Tim thông tin blog này:

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Một số vấn đề cơ bản về người Việt Nam ở Campuchia hiện nay

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI CẤP BỘ
I. Mục tiêu của đề tài:
* Quan niệm người Việt Nam ở Campuchia được sử dụng trong đề tài:
Trong đề tài này chúng tôi quan niệm người Việt Nam ở Campuchia
những người có nguồn gốc Việt Nam hiện đang cư trú ở Campuchia hoặc đã nhập cư vào Campuchia. Tất cả những đối tượng này làm nên Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia (kể từ 3/2011, được phép của các cơ quan có liên quan của Việt Nam và Campuchia, về mặt tổ chức, Hội người Việt Nam ở Campuchia đã được đổi tên thành Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia; ở cấp tỉnh là các Tỉnh hội. Do vậy, trong đề tài, có lúc chứng tôi gọi cộng đồng người Việt Nam ở Campuchiacộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam tại
Campuchia
(mặc dù số lượng người Việt Nam đã nhập quốc tịch Khmer chỉ mới khoảng 15%), cả hai cách gọi này có nội hàm như nhau (trong một số tài liệu, văn bản có sử dụng từ Việt kiều, chúng giữ nguyên cách gọi này khi trích dẫn).
Đối tượng người Việt Nam nhập cảnh bất hợp pháp không thuộc diện nghiên cứu của đề tài 1.
* Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của người Việt Nam ở Campuchia hiện nay.
Từ kết quả nghiên cứu, cung cấp cho các cơ quan hữu quan của Việt Nam các cơ sở, chứng cứ khoa học trong việc hoạch định chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia.
3. Bước đầu đề xuất đến các cơ quan hữu quan các kiến nghị khoa học nhằm giúp Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia ổn định, phát triển, giữ gìn được bản săc văn hóa dân tộc và hội nhập sâu, bền vững vào đất nước sở tại.
II.nh hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1. Tình hình nghiên cứu trong nước của đề tài
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về cộng đồng người Việt chưa nhiều và thiếu tập trung. Tuy nhiên cũng đã có một vài công trinh đáng chú ý như sau:
+ Năm 1970, Lê Hương, tác giả có nhiều công trình được nhiều người biết đến như Người Việt gốc Miên, Chợ trời biên giới đã công bố công trình Việt kiều ở Campuchia (Nxb. Trí Đăng). Trong công trình này, Lê Hương đề cập đến một số vấn đề về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Việt thời Pháp thuộc và giai đoạn đầu của thời kỳ Campuchia giành được độc lập. Đặc biệt trong công trình này, Lê Hương đã bước đầu phân tích một số chính sách của
chính quyền N.Sihanouk đối với người Việt (người Việt bị cấm 18 nghề).
+ Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến khối Việt kiều Campuchia yêu nước đã công bố Tư liệu lịch sử về phong trào Việt kiều yêu nước ở Campuchia (Nxb. Mũi Cà Mau, 2004). Cuốn sách, như tên gọi của nó, chủ yếu ghi lại phong trào kháng chiến, yêu nước của cộng đồng người Việt ở Campuchia trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
+ PGS.TS. Trần Trọng Đăng Đàn là một trong những tác giả hiếm hoi ở Việt Nam hiện nay quan tâm đến cộng đồng người Việt ở Campuchia qua một số công trình đã công bố của ông như Người Việt Nam ở nước ngoài (Nxb. Sự Thật, 1997) Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có "Việt kiều" (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2005). Quan điểm của PGS. TS. Trần Trọng Đăng Đàn về vấn đề người Việt ở Campuchia là "Xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc, tạo một vị thế chính trị, văn hóa, xã hội vững vàng để người Việt Nam ở Campuchia được làm ăn sinh
sống lâu dài, ổn định” (Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ cỏ "Việt kiều" (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2005, tr. 32)
+ Năm 2006, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã thực hiện đề tài cấp Viện: Cộng đồng người Việt ở Campuchia (TS. Nguyễn Sỹ Tuấn làm chủ nhiệm), bước đầu nghiên cứu về chính sách của Campuchia đối với cộng đồng người Việt ở Campuchia qua các thời kỳ, nhất là giai đoạn hiện nay.
Gần đây trên một số báo điện tử có nhiều bài đề cập đến cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia. Phần lớn những bài này là các ghi chép về đời sống cực khổ, bấp bênh của bà con người Việt Nam ở Campuchia, nhất là khu vực Biển Hồ.
2. nh hình nghiên cứu ngoài nước:
Ở nước ngoài đã có nhiều học giả nghiên cứu về Cộng đồng người Việt ở Campuchia. Một số tác giả đáng lưu ý:
+ Khin Sok, trong công trình Campuchia giữa Thái Lan và Việt Nam từ 1775-1860 (École Francaise D'extreme-Orient, Paris, 1991), đã đề cập đến vấn đề lịch sử hình thành cộng đồng người Việt ở Campuchia, theo đó, dân thường Việt Nam đã có mặt ở đây từ năm 1835.
+ Goshal, trong công trình Minorities in Cambodia: The Vietnamese Community (in Minorities in Cambodia, Sri Lanka: International Center for Ethnic Studies, 1993), chia cộng đồng người Việt ở Campuchia thành 3 nhóm khác nhau dựa trên tiêu chí về mức độ lâu đời của họ ở Campuchia. Nhóm đầu tiên bao gồm những người Việt được sinh ở Campuchia, bố mẹ và ông bà của họ cũng được sinh ở đây. Những người này có thể nói và đôi khi có thể đọc và viết chữ Khmer thành thạo; họ cảm thấy Campuchia là quê hương của họ và nhận thấy rằng họ hội nhập vào xã hội Campuchia khá tốt. Nhóm thứ hai bao gồm những người đến Campuchia trong  khoảng thời gian từ 1979-1989. Họ đến cùng với bà con bạn bè, những người trở lại Campuchia sau khi chế độ diệt chủng Pol Pot sụp đổ, họ đến làm việc cho chính phủ hoặc thử vận may để kiếm tiền. Nhóm này thường nói được một số từ Khmer mặc dù không trôi chảy. Một số người đã lấy người Khmer định cư với cộng đồng Khmer. Nhóm cuối cùng là những người mới đến Campuchia thông qua những tay cò mồi về nghề nghiệp theo sự tăng trưởng kinh tế của Campuchia. Họ đến Campuchia để kiếm tiền và quay về Việt Nam càng sớm càng tốt nếu họ đã kiếm đủ tiền. Phần lớn họ không nói được tiếng Khmer hoặc chỉ một số từ cơ bản.
