù làm dây trói tay còn dư ra khoảng ba mét. Hai chân nạn nhân cũng bị trói bằng dây dù ở phía trên đầu gối khoảng 3cm. Một cách trói tù binh quen thuộc trong chiến tranh để đối tượng chỉ đi mà không thể chạy được. Nạn nhân bị bắn xuyên từ lỗ tai bên này sang lỗ tai bên kia. Máu thấm quanh chỗ đất ông ta nằm đã bầm tím lại...."
Cho rằng là gián điệp, phản động nên 12 người lần lượt bị bắt rồi giết.
Ông Bí thư xã nói: "Chiến tranh mà, làm gì có hồ sơ, họ gặp đâu bắn đó..."



Vì sao bộ đội Việt Nam thương vong nhiều ở Campuchia

Dù rằng cuộc chiến ở biên giới Tây Nam và ở Camphuchia nhìn chung không ác liệt bằng thời đánh quân đội Mỹ và VNCH, với đối tượng tác chiến ở thế bại nhưng tại sao bộ đội VN đã bị thương vong  nhiều. Việt Nam không công bố công khai con số thống kê bộ đội thương vong và nguyên nhân. Theo hiểu biết của mình, TC nêu ra một số lý do về mặt chủ quan:

- Thương vong trong giao tranh giữa hai bên chủ yếu do đạn pháo khi bao vây vận động tấn công căn cứ địch, hầm hố đơn sơ, không có áo giáp. Kế nữa đạp trúng mìn cá nhân, mất một phần chân là chính, bị thương nhiều hơn. Không có giày bốt để hạn chế sức công phá của mìn và đâm xuyên của chông bẩy.
Vượt sông suối đuối nước chết do bơi kém, lại mang vác nặng cồng kềnh. Chết do khát nước, đi lạc, trèo cây té, bất cẩn với súng đạn mìn trong khi làm nhiệm vụ. đánh cá bằng lựu đạn, thuốc nổ bất cẩn, tự thương để tránh làm nhiệm vụ...

- Thiếu phương tiện tải thương cơ giới, chết hoặc bị thương nặng do không tải thương kịp. Bộ đội bị thương, cầm máu tại chỗ rồi được đồng đội khiêng cán bằng võng hoặc nhờ thuyền dân chở đến trục lộ mới có xe chở đi trạm xá, phải mất vài giờ, đến cả buổi, thậm chí cả ngày mới đến nơi cứu chữa. Chuyển thương chậm nên mất máu nhiều, hoại tử, nhiều trường hợp lẽ ra không nỗi chết hoặc bị thương nặng tàn tật.

Những lần tôi suýt chết

(Lưu chia sẻ ở blog cũ)

Ai cũng có lần suýt chết hụt. Trong đời mình không có "cái ngu nào giống cái ngu nào". Tôi là người vô thần nhưng qua những lần thoát chết, không khỏi nghĩ hai chữ số mệnh. Chợt nhớ câu nói đùa "giày dép còn có số" và ngẫm người ta nói không sai: "trong cái rủi có cái may". Nhờ vậy, tôi còn được viết những dòng này để kể lại đời mình với bạn và cho con gái.

Tổng kết lại từ nhỏ đến giờ, tôi còn nhớ theo ký lộn xộn, chi tiết và thời gian không chính xác.

Những lần xém chết do bom đạn chiến tranh:

1/ Lúc nhỏ 4, 5 tuổi. Thấy những đứa lớn nhặt đầu đạn (súng trường, tiểu liên, đại liên...), nấu lấy chì để làm cục chì cần câu cá (cho lười câu có mồi chìm dưới nước). Tôi nhặt đâu đó ở bờ rào hàng xóm, một quả đạn cối 61 ly thật to bị lép, gần bằng bắp tay người lớn, mừng quá, ôm chạy về nhà.
- Thấy má đang lui cui nấu canh trong bếp, tôi chạy vào, nói:
- Má ơi có cái này to lắm, má lùi (vùi trong bếp) lấy chì.
- Má tôi đưa vào... một lát, nghe bụp, tro bụi bay mù mịt.
Eo ơi! nó chỉ nổ cái kíp, chứ không cả mẹ lẫn con tôi đã banh xác.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Chuyện ở K - xã tôi đảm nhiệm (I)

Một thanh niên chưa kinh nghiệm đi xây dựng chính quyền, đoàn thể. Một đoàn viên xây dựng nòng cốt phát triển tổ chức đảng. Một trung sĩ từ rừng bước ra không nghiệp vụ đi làm công tác địch vận và tình báo cơ sở. Thế mới hiểu, vì sao tiền thân Quân đội NDVN mang tên Đội VN Tuyên truyền Giải phóng quân, vì sao lời thề quân đội ta từ lâu đã có câu "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành...".
Mặc định, đã là người lính là cầm súng và phục vụ chiến đấu nhưng trong cuộc đời không ít người  có khi làm công việc tréo ngoe. Tổ chức phân công, chỉ huy giao nhiệm vụ cứ thế mà làm, mò mẫm,  chưa biết rồi sẽ biết. Trong số đông đó có tôi.

Năm 79, đại đội 4 tiểu đoàn 2 thuộc đoàn 5503 đóng quân ở bản Tà Đẹt bên bờ sông Sê Kong. Tôi đang phụ trách Trung đội làm nhiệm vụ thường ngày như bảo vệ đường quốc lộ từ thị xã Stung Treng đi huyện Siem Pang, phục kích và truy quét tàn quân Pol Pot trên địa bàn đảm nhiệm. Vào cuối năm, có lệnh gọi về Đoàn 5503 tập trung cùng một số anh em các đơn vị khác để tập huấn công tác giúp bạn Campuchia ở cơ sở xã. Lý do tôi được chọn là do biết một ít tiếng Lào và Campuchia (CPC) và quen dẫn lính của đơn vị đi vận động quần chúng, giúp dân. Chỉ đạo chung lớp tập huấn và cũng là người truyền đạt chính - Trung tá Trần Quảng , thủ trưởng Đoàn 578 cũ của tôi, thời ở Ja Bốc, Sa Thầy KT, đơn vị giúp bạn xây dựng lực lượng nòng cốt cho quân khu Đông Bắc CPC. Nội dung học về lịch sử, đất nước, con người Campuchia, công việc vận động quần chúng, giúp bạn xây dựng mọi mặt từ số 0 thành có...
Sau chừng một tuần, từng người nhận quyết định làm Đội trưởng đội công tác môt xã nào đó, chúng tôi toả đi về các xã, nhiều người thay đổi đơn vị chủ quản. Tuỳ tình hình của xã mà đơn vị biên chế một số chiến sĩ vào đội, nếu xã gần đơn vị, an ninh tốt thì có 1, 2 chiến sĩ đi cùng. Tôi được điều về  phụ trách xã Siem Bok, huyện cùng tên Siem Bok thuộc địa bàn của đại đội 7, tiểu đoàn 12 (sang năm 80 thì đội CT trực thuộc thẳng Ban chỉ huy tiểu đoàn). Xã nằm bên kia sông Mê Kong chếch với BCH tiểu đoàn cùng Uỷ ban huyện ở phía tả ngạn, từ xã về huyện đi thuyền mất một buổi. Xã có địa hình trải rộng, phía tây giáp với tỉnh Kompong Thom, phía nam giáp tỉnh Kro Chê. Gồm có 5 phum (bản), 3 phum dọc sông, 2 phum trong rừng, phum xa nhất cách sông khoảng 10 cây số. 2 phần 3 là người dân tộc Khmer, còn lại là dân tộc thiểu số Cuôi...

