Nói hổng phải phe chứ tui sành ăn mắm không số một thì cũng số hai.
Tim thông tin blog này:
Thứ Tư, 16 tháng 12, 2020
Thịt ba rọi chấm với mắm cái quê tui ngon hết thuốc!
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020
Đường cái quan qua Phú Yên dưới thời Pháp thuộc.
Hình ảnh được ông André Salles, thanh tra các thuộc địa kiêm nhiếp ảnh gia, chụp trong chuyến đi kinh lý từ Bắc vào Nam vào năm 1898.
Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020
Lịch sử Trường TH Nguyễn Huệ Phú Yên
Thế hệ học sinh thời QGVN và VNCH. Thời VNCH mỗi tĩnh chỉ có 1 trường trung học công lập. Ở Phú Yên có trường Trung Học Nguyễn Huệ. Các thế hệ học sinh được đào tạo ở trường Nguyễn Huệ là thế hệ học sinh Trung Học chánh cống của tĩnh cùng với các bạn học khác ở các Trung Học tư. Mỗi tĩnh chỉ có 1 trường Trung Học Công Lập mà thôi nên nó rất bề thế.
Thế hệ học sinh cấp 2 chuyển tiếp chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm vào các năm 1954 đến 1956. Các trường cấp 2 trong vùng kháng chiến một phần vì rút gọn số năm học, một phần vì không giao lưu tiếp xúc với bên ngoài và không có học sinh ngữ Anh Pháp nên thế hệ học sinh(thhs) chuyển tiếp này gặp khó khăn khi vào học các lớp Thất, Lục, Ngũ, Tứ hệ 12 năm của QGVN và VNCH.
Thế hệ học sinh Trung Học Nguyễn Huệ Dang Dở là thhs vào Đệ Thất các năm 1955, 1956 vì lên Đệ Tam, Nhị hay Nhất phải đi tĩnh khác mới hoàn tất bậc Trung Học. Năm 1960-1961 mở lớp Đệ Tam, 1961-1962 mở lớp Đệ Nhị. Tới năm 1963-1964 mới mở lớp Đệ Nhất.
Thế hệ Trung Học chánh cống của trường Nguyễn Huệ vào trường năm1957 và ra trường năm 1964. Tức phải tới năm 1964 mới có bậc Trung Học hoàn chỉnh ở Phú Yên. Các lớp đàng anh dang dở phải ra Qui Nhơn, vào Nha Trang hay ra Huế học tiếp để mà hoàn tất bậc Trung Học. Trường Trung Học Nguyễn Huệ ra đời, lớn lên, trưởng thành(Niên khóa Đệ Nhất đầu tiên là 1963-1964) gần như trọn trong hành tình như thế(sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành) của nền Đệ Nhất Cọng Hòa(1955-1963). Sự ra đời Trung Học Nguyễn Huệ trùng với sự ra đời nền Đệ Nhất Cọng Hòa. Tránh khai sinh nó năm 1954, khai sinh nó vào năm 1955 thì lại trùng năm sinh Đệ Nhất VNCH.
Niên khóa 1954-1955 của trường Nguyễn Huệ Phú Thứ. Niên học này xác định cái nôi sinh ra trường Nguyễn Huệ Tuy Hòa Phú Yên. Nhiều thế hệ học sinh Nguyễn Huệ chỉ biết trường sinh ra năm 1955 ở tại thị Xã Tuy Hòa. Ít ai biết cái nôi của nó là Phú Thứ xã Hòa Bình và năm sanh ra nó là 1954. Người ta ngại khai sinh nó đúng nơi, đúng ngày vì ngại lý lịch chính trị người sáng lập ra nó, thầy Huỳnh Tô. Người ta lấy lý do quyết định thành lập nó năm nào thì khai sinh nó năm đó. Logic thôi. Nhưng oái ăm là người ta vẫn giữ nguyên tên Nguyễn Huệ mà người sáng lập đặt cho nó và công nhận giấy tờ, học bạ và học sinh niên khóa 1954-1955. Hiệu trưởng kế thừa Huỳnh Tô là Đinh Thành Bài đã xử dụng cả con dấu QGVN và VNCH ký vào các học bạ đó.
