Khóa 1 Sĩ quan Trừ bị (Nam Định và Thủ Đức)
Từ Thủ Đức Tới Phú Lợi
Phải nói bất cứ quân đội của xứ nào thời nay cũng coi Pháo Binh là trọng, mà người biết dùng nó để yểm trợ Bộ binh chiếm lĩnh trận địa đầu tiên là Đại đế Napoleon của Pháp, gốc là sĩ quan Pháo binh qua các chiến thắng ở Arcole, Rivoli, Austerlitz, Ligny v.v.
Thật vậy, nếu ai có đọc cuốn sách “Les Artilleurs parmi les Fantassins et les Blindes” của Tướng De Brancion sẽ thấy vai trò của Pháo binh trong chiến tranh Đông Dương (1946-54) Cũng nên nói thêm trong Quân đội Pháp, ngườI Sĩ quan Tiền sát (DLO) được Bộ binh coi như thần hộ mạng (ange gardien, vì trong mỗi cuộc hành quân mà có người Tiền sát (DLO) đi theo là vững bụng lắm …( Có súng canon yểm trợ là chắc địch phải bỏ ‘cuộc chơi’).
Pháo Binh QDQG được thành hình hồi nào và ra sao?.
Nếu tôi không lầm thì Pháo Binh Việt Nam bắt đầu thành hình từ khóa 1 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức (1952). Quả thật, trước đó tức từ 1946 trở đi Quân đội Pháp cũng đã xử dụng Pháo binh, cũng đã đào tạo pháo thủ nhưng chỉ là Hạ sĩ quan và binh sĩ mà phần lớn tuyển người Nùng ở Miền Bắc vì họ cho người Nùng là trung tín và có kỷ luật nhất.
Kế tới lệnh Tổng động viên năm 1951 cũa Quốc Trưởng Bảo Đại, trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức bắt đầu mở cứa và thâu nhận một số thanh niên có bằng cấp từ diplome và Brevet trở lên – vào nhập học mà có thể nói ngày 5 tháng 10 năm 1951 là ngày có tốp đầu tiên ra trình diện ở Sài Gòn tay cầm tờ giấy “Lệnh Kêu Gọi Nhập Ngũ” để rồi sau đó được xe GMC chở thẳng lên đồi Tăng Nhân Phú gọi là ‘nhập trại” (nhà lá) chớ trường chưa thành hình vì xe ủi đất (bulldozer) còn đang cày xới ủi qủa đồi cho bằng để cất nhà gạch.
Lúc bấy giờ tôi được biết Ban Giám Đốc gồm có:
Lúc bấy giờ tôi được biết Ban Giám Đốc gồm có:
-Chỉ Huy Trưởng : Commandant Bouillet
-Chỉ Huy Phó: Đại úy Dương Văn Sang
-Phụ tá Chỉ Huy Trưởng: Trung úy Lâm Văn Phát (sau lên Đại úy)
-Giám Đốc Quân Huấn : Capitaine Coust.
Sau ba tháng huấn luyện chung coi như học căn bản quân sự thì Trường bắt đầu tuyển khóa sinh theo học ngành chuyên môn (les Specialites) mà cũng giới hạn chỉ có ba ngành Pháo binh, Công binh, và Truyền tin kỳ dư thì ở lại Bộ binh. Riêng Pháo binh lấy 28 người, Công binh 14, và Truyền tin 16. Cũng nên biết thêm là vào thời điểm này Trường Sĩ Quan Trừ bị Nam Định có gởi vô Thủ Đức 22 khóa sinh nên trong số này có mấy anh ghi tên theo học ba ngành chuyên môn nói trên. Số khóa sinh dành lại cho Bộ binh lá 12 trung đội tính khoảng 300 người nhưng có một trung đội (TrĐ II) ra trường trễ một tháng vì học thêm cho hết chương trình – họ là những người vắng mặt lâu vì lý do bất khả kháng như nằm bệnh viện, lý do gia đình hay vì công vụ v.v… Anh em khóa sinh từ ngày nhập học ở chung với nhau, có người kết thân ở Trung đội này nay phải chia tay nhau. Anh em ở chuyên môn – có lẽ được ‘cưng’ hơn – được dọn lên ở nhà gạch mới xây xong – còn đa số thuộc Bộ binh còn tiếp tục ở nhà lá như lúc mới tới và còn chờ các dãy nhà gạch đang được xây.
Tạị sao tôi chọn đi ngành Pháo binh?.
Cũng dễ hiểu thôi, lúc bấy giờ, tức sau giai đoạn 1, các ngành chuyên môn tranh nhau tuyển khóa sinh cũng như Bộ binh quyết dành lại cho mình những phần tử giỏi, chuyên cần, có kỷ luật v.v.. Các sĩ quan tuyển mộ nói rằng
-l’Infanterie est la reine de la bataille!