Chuyện ở K - xã tôi đảm nhiệm (II)

Ngồi trên ổ kiến lửa không hay.
Ngày lễ ra mắt chính quuyền, đêm tổ chức múa hát, đội công tác tham gia sinh hoạt vui chơi, uống rượu, nhảy múa. Khuya, ai mệt về nghỉ ai còn hăng thì tiếp tục chơi. Tầm 1.2 giờ sáng, bộ đội mệt mỏi về nhà sàn mạnh ai nấy nằm lăn ra ngủ, dân cán bộ bạn ngủ ở trên nhà sàn còn anh em treo võng ngủ ở dưới, không người trực gát. Sáng ra, Đấu chiến sĩ hô mất súng M79, tất cả đều ngơ ngác, không ai biết mất tự khi nào ai đã lấy cắp. Tôi, đội trưởng vừa lo sợ bị kỷ luật vừa cú tên địch tay trong thật cả gan "dám vuốt râu hùm". May là quân khí Tiểu đoàn quản lý không chặc vũ khí cấp phát nên chúng tôi thoát nạn kỷ luật.
Những ngày tháng tiếp sau là dấu hiệu có vẻ vừa sợ sệt vừa lạnh nhạt của dân khi tiếp xúc với bộ đội,  khác trước một số cô gái khmer không thích múa với bộ đội ta. Những ánh mắt khó hiểu, không khí nặng nề, tôi có cảm giác bất an, sự nghi ngờ có địch trong dân tăng dần, nhưng đó là ai...?

Biết thế nào là địch ngầm và chính quyền 2 mặt.
Đi họp ở Đoàn được cấp trên thông báo, đã phát hiện và phá vỡ một âm mưu của tổ chức  MOULINAKA (thuộc phe Sihanouk, sau này là FUNCINPEC) tụ họp tại xã Bốn, có thể từ đây chân rết toả đi các xã khác, một trong số đó có có tên Mía Lim cầm đầu ở xã Siem Bok. Khi tôi quay về địa phương, truy tìm tên đó, thì ra con ông Mía Vanh - một người khá giả hay đi thuyền buôn bán tận Phnom Pênh, có vẻ mặt lầm lỳ, lạnh lùng với bộ đội ta, nhà ở gần Đội CT. Hỏi, thì ra hắn đã bỏ chạy vào rừng từ trước đó. Đầu mối duy nhất xem như tắt tịt, còn lại những ai, phải gỡ từ mối nào nữa? Tôi bó tay, mù tịt...

2013, Thợ Cạo được cấp Bằng khen phản động

(Lưu kỷ niệm một thời chém gió)

11/10/2013


Bạn coi thử Thợ cạo có đáng được cấp bằng phản động không?

Ở website Nguyentandung.org có bài: Những kẻ lưu manh chính trị cần được “cấp bằng khen”?
(trích)
Vâng, chân dung những “con bò” bị xỏ mũi không ai xa lạ chính là: Blogger Anh Chí, boxitvn, Huỳnh Ngọc ChênhBọ Lập, Đoan Trang, Thợ Kạo,… Vậy tại sao lại nói họ bị xỏ mũi? Dễ thấy, trong bài viết ghi rõ: “… kêu oan 24 năm chưa được bồi thường. Hình ảnh này của ông không được giới truyền thông để mắt đến”. Ơ hay, những “con bò” này thường ngày hay cậy mình có “học thức hơn người” vậy sao lại hỏi một câu ngớ ngẩn đến vậy?
Họ hồ đồ không biết rằng Báo Quân đội nhân dân đã từng đăng về vấn đề này (Chi tiết tại: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/11/11/11/211461/Default.aspx) và truyền thông Nhà nước không muốn nhắc đến vấn đề này vào lúc này. Có lẽ hình ảnh bác cựu chiến binh đeo huy chương đầy ngực với lòng thành kính trước sự ra đi của Đại tướng kia sẽ phù hợp với lúc này hơn.
....

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (I)


Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (II)

Thái Tử Norodom Sihanouk: Kẻ chiến thắng
Tại ngôi nhà sang trọng trên đường Anti-Imperalism ở Bắc Kinh Thái Tử Norodom Sihanouk được tin Phnom Pênh thất thủ. Một bản tin điện do một viên chức Bắc Kinh mang đến cho ông vào sáng hôm 17 tháng Tư 1975. Đồng minh của ông năm năm nay đang tiến vào thủ đô Cam Bốt.
Tướng Lon Nol, bệnh bại liệt, người cầm đầu cuộc đảo chánh năm 1970 lật đổ Sihanouk đã lưu vong sang Hoa Kỳ. Những tên “phản bội” hợp tác với Lon Nol, hoặc trốn chạy, hoặc đầu hàng Khmer Đỏ. Chiến tranh chấm dứt. Canh bạc thái tử chơi hồi tháng Tư/1970 với kẻ thù lâu năm Cộng Sản cũng trả xong rồi. Danh dự của ông được bảo tồn. Những tướng tá và chính trị gia phản động và tham lam tiền bạc đã đổ tên ông xuống bùn nhơ sau cuộc đảo chánh, nay bị quăng vào thùng rác lịch sử. Người cha đẻ của nền độc lập Cam Bốt không muốn chấm dứt sự nghiệp chính trị của mình bằng cuộc đời lưu vong của đấng quân vương. Ông ta cũng nhận biết đủ rằng chiến thắng của Khmer Đỏ cũng có nghĩa là chấm dứt vai trò của ông: Biểu tượng cho sự thống nhất và chính thống cuộc kháng chiến của nhân dân Khmer. Trong một cuộc phỏng vấn năm 1973, khi Khmer Đỏ không còn dùng ông ta nữa, Thái Tử Sihanouk nói: “Họ có thể nhổ phẹt tôi như nhổ phẹt hột anh đào. Đó là sự biểu lộ nỗi sợ hãi chính đáng để nhắm trước những điều sau này sẽ phát triễn thêm”. Khi lễ mừng chiến thắng ở Bắc Kinh đã qua và nhiều tuần lễ qua đi, chẳng có tin tức nào gọi Sihanouk trở về vùng giải phóng, Sihanouk bắt đầu lo lắng tự hỏi khi nào thì giờ phút kinh hoàng của đời ông sẽ đến.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (III)