Trong học bạ của học sinh Phan Bổ có trang niên khóa 1954-1955 được đóng con dấu Quốc Gia Việt Nam. Bên dưới có hàng chữ: Trung Việt. Trong lòng con dấu có hàng chữ: Trường Trung Học Nguyễn Huệ Phú Yên. Trang niên khóa tiếp theo được đóng con dấu nước VNCH. Nền con dấu là bụi trúc. Hàng chữ bên dưới là: Hiệu Trưởng Trường Trung Học Nguyễn Huệ. Đinh Thành Bài đã ký tên và đã dùng 2 con dấu đó đóng vào các trang học bạ.
Trong các trang học bạ, tôi thấy ban giáo sư buổi sơ khai đó được ghi như sau: Lớp Đệ Thất A: Đinh Thành Bài dạy Toán, Anh, Pháp. Trần Văn Kỳ dạy Sử, Địa, Khoa Học, Công Dân. Trần Văn Khương dạy Pháp, vẽ, Việt Văn, Vạn Vật. Hai anh em Trần Văn Kỳ và Trần Văn Khương sau đó về Sai Gòn. Ban giáo sư năm 1955: Bùi Xuân Tri dạy vạn vật, Quốc Văn, Địa. Hàn Huy Quang dạy Pháp. Nguyễn Xuân Giễm(có người gọi là dziễm) dạy Anh. Nguyễn Thúc Tâm dạy Sử. Nguyễn Ngọc Nhâm dạy Toán. Nguyễn Đức Lâm dạy Lý Hóa. Đinh Thành Bài dạy Đức Dục Công Dân. Truyền khẩu thì có nói đến thầy Huỳnh Tô, Cao Sĩ Liễu, Trần Văn Kỳ, Trần Văn Chương, Đinh Thành Bài có dạy ở trường Phú Thứ.
Chuyện kể lại thì không có gì chắc chắn lắm ví dụ có người kể chỉ có 2 lớp là Thất và Lục. Có người kể 2 lớp Thất, 2 lớp Lục. Cỡ vào gần tết thầy Huỳnh Tô bị bắt thì rút lại 1 thất 1 lục nhưng giấy tờ học bạ vẫn là 4 lớp. Biết tin vào đâu. Nhưng học bạ có ghi lớp Thất A thì chắc có trên 3 lớp. Vì vậy phần ghi các học sinh tôi phải xếp theo vần abc để tránh nhầm lẫn các lớp.
Và một chút nói về Cựu Học Sinh Nguyễn Huệ Khóa Đầu Tiên: An nguyễn đồng, AN nguyễn thị, ANH lê quang, ẢNH trương thị, hoài ÂN lê thị,ẤN nguyễn thượng, BÁCH nguyễn ngọc, BẰNG nguyễn, BÌNH nguyễn thị, BỒ trương, BỔ phan, BƯỞI phan thị, CẢNH hồ mỹ, CẦM tạ đình, CẦUphạm xuân, bích CẦU trương thị,CHẨN nguyễn, CHÂU trần văn, CHÂUtrần hoàng, CHÂU nguyễn hoài,CÔNG trương minh, CHUNG nguyễn, ngọc DIỆP hà thị, DỰ phan tấn,DƯƠNG võ duy, ĐÃM vương tấn,ĐĂNG nguyễn đình, ĐỆ nguyễn,ĐỈNH lê long, GIÁM phạm hữu, GIÁOtrần văn, bích HÀ trần thị, HẠ đàm khánh, HẢI trần quang, HẠNH đào tấn, HẠNG lê cao, HÀO huỳnh, HIỆPđinh văn, HOÀNG võ phụng, tuyếtHỒNG từ thị, HỒNG nguyễn văn,HUÂN trần công, HÙNG nguyễn, hoàiHƯƠNG lê thị, HỮU huỳnh, HỰU lữ đức, HY nguyễn phụng, KHA phạm ngọc, KHÔI trần văn, mỹ KHẢM trần thị, KHÁN trịnh, HẢI trịnh quang, KIỆTlương văn, KỶ nguyễn khắc, xuânLAN nguyễn thị, LÂN bạch ngọc, LÂNhuỳnh kim, LÂN nguyễn, LÊ đoàn, LỄnguyễn, LỘC võ hữu, LUÂN nguyễn đình, LUÂN nguyễn trọng, LƯU võ, ngọc MAI phan thị, MÃNH lương công, MẤN đào thị, MÃO phạm, MINHtrương thị, MINH nguyễn đức, MINHvõ(tức Võ Huỳnh Đào cấp 2 Triều Sơn, Xuân Thọ), NHỊ huỳnh văn,NGHI nguyễn văn, NGỌC nguyễn thị, cẩm NHUNG cao