-la Cavalerie est une Arme noble!
-l’Artillerie est une Arme savante!
-le Genie est une Armée de coolies ???
Đó là những lời ca tụng cái hay cái tốt của binh chủng họ. Cũng cần biết thêm, nói là nói vậy chớ ngành Công binh chọn toàn những người biết nghề gồm các kỹ sư hay cán sự công chánh, còn Pháo binh lấy ưu tiên các khóa sinh có bằng Tú tài (phấn 1 và phần 2) đặc biệt là tú tài toán. Ngành Truyền tin coi bộ mới mẻ và cũng thấy thọ nhất nên cũng có nhiều người ghi tên. Còn lại Bộ binh thì khỏi nói. Muốn mau lên lon thì ở lại Bộ binh. Lúc bấy giờ nhà trường rất bận rộn còn khóa sinh thì đứng trước ngã ba đường: đi ngành nào đây, muốn ngồi bureau hay đi tác chiến, ai đã có vợ có con càng thêm bối rối mà ghi tên (ngành chuyên môn) thì chắc có được nhận không. Tôi cũng không biết tại sao tôi được thu nhận vào Pháo binh. Mình chỉ ghi tên cầu âu vậy thôi vì thấy đi Pháo binh cũng ‘oai’ lắm chứ, và vì bị ảnh hưởng cái câu :”l’Artillerie est une Arme savante. Hơn nữa cũng có vài anh bạn học chung với mình ở Trung học đã ghi tên như các anh Phạm Kim Qui, Huỳnh Công Thành, Đặng Ngọc Thanh.. thì đi Pháo binh cũng vui, cũng có bạn.
Lớp Pháo binh có Lieutenant Pommier làm huấn luyện viên chính tức giảng dạy về lý thuyết cũng như cách xử dụng máy nhắm và bắn ‘cannon’ còn kỳ dư các môn khác như armament, auto hay transmission thì coi như học chung chương trình với bộ binhvà cũng do mấy huấn luyện viên đó phụ trách như:
-armement có Capitaine Pichene
-auto có Lieutenant De La Commune
-Transmission có Lieutenant De La Croix
Tôi nhớ cả lớp có một cái giác bàn ‘Goniometre-Boussole’ nên các anh ham học như anh Qui, anh Thắng, anh Chơn, anh Soạn tranh nhau để rờ rẫm nó, còn số còn lại thì đi loanh quanh hoạ huần lắm ông huấn luyện viên Ltn Pommier mới gọi lại cho sờ sẫm một chút để làm quen với máy (rất quan trọng với các sĩ quan Pháo binh). Còn sung đồng, cả Trường chỉ có một cây sung ‘cannon 75’ thời Đệ nhất thế chiến (1914-18), mà mỗi lần thực tập bắn (chớ chưa bắn thử lần nào). Tốp pháo thủ (theo nguyên tắc là quân nhân hàng binh sĩ) và người khẩu trưởng (chef de piece) thường là một hạ sĩ quan đào một cái lỗ vừa một người đứng rồi xạ thủ tót xuống đó để giật giây cho nổ mới được an toàn. Lý do là vì súng quá xưa và các bộc thuốc sung quá cũ sợ nó nổ bậy rất là nguy hiểm. Nói tới đây tôi xin kể một kinh nghiệm bản than là khi ở Phú Lợi trong một buổI thưc tập bắn, khi giựt giây đạn tịt không nổ, đạn không đi mà nòng sung lại ra khói … Lại còn một trường hợp khác xẩy ra ở một đơn vị, đạn ra khỏi nòng không xa thì phát nổ (thay vì chạm đất mới nổ hay nổ trên không khi tới đích vì có điều chỉnh ngòi nổ trước – coup fusant haut) làm một số pháo thủ bị thương và một ông thiếu úy hư một con mắt… Đó là những tai nạn ít xẩy ra nhưng không biết trước mà tránh như bom trên máy bay thả xuống mà không nổ vậy.
Trở lại chuyện thực tế hơn, tôi cảm thấy trong 5 tháng thụ huấn Pháo binh ở Thủ Đức mình học lý thuyết nhiều quà mà thưc hành chẳng được bao nhiêu, nên khi ra đơn vị tác chiến như khi ở Tiểu đoàn 5 Pháo binh (5è GAVN) ở ngoài Bắc tôi còn phải học hỏi nhiều nhất là khi làm nhiệm vụ DLO hay Lieutenant de Tir. Ngoài ra ở trường mình học nhiều thứ súng “cannon” quá mà trên sách vở thôi (manuel d’Artillerie) khi ra đơn vị mới thấy mặt mũi cây “trois pouce sept (3”7), cây 25 pounders (88 ly) của Anh, cây 105 Howitzer (HM2) của Mỹ thật là bù đầu cho một Thiếu úy Pháo binh mới ra trường.
