Tim thông tin blog này:

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Làm sao để nhận diện một quân nhân của QĐNDVN đã hy sinh?

Đơn cử trường hợp của lính Cạo:
Giấy lận lưng của quân viễn chinh Đại Nam cuốc đầu chiến dịch là như thế này.
Vào những ngày cuối, tháng cuối năm 1978, trước khi vượt biên sang K, tất cả quân nhân đơn vị của H được phát một bịch nylon. Lính cho vào đó gồm có: quân hàm (cái cấp bậc trên ve áo), quân hiệu (cái ngôi sao trên mũ lính), tư trang (thường thì thằng lính có gì đâu, ngoài 1.2 tấm ảnh và cuốn sổ cây bút). Rồi gửi cho ban chính sách ở lại trong nước giữ. Để lại súng cũ, mỗi em được cấp cho khẩu AK mới keng của Trung Quốc (chỉ tổ vác nặng thêm!), đựng trong hộp nhựa, lính cắt ra, nấu nước sôi pha xà bông dội tẩy xả lớp mỡ bảo quản. Ngoài ra, mình không nhớ được cấp thêm gì, chỉ biết thời ấy từ 1975-78, từ đầu chí chân đều là đồ TQ. Ngày xuất phát, leo lên xe, cứ vậy thẳng tiến oánh đệ tử ruột của TQ. hehe.
Chú thích về cái giấy: Giấy được bọc trong nylon dẻo, hơ lửa bịt đầu để chống nước (chưa chắc đã chống thấm).
- Ngày đến là ngày vào Đoàn của H.
- Đặc điểm chiều cao là viết đại cho có.
- Thời gian cấp: không ghi.
- Con dấu là Đoàn 331 làm kinh tế chứ không phải của đơn vị gốc.
Nói "lận lưng" cho vui thôi, chứ linh tráng hầu như chả quan tâm mấy về cái chứng nhận nhân thân. Nó có thể hư do mắc mưa, giặt quần áo quên không lấy ra hoặc làm rớt hay bỏ đâu đó. Sau này, H nghĩ lại giả như thất lạc ngảnh sĩ trong trường hợp xa tập thể đơn vị mà cái giấy này không còn thì thôi rồi, đâu có biết là xác quân của đơn vị nào?.
Theo đại úi Cạo hiểu:
Như quân đội Mỹ, hồ sơ mọi quân nhân được lưu trử đến cấp Bộ Quốc phòng trong đó có thông tin đầy đủ về sức khỏe và đặc điểm nhận dạng. Mọi quân nhân đều mang thẻ bài bằng inox với thông tin cá nhân cơ bản. Khi chiến đâu được tổ chức ghi nhận đầy đủ như tham gia đơn vị nào, dịch chuyển, ngày tháng, trận đánh diễn ở đâu?. Mọi trường hợp không tìm thấy người thì xác định mất tích. Nếu có thông tin, họ cử cả đoàn chuyên gia đến tận nơi xảy ra trận đánh để điều tra, phỏng vấn nhân chứng, lấy chứng cứ, lấy mẫu giám định ADN. Thế nhưng nếu thông tin chưa khớp chưa chắc, dù trải qua bao năm thì họ vẫn coi là quân nhân mất tích, không ít trường hợp "mất tích" vĩnh viễn.
Còn với QĐNDVN vì lý do bảo mật nên thường tách nhập, thay đổi phiên hiệu đơn vị khi ở chiến trường, hồ sơ ở đơn vị rất đơn giản, không có thẻ bài. Thời gian qua đi vài chục năm, nhân chứng trực tiếp trôi dạt tứ phương không còn liên lạc được, chết rồi thân xác bị phân hủy thì lấy gì làm chắc cái hài cốt đó của ai, nhất là nhiều người hy sinh cùng một chỗ?
Chính vì vậy, TC võ đoán tin không tới 30% số quân nhân cải táng vào nghĩa trang liệt sĩ là xương cốt ấy đúng với người. Đơn giản, Nhà nước giải quyết nhu cầu tâm linh đối với thân nhân liệt sĩ an tâm là chính, để họ yên lòng là con cháu đã trở về đất mẹ.


Tìm kiếm Blog này