+ Chandler (A history of Cambodia, Thailand: Silkworm Books, 1992) lại quan tâm đến "sự xâm nhập của người Việt vào Campuchia và cuộc sống của họ dưới thời Lon Noi, Pol Pot".
+ Anuska Derk trong công trình Diversity in Ethnicity: A picture of the Vietnamese in Cambodia, Christine s. Leanard trong công trình: Becoming Cambodian: Ethnic Identity and the Vietnamese ỉn Cambodia và Lim Sidedine & Ith Sothea trong Vietnamese in Contemporaiy Cambodia (Ethnic Groups in Cambodia Center for Advanced Study, Phnom Penh, 2009, tr. 535-613) đã có một cái nhìn tổng quát về nguồn gốc và đặc điểm vãn hóa, lối sống, hoàn cảnh kinh tế của cộng đồng người Việt ở Campuchia cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên các công trình trên cũng bộc lộ một vài nhược điểm:
• Chỉ tập trung khai thác thái độ kỳ thị dân tộc của một ít người Campuchia đối với cộng đồng người Việt.
• Cường điệu hóa mối hiểm họa từ người Việt, nhất là về cạnh tranh kinh tế.
• Chỉ thấy và khai thác mặt xấu của một số người Việt như tính tự do, vô tổ chức, tệ nạn mại dâm, khó hội nhập về văn hóa...
* Không nhìn nhận cộng đồng người Việt như một thực thể xã hội có quá trinh gắn bó với sự thăng trầm của đất nước Campuchia...
Đánh giá chung: Mặc dầu chưa đặt vấn đề nghiên cứu Cộng đồng người Việt tại Campuchia ở các khía cạnh lịch sử hình thành, địa vị pháp lý và những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, song các công trình trên cũng đã cung cấp cho đề tài những cứ liệu hết sức bổ ích và những nhận xét bước đầu mà chắc chắn đề tài sẽ kế thừa đuợc.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu là người Việt Nam ở Campuchia hiện nay (bao gồm những người đang cư trú ở Campuchia hoặc đã nhập cư vào đất nước Campuchia).
* Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về kinh phí, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu người Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ở Phnom Penh và một số tỉnh xung quanh Biển Hồ và sông Mekong.
IV. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng; các quan điểm của Đảng về chính sách đối ngoại, đặc biệt là chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đề tài sẽ vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
* Phương pháp nghiên cứu điền giã. Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng đối với đề tài. Các thành viên nghiên cứu trực tiếp khảo sát trên thực địa bằng cách: điều tra theo phiếu, quan sát, phỏng vấn (phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm...), tổ chức các buổi tọa đàm với các đối tượng tại Phnom Penh và một số khu vực khác xung quanh Biển Hồ, sông Mekong.
+ Địa bàn khảo sát
Đề tài đã thực hiện tại 4 tỉnh, thành phố, đại diện cho 4 khu vực có đông người Việt Nam sinh sống: 1/ Thành phố Phnom Penh-Kandal, đại diện cho khu vực thành phố, thị xã, nơi có đông đảo người Việt Nam sinh sống bằng cách buôn bán nhỏ và dịch vụ; 2/ tinh Kratie, nơi tiếp giáp với biên giới Việt Nam, có nhiều bà con sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông Mekong, trồng cây cao su; 3/ tỉnh Kampong Chhnang, một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Biển Hồ, người Việt Nam ở đây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá nước ngọt.
+ Đối tượng khảo sát: Các hộ gia đình được chọn lựa để điều tra, khảo sát theo một cách ngẫu nhiên, không có sự lựa chọn trước.
+ Phương pháp thực hiện: Bốn (4) cán bộ của đề tài trực tiếp đến điều tra, khảo sát từng hộ gia đình với sự giúp đỡ trực tiếp của 1 cán bộ đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia, 1 cán bộ của Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam (2 cán bộ này đi theo suốt chuyến khảo sát tại 4 địa điểm), 2 cán bộ của Thành hội (ở Thủ đô Phnôm Pênh), 4-5 cán bộ Tỉnh hội (ở mỗi tỉnh còn lại).
+ Tổng số hộ gia đình được khảo sát: 400 hộ; sau khi kiểm tra, đánh giá lại, còn 380 hộ (phiếu) đạt yêu cầu đưa vào tính toán, phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu tổng hợp. Đây là phương pháp nhằm khai thác các nguồn tài liệu thứ cấp như: các tài liệu lịch sử, các báo cáo nhanh của các cơ quan chức năng, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, chính trị, hoạt động xã hội...
- Phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, được sử dụng trong việc xử lý các nguồn tài liệu từ các kết quả nghiên cứu để xây dựng các bản báo cáo.
V. Nội dung, bố cục của đề tài
Cộng đồng người Việt ở Campuchia được hình thành từ rất sớm và bằng nhiều con đường khác nhau. Lúc đông nhất lên tới khoảng 500 ngàn người. Hiện nay chưa có thống kê chính xác, song theo phía Campuchia thông báo, số người Việt làm ăn, sinh sống ở Campuchia có khoảng 100 ngàn người.