4. Một nét tổng quát về lịch sử
Dù đoàn đại biểu Pol Pot đi bằng máy bay Jet và xe hơi Hồng Kỳ hơn là đi xe ngựa, tới lăng Mao thay vì lâu đài hoàng đế để tỏ lòng thành kính, cuộc viếng thăm của phái đoàn Cam Bốt tại Bắc Kinh, theo nhiều phương cách, đó là sự lặp lại của lịch sử. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Trung Hoa bay tới Phnom Pênh để tháp tùng đoàn quan khách đến thủ đô. Ngày xưa, quan chức triều đình Trung Hoa phải tới biên giới để tháp tùng sứ bộ các chư hầu tới triều cống rất linh đình. Tuy nhiên, quan trọng hơn hình thức đó là quan điểm về chiến lược và chính trị xác định mối liên hệ của Trung Hoa với các nước láng giềng Đông Nam Á.
Từ thế kỷ thứ ba sau Tây Lịch cho đến cuối thế kỷ 15, vua các vương quốc khác (Phù Nam, Chân Lạp, Chiêm Thành và Cam Bốt – vùng sau này trở thành Nam Việt Nam) đều chấp nhận quyền lực tối thượng của Trung Hoa, ít ra trên mặt biểu tượng, thỉnh thoảng phải triều cống cho thiên tử. Các đoàn đi sứ này thực ra chỉ là hình thức giả dạng của một công việc mà lý do chính thức khác là tìm sự che chở của Trung Hoa. Vua các nước vùng Đông Nam Á hy vọng một lời cảnh cáo từ vị hoàng đế đầy quyền lực Trung Hoa đủ ngăn cản cuộc xâm lăng của nước láng giềng. (1)
Phương cách triều cống như trên chỉ hữu hiệu khi đế quốc Trung Hoa vững mạnh, đủ sức bảo trợ lời đe dọa của họ bằng sức mạnh quân sự hoặc khi Trung Hoa không gặp khó khăn nội bộ. Năm 1407, vua nhà Minh Yongle gởi một đạo quân mạnh 200 ngàn người trừng phạt Việt Nam về nhiều tội, luôn cả tội tấn công Chiêm Thành.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (IV)

5. Cánh cửa mở ra với phương Tây
Ngày 16 tháng Ba 1977, khi chiếc máy bay phản lực của Không Quân Mỹ nghiêng cánh bắt đầu hạ thấp cao độ trên lưu vực sông Hồng màu xanh thẳm, Đại Sứ Mỹ Leonard Woodcock nhìn nghiêng qua cửa sổ. Phía dưới là các cánh đồng lúa nước chằng chịt những con kinh và đê điều. Đối với Woodcock, một lãnh tụ chuyên nghiệp công đoàn, đây là lần đầu tiên ông ta tới Việt Nam – miền Nam cũng như miền Bắc. Nhưng khi ông thấy những cái hố tròn lớn rãi rác trong khung cảnh đó, ông ta hiểu ngay đó là những hố bom. Những hố bom ấy đã bị những trận mưa lớn lấp đầy nước. Nhưng còn nhiều vết thương nữa cần phải hàn gắn, nhiều điều cần phải làm trước khi một chương sách tồi tệ của cuộc chiến Mỹ ở Việt Nam đóng lại.
Chủ tịch Liên Hiệp Công Đoàn Xe Hơi Mỹ cùng bốn nhân vật nổi tiếng khác của Mỹ trên chiếc máy bay C-141 chỉ mới bắt đầu công việc để kết thúc chương lịch sử này. Tổng thống mới được bầu Jimmy Carter cử Woodcock làm trưởng phái đoàn tới Hà Nội và Vạn Tượng để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích (MIA) trong chiến tranh Đông Dương. Khi chiếc máy bay hạ cánh trên một vùng đất nghèo nàn rải rác những mái nhà rách nát và những hàng tre dày để đáp xuống phi trường Gia Lâm, ông ta tự hỏi không biết “kẻ thù” sẽ tiếp đón ông như thế nào ở thủ đô của họ. Ông ta biết phía chủ nhà, người thực hiện những cuộc thương thảo trực tiếp với ông là một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng lịch sự: Thứ Trưởng Ngoại Giao Phan Hiền. Nhưng ông ta tự hỏi không biết viên chức cấp thấp nào sẽ có mặt ở phi trường để đón ông.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (V)

7. Gió Tây thắng thế
Những năm sau chiến cuộc – thực ra là toàn bộ thời gian sau khi Pháp rút đi – Hà Nội chỉ có thêm hai công trình kiến trúc mới: Lăng Hồ Chí Minh màu đá xám chiếm ngự Quảng Trường Ba Đình – tương đương với Công Trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa – và công trình thứ hai, không lớn bằng, là một khách sạn nằm bên bờ hồ. Khi Hồ Chí Minh chết năm 1969, Việt Nam từ chối lời đề nghị của Liên Sô là đưa xác ông ta qua Liên Sô để ướp và cất giữ cho đến khi Mỹ thôi ném bom. Họ không thể chấp thuận một nước khác, dù là bạn bè gần gủi, làm người canh giữ thi hài lãnh tụ của họ. Thay vào đó, các “đạo tỳ” người Nga phải qua Hà Nội để giúp ướp xác. Xác này sau đó được đưa xuống một cái hầm sâu dưới một ngọn đồi, mãi đến khi oanh tạc cơ Mỹ rời bỏ bầu trời Bắc phần. Với sự giúp đỡ của người Nga, lăng Hồ Chí Minh được hoàn thành đúng vào thời điểm mừng chiến thắng năm 1975. Từ đó, lăng Hồ Chí Minh là nơi du khách thường đến thăm.
Nếu lăng Hố Chí Minh đánh dấu một thời kỳ thì khách sạn Thắng Lợi do Cuba giúp xây dựng là một sức đẩy của kỹ nghệ khách sạn thời đại mới. So sánh với khách sạn hàng đầu – khách sạn Metropole thời Pháp – nay đặt tên lại là Thống Nhứt – thì Thắng Lợi với những phòng có máy điều hòa không khí trông như cái hộp, bàn ghế kiểu mới, có phòng hội lớn nhìn xuống hồ là nơi lộng lẫy nhứt thành phố. Đây là nơi thích hợp để đại sứ Liên Sô tiếp tân, kỷ niệm hằng năm cuộc cách mạng Bôn Sê Vít.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VI)