thị, NGUYÊN trần văn, NHÂN huỳnh tấn, NHÂN huỳnh công, PHỐC huynh duy, PHÙNGphan, hạnh PHƯỚC trương thị, QUỸtrịnh, HÂN lê trung, SANG nguyễn ngọc, SĨ nguyễn, SOA nguyễn tài,SUM phạm thị, TÂN nguyễn đình,TÂN lê đình, TẶNG trần văn, THANHnguyễn văn, THÀNH nguyễn ngọc,THÀNH lê long, THẠNH lê chí,THĂNG huỳnh sĩ, THÊ trần đình,THIỀU nguyễn văn, THIỀU nguyễn công, THIỀM đào tấn, THÔNG huỳnh tấn, THUẬN hồ thị, TIÊU lê đình, TRANG bùi xuân, TRẤP lương công,TRỊ nguyễn ngọc, TRÍCH huỳnh tấn,THÔNG huỳnh tấn, TRẤP lương công, TRỌNG bùi xuân, TỚI phan, TUđào tấn, TUẬN nguyễn quang, TÙYnguyễn văn, VINH võ văn, kimXUYẾN nguyễn thị, YẾN tạ thị, YÊMnguyễn trọng…Họ bao gồm những học sinh của các lớp Thất, Lục học ở Phú Thứ niên khóa 1954-1955, các học sinh cấp 2 vùng kháng chiến thi vào trường Nguyễn Huệ ở Tuy Hòa vào năm 1955-1956 và học sinh là con em công chức đến Phú Yên làm việc lúc đó: Đây là thế hệ chuyển tiếp trường cấp 2 hệ 10 năm của VNDCCH sang hệ 12 năm của QGVN và VNCH, giống như thế hệ Trung Học LVC nói trên kia là thế hệ chuyển tiếp hệ Cao Đẳng Tiểu Học Quốc Học Qui Nhơn(College de Qui Nhơn) thời Thuộc Pháp, Hoàng Gia Việt Nam(chính phủ Trần Trọng Kim) thời Phát Xít Nhật sang hệ 10 năm của VNDCCH.
Ai biết thêm thông tin xin gởi về email huynhbacung@yahoo.com. để cập nhật. Cảm ơn.
Ngày nay cựu học sinh trường Nguyễn Huệ may mắn có được cái trường cũ để nhớ, để thương, để ghé thăm là nhờ năm 1975 không có sự chuyển tiếp trường Nguyễn Huệ sang trường LVC. Không mất tên trường Nguyễn Huệ ở Phú Yên.
Huỳnh Bá Củng
Trích từ:http://ongtam2013.blogspot.com/2012/08/trung-hoc-luong-van-chanh-nen-trung-hoc.html
Tham khảo thêm:
http://ongtam2013.blogspot.com/2015/08/truong-nguyen-hue-60-nam-chuyen-ben-le.html
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020
Kỷ niệm mùa lũ lụt quê nhà khi còn bé.
Lụt là ngày hội đối với lũ trẻ con chúng tôi. Người lớn cũng chả gì phải lo lắm, nhờ quê trên nền đất cao giáp núi, dù nhà cửa vườn tược đan xen với những cánh đồng. Mưa lớn, nước từ núi theo con suối tràn ra, cả một cánh đồng nước trắng lăng mênh mông. Đường cái ngập gần hết, thành ra quê nhà cô lập chia cắt với những thôn xóm khác. Cái khó là đi chợ hay có việc cần thiết không đi được, chỗ trũng đường qua hai cái cầu ngập sâu kéo dài hơn tuần.
Lũ nhỏ túa ra đường cái gần nhà, nước tràn mấp mé để chạy nhảy, bắt cua bò, bắt cá phóng vượt bờ mắc cạn. Rồi chặt thân cây chuối chát làm thuyền cỡi, nó lật qua lật lại, té lên té xuống, chúng cười ha hả. Đám lớn hơn thì lấy tre đóng nọc xiên qua, ghép mấy cây kết lại làm bè. Ngồi lên, thả xuôi dòng nước, tụi trẻ tha hồ chèo chống phiêu lưu, bất chấp đồng ruộng chỗ sau chỗ cạn, có chỗ lút đầu.