Tuy đông như vậy, nhưng do lịch sử hình thành và do chính sách của Campuchia đối với ngoại kiều nói chung và đối với người Việt nói riêng khá phức tạp và còn do nhiều nguyên nhân khác nữa nên địa vị pháp lý của người Việt Nam ở đây khá thấp, thậm chí có một bộ phận không nhỏ còn hết sức bấp bênh. Mặt khác, Cộng đồng người Việt ở Campuchia tuyệt đại đa số là người lao động nghèo khổ, trình độ văn hóa thấp, không có chuyên môn kỹ thuật... Người Việt hiện tại sinh sống chủ yếu ở Phnom Penh, các tỉnh xung quanh Biển Hồ (Biển Hồ hiện thuộc sự quản lý của 5 tỉnh) và một vài thị xã, thị trấn khác; đa số sinh sống bằng đánh bắt cá, buôn bán nhỏ hoặc dịch vụ..., nên không những không đảm bảo được cuộc sống mà còn khó khăn trong sự hòa nhập với cư dân sở tại, gây khó khăn cho việc quản lý của bạn. Một số cá nhân hoặc lực lượng chính trị (không nhiều) Campuchia lợi dụng vấn đề người Việt để kích động tâm lý hận thù dân tộc, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai nước. Do vậy có thể nói, vấn đề người Việt Nam ở Campuchia không chỉ là vấn đề quyền của con người được cư trú làm ăn sinh sống bình thường theo/phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế mà còn liên quan đến các mối quan hệ chính trị, an ninh, hợp tác đầu tư về kinh tế văn hóa, xã hội giữa Việt Nam-Campuchia, đặc biệt là chính sách của Campuchia đối với ngoại kiều nói chung và đối với cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia nói riêng. Với những vấn đề trên, đề tài chia thành các phần và chương như sau:
Phần Mở đầu: Khái quát về việc hình thành cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia
Chương I: vấn đề chính trị-địa vị pháp lý của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia hiện nay
Chương II: Thực trạng đời sống kinh tế của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia hiện nay
Chương III: Thực trạng đời sống vãn hóa-xã hội của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia hiện nay
Phần Kết: Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia hiện nay và một số kiến nghị
Phần mở đầu
KHÁI QUÁT VỀ VIỆC HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở CAMPUCHIA
I. Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia thời kỳ phong kiến (từ đầu thế kỷ XVII đến trước khi thực Pháp xăm lược Việt Nam và Campuchia)
Từ đầu thế kỷ XVII, Việt Nam và Campuchia (lúc đó gọi là Chân Lạp) đã có mối quan hệ bang giao. Năm 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613- 1635) đã gả con gái mình là Công chúa Ngọc Vạn cho quốc vương Chey Chettha II (1618-1628) làm hoàng hậu. về phần mình, Chey Chettha II cũng muốn thông qua mối quan hệ này để củng cố thế lực nhằm chống lại quân Xiêm. Sau cuộc hôn nhân này nhiều người Việt đã có cơ hội xâm nhập vào tận kinh đô của Chân Lạp. Đến năm 1658, dưới triều Vua Ponhea Chan (1642-1659), Chúa Nguyễn Hiền Vương (1648-1687) nhận lời cầu cứu của hai vị Hoàng thân Cao Miên cử binh sang giúp đỡ. Từ sau 1658, nhiều người Việt Nam, nhất là những người trong bộ máy quân sự, hành chính của chúa Nguyễn đã có mặt một cách đông đao ở Campuchia. Nhiều người trong số họ đã được bổ nhiệm vào bộ máy hành chính của triều đình Campuchia. Cùng với những ngưòi Việt trong bộ máy dân sự, còn có một bộ phận cư dân khác sang làm ăn sinh, sinh sống ở Campuchia. Họ chính là những thương gia người Việt sang làm ăn buốn bán ở đây. Đến đầu thế kỷ XVIII, người Việt Nam lên buôn bán ở Chân Lạp tăng lên một cách đáng kể.
Đặc biệt sau khi lên ngôi, vua Minh Mệnh chủ trương lập trấn Tây Thành thì người Việt Nam sang làm ăn, buôn bán ở Chân Lạp ngày càng đông. Vua Minh  Mệnh ban hành nhiều đạo dụ khuyến khích người Việt sang làm ăn buôn bán ở Chân Lạp.
Việc triều Nguyễn khuyến khích và tạo điều kiện cho người buôn Việt Nam và Chân Lạp thông thương qua lại đã tạo nên một cộng đồng người Việt lên làm ăn sinh sống ở Campuchia từ sau năm 1835 tăng lên một cách đáng kể.
II. Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia trong thời kỳ Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam, Campuchia
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, cư dân ngưòi Việt lên làm ăn sinh sống ở Campuchia ngày môt đông Có nhiều luồng dân cư người Việt Nam sang làm ăn, sinh sống ở Campuchia trong thời gian này. Có mấy luồng di dân chủ yếu sau đây:
1. Những người di dân tự do.
Sau khi chiếm toàn bộ ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào và thành lập Liên bang Đông dương thuộc Pháp (1887), thực dân Pháp đã biến ba quốc gia có chủ quyền thành các khu vực trực thuộc toàn quyền Đông Dương, biên giới quốc gia biến thành các biên giới hành chính, nhờ đó việc đi lại giữa ba nước trong đó có sự đi lại giữa Việt Nam và Campuchia cũng trở nên dễ dàng hơn. Nhiều người Việt vì hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, thiếu ruộng vườn đất đai canh tác tại quê hương bản quán, nhất là các tỉnh giáp ranh với Campuchia đã tìm mọi cách để sang Campuchia làm ăn sinh sống. Phần lớn họ sang làm các nghề như đánh cá, hạ bạc buôn bán nhỏ, làm thuê V.V…
2. Những người di dân có tổ chức, do thực dân Pháp thực hiện: Loại này cũng được chia thành hai, tuỳ vào điều kiện học vấn, điều kiện kinh tế.
+ Loại thứ nhất tham gia bộ máy công chức của Pháp
+ Loại thứ hai tham gia vào công việc khai thác thuộc địa
Số lượng người Việt ở Campuchia trong thời kỳ thuộc Pháp được công bố không thống nhất. Theo cuốn “Le Cambodge et la colonisation Francaise Histoire d.une colonisation sans heurt (1897-1920), tính đến năm 1903, số lượng Việt ở Campuchia đã có tới 57.696 người, năm 1911 có 79.050 người, và năm 1921 số lượng người Việt Campuchia đã lên tới 140.220 người. Còn theo cuốn “Tư liệu lịch sử về phong trào Việt kiều yêu nước ở Campuchia thì năm 1902 có khoảng 63.786 người, năm 1921 có 140.222 người, năm 1932 có trên 225.100 người, năm 1945 có trên 300.000 người, năm 1950 có 319.596 người.