Vén lên bức màn che dấu chiến tranh
Kiều Minh, bí thư thứ nhất Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Phnom Pênh, có thói quen mở đầu công việc mỗi ngày bằng cách mở đài phát thanh Phnom Pênh để biết tin tức chế độ Pol Pot. Một bản dịch được in trên máy ronéo gởi tới cho tòa đại sứ vào buổi chiều. Minh, nói sõi tiếng Miên, thích nghe tin tức trên đài hơn là chờ tới buổi chiều để đọc bản tin bằng tiếng Pháp. Buổi sáng ngày 31 tháng 12/ 1977, có việc khác thường xảy ra. Thay vì bắt đầu bằng nhạc cách mạng và tin tức thì hồi 6 giờ đài phát thanh đưa ra lời thông báo đặc biệt. Chương trình bắt đầu bằng tuyên truyền chống Việt Nam với lời lẽ không bao giờ thấy trong “tình anh em các nước xã hội chủ nghĩa”.
Bài phát thanh nói: Nhìn vào hành động độc ác và dã man của Việt Nam xâm lăng nước Cam Bốt Dân Chủ và nhân dân Cam Bốt vô tội; nhìn vào thái độ bất thân hữu và ý đồ xấu xa của chính phủ nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… Chính phủ nước Cam Bốt Dân chủ quyết định tạm thời cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ 31 tháng 12 năm 1977 cho đến khi lực lượng xâm lược nước Cọng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam rút ra khỏi vùng đất thánh của Cam Bốt Dân chủ, cho đến khi bầu không khí thân hữu giữa hai nước được vãn hồi. (30)

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VII)

Trung Hoa thấy được âm mưu
Mọi hoạt động đã sẵn sàng từ mùa Hè năm 1978, mặc dù có nhiều điều mà các quan sát viên bên ngoài không thấy được. Với những xáo trộn và tàn sát ở phía đông Cam Bốt, với hàng ngàn Hoa kiều chen chân ở Lạng Sơn, thành phố biên giới, với hy vọng về Trung Hoa, và với việc gia tăng hoạt động quân sự của Sô Viết chung quanh Trung Hoa, cơ hội một cuộc xung đột rộng lớn đã ăn khớp nhau. Nhìn từ phía Bắc Kinh, việc Việt Nam đối xử với kiều dân Trung Hoa không hẵn là một bước cải cách để tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa, mà cũng không đơn giản là vấn đề kỳ thị chủng tộc. Nhưng đó là một phần toàn vẹn trong chính sách của Liên Sô nhằm mục đích bao vây Trung Hoa. Cuộc xung đột Việt Nam và Cam Bốt đang gia tăng được xem là một phần hoạt động của Sô Viết chống lại vai trò lãnh đạo của Bắc Kinh ở trong vùng, bằng cách sử dụng vai trò của một “tiểu bá quyền”. Việt Nam Cộng Sản thì thấy việc xử dụng bạo lực một cách dữ dội ở Cam Bốt và việc Cam Bốt tấn công Việt Nam như là một phần kế hoạch do Bắc Kinh khôn khéo lèo lái để đè bẹp Việt Nam. Mạc Tư Khoa thì muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam vì thấy quan hệ Hoa-Mỹ càng lúc càng nổi bật hơn. Quan điểm của Tòa Bạch Ốc (gia tăng chủ trương chống Liên Sô Manichean của Brzezinsky) thấy cuộc xung đột Miên Việt là một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” giữa Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, qua đó, Trung Hoa đáng được Mỹ hỗ trợ về mặt chiến lược.
Với Mạc Tư Khoa, đó là thời gian của cơ hội mà cũng là thời gian của hiễm nguy. Sự bắt đầu cải vả công khai giữa Trung Hoa và Việt Nam là cơ hội được Liên Sô chờ đón từ lâu để kéo Việt Nam vào vòng tay của họ. Mạc Tư Khoa lợi dụng vấn đề người Hoa ở hải ngoại để lật tẩy việc Trung Hoa dùng Hoa Kiều làm đạo quân thứ năm và đạt được thắng lợi tuyên truyền ở Đông Nam Á. Họ quay lưỡi dao về phía Trung Hoa và tố cáo mạnh mẽ Bắc Kinh là “bá quyền nước lớn” và can thiệp vào nội bộ Việt Nam.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (VIII)

10. Một mùa Giáng Sinh đỏ
Ngày 6 tháng Giêng 1979, Đại Sứ Lào Khamphan Vilachit trãi qua một đêm không ngủ. Sáu thành viên trong bộ tham mưu của ông cũng vậy. Chiến tranh tuồng như đang đến gần, hết sức nguy hiểm. Sự im lặng chết chóc thường bị quấy động vì tiếng đại bác và tiếng dội ầm ỉ của nó trong thủ đô vắng lặng. Các khung cửa sổ dội tiếng đạn kêu lách cách. Khamphan nghĩ rằng chiến tranh đang tới, nhưng chưa bao giờ ông nghĩ nó đến nhanh như vậy.
Ông ta biểu nhân viên cầu Phật. Xa gia đình và xa nhà, sống nơi xa xôi nầy, nơi họ sống chung với nhau, những người trẻ nầy hầu như trở thành trẻ con. Tuy nhiên, không phải thuộc những người chính thống Cộng Sản, và có cách sống hết sức tự nhiên, chắc chắn ông ta có thể xoay xở được dưới mọi hoàn cảnh. Ông ta như sống trong một hòn đảo hoang vậy. Từ ngày 2 tháng Giêng, chỉ có Tòa Đại Sứ Lào là nhóm độc nhất còn lại trong thành phố ma ám, chờ giờ phút cuối cùng của thủ đô. Tại những giờ phút như thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi họ quay trở lại với lời dạy của Phật Tổ về con đường đi tới niết bàn để thoát khỏi vòng luân hồi.
Khamphan cảm thấy không thoải mái khi được gởi đi làm đại sứ nước Xã Hội Chủ Nghĩa Lào tại quốc gia cực đoan nhất thế giới nầy. Khamphan là người to con, trán rộng và có nụ cười e lệ, được chọn làm đại sứ Lào ở Cam Bốt Dân chủ không phải vì lòng tin cách mạng nhưng vì ông nói rành tiếng Khmer và có quan điểm tĩnh tại về cuộc sống. Sự bình tĩnh là điều hết sức cần thiết cho sự sống còn của thành phố Phnom Pênh dưới chế độ Pol Pot. Người tiền nhiệm của ông là một cán bộ cách mạng trẻ. Ông nầy gần như hoàn toàn không thể chịu đựng nổi sau một năm sống cô lập ở Phnom Pênh. Ông ta yêu cầu được về gấp -một việc chẳng có nghĩa lý gì dưới chế độ Khmer Đỏ ở Cam Bốt cả. Mỗi tháng chỉ có một chuyến bay đi Vạn Tượng. Nhà ngoại giao nầy trở về Lào bằng thuyền, đi ngược sông Mekông. Chuyến đi kéo dài một tuần lễ.