Phú Lợi Ngày Ấy
Khi cầm tờ “Nhiệm Vụ lệnh” đến trình diện ở Phú Lợi thì tôi mớI biết đây là một Trung tâm Huấn luyện Pháo binh nhằm đào tạo pháo thủ (canonnier) mà Bộ Chỉ huy chỉ có hai sĩ quan là Lieutenant Henner và Marlien, và một số hạ sĩ quan người Pháp. Văn phòng thì gồm có 2 villa có lầu, một dùng làm chỗ làm việc, một làm chỗ ở cho chúng tôi gồm 4 thiếu úy vừa ra trường Thủ Đức. Thoạt tiên tôi có cảm giác là mình đang ở trong rừng mà đúng vậy đây toàn là cây với cây chỉ có một miếng đất trống mà ngày trước quân đội Thiên hoàng đã phát quang san bằng lảm một cái sân bay nhỏ. Chính vì vậy nhờ có khoảng đất trống đó và xa xóm làng tức không có người ở nên quân đội Pháp mới chọn chỗ đó làm Trung tâm Huấn luyện để có chỗ mà bắn thử súng ‘cannon’ tức thực tập tác xạ. Tôi cũng nghĩ đây là nơi đào tạo những pháo thủ đầu tiên cho ngành Pháo binh Quốc Gia Việt Nam vì từ trước tới nay Pháo binh là của Pháp mà thôi. Đó là 4è hay 41è RAC (Regiment d’Artillerie Coloniale). Chúng tôi tới nhận việc ở đây. Là những sĩ quan Việt Nam đầu tiên đổi tới, có hai nhiệm vụ: thứ nhất là để thực tập tác xạ, thứ hai là huấn luyện binh sĩ từ các đơn vị bộ binh gửi tới trở thành pháo thủ vì các tài liệu huấn luyện còn là Pháp văn nên sự có mặt của chúng tôi rất cần thiết trong giai đoạn đầu này để hỗ trợ các hạ sĩ quan huấn luyện viên Pháp. Tóm lại “họ” đang truyền nghề cho mình và các Tiểu đoàn Pháo binh Quân Đội Quốc Gia đang chờ đợi có người để mà thành lập chẳng hạn như là mà cũng lâu lắm về sau:
-Tiểu đoàn 5 Pháo binh thành lập ngày 1/07/1952 tại Bắc Việt.
-Tiểu đoàn 3 Pháo binh thành lập ngày 1/11/1952 tại Bắc Việt
-Tiểu đoàn 4 Pháo binh thành lập ngày 1/01/1953 tại Cao Nguyên
-Tiểu đoàn 2 Pháo binh thành lập ngày 1/02/1953 tại Trung Việt
-Tiểu đoàn 1 Pháo binh thành lập ngày 1/05/1953 tại Nam Việt
Thiết tưởng cũng nên nói thêm cho rõ là TD5PB được thành hình sớm nhất là do Tiểu Đoàn Pháo Binh Liên Hiệp Pháp 1/41è RAC chuyển sang nên sẵn có pháo thủ người Việt, đa số là người Nùng như đã nói ở trên, đơn vị mà tôi được thuyên chuyển từ Phú Lợi ra phục vụ từ tháng 9 năm 1952. Trở lại Phú Lợi, sau những buổi học tập lý thuyết các binh sĩ, thường là những ngườI có trình độ học lực khá chớ không phải là dốt đặc, được đưa ra bãi để thực tập tức sân bay Phú Lợi. Nói là thực tập chớ cũng còn là lý thuyếticách đặt sung, cách đào đất để ẩn núp, để cất giữ đạn (obus) được an toàn, học nhắm qua máy nhắm, học điều chỉnh “cannon” lên xuống qua trái qua phải, cách nhận lệnh, cách truyền lệnh từ vị sĩ quan gọi là Lieutenant de Tir, cách nạp đạn, nạp thuốc từ mấy cái bọc thuốc (sachet de poudre) thôi thì đủ thứ để học nếu muốn trở thành pháo thủ. Chưa hết, vì Phú Lợi ở xa thị trấn Thủ Đầu Một mà cũng là ở trong rừng như đã nói ở trên nên mỗI ngày phảI mở đường mới có an ninh để xe đi chợ hay đi công tác nên các sĩ quan Việt Nam cũng được phân công chỉ huy tốp lính đi mở đường. Thường thì có hai tiểu đội tham gia chia nhau mỗI bên một tiểu đội đi dưới ruộng hai bên lề đường còn một binh sĩ cầm cây “rà mìn” đi trên đường quơ qua quơ lại để tìm coi có gì làm ré lên và cây kim đồng hồ nhảy không… nếu có thì cho lính đi moi lên coi phải “mìn” không, thường gập là khúc sắt hay cây đinh tức cái gì bằng kim loại, còn chiếc GMC chạy theo sau để chở lính về mà cũng có thể là “thí mạng” nếu ‘mìn’ nổ. Ngoài ra lình dàn ra đi hai bên dưới ruộng là cũng phòng hờ khi bị địch phục kích. Nói là không có gì mà sợ nhưng sau này khi tôi đổi ra Bắc thì nghe tin ông Lieutenant Marlien cũng ở Phú Lợi với tôi bị mìn chết ở miền Tây.