III. Cộng đằng người Việt Nam ở Campuchia từ sau khi Campuchia giành được độc lập
1. Sau khi giành được độc lập hoàn toàn từ tay thực dân Pháp, duới sự lãnh đạo của N. Sihanouk, Campuchia bắt tay vào xây dựng đất nước theo con đường độc lập, trung lập và không liên kết. Trong khoảng thời gian 17 năm (1953-1970), Campuchia đã đạt được những thành tựu kinh tế-xã hội tương đối khả quan, đất nước khá ổn định và yên bình. Vì vậy có nhiều người Việt Nam tiếp tục sang Campuchia làm ăn sinh sống. Những người sang Campuchia thời gian này có thể đuợc chia thành mấy loại: những người sang vì khó khăn kinh tế, những người sang vì giặc dã, loạn li và có nhiều người sang để chạy trốn chính sách quân dịch của chính quyền Sài Gòn. Tính đến cuối năm 1969, đầu năm 1970, người Việt ở Campuchia đã lên tới khoảng 500.000 người.
2. Trong thời gian từ 1970 đến 1978, một số lượng lớn người Việt Nam ở Campuchia bị chính quyền Lon Non và Pôn Pốt giết hại, số còn lại buộc phải trở về Việt Nam sinh sống khoảng trên 300.000 người.
3. Sau năm 1979, khi chế độ diệt chủng Pol Pot bị tiều diệt, Campuchia xây dựng chế độ mới (chế độ Cộng hoà Nhân dân Campuchia, SOC, SNC thời kỳ 1979-1991 và Vương quốc Campuchia từ sau 1991) lại có nhiều người Việt Nam tìm cách trở lại Campuchia.
Có thể chia những người sang Campuchia thời kỳ này thành hai loại chính. Một là những người trước đây đã định cư lâu đời ở Campuchia nhung bị chính quyền của Lon Nol, Pol Pot truy bức phải chạy về Việt Nam nay có điều kiện trở lại Campuchia. Hai là những người sang làm ăn tự do, mang tính thời vụ có thể trở về Việt Nam nếu kiếm được một số tiền tương đối khá. Đối tượng di cư trong thơi gian này và thuộc đối tượng này chủ yếu là thanh niên, trung niên, phụ nữ trẻ em. Đa phần họ tự nguyện đi nhưng cũng có một số, nhất là phụ nữ và trẻ em bị lừa và bán đi làm gái mại dâm.
Sự phân bố các nhóm cư dân Việt ở Campuchia
Theo tài liệu của Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến khối Việt kiều Campuchia yêu nước thì Việt kiều ở Campuchia sinh sống trong 223 cụm dân cư nằm rải rác trên nhiều tỉnh, thành Campuchia, từ thành thị đến nông thôn, ven sông, ven chợ đến các đồn điền cao su (xem Bảng 1).
Bảng 1: Người Việt Nam ở Campuchia thời Pháp thuộc
Đơn vị tính: người
Tên tỉnh
Năm 1903
1911
1921
Battambang
 
7000
6.910
Kampot
2.800 (1905)
2.477
4.640
Kangpong Cham
2.220
1.862
9.130
KampongChhnang
6.523
5.918 (+ Pursat)
12.500
Kampong Thom
789
1.146
5.420
Kratie
1.392
3.464
4.360
Prey Veng
16.937
26.546 (+Svay Rieng)
25.580
Pursat
1.503
(tính vào Kangpong Chhnang
4.190
Svay Rieng
8.132
(Tính vào P.Veng)
18.370
Stung Treng
 
123
400
Takeo
10.400
14.042
25.510
Phnom Penh
7.000 (1905)
13.508
18.990
Tổng số
57.696
79.050
140.220

Nguồn: Le Cambodge et la colonisation Francaise Histoire d.une colonisation sans heurt (1897-1920). LHarmantan: Publie avec le côncú du C.N.R.S. tr. 446.
Theo thống kê của cảnh sát Campuchia thì trong những năm 90 của thế kỷ XX, người Việt sống tập trung chủ yếu ở Phnom Penh, Kandal, Prey Veng, Kampong Chhnang (xem bảng 2 dưới đây)
Bảng 2. Thống kê của cảnh sát Campuchia năm 1994 về số hộ, số khẩu của công đồng người Việt Nam ở Campuchia
STT
Tỉnh thành
Số hộ
Số khẩu
Nam
1
Phnom Penh
5.499
30.755
14.947
2
Kandal
4.677
29.117
14.706
3
Preyveng
2.563
13.813
6.933
4
Pursat
1.082
6.604
3.325
5
Kampong Chhnang
1.486
8.343
4.212
6
Svay Rieng
542
3.038
1.578
7
Siem Reap
505
1.948
978
8
Kratie
469
2.759
1.455
9
Kampong Cham
358
1.783
914
10
Koh Kong
342
1.517
583
11
Sihanukville
276
1.346
714
12
Battambang
240
2.252
1.455
13
Banteay Meanchev
228
1.247
508
14
Kampong Thom
166
839
179
15
Stung Treng
155
155
179
16
Takeo
106
568
272
17
Kampot
88
457
272
18
Ratanakũi
64
304
29
19
Kampong speu
43
141
82
20
Preah Vihear
8
30
9
21
Mondolkiri
6
46
23

Tổng cộng
18.813
107.662
53.088
Đến năm 2003, theo theo thống kê của Bộ Nội vụ Campuchia, người Việt Nam ở Campuchia có khoảng 112.000 người. Hiện nay theo số liệu tổng hợp của Hội người Việt Nam ở Campuchia, tổng số người Việt Nam ở đây có khoảng 156.000 người, sống chủ yếu tại Phnom Penh (48.000 người), Kandal (48.000 người), Kampong Chhnang (25.000 người), Prey Veng (24.000 người) v.v...
Chương I
VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ-ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở CAMPUCHIA HIỆN NAY
Vấn đề chính trị-địa vị pháp lý của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia hiện nay, đề tài tập trung vào một số vấn đề chính sau đây:
I. Một số nét khái quát về chính sách của Campuchia đối với Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia từ sau khi đất nước này giành được độc lập (1954) đến nằm 1991
1. Chínhch của Campuchia đối với cộng đồng ngơờỉ Việt giai đoạn 1954-1970
Sau khi giành được độc lập từ thực dân Pháp, Campuchia dưới sự trị vì của Quốc trưởng N. Sihanouk, đã tiến hành xây dựng đất nước Campuchia theo đường lối độc lập và trung lập. Để khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ, cùng với những chính sách kinh tế-xã hội, chính quyền Campuchia đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến ngoại kiểu, điển hình luật ngoại kiều năm 1956 (Kram số 83-NS ngày 19/3/1956). Luật nay được xây dựng nhằm điều chỉnh các hoat động của ngoại kiều trên đất Campuchia sau ngày đất nước này giành được độc lập nhưng những nội dung chủ yếu của nó tác động trực tiếp đến cộng đồng người việt Nam ở đây.