Brother Enemy (Anh em thù địch) của Nayan Chanda (Hết)

Đông Dương: Chiến tranh bao giờ chấm dứt?
Tất cả bắt đầu bằng một cái ngoặt tay bí mật với một nhân viên của Cơ Quan Mật Vụ Hoa Kỳ vào buổi tối ngày thứ Bảy, 13 tháng Giêng năm 1979. Tại cuối buổi họp chót của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Thái Tử Sihanouk có các “đồng sự” Khmer Đỏ mặc đồ đen đi kèm và các nhân viên mật vụ, trên đường trở về nơi cư ngụ của ông ta tại khách sạn Waldorf-Astoria ở Nữu Ước. Vài người thấy đằng sau những nụ cười, những cái cúi đầu chào lễ phép và săn đón Sihanouk là một sự căng thẳng. Trong cầu thang máy đông đúc ở khách sạn, Sihanouk lặng lẽ nắm lấy bàn tay của một nhân viên mật vụ đứng bên cạnh ông ta. Người nầy hoảng hồn, nghĩ rằng ông hoàng muốn trao cho ông ta cái gì đó, giống như tiền, vào lòng bàn tay. Nhân viên nầy tính lên tiếng phản đối, nhưng khi nhìn vào đôi mắt khẩn cầu của Sihanouk và cái lắc đầu bí mật, nhân viên ấy bỏ số “tiền” vào túi. Những người Khmer Đỏ đi kèm Sihanouk tưởng rằng ông ta cho họ tiền thưởng. Sau nầy họ khám phá ra việc đó không phải như họ nghĩ.
Kể từ khi Sihanouk đến Nữu Ước hôm 9 tháng Giêng đến hôm đó là bốn ngày, ông ta bận bịu vì họp hành, họp báo, phỏng vấn, và diễn văn nhưng ngủ thì rất ít. Giới truyền thông, với rất ít tin tức từ trong Cam Bốt chuyển ra, muốn biết thêm chi tiết về những “lò sát sinh”, đã chất vấn Sihanouk là người đại diện cho chế độ giết người. Mệt mỏi, xúc động gần như muốn khùng, Sihanouk bực bội vì Việt Nam xâm lược đất nước ông ta. Tuy nhiên, Sihanouk phải bảo vệ trước những lời lên án gay gắt chế độ. Ông ta nói với báo chí: “Pol Pot có thể là người yêu nước. Tuy nhiên, ông ta là anh hàng thịt. Ông ta đối xử với nhân dân trong nước như hàng lao động giống trâu bò và heo trong lò sát sinh.” (1)

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Xem để hiểu nhận thức của người dân Mỹ qua phỏng vấn một phụ nữ vô gia cư

Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia (1975-1978)

Khởi đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Chiến tranh Việt NamViệt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ.
Ở An Giang, từ ngày 02 tháng 5 năm 1975, quân Khmer Đỏ ngày nào cũng dùng súng cối, pháo bắn vào nội địa ở Tịnh Biên.[1]
Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc.
Ngày 07/05/1975 và 19/05/1975  Khmer Đỏ tiến công vào các xã Vĩnh Gia (Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (huyện Phú Châu).[1]
Ngày 10 tháng 5 năm 1975, Khmer Đỏ dùng tàu đổ bộ LSM và 3 tàu tuần tra PCF đưa quân đánh chiếm đảo Thổ Chu, dồn hơn 500 người dân Việt Nam trên đảo đưa về Campuchia và tàn sát toàn bộ. Ngày 27 tháng 5 năm 1975, hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng đảo Thổ Chu.[2]
Tức giận trước hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đỏ.[3]
Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, bên cạnh nhiều cuộc đột kích nhỏ, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập quy mô lớn vào Việt Nam.

Thổ Chu, Koh Tang, Poulo Wai trong ký ức đau thương

Phân định Vùng nước lịch sử giữaViệt Nam và Campuchia, 1988

_______________

Loạt bài trên báo Tuổi trẻ: 

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Bối cảnh Gia Long cầu viện ngoại bang và vì sao Tây Sơn sụp đổ?

TÂY SƠN, VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CHẾT NGƯỜI
Trong lịch sử Việt Nam tồn tại không ít các cuộc khởi nghĩa nông dân; tuy nhiên đỉnh cao nhất phải kể đến là phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Một cuộc khởi nghĩa vĩ đại, lập nên một sự nghiệp oanh oanh liệt liệt nhưng lại quá ngắn ngủi. Bởi trong đó đã tồn tại rất nhiều hạn chế chết người.
Bài viết dưới đây của bạn Giang Lê đến từ Cần Thơ. Cảm ơn bạn, và chúng tôi luôn hoan nghênh những bài viết lịch sử xuất sắc gửi đến page.
Trân trọng !
(DP)
***
Có một điều mà lịch sử đã bị chiến công vĩ đại của Quang Trung ở Thăng Long che lấp đi ít nhiều. Dù đã càn quét từ nam chí bắc, Quang Trung vẫn chưa thật sự thống nhất được toàn vẹn theo kiểu Trung Ương mà theo kiểu cát cứ. Chính ở đó, xuất hiện hạn chế thứ nhất.
Để bắt đầu nói về hạn chế này, phải nói về 1 bài học mà Tần Thủy Hoàng bên Trung Quốc đã làm, cũng thống nhất sau khi thu về được 6 nước tách biệt. Ngay khi đánh bại lục quốc; Thủy Hoàng Đế đã ra lệnh hủy bỏ danh xưng của các quốc gia cũ; chia cả nước ra làm 36 quận; đặt hệ thống quan lại hành chính quản lý các quận cùng với hệ thống giám sát; song song với đó ông định luật pháp như thời Thương Ưởng để nhanh chóng đưa đất nước đi vào quỹ đạo ổn định. Thống nhất luật pháp,

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Lương lính Mỹ & Chế độ nghĩa vụ quân sự ở một số nước

Lính Mỹ hưởng lương cao chót vót

Khám Phá 
Dù áp dụng chế độ quân dịch không bắt buộc, nhưng Mỹ vẫn có đội quân lớn thứ hai sau Trung Quốc, với hơn 1,4 triệu lính, chưa kể 848.000 người dự bị, nhờ chế độ đãi ngộ tốt dành cho binh lính.
Ngân sách chi cho quốc phòng của Mỹ cao gấp hơn 4 lần so với Trung Quốc
Những nam nữ thanh niên từ 18 tuổi trở lên (hoặc 17 tuổi nếu được bố mẹ đồng ý) đều có thể đăng ký tham gia quân đội, với thời gian từ 2-5 năm trong Lục quân, 2 năm trong Hải quân, 4 năm trong Không quân và Thủy quân lục chiến.