Hết lũ thì là tới lụt, người ta đi đặt đó, đặt lờ bắt cá. Tạnh mưa hết lụt, cá tụ về những nơi thấp gọi là ruộng rộc. Má tôi mang bó cần câu cắm ra ruộng lúa đang trỗ, dắt theo thằng con chạy lon ton phía sau phụ giúp. Đi men theo bờ, cách năm bảy thước, má chọn chỗ, vạch lúa, lấy trùn móc vào lưỡi rồi cắm cần. Cứ thế, hết đám ruộng này tới đám ruông khác. Vòng lại là giáp lượt, hễ cứ chỗ nào nghe tiếng cá quẫy búng, kêu ộp ộp là nhấc cần lên, tóm lấy cá bỏ vào giỏ.
Thời ấy, cá nhiều thiệt, đàn bà trẻ nhỏ cũng kiếm được cá ăn một cách dễ dàng. Có gạo sẵn rồi, chỉ cần ra vườn hái mớ rau để nấu. Mùa mưa, trẻ con nghịch nước chơi nhiều nên ăn cái gì cũng ngon. Cá trê kho với đọt non lá gừng, cá rô xỏ lụi nướng, rau muống luột chấm với nước mắm ớt. Đơn giản đạm bạc, vậy mà ngon ơi là ngon!
.....
Mình nhớ hoài những kỷ niệm vặt vãnh như vậy.
Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020
Thơ Cầu Ông Chừ
Đưa em về Đông Bình - Đông Lộc…
Xóm Soi - Xóm Trũng…
Bắp mía sắn khoai…
Trải mút nhem thèm...
Tuổi thơ mình về đây trốn bắt
Trèo cây hái mít, hái xoài
Ăn trộm mía chất đầy ba ga xe đạp
Hít từ Soi hít về tận nhà...
Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020
Ký ức buồn về hợp tác xã...
Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020
Còn đâu cái thành Hồ của người Chăm ở quê tôi.
Bụt nhà không thiêng chăng?
Nhớ năm rồi về quê, mới đến Xuân Lộc ĐN đã thấy Phú Yên.
Bạn đi Phú Yên chơi, đã ăn bánh xèo 1 ngàn đồng/ 1cái chưa.
Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019
"lò gõ" là gì?
Bỡi vì nếu họ vào Google để tìm tư liệu thì không thấy từ này. Hồi tối, mấy thằng bạn già xứ Nẫu Phú Yên ngồi nhậu. Tình cờ có người nhắc đến cái tên thì có người bảo: nó là cái lò gõ, hồi nhỏ có nghe mà ở đâu tui hổng nhớ. Người thì nói: nó là ám chỉ người đi bán đồ gõ...
Sáng nay, mình lại hành nghề cạo, khổ thế!
Nó là tên gọi "đặc sản" khi xưa của Nẫu PY, nói theo dân dã trực quan sinh động. Ngày nay, dân PY theo thời gọi là lò gốm. "Gõ" - trước hết phải nói là sản phẩm, gõ vào thì nó kêu vang vì nó mỏng. Làm đồ dùng bắng đất mà mỏng, đòi hỏi tay nghề khéo léo, kỹ thuật nung và vận chuyển đi bán. Ngày xưa chưa có nhôm nhựa sắt phổ biến nên người ta làm đồ dùng bằng đất nung đủ thứ như vò, nồi, trã, chum, ché, thùng, chậu, máng nước, bộng giếng,...
Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019
Tại sao gọi là dân Nẫu
Kệ Nẫu = Mặc kệ người ta mà cũng có thể là Kệ tui!
Dẫy thâu = Kết thúc đồng ý mà cũng có thể là không, cứ y vậy mà...
Dẫy ngheng = Phủi đít đi luôn thì biết chắc rằng minh lo, Nẫu không trả tiền.
Nhưng: Yêu, không iêu thì thâu, nói dứt phát!
Vậy mới lạ, mới là dân Nẫu!
Mình thấy vui vì có 2 ông bẻ bánh tráng ăn nhìn 2 ông khác gắp và 1 ông để tay dưới bàn.
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018
K76 Chúng tôi viết về chúng tôi: 1969-1976
Thực trạng thời ấy trong lòng Thị xã có nhiều trường tư thục, việc dạy và học cũng rất tốt như Trường Trung học Đặng Đức Tuấn của nhà dòng Công giáo, Trường Trung học Bồ Đề của giáo hội Phật giáo, Trường Trung học Tân Dân, Trường Trung học Văn Minh… nhưng tất cả đều vướng cái khó cho phụ huynh học sinh là phải…đóng tiền !