Kram 83-NS ngày 19/3/1956 chia ngoại kiều làm hai hạng: ngoại kiều không di trú và ngoại kiều di trú.
Nội dung quy định đối với ngoại kiều di trú ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng người Việt Nam. Theo quy định của Kram 83, muốn được lưu trú ở Campuchia, ngoại kiều (di trú) buộc phải đóng một số tiền thế chấp đủ để trả các phí tổn khi bị bắt buộc phải trở lại hay phải hồi cư sau này. Số tiền thế chấp được quy định cụ thể cho từng đối tượng. Ngoài việc thế chấp tiền, ngoại kiều phải có đủ các điều kiện khác như phải có đầy đủ sức khoẻ để hành nghề, phải có tiết hạnh đạo đức tốt và phải có năng lực về kinh tế xã hội. Những giấy tờ trên phải có xác nhận của một y sĩ ở nguyên quốc (đối với điều kiện sức khoẻ) và của nhà cầm quyền nguyên quốc (đối với tiêu chuẩn đạo đức) và chúng phải được các nhà đương cục ngoại giao hay lãnh sự quán thông qua v.v
Trong lĩnh vực kinh tế, Kram 83-NS cấm ngoại kiều hoạt động trong 18 lĩnh vực [2].
Không chỉ trong kinh tế mà trong các lĩnh vực khác như giáo dục người Việt Nam ở Campuchia cũng bị chính quyền hạn chế.
Đa số ngưòi Việt bị kẹt vào những ngành nghề bị cấm và họ cũng bị o ép nhiều bề nên một số người có nhiều tiền thì nhập quốc tịch Campuchia để tiếp tục làm ăn, người nào thiếu thốn thì đổi nghề khác, thậm chí phải trở về cố hương.
2. Chính sách của Campuchia từ 1970-1978
Ngày18/3/1970, Lon Nol lật đổ chế độ quân chủ của N. Sihanouk, thành lập chế độ Cộng hòa Khmer. Một mặt Lon Nol thực hiện chính sách thân Mỹ và độ Sài Gòn, mặt khác Lon Nol thực hiện chính sách bài Việt với lý do cộng đồng người Việt ở Campuchia là chỗ dựa để quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hoà xâm nhập vào Campuchia từ đó tràn xuống miền Nam Việt Nam. Những vụ bắt cóc, những vụ thảm sát nhằm vào ngưòi Việt diễn ra thường xuyên. Hậu quả của chính sách này là hàng chục ngàn người Việt đã bị giết, khoảng 200.000 người khác phải chạy
về Việt Nam.
Ngày17/4/1975, Pol Pot lật đổ Lon Nol, thành lâp nhà nước Campuchia Dân chủ, đánh dấu một thời kỳ cực kỳ đen tối ở Campuchia.
Với chủ trương “làm cho dân tộc Khmer thuần khiết hơn”, Pôl Pôt tiến hành truy bức người Việt trên một quy mô lớn hơn, với một mức độ triệt để hơn, tàn bạo hơn thời kỳ Lon Non. Hậu quả là hàng chục ngàn người bị giết chết, hơn 100.000 người rời bỏ nơi làm ăn, sinh sống bao đòi, bao thế hệ để chạy về Việt Nam lánh nạn. Một số người giàu có thì tìm cách đi được sang nước thứ ba. Những ai may mắn sống sót nhưng không thể chạy về Việt Nam hoặc sang nước thứ ba phải mai danh ẩn tích, phải sống chui lủi, lén lút ngay trên đất Campuchia.
3. Chính sách của Campuchia từ1979-1990
Sau năm 1979, dưới chế độ Cộng hoà Nhân dân Campuchia, nhiều người Việt trước đây bị chính quyền Lon Nol và Pol Pot truy bức phải chạy về Việt Nam nay có điều kiện đã trở lại Campuchia. Bên cạnh số này còn một số đối tượng khác, thành phần phức tạp hơn, bao gồm những người sang tìm công ăn việc làm theo thời vụ, những quân nhân lấy vợ, chồng là người địa phương, một số là cán bộ, quân nhân đào ngũ, trốn ở lại.
Thời gian này người Việt Nam không bị phân biệt đối xử mà ngược lại còn được tạo điều kiện thuận lợi cho làm ăn sinh sống.
Ngày 7/5/1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia ra chỉ thị 142 về việc giải quyết đòi sống, công ăn việc làm cho người Việt Nam ở Campuchia. Tiếp đến, ngày 9/10/1982, Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Campuchia hướng dẫn việc tổ chức, quản lý đối với Việt kiểu đang làm ăn sinh sống ở Campuchia. Nhìn chung, cộng đồng ngưòi Việt Nam ở Campuchia trong thời gian này được tôn trọng, phần lớn người Việt được cấp các giấy tờ tuỳ thân để khẳng định địa vị cư trú hợp pháp của mình. Cũng trong thời gian này Hội Việt kiều được thành lập ở 8 tỉnh[3] và hoạt động tương đối mạnh.
II. Chính sách của Campuchia đối với cộng đồng người Việt giai đoạn từ 1991 đến nay
1. Tỉnh phức tạp trong chính sách của Campuchia đối với người Việt Nam ở Campuchia
Chính sách của Campuchia từ 1991 đến nay hết sức phức tạp, trải qua nhiều thời kỳ, bị tác động của yếu tố khác nhau, đặc biệt là chịu sự chi phối rất lớn của tình hình chính trị đầy biến động của Campuchia.
Như đã nói ở trên, cộng đồng ngưòi Việt hiện nay ở Campuchia đến từ nhiều thời kỳ khác nhau và do vậy họ cũng bị (hay được) đối xử một cách khác nhau, tùy thuộc địa vị pháp lý khác nhau của họ.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy cộng đồng người Việt hiện có nhiều loại giấy tờ tuỳ thân khác nhau: 1/ Những người đến Campuchia nhưng có nguồn gốc từ thời N.Sihanouk cầm quyền, được cấp chứng minh thư, mỗi gia đình có một sổ hộ khẩu. Tuy nhiên không phải ai cũng còn giữ được các giấy tờ đã được cấp đó. Những người đến Campuchia trong thời kỳ Nhà nước Campuchia (SOC) một số được cấp chúng minh thư, một số được cấp hộ chiếu Campuchia. Trước thời gian bầu cử ở Campuchia (5/1993) một số được cấp giấy chứng nhận bầu cử với điều
kiện sinh ra ở Campuchia và có bố hoặc mẹ sinh ở Campuchia. Ngoài ra, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Campuchia cũng cấp giấy chứng nhận Việt kiều và hộ chiếu cho công dân Việt Nam.