Chiến tranh Biên giới Tây Nam - một chương sử cần phải biết

Để bắt đầu bài viết này, tôi cần phải đi với các bạn từ nguyên nhân cuộc chiến cho thật rõ ràng.
Chỉ có đi từ nguyên nhân và cốt lõi vấn đề ta mới có thể giải quyết được tất cả các khúc mắc và tranh cãi, mù mờ và hoang mang mà các bạn đang mang trên người về các vấn đề đối ngoại với Campuchia.
I. NGUYÊN NHÂN CHIẾN TRANH
1. Nguyên nhân bên ngoài:
Hãy nói thử xem, người dân Việt Nam đang đọc bài viết này. Khi tôi thống kê những tội ác này của Khmer Đỏ dành cho nước ta. Bạn có chấp nhận hay không?
1/ Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu, đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương và mất tích ở Tây Ninh, nã pháo vào Châu Đốc – An Giang, cầm dao quắm qua biên giới cắt đầu dân ta, rồi cắt đầu cả dân Campuchia rồi đổ tội là bộ đội ta làm.
2/ Bạn có biết không một vụ thảm sát tên là Ba Chúc ở huyện Tri Tôn - An Giang? Nơi hơn 3000 người dân thường vô tội của ta bị Khmer Đỏ giết chết. Thống kê tất cả: Từ 1975 cho tới năm 1978, có tới 30 ngàn người Việt Nam bị Khmer Đỏ sát hại trong các cuộc tấn công dọc biên giới.
3/ Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã cố gắng đàm phán ngoại giao, nhưng Khmer Đỏ từ chối đàm phán, Trung Quốc ở giữa không chịu làm trung gian hòa giải, còn Liên Hợp Quốc làm lơ trước các phản đối của chính quyền Việt Nam về các hành động gây hấn của Khmer Đỏ.

"Đội quân nhà Phật” ư? - Tôi đã đến CPC, chắc chắn không với tư thế của một kẻ xâm lược.

CAMPUCHIA, 7-1
Sáng nay, tôi gửi tấm hình chụp trang Nhất Tuổi Trẻ rồi hỏi một nhà báo có mặt ở Campuchia từ tháng 1-1979 và đã làm việc ở bên đó với thời gian gần 30 năm, "Anh đã nghe người CPC nào gọi 'Quân tình nguyện VN' là 'bộ đội nhà phật' chưa?" Anh nói, "Tôi chưa được nghe trực tiếp bao giờ". Theo anh thì có báo trong nước trích câu này và nói là Sihanouk nói, sự thực thì không có nguồn nào cho thấy Sihanouk đã từng nói.
Tháng 11-1991, khi trở về Phnompenh, lần đầu tiên Sihanouk nói một câu tử tế, "Nếu không có VN thì có lẽ tôi đã chết"; 18 con, cháu của Sihanouk đã chết dưới tay Khmer Đỏ; nhưng, ngay lúc đó trước hàng trăm nhà báo nước ngoài (trong đó có tôi, anh Ngọc Trân, Danh Đức, Phan Tùng, Trần Trọng Thức...), Sihanouk vẫn gọi hành động năm 1979 của VN là "xâm lược".
Nhiều cựu binh, đặc biệt là tướng lĩnh của VN vẫn nói câu đó và họ cho rằng họ nghe câu đó từ những người dân mà mình đã gặp. Với hơn 3 năm làm chuyên gia quân sự ở Campuchia, nói tiếng CPC, sống với người CPC..., tôi biết có không ít "chính trị viên" đã soạn cho người CPC những lời thơm tho để ca ngợi VN. Cũng không ít kẻ nịnh bợ từng có vài lời đãi bôi. Vấn đề là ta không thể biết có bao nhiêu người dân CPC thực sự nghĩ như những lời được mớm...
Cũng sáng nay tôi hỏi đồng nghiệp ở Phnompenh, các báo nói gì về sự kiện ngày 7-1. Anh cho biết, "Báo ủng hộ chính phủ nói chiến thắng 7-1 là lịch sử, nhắc đến Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia (tiền thân của CPC) nhưng phớt lờ VN. Hôm qua, báo đối lập đặt câu hỏi, 'có phải ngày 7-1, VN vào xâm lược CPC?', người phát ngôn của văn phòng Hội đồng Bộ trưởng chỉ vòng vo chứ không đi vào nội dung câu hỏi".

Chuyện Chakrapong & ý đồ thành lập khu tự trị Campuchia (6/1993)

Theo trong bài: Một thời làm báo sôi động ở Cam-pu-chia
.............
Nhưng rồi tôi cũng có được cơ may "lấy công chuộc tội" nhờ một sự kiện xảy ra trong thời gian kiểm phiếu. Cho đến khi quá trình bỏ phiếu được hoàn tất, ban lãnh đạo CPP vẫn tin là họ sẽ giành được đại đa số phiếu bầu. Tôi cũng tin là CPP thắng cử. Việt Nam ta cũng mong như thế và chủ trương thông tin tuyên truyền đậm cho thắng lợi của CPP trong cuộc bầu cử này. Nhưng bất ngờ đã xảy ra. Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 31/5/1993, một nguồn tin riêng tại Phnôm Pênh "mách nhỏ" với tôi: "CPP và SOC (Nhà nước CPC) sẽ ra tuyên bố tố cáo những sự gian lận trong cuộc bầu cử và do vậy sẽ không công nhận kết quả Tổng tuyển cử". 20 phút sau, tôi có trong tay bản tuyên bố đó với lời dặn "không được công bố trước 12 giờ hôm nay". Tôi hiểu Đài Phnôm Pênh của Nhà nước CPC sẽ phát bản tuyên bố này trong buổi thời sự 12 giờ trưa. Tôi tức tốc dịch và chuyển toàn văn bản tuyên bố đó về Hà Nội trước khi Đài Phnôm Pênh lên tiếng. Tổng xã nhận được thông tin này của tôi trước cả tin của các hãng phương Tây và ngay lập tức chuyển hướng chỉ đạo tuyên truyền về kết quả cuộc bầu cử ở CPC. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi nhận được điện khen kèm theo số tiền thưởng 100 USD của Thủ trưởng Đỗ Phượng. Cả phân xã ăn mừng.
Mặc dù bị tố cáo có gian lận với những bằng chứng cụ thể được Thủ tướng Nhà nước CPC Hun Sen công bố trên truyền hình, cuộc tổng tuyển cử vẫn được UNTAC coi là thành công. Đảng FUNCINPEC thu được nhiều phiếu nhất, nhưng vẫn không giành được đủ số ghế theo quy định để lập chính phủ riêng, đành phải cùng CPP (đảng giành được nhiều phiếu thứ hai) đi đến thoả hiệp

Sự kiện quan trọng: Ngày 5-7/8/1997 đảo chính ở Campuchia

Từ những giọt nước mắt của sự thất bại đã làm trào dâng cảm xúc mãnh liệt và tài năng của một người xuất chúng.

