Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Đầu dây mối nhợ các đơn vị liên quan trong việc can thiệp vào CPC

(lưu tạm nhớ)

Năm 1977. Trong tình hình quá phức tạp như vậy ở CPC, Ban Bí thư TW ĐCS VN quyết định lập “Tiểu ban lâm thời nghiên cứu vấn đề CPC” gọi tắt là “Nhóm 77″ do đ/c Trần Xuân Bách, Chánh Văn phòng Trung ương phụ trách; tham gia có các đ/c Trung tướng Trần Văn Quang (Bộ Quốc phòng), Phan Đình Vinh (Ban Đối ngoại Đảng), Nguyễn Xuân (Bộ Ngoại giao)
ngày 7 tháng 9 năm 1977, Tư lệnh Quân khu 7 ra Quyết định số 113/QĐ-77, thành lập khung tiếp nhận cán bộ, chiến sĩ Campuchia, lấy phiên hiệu là Đoàn 977

Ngày 21 tháng 4 năm 1978, Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 34/QĐ-QU thành lập Ban phụ trách công tác Z (Campuchia), lấy bí danh là Ban 10, do đồng chí Trần Văn Quang, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng tham mưu trưởng làm Trưởng ban


Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giúp cách mạng Campuchia, ngày 16 tháng 6 năm 1978, Bộ Chính trị ra Quyết định số 20/BCT thành lập Ban công tác Z Trung ương (Ban B.68), do đồng chí Nguyễn Xuân Hoàng, Phó viện trưởng Viện Khoa học quân sự Việt Nam, làm Trưởng ban


Trước tình hình đó, ngày 12 tháng 12 năm 1978, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 129/QĐ-QU chính thức thành lập Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Campuchia (mang phiên hiệu Đoàn 478) thuộc Ban B.68. Lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 478 gồm các đồng chí: Nguyễn Thuận (Trưởng đoàn), Lê Chiêu (Chính ủy), Hà Hữu Thừa, Lê Hiền Hữu, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Văn Viễn, Lê Đức Trứ. Đồng thời, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 130/QĐ-QU thành lập Đảng bộ Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (gọi tắt là Đảng bộ 478), đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Quân ủy Trung ương



Đoàn chuyên gia quân sự 478 (Đoàn 478), Bộ Quốc phòng giúp cách mạng Campuchia (21-4-1978/21-4-2018).

12/5/1978 và thành lập Ban chỉ huy 578 và tháng 5/1978 trong đó tôi, Hun Sen là Chỉ huy quân sự và chính trị còn ngài Nuch Thon làm Phó phụ trách chính trị, ngài Hem Samin – Phó phụ trách hậu cần-tài  chính sau đó tiến tới thành lập đơn vị đầu tiên là đơn vị 125 (12/5/1978)
Trên cơ sở được chuyên gia ta giúp, ngày 12 tháng 5 năm 1978, tại Đoàn 977 (Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh), lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mang tên “Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia” được thành lập, do đồng chí Hun Xen làm Chỉ huy trưởng. Đây là đơn vị tiền thân đầu tiên của (.040) Quân đội cách mạng Campuchia (gồm 125 cán bộ, chiến sĩ) đánh dấu sự phát triển mới của lực lượng cách mạng Campuchia.

Tháng 7 năm 1978, Bộ Tổng Tham mưu quyết định thành lập Đoàn 778 (tương đương cấp sư đoàn), đặt dưới sự chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp của Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 7

Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, chỉ huy đối với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, ngày 19 tháng 7 năm 1978, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 69/QĐ-QUTW tổ chức Tiền phương (.045) Bộ Quốc phòng. Tiền phương Bộ Quốc phòng có chức năng chỉ huy thống nhất mọi hoạt động tác chiến của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng ở phía Nam thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Trung tướng Lê Đức Anh được chỉ định làm Chỉ huy trưởng. Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền và Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Chỉ huy phó. Bộ phận tiền phương của Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Xây dựng kinh tế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phục vụ bộ phận Tiền phương Bộ Quốc phòng hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định của Bộ.

Tháng 9 năm 1978, lực lượng trinh sát luồn sâu của Bộ (do đồng chí Nguyễn Bá Ngọc, cán bộ Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu làm Đội trưởng) và của Quân khu 7 (.046) bắt liên lạc được với lực lượng ly khai Vùng 20 của ông Chia Xim, các đội công tác của Quân đoàn 3 bắt liên lạc được với lực lượng của ông Hêng Xomrin (nguyên ủy viên Khu ủy Miền Đông, Sư đoàn trưởng kiêm Chính ủy Sư đoàn 4) lãnh đạo. Lực lượng này có hơn 400 quân và hàng vạn dân đi theo xin sang lánh nạn ở Việt Nam, trong đó có nhiều người tình nguyện được tham gia lực lượng vũ trang cách mạng để trở về giải phóng đất nước khỏi hoạ diệt chủng Pôn Pốt khi có thời cơ.

Và ngày 2/12/1978, Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia 

Đến tháng 4-1979, hệ thống chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Campuchia đã được hình thành từ cấp trung ương đến tỉnh, huyện, bao gồm cả chuyên gia chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và an ninh.