Niềm ao ước của chúng tôi và gia đình là thi đậu vào Trường Trung học Nguyễn Huệ
Năm trước khi chúng tôi vào trường là niên khóa 1968 – 1969 ( K75) Trường Trung học Nguyễn Huệ tuyển lựa được rất ít học sinh vào học lớp đệ thất, đó là lớp đàn anh gần kề khóa chúng tôi, ước chừng khoảng 200 học sinh trong hàng ngàn thí sinh dự thi vào trường của toàn Tỉnh Phú Yên tạo một áp lực khủng khiếp cho lứa học trò chúng tôi và cho cả các bậc phụ huynh …Nam sinh chúng tôi mơ được mặc bộ đồng phục toàn trắng, nữ sinh mơ được mặc chiếc áo xanh màu xanh biển để dự lễ chào cờ và học trung học trong ngày thứ 2 hàng tuần…
Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018
Tám chơi chiện tiếng xứ Nẫu
Chơi với hội bạn học Phú Iên, H nói tui vơ và vang đây.
Một bạn gái nói: "và vang" là ẩu đơ qué? làm ơn viết hoa.
Môt bạn gái nữa: thâu đi ông, lộn rầu, Quà Quang mới đúng, Và Vang là nói tiếng vó.
H bảo: quơ Nẫy nói dẫy á, tui đẻ ngay dưới bụi bông dờ, ăn chim chim mú dẻ quài, lộn sao được!.
Bạn ấy cãi tiếp: Dứ bụi "bông giờ", chứ hông phải "bông dờ", "dú dẻ" chứ hỏng phải "mú dẻ".
Cãi xà quần, H một mực bảo lưu. Mới hầu tấu, mấy thằng ly hương nhớ. hú nhau họp bạn nhậu tám cho đỡ nhớ quơ, vũ như cẩn tại trại của Tiên chỉ Nguyễn Thanh Vân. Nhân tiện gặp T (người cùng xã) vợ thằng đệ Tâm Teo. H hỏi thì ra chính xoác là "Và Vang", phái ơi là phái!
TC dạo vài đường, Các bạn coi thử có làm luận án tiến sĩ được hông nha?
"Thở nẫu bỏ quơ, đi làm thơ, hái cà phơ, lấy con dợ, buồn tái tơ"
TC xa quê từ nhỏ nên không nắm chắc âm hưởng trong tiếng nói cũng tập quán của người xứ Nẫu. Mình nghĩ Văn hóa của xứ Nẫu, nổi bật chính là phương ngữ và cái rốn của nó là từ "Dẫy". Tiếng Nẫu, nói có vẻ "thô cứng, cộc lốc, vụng về", nói như Bắc cờ là "dùi đục chấm mắm cáy". Theo TC cảm nhận thì tiếng Phú Yên nói nặng hơn tiếng Bình Định, người vùng biển ăn mặm nói cũng có phần khác người đồng bằng.
Tiếng "Dẫy" có trong hầu hết câu chuyện nói qua lại giữa người dân xứ Nẫu, như:
Dẫy na. Dẫy á. Dẫy là. Dẫy thâu. Dẫy ngheng. Dẫy thâu ngheng.
Những câu nói tán thán trên, chỉ hai từ ngắn gọn thôi nhưng hiểu còn tùy ngữ cảnh đi kèm âm nhẹ nặng, có gắt cuối không và cảm xúc trên khuôn mặt người nói. Từ đó có thể hiểu là: xác nhận, phủ định hay nghi vấn hoặc phủi đít đi luôn..
Iêu không iêu thì thâu, nói dứt phát!
Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018
Chơ Ma Liên
Làng Ma Liên - Ảnh: Trần Quỳ |
Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018
Nhớ chiếc bánh tổ ngày tết
Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018
Thơ nẫu Phú Yên
Tui đở cái cuốc quài hè giờ đau
Ông hỏi tui cũng chịu sầu
Trưa giờ vét dọn hơi đau ngó chừng
Tui nghe bà nói bắt xung
Thâu đở tui kiếm thử chừng ở đau
Tấu rầu bà lặt mớ rau
Hầu trưa tui hái đở sau chái nhà
Giờ dô tui bắt cơm nha
Nầu phai dừa chín thì bà luột rau
Sắp nhỏ chạy chơi ở đau
Thâu đở kiu nó dìa rầu ăn cơm
Tui lo cái nẫu nọc rơm
Cứ dun lỏng quẹo đổ chồm xuống đay
Trời sao mưa miết tấu ngày
Nước nơ rau úng hởm rày bà ơi
Cứ dầy thì đói tới nơi
Ông cứ than thở làm tui cũng buồn
Thâu dẫy cứ đở qua luôn
Tới đau thì tới rầu buồn dẫy thâu
Kia nè sắp nhỏ dìa rầu
Tụi bay rửa ráy bưng nầu cơm ra
Chén tô bay hổng dọn ra
Hổng lẽ ngầu xuống cả nhà bốc tay
Thiệt tao quá ớn tụi bay
Tao làm hổng thở bay chơi tấu ngày
Ăn cơm rầu sẵn phai đay
Mẫu ngừ ít củ ăn ngay cho rầu
Nhớ đèn hột dịt hết dầu
Đứa nào dô rót rầu mầu đèn lên
Cha ơi bấp quẹt hết tim.
Mày ra quài quán mua tim luồn dào
Lâu dẫy mày hủng biết sao
Cái chiện nhỏ xíu hỏi tao miết hà
Giờ đay sắp nhỏ coi nhà
Biểu nó nhớ chốt cữa nhà kỹ nghen
Còn bà đi lên gát trên
Thắp nhan trên khám tổ tiên ông bà
Tấu nay tui ngó chừng gà
Mấy thằng cắp dặt nó lân la quài
Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017
Cầu Ông Chừ cửa ngõ đến chiến tranh.
Vừa xong
Ảnh 2 hình như là ngả ba qua cầu. Hình ảnh quen thuộc của mình thuở nhỏ.
Bên nội, đi thẳng qua Hòa Trị, tới Nho Lâm Hòa Quang rẽ hướng nào cũng ớn có thể gặp mấy ông nội giả dạng thường dân, đêm chó sủa inh trời, đại bác cầm canh.
Bên ngoại, rẻ trái qua chợ Xéo đi Đông Bình tới Ân Niên, kế tiếp Vính Phú nơi mẹ thường đào hầm dưới bụi tre, ban đêm mấy ông con đội nắp hầm hỏi thăm sức phẻ.
Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 ở Phú Yên
đi đến một quyết định lịch sử “chuyển cuộc cách mạng miền Nam Việt Nam sang
một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định”, và chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách
là động viên sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả hai miền, đưa
cuộc chiến tranh cách mạng của ta tiến lên một bước phát triển cao nhất, bằng
phương pháp tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định. Hội
nghị còn chủ trương mở rộng cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào dịp tết
Mậu Thân, nhằm giáng một đòn mạnh vào ý chí xâm lược Mỹ.
Để thực hiện mục tiêu này, chủ trương của Tỉnh ủy là: “Tập trung lực lượng
vào hướng trọng điểm thị xã Tuy Hòa, tiêu diệt bằng được một số mục tiêu quan
trọng, với phương châm tổng công kích và khởi nghĩa giải phóng thị xã”.
Đối với các quận, ta chủ trương đánh vào quận lỵ, chi khu, căn cứ hậu cần
của địch, đánh tan bộ máy ngụy quyền ở nông thôn, thực hiện tổng công kích và
khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 20-1-1968, Tỉnh ủy họp lần cuối cùng để kiểm tra công tác chuẩn bị và
duyệt phương án tấn công, nổi dậy ở Tuy Hòa và các quận. Chiến dịch được
mang ký hiệu T. 25, Tỉnh ủy phân công các đồng chí Thường vụ Tỉnh ủy phụ
trách các địa bàn và các khâu.
Lực lượng đánh vào thị xã có tiểu đoàn 85, đại đội đặc công 202 của tỉnh,
các đội công tác của thị xã, bộ đội địa phương, tiểu đoàn 12 trung đoàn 10.
Ở quận Hiếu Xương, tiểu đoàn 14 thuộc trung đoàn 10 và đại đội 377 trực
tiếp đánh vào quận lỵ tại Phú Lâm, sân bay Đông Tác...
Phú Yên thời mở đất (1578 -1611)
Bản đồ Hồng Đức, 1490.
|