Khi đảng của ông bị thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 1993, dưới con mắt của mọi người, Hun Sen là một người thua cuộc. Nhưng tình hình ở Campuchia không phải lúc nào dường như cũng như vậy. Mặc dù Ranariddh đã đảm đương vai trò Thủ tướng thứ nhất, nhưng ông không thể kiểm soát được hết bộ máy chính quyền ở các tỉnh lẻ được điều hành bở đảng của Hun Sen , vị Thủ tướng thứ hai. Đảng của Ranariddh ở cơ sở phân tán quá mỏng không đủ nhân sự. Ngược lại, đảng của Hun Sen đã kiểm soát chính quyền qua mạng lưới các cán bộ chỉ huy quân sự, các trưởng công an và cán bộ địa phương mà phần đông họ đã chiến đấu bên cạnh vị Thủ tướng của họ trong cuộc chiến tranh giải phóng chống lại quân Khơme Đỏ . Các cán bộ ở tỉnh lẻ có ảnh hưởng mạnh được Hun Sen tuyển chọn và họ vẫn còn trung thành với ông. Các đảng viên của Ranariddh thường mang hộ chiếu nước ngoài và hình như chẳng có tinh thần đâu để về các vùng quê nghèo xơ xác vốn phải chịu nóng bức và bụi bặm của phấn hoa và bông cỏ. So với Đảng CPP thì Đảng Fucnipec hết sức mờ nhạt.

Không lâu sau cuộc bầu cử, Ranariddh và Hun Sen đã nỗ lực tạo ra bộ chính phủ gắn kết và đánh bóng nó trong một giai đoạn, họ đã thể hiện được tấm bình phong đoàn kết hòa hợp. Thủ tướng thứ nhất và thứ hai thậm chí còn đi ra nước ngoài cùng tham gia vào các cuộc viếng thăm chính thức và ca ngợi lẫn nhau một cách hào phóng. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài mỏng giòn, tất nhiên sẽ bị nứt nẻ dưới sức ép. Ông Ranariddh ngày càng trở nên không còn chi phối được sức mạnh khủng khiếp của Đảng CPP mà Đảng Funcipec của ông không sao bì kịp.

Xung đột Thái Lan-Việt Nam (1982-1988)

Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ ở biên giới của các lực lượng chống đối chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia; 1979-1984.
Chính phủ Thái Lan nghi ngờ mục tiêu lâu dài của Việt Nam và lo sợ Việt Nam hỗ trợ cho phong trào cộng sản bên trong Thái Lan nổi dậy đã khiến chính phủ Thái Lan ủng hộ mục tiêu của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1979, sự hiện diện quân sự của Việt Nam tại Campuchia một lần nữa những mối quan tâm tương tự lại dấy lên, Bangkok liên minh với Khmer Đỏ - một kẻ thù của Việt Nam và tìm đến sự hỗ trợ an ninh của Bắc Kinh. Trong cả hai trường hợp, hành động của Thái Lan cứng rắn hơn thái độ của Hà Nội đối với Bangkok. Là thành viên ASEAN dễ bị tổn thương nhất một cuộc tấn công giả định của Việt Nam, Thái Lan đã cho Khmer Đỏ trú ẩn ở các trại bên trong lãnh thổ của mình,[2] Thái Lan là nước đầu tiên trong khối ASEAN phản đối "cuộc xâm lược năm 1978 của Việt Nam vào Campuchia".
Năm 1973, chính phủ dân sự mới của Thái Lan tạo ra một cơ hội hòa giải ở mức độ nào đó với Bắc Việt Nam khi chính phủ Thái đề nghị xóa bỏ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên đất Thái và chấp nhận lập trường trung lập hơn. Hà Nội đáp lại bằng việc gửi một phái đoàn đến Bangkok, nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ trước khi đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc cải thiện mối quan hệ. Thảo luận được nối lại vào tháng 8 năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất. Kết quả là đề nghị cho một cuộc trao đổi đại sứ và mở các cuộc đàm phán về thương mại và hợp tác kinh tế, nhưng một cuộc đảo chính quân sự vào tháng 10 năm 1976 mở ra một chính phủ Thái Lan mới có ít cảm tình với những người cộng sản Việt Nam.

Lịch sử Campuchia (1979-1993)

Khmer Đỏ rút chạy và sự hậu thuẫn của Trung Quốc - Thái Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Khmer Đỏ rút chạy về phía Tây, hướng biên giới với Thái Lan, và chốt lại tại các căn cứ gần biên giới. Ieng Sary chạy khỏi Phnom Penh trên chuyến tàu cuối cùng sáng ngày 7 tháng 1, ra đến biên giới Thái Lan ngày 11 tháng một trong tình trạng đói, kiệt sức và mất dép. Trực thăng Thái đưa đoàn của Ieng Sary cùng Đài phát thanh của Khmer Đỏ đến sân bay Đôn Mường rồi từ đó đoàn bay tiếp đến Trung Quốc.[3]
Ngày 13 tháng 1, Ieng Sary gặp Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình phê phán chiến dịch thanh trừng của Khmer Đỏ hơi quá đáng và quá rộng về phạm vi, gây cho Trung Quốc những sự bất tiện và mang lại nhiều kết quả xấu. Ông khuyên Khmer Đỏ nếu muốn được Trung Quốc giúp đỡ thì nên giữ Sihanouk ở vị trí đứng đầu chính phủ, Pol Pot làm thủ tướng tổng tư lệnh chịu trách nhiệm về quốc phòng, Cùng ngày hôm đó, Ủy viên Bộ chính trị Cảnh Biểu (耿飚), thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hàn Niệm Long, cùng một vài thành viên trong Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc bay đến Bangkok bắt đầu bàn bạc về cách thức hợp tác giữa Trung Quốc và Thái Lan trong cuộc chiến tại Campuchia để hỗ trợ Khmer Đỏ.[4]
Thái Lan đồng ý cho Khmer Đỏ sử dụng lãnh thổ của mình cho các công tác hậu cần, đồng ý cung cấp các phương tiện giao thông vận tải phục vụ Khmer Đỏ, đồng ý để các lãnh đạo Khmer Đỏ đi qua đất Thái Lan khi ra nước ngoài.[5]
Ngày 16 tháng 1, Đài Campuchia Dân chủ bắt đầu phát sóng trờ lại từ trong lãnh thổ Trung Quốc.[5]