Nhưng sau khi Chính phủ Vương quốc Campuchia được thành lập (1993) nhiều người Việt Nam, mặc dù đã có các loại giấy tờ nói trên, vẫn bị coi là cư trú bất hợp pháp, vì chính quyền mới ở Campuchia không công nhận các giấy tờ này nhất là sau khi họ công bố luật nhập cư và một số luật và sắc lệnh liên quan đến ngoại kiều.
- Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (23/10/1991), lãnh đạo cấp cao Đảng ta và Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đã gặp nhau tại Hà Nội (11/1991). Phía CPP thoả thuận giữ nguyên trạng chính sách đối với Việt kiều ở Campuchia, chờ chính quyền mới sau tổng tuyển cử sẽ giải quyết.
Thực hiện thoả thuận trên, một số địa phương ở Campuchia đã tiến hành thu hồi chứng minh thư do Nhà nước Campuchia (SOC) cấp cho Việt kiều, một số nơi cấp lại thẻ ngoại kiều. Nhưng việc cấp thẻ này không được làm một cách nhất quán, nhiều nơi thu chứng minh thư nhưng lại không cấp giấy tờ gì cho Việt kiều, có nơi cấp, có nơi không, có nơi cấp rồi lại thu hồi. Sau khi UNTAC công bố luật bầu cử, một số địa phương Campuchia chủ trương vận động bà con Việt kiều vào Đảng CPP và đi làm thẻ cử tri để bỏ phiếu cho CPP.
Một số cá nhân và phe phái khác ở Campuchia lại có những thái độ khác nhau đối với cộng đồng người Việt Nam. Trước khi Hiệp định Paris được ký kết có lúc N. Sihanouk tố cáo Việt Nam đã “thực dân hóa” Campuchia bằng cách đưa người Việt Nam sang sinh sống. Sau Hiệp định Paris, N. Sihanouk lại có những phát biểu tích cực về cộng đồng ngưòi Việt ở Campuchia. Ngày 10/12/1991 trong một phát biểu tại tinh Kampong Cham, N. Sihanuk cho rằng “cộng đồng người Việt ở Campuchia có 400.000 người. Họ cần được bảo vệ như những nhóm ít người khác. Tháng 1/1992, khi tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; N. Sihanouk lại một lần nữa khẳng định lại lập trường trên. Tuy nhiên N. Sihanouk vẫn giữ quan điểm người Việt Nam Campuchia có Việt kiều và người nhập cư, có người vốn đã sống ở Campuchia trước 1970 và có những người đến sau năm 1979. N. Sihanouk vẫn nói tới khả năng đàm phán để hồi hương những người Việt Nam nhập cư vào Campuchia.
Thái độ của UNTAC (Cơ quan quyền lực lâm thời của Liên hiệp quốc ở Campuchia): Trước thêm cuộc bầu cử, UNTAC có những động thái tích cực đối với vấn đề người Việt ở  Campuchia. Luật bầu cử của ƯNTAC được Hội đồng dân tộc tối cao Campuchia (SNC) thông qua có lợi cho những Việt kiều đã sinh sống làm ăn lâu đời ở Campuchia. Luật này cho phép người Việt được quyền bầu cử trong cuộc tổng tuyển cử 5/1993 do Liên hiệp quốc tổ chức. Tuy nhiên UNTAC vẫn khẳng định luật bầu cử của UNTAC không giải quyết vấh đề quốc tịch. Đồng thời UNTAC cũng tránh cam kết bảo vệ Việt kiều, mặc dù họ cũng tích cực trong việc điều tra các vụ tàn sát Việt kiều đồng thòi thúc đẩy SNC và chính quyền các phái phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm an ninh cho cộng đồng người Việt Nam.
Thái độ của các đảng phái đối lập.
Cộng đồng người Việt Nam luôn là đối tượng bị nhiều đảng phái chính trị, các tổ chức Khmer phản động và các phần tử quá khích sử dụng để chống Việt Nam, chống lại Đảng CPP trong liên minh cầm quyền của Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Tuy có nhiều mẫu thuẫn nhưng giữa các đảng phái này có chung quan điểm: ngưòi Việt Nam là nhân tố gây mất ổn định ở Campuchia. Đặc biệt họ luôn nhấn mạnh và thổi phồng vấh đề gái mại dâm người Việt Nam hoạt động ở Campuchia, coi đây là nhân tố nguy hại nhất làm mất thuần phong mỹ tục của người Khmer, làm tha hoá lãnh đạo Campuchia. Điều đáng nói nữa là người Việt Nam luôn bị sử dụng như một yếu tố điều tiết mối quan hệ với Việt Nam và là cơ sở, động lực để tập hợp lực lượng chống phá Việt Nam. Mỗi phe phái đều tranh thủ lợi dụng vấn đề “người Việt Nam ở Campuchia” để gây thanh thế, tranh giành quyền lực, hạ uy thế lẫn nhau, nhất là các đảng phái chính trị luôn chĩa mũi nhọn vào đảng Nhân dân Campuchia trong những dịp vận động tranh cử. Vì những lập
luận như thế mà người Việt Nam đã trở thành nạn nhân của nhiều đợt tàn sát, xua đuổi, khủng bố trong các thời kỳ tuyển cử, kể cả tuyển cử năm 1993 và năm 1998.
2. Chính sách của Chính phủ Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến nay
Về công khai, Chính phủ Vương quốc Campuchia tỏ ra thông cảm với hoàn cảnh của cộng đồng người Việt ở Campuchia.