-Tiểu đoàn 5 Pháo binh thành lập ngày 1/07/1952 tại Bắc Việt.
-Tiểu đoàn 3 Pháo binh thành lập ngày 1/11/1952 tại Bắc Việt
-Tiểu đoàn 4 Pháo binh thành lập ngày 1/01/1953 tại Cao Nguyên
-Tiểu đoàn 2 Pháo binh thành lập ngày 1/02/1953 tại Trung Việt
-Tiểu đoàn 1 Pháo binh thành lập ngày 1/05/1953 tại Nam Việt
Thiết tưởng cũng nên nói thêm cho rõ là TD5PB được thành hình sớm nhất là do Tiểu Đoàn Pháo Binh Liên Hiệp Pháp 1/41è RAC chuyển sang nên sẵn có pháo thủ người Việt, đa số là người Nùng như đã nói ở trên, đơn vị mà tôi được thuyên chuyển từ Phú Lợi ra phục vụ từ tháng 9 năm 1952. Trở lại Phú Lợi, sau những buổi học tập lý thuyết các binh sĩ, thường là những ngườI có trình độ học lực khá chớ không phải là dốt đặc, được đưa ra bãi để thực tập tức sân bay Phú Lợi. Nói là thực tập chớ cũng còn là lý thuyếticách đặt sung, cách đào đất để ẩn núp, để cất giữ đạn (obus) được an toàn, học nhắm qua máy nhắm, học điều chỉnh “cannon” lên xuống qua trái qua phải, cách nhận lệnh, cách truyền lệnh từ vị sĩ quan gọi là Lieutenant de Tir, cách nạp đạn, nạp thuốc từ mấy cái bọc thuốc (sachet de poudre) thôi thì đủ thứ để học nếu muốn trở thành pháo thủ. Chưa hết, vì Phú Lợi ở xa thị trấn Thủ Đầu Một mà cũng là ở trong rừng như đã nói ở trên nên mỗI ngày phảI mở đường mới có an ninh để xe đi chợ hay đi công tác nên các sĩ quan Việt Nam cũng được phân công chỉ huy tốp lính đi mở đường. Thường thì có hai tiểu đội tham gia chia nhau mỗI bên một tiểu đội đi dưới ruộng hai bên lề đường còn một binh sĩ cầm cây “rà mìn” đi trên đường quơ qua quơ lại để tìm coi có gì làm ré lên và cây kim đồng hồ nhảy không… nếu có thì cho lính đi moi lên coi phải “mìn” không, thường gập là khúc sắt hay cây đinh tức cái gì bằng kim loại, còn chiếc GMC chạy theo sau để chở lính về mà cũng có thể là “thí mạng” nếu ‘mìn’ nổ. Ngoài ra lình dàn ra đi hai bên dưới ruộng là cũng phòng hờ khi bị địch phục kích. Nói là không có gì mà sợ nhưng sau này khi tôi đổi ra Bắc thì nghe tin ông Lieutenant Marlien cũng ở Phú Lợi với tôi bị mìn chết ở miền Tây.
Sau ba tháng ở Phú Lợi nhờ ra trường được điểm cao được chọn chỗ mình muốn, tôi được thuyên chuyển ra Tiể đoàn 5 Pháo binh ở Hà Nội đã được thành lập từ tháng 7 và đang cần bổ sung quân số, tôi sẵn sàng lên đường. Cùng đi với tôi chuyến đó có các thiếu úy cùng ra Khóa 1 Pháo binh Thủ Đức là: Huỳnh Công Thành, Phạm Thề Hùng, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Thành Chí, Nguyễn Hiền Điểm. Hỗi ôi, nay Anh Hùng, Anh Thành, và Anh Khải đã ra ngườI thiên cổ.
Strasbourg ngày 2 tháng 8 năm 2007 Nguyễn Đình Lang
Nguồn: Phaobinhvnch