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Hồi ký Trần Quang Cơ

0. HỒI ỨC VÀ SUY NGHĨ

1. VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN 70 CỦA THẾ KỶ 20

2. MỘT NHIỆM KỲ ĐẠI SỨ KHÔNG TẺ NHẠT

3. ĐẠI HỘI “ĐỔI MỚI”

4. CP 87 VÀ BA TẦNG QUAN HỆ CỦA VẤN ĐỀ CAMPUCHIA

5. TỪ CHỐNG DIỆT CHỦNG ĐẾN “GIẢI PHÁP ĐỎ” !

6. MỘT BƯỚC TỰ CỞI TRÓI: ĐA DẠNG HOÁ ĐA PHƯƠNG HOÁ QUAN HỆ

7. TRUNG QUỐC UỐN MÌNH ĐỂ THÍCH NGHI VỚI THẾ CỤC

8. HIỆP MỘT CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ PARIS VỀ CAMPUCHIA

9. ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM

10. THUỐC ĐẮNG NHƯNG KHÔNG DÃ ĐƯỢC TẬT

11. BỘ CHÍNH TRỊ ĐÁNH GIÁ CUỘC ĐÀM PHÁN THÁNG 6.90

12. MỘT SỰ CHỌN LỰA THIẾU KHÔN NGOAN

13. CUỘC GẶP CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ

14. THÀNH ĐÔ LÀ THÀNH CÔNG HAY LÀ THẤT BẠI CỦA TA ?

15. AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÝ RA PHẢI NHỚ DAI ?

16. MÓN NỢ THÀNH ĐÔ

17. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CÒN CÓ TRANH LUẬN

18. ĐẠI HỘI VII VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO VIỆC BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC

19. HIỆP 2 CỦA HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ CAMPUCHIA

20. KẾT THÚC MỘT CHẶNG ĐƯỜNG NHƯNG LỊCH SỬ CHƯA SANG TRANG

21. PHỤ LỤC - NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TA

Hồi ức của một người lính trong trận đánh căn cứ Ban Tatum

cuvietha
E55 - Bantatum Mùa Xuân 85 Đỏ Lửa
Lời tác giả:

Các bạn độc thân mến. Thật sự, tôi không nghĩ rằng sẽ có một ngày nào đó, mình phải ngồi xuống, ôn lại trong ký ức để viết ra những gì đã xảy ra trong đời lính của mình cách đây đã gần 28 năm! Nhưng, đây điều mà tôi sẽ làm bởi vì những hàng chữ mà tôi dự định sẽ viết ra chính là lời tự thuật của một người lính từng tham gia vào chiến dịch Bantatum, một cái địa danh mà có lẽ rất ít ai biết đến, nhưng đầy đau thương và khói lửa và qua đó, tôi muốn gửi đến những người bạn chiến đấu của mình lời nhắn nhũ từ đáy lòng của tôi: "Các bạn là những người bạn tôi yêu quí nhất!".

Bài viết sắp tới của tôi, sẽ được viết với góc nhìn của một người lính bình thường chứ không phải đứng trên cương vị của một người chỉ huy, do đó, những mục đích, mục tiêu, kế hoạch hành động, phương án tác chiến của chiến dịch Bantatum Mùa Xuân 85 sẽ không tìm thấy trong bài viết này. Tác giả cũng xin nói rõ rằng bài viết được viết dưới dạng tự thuật, vì vậy, tên người, địa danh có thể chỉ dành riêng cho những bạn đọc từng là cựu chiến binh E55 và những cái tên và địa danh đó cũng có thể bị nhầm lẫn bởi thời gian của sự kiện và hiện tại đã cách nhau quá xa. Cuối cùng, không ai hoàn thiện và luôn cầu tiến đó là phương châm hàng đầu của tác giả, do đó, mọi ý kiến đóng góp hoặc phê bình của bạn đọc luôn được đón nhận một cách nghiêm túc và nồng nhiệt.



Sau khi điểm danh xong, đoàn xe chở các anh em trong tiểu đoàn 2 đi chi viện cho đơn vị bạn bắt đầu chuyển bánh. Thật lòng mà nói, tôi, lúc bấy giờ, với cương vị là một trung đội phó quyền trung đội trưởng, cũng vẫn không biết đơn vị mình sẽ đi đâu và chi viện cho đơn vị nào. Thêm vào đó, vì xe dành cho đại đội 6 của chúng tôi là những chiếc xe nằm ở phía sau tận cùng của đoàn xe, nên tôi cũng không biết có bao nhiêu đại đội khác trong tiểu đoàn cùng tham gia vào chiến dịch chi viện này ngoài những nguồn tin vỉa hè mà tôi nghe ngóng được là toàn thể trung đoàn sẽ tham gia. 

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

1 Tư lệnh quân đoàn và 2 Sư trưởng hy sinh ở chiến trường K


Tư lệnh Kim Tuấn tại chiến trường năm 1979. Ảnh tư liệu

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể, vào giữa tháng 3/ 1979, Bộ Chỉ huy Quân đoàn 3 đóng ở khu vực Bat Tan Bang đã quyết định tổ chức chiến dịch truy quét vào hang ổ cuối cùng của Pol Pot tại vùng Săm Lop - Ta Sanh thuộc dãy núi Kravanh giáp biên giới Thái Lan. Thiếu tướng Kim Tuấn đã quyết định từ Bat Tan Bang trở về Xiêm Riệp để giao nhiệm vụ cho các sư đoàn đóng ở Xiêm Riệp phối hợp tổ chức chiến dịch cuối cùng này.

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Tìm hiểu về trận đánh: Đại đội 40 người, chỉ sống sót 1 người

Sống sót giữa vòng vây quân thù
06/01/2017 10:42 GMT+7
TTO - Ông gạt nước mắt, bặm môi để khỏi bật khóc vì tôi đã gợi lại ký ức đẫm máu của người lính tình nguyện năm xưa.
Sống sót giữa vòng vây quân thù
Người lính tình nguyện Huỳnh Văn Châu bây giờ - Ảnh: Quốc Việt
40 anh em cùng lên tuyến đầu nhưng chỉ có một mình tôi còn sống sót. 39 người kia phải nằm lại.
Lý do trận đánh kết thúc không chỉ vì quân Pol Pot đông hơn gấp nhiều lần, mà vì kẻ thù hầu như chỉ sử dụng súng chống tăng để tấn công
Anh Huỳnh Văn Châu

Tìm kiếm Blog này