Sau Tổng tuyển cử (5/1993) và thành lập Chính phủ Liên hiệp, hai Đồng Thủ tướng Campuchia đã sang thăm Việt Nam và cam kết bảo đảm an ninh cho cộng đồng ngưòi Việt Nam sinh sống và làm ăn ở Campuchia. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Võ Văn Kiệt (8/1993) Đồng Thủ tưổng Campuchia, Hoàng thân N. Ranariddh nói “Campuchia sẽ đảm bảo an ninh và cuộc sống bình thường cho Việt kiều ở Campuchia”. Trong thông cáo chung Việt Nam - Campuchia nhân kết thúc chuyến thăm Campuchia (2-3/4/1994) của Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng nêu rõ: “Hai bên thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề Việt kiều ở Campuchia trên cơ sở tôn trọng cơ sở luật pháp quốc gia Campuchia và luật pháp, thông lệ quốc tế. Phía Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Hoàng gia Campuchia tuyên bố sẽ tiếp tục thi hành những chính sách trước đây của Quốc vương N. Sihanouk đối vói Việt kiều. Trên tinh thần đó Việt kiều được đối xử như những ngoại kiều khác” (khoản 10. Tuyên bố chung).
Thời gian sau này Campuchia dần dần đi vào ổn định, nền kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển, Campuchia càng ngày càng tăng cường hợp tác với các nước bên ngoài, nhất là sau khi Campuchia gia nhập ASEAN và trở thành thành viên của WTO. Quan hệ với Việt Nam ngày càng được coi trọng, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển. Trong bối cảnh đó cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia đã được Chính phủ Campuchia quan tâm hơn. Thêm vào đó, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã có những tác động tích cực đến các nhà lãnh đạo Campuchia. Bởi vậy phía Campuchia đã có những hành động tích cực ủng hộ cộng đồng ngườỉ Việt Nam Campuchia. Ví dụ trong lĩnh vực hợp tác kiều dân, vấn đề Việt kiều đã được chuyển từ một kênh đàm phán riêng biệt thành một trong những nội dung tại kỳ họp thường niên của uỷ ban liên Chính phủ (tuy nhiên tại kỳ họp thứ VI của uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Campuchia vừa qua, phía Campuchia vẫn không muốn đưa nội dung này vào biên bản thoả thuận do vấn đề nội bộ và Ngoại trưởng Hor Namhong đã cam kết sẽ tiếp tục hợp tác và tạo điều kiện để bảo vệ quyền lợi của Việt kiều, phù hợp với tinh thần Tuyên bố chung ngày 26/11/2001). Cũng với tinh thần ủng hộ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt hoạt động, ngày 24/4/2003, Bộ Nội vụ Campuchia đã công nhận và cấp phép hoạt động cho Hội Việt kiều ở Campuchia, cho phép thành lập 19 chi hội tại 19/24 tỉnh thành trong cả nước. Đây là điều kiện pháp lý hết sức quan trọng để các chi hội Việt kiều hoạt động hợp pháp.
Mặc dù vậy, về phương diện pháp lý, cộng đồng người Việt Nam đã và đang phải đối diện với nhiều thách thức hết sức to lớn, không dễ vượt qua.
Ngày 26/8/1994, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã thông qua luật nhập cư mới với những điều khoản bất lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia. Tiếp sau luật nhập cư, Campuchia liên tiếp công bố các sắc lệnh và luật liên quan đến ngoại kiều như: sắc lệnh số 05/NS về Luật nhập cư (22/9/1993); Luật nhập cư (26/8/1994); Sắc luật số 30/SL về thủ tục cho phép người nước ngoài thuộc diện nhập cư ra vào và cư trú trên lãnh thổ Vương quốc Campuchia (26/6/1996); Sac luật số 37/SL về thủ tục cho phép ngưòi nước ngoài nhập cư là các nhà đầu tư ra vào và cư trú trên lãnh thổ Vương quốc Campuchia (22/8/1996); Luật quốc tịch (1996). Những luật và sắc lệnh này có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia.
Luật nhập cư Campuchia năm 1994
Luật nhập cư năm 1994 coi “ngoại kiều là bất kỳ người nào không có quốc tích Campuchia, không phân biệt người đó thuộc quốc tich nào hoăc người đó từ đâu tới”.
Điều 3 của Luật nhập cư năm 1994 nói rõ “Luật này được áp dụng cho mọi ngoại kiều, trừ trường hợp đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc của luật quốc tế, dù cho người đó đã định cư trước khi luật này có hiệu lực”. Như vậy, luật nhập cư năm 1994 cho phép được hồi tố, nghĩa là dù người Việt Nam đã định cư ở Campuchia trước khi luật có hiệu lực vẫn bị điều chỉnh bởi những quy định của luật này, kể cả những điều khoản liên quan đến nhập cư và trục xuất.
Theo Luật nhập cư năm 1994, người nước ngoài (hay ngoại kiều) muốn nhập cư phải đáp ứng đủ 7 điều kiện, trong đó có 3 điều kiện hết sức khó khăn đối với người Việt Nam ở Campuchia hiện nay: Đó là khoản a (Điều 10) phải chứng tỏ khả năng có lợi cho kinh tế, xã hội, khoa học và văn hoá của Campuchia; khoản b (điều 10) đóng góp một khoản tiền bảo đảm thích hợp để chi phí đi về hoặc hồi hương và phải có tiền đảm bảo để có thể sinh sống bằng tài sản của mình; và khoản h (điều 10) phải thực hỉện đầy đủ điều kiện về an ninh theo yêu cầu của vương quốc Campuchia. Bởi vì, không phải người Việt Nam nào ở Campuchia cung chứng tỏ được khả năng có lợi cho kinh tế, xã hội, khoa học và văn hóa Campuchia, không phải ai cũng có khả năng để đóng góp một khoản tiền và đặc biệt là bất cứ ai cũng có thể vướng vào điều khoản “thực hiện đầy đủ về điều kiện an ninh”.
Ngoài ra điều 22 và 23 còn quy định những người đã ở Campuchia nhưng vì một lý do nào đó đã rời khỏi Campuchia quá 3 tháng (có thể gia hạn thêm đến 6 tháng) khi trở lại Campuchia thì phải làm thủ tục lại như lúc mới nhập cư vào Campuchia. Các điều khoản này đã gây khó khăn cho sự trở lại Campuchia của rất nhiều ngưòi Việt Nam buộc phải lánh nạn về Việt Nam trong các cuộc khủng bố trước đây, vì họ đã rời khỏi Campuchia quá 6 tháng theo luật định. Tất cả những người này khi trở lại Campuchia vẫn bị xem xét và làm tất cả các thủ tục như là người lần đầu tiên vào Campuchia.