Do yêu cầu nhiệm vụ công tác chuyên gia giúp Bạn trên các lĩnh vực ngày càng mở rộng nên đã nảy sinh nhiều vấn đề cần được tập trung giải quyết kịp thời, đảm bảo các yêu cầu về chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhằm mục tiêu đó, ngày 24 tháng 8 năm 1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 19/NQ-TW thành lập Ban phụ trách công tác K (Campuchia) để thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ và Quân ủy Trung ương giải quyết mọi công việc có quan hệ với Campuchia; đồng thời cũng là cơ quan Tổng Chuyên gia chỉ đạo các đoàn chuyên gia Việt Nam ở Campuchia. Ban phụ trách công tác K do đồng chí Lê Đức Thọ làm Trưởng ban, đồng chí Lê Đức Anh là Phó ban thứ nhất. Các đồng chí Nguyễn Côn, Hoàng Thế Thiện làm Phó ban.

Tháng 2-1980, đồng chí Lê Đức Thọ về nước, Bộ Chính trị cử Lê Đức Anh thay đồng chí Lê Đức Thọ làm Trưởng Ban Phụ trách công tác Campuchia.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Campuchia trong tình hình mới, ngày 6 tháng 6 năm 1980, Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu ra Chỉ thị số 62/CT-TM về việc thay đổi phiên hiệu Bộ chỉ huy các tỉnh giúp Bạn.

Theo đó, Bộ chỉ huy quân sự thống nhất của ta ở các tỉnh trên đất Bạn đổi tên thành Bộ chỉ huy quân sự đoàn. Các đoàn thuộc Quân khu 5 phụ trách gồm: 5501*(Ráttanakiri), 5502* (Mônđônkiri), 5503 (Stung Treng), 5504 (Prếtvihia); Quân khu 7 gồm: 7701 (Côngpông Thom), 7702** (Côngpông Chàm), 7703 (Svâyiêng), 7704 (Báttambang), 7705*** (Xiêm Riệp), 7706 (Prâyveng), 7707 (Krachiê), 7708 (thành phố Phnôm Pênh); Quân khu 9 gồm: 9901 (Côngpông Spư), 9902 (Côngpông Chnăng), 9903 (Puốcxát), 9904 (Campốt), 9905 (Tàkeo), 9906 (Kanđan), 9907 (Cô Công).

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 98/QĐ-QP thành lập Trường bồi dưỡng chuyên gia quân sự, mang phiên hiệu Trường 481 thuộc Đoàn 478.Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 98/QĐ-QP thành lập Trường bồi dưỡng chuyên gia quân sự, mang phiên hiệu Trường 481 thuộc Đoàn 478.

 ngày 6 tháng 6 năm 1981, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 185/QĐ-QP thành lập Bộ tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (mang phiên hiệu Bộ tư lệnh 719), do Thượng tướng Lê Đức Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Tư lệnh; Trung tướng Lê Hai, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Phó Tư lệnh về Chính trị. Theo quyết định, Bộ tư lệnh 719 trực thuộc Bộ Quốc phòng, đồng thời là cơ quan đại diện của Bộ Quốc phòng trên hướng Tây Nam. 

ngày 18 tháng 7 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra các quyết định (từ số 230/QĐ-QP đến số 232/QĐ-QP) chuyển cơ quan Tiền phương của các bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9 thành các bộ tư lệnh Mặt trận 579, Mặt trận 779, Mặt trận 979. Các bộ tư lệnh 579, 779, 979 có quyền hạn tương đương Bộ tư lệnh Quân đoàn, chịu sự chỉ dạo, chỉ huy của Bộ tư lệnh 719 về tác chiến và hoạt động ở Campuchia, đồng thời chịu sự chỉ đạo, chỉ huy của các bộ tư lệnh Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9 về các mặt khác.

Cùng ngày 18 tháng 7, Bộ Quốc phòng ra một số quyết định giải thể các đoàn chuyên gia quân sự trực thuộc các quân khu để thành lập các phòng chuyên gia quân sự thuộc Bộ tư lệnh các quân khu, gồm: Quyết định số 229/QĐ-QP giải thể Đoàn 578, thành lập Phòng Chuyên gia quân sự trực thuộc Bộ tư lệnh 579 Quân khu 5; Quyết định số 227/QĐ-QP giải thể Đoàn 779, thành lập Phòng Chuyên gia quân sự trực thuộc Bộ tư lệnh 779 Quân khu 7; Quyết số 228/QĐ-QP giải thể Đoàn 978, thành lập Phòng Chuyên gia quân sự trực thuộc Bộ tư lệnh 979 Quân khu 9. Tiếp đó, ngày 9 tháng 10 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 340/QĐ-QP chuyển Bộ tư lệnh Mặt trận 479 thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 7 về trực thuộc Bộ Quốc phòng (kể từ ngày 1-11-1981). Lực lượng nòng cốt của Bộ tư lệnh 479 là các sư đoàn 5, 302, 317 và một số đơn vị tăng cường của Quân đoàn 4[2]. Quyền hạn Bộ tư lệnh 479 tương đương Bộ tư lệnh Quân đoàn. Bộ tư lệnh 479 tiếp tục làm nhiệm vụ tác chiến và hoạt động giúp Bạn trên địa bàn hai tỉnh Xiêm Riệp và Báttambang.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới, ngày 8 tháng 6 năm 1982, Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia Việt Nam tại Campuchia (thay Ban phụ trách công tác K (Campuchia) và Tổng đoàn chuyên gia). Đồng chí Lê Đức Anh được chỉ định làm Trưởng ban.

ST

Tìm kiếm Blog này