Mặt khác, luật quy định áp dụng hồi tố, có nghĩa là dù người nước ngoài đã định cư ở Campuchia trước khi luật có hiệu lực vẫn bị điều chỉnh bởi những quy định của luật này. Quy định này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi cua đại bộ phận người Việt Nam đã định cư lâu đời ở Campuchia.
Năm 1996 Vương quốc Campuchia ban hành luật quốc tịch, quy định ai là công dân Khmer và những ai có thể xin gia nhập quốc tịch Khmer.
Theo Luật quốc tịch (1996), công dân Khmer là người có quốc tịch Khmer. Lụât quốc tịch (1996) đề cao nguồn gốc sinh. Một trong những nguyên tắc để xác định quốc tịch Khmer là sinh ra trên đất Khmer.
Ngoài nguyên tắc “sinh ra trên đất Campuchia”, Luật cũng quy định “có quốc tịch Khmer do kết hôn”: Người nước ngoài kết hôn với công dân Khmer có thể xin nhập quốc tịch Khmer nếu đã chung sống 3 năm (điều 5).
Luật quốc tịch 1996 quy định 6 điều kiện để có thể xin nhập quốc tịch Khmer[4].
So với các điều luật trước đây thì luật quốc tịch (1996) chặt chẽ hơn và đưa ra yêu cầu cao hơn đối với ngưèti nước ngoài muốn nhập quốc tịch Campuchia so với luật quốc tịch 1954, và đương nhiên, nó sẽ hạn chế người nước ngoài nhập quốc tịch Campuchia.
Như vậy có thể nói rằng những ai không đáp ứng đầy đủ các quy định nêu trên đều được coi là không có quốc tịch Khmer và đương nhiên là được xếp vào “ngoại kiều” hay người nước ngoài. Những đối tượng này sẽ bị điều chỉnh bởi luật nhập cư được công bố năm 1994 và các sắc lệnh liên quan được ban hành những năm sau đó.
Sau khi ban hành Luật nhập cư (1994), Luật quốc tịch (1996) và một số sắc lệnh khác có liên quan nhưng cho đến nay Campuchia vẫn chưa có vãn bản dưới luật để thực thi các văn bản pháp luật đã ban hành. Do đó các văn bản luật Pháp này đã tạo ra nhiều kẽ hở để cấp chính quyền địa phương vận dụng tuỳ tiện, phân biệt đối xử đối với cộng đồng người Việt, gây khó khăn hoặc sách nhiều đối với họ.
Ngoài ra ngày 7/10/1999, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã thành lập Uỷ ban Kiểm soát ngưòi nước ngoài và ngày 20/10/1999, Uỷ ban này đã đưa ra các hình thức, biện pháp xử lý người nước ngoài “nhập cư bất hợp pháp” vào Campuchia. Thực hiện chủ trương này, Campuchia tiểp tục tiến hành “chiến dịch thống kê người nước ngoài nhập cư”. Về danh nghĩa thì chiến dịch này nhằm quản lý người nước ngoài sống ở Campuchia, ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp nhưng thực chất nhằm vào đối tượng người Việt Nam. Việc này gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong cộng đồng người Việt Nam vì một số bà con không có hoặc không còn giữ được một lọai giấy tờ tuỳ thân nào của chính quyền Campuchia trước đây cấp, mặc dù nhiều người đã sống ở đây lâu đời (sau thống kê năm 2002, những ai không có giấy tờ tuỳ thân đều được coi là nhập cư bất hợp pháp và bị đưa về Việt Nam, song trên thực tế, số người bị đưa về Việt Nam không nhiều, chủ yếu là nộp tiền cho lực lượng kiểm tra rồi ở lại).
3. Địa vị pháp lý của Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia hiện nay
Địa vị pháp lý của Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia hiện nay được xem xét trên hai khía cạnh chủ yếu sau đây:
3.1. Tư cách pháp nhân của tể chức Hội người Việt Nam ở Campuchia.
Ngày 14/2/2003, Bộ Nội vụ Campuchia đã ký quyết định số 177 cho phép thành lập Hội người Việt Nam ở Vương quốc Campuchia. Đây là quyết định mang tính pháp lý cao nhất, khẳng định sự ra đời và hoạt động một cách hợp pháp của tổ chức cao nhất của Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia. Tiếp đến, ngày 24/3/2003, Bộ Nội vụ Campuchia có Quyết định số 392 cho phép thành lập chi nhánh Hội ở 19 tỉnh, thành và đến ngày 21/8/2008, Bộ Nội vụ Campuchia tiếp tục ký quyết định số 1020 cho phép thành lập chi nhánh Hội tại 05 tỉnh, thành còn lại. Sau khi có các quyết định của Bộ Nội vụ Campuchia, Ban chấp hành Hội và chi Hội các tỉnh đã xin được giấy phép hoạt động. Tính đến nay, chi nhánh Hội đã được thành lập ở 20/24 tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt, với tư cách là một tổ chức cao nhất, đại diện cho quyền lợi của Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia, Hội người Việt Nam ở Campuchia đã trở thành ủy viên chính thức của Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia và là ủy viên Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam. Các chi hội của các tỉnh, thành là ủy viên của Mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia của các tỉnh, thành phố của Campuchia.
Sau nhiều năm hoạt động, đầu năm 2011, Hội người Việt Nam ở Campuchia đã đề nghị và được ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Việt Nam) và Bộ Nội vụ Campuchia chấp thuận, cho phép đổi tên thành “Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia cho phù hợp với tình hình thực tế và tránh sự xuyên tạc, kỳ thị của một số thế lực xấu ở Campuchia. Sự ra đời của Tng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia đã thừa nhận, khẳng định tính pháp lý và vị thế xã hội về mặt tổ chức của người Việt Nam ở Campuchia (cả cấp trung ương cũng như ở các địa phương). Nhờ địa vị pháp lý này, Hội người Việt Nam ở Campuchia nay là Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam ở Campuchia có được mối quan hệ tương đối gắn bó với chính quyền Campuchia các cấp và các ban ngành có liên quan, đặc biệt là các ban ngành trực thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Tòa án, Mặt trận v.v…
3.2. Địa vị pháp lý của các thành viên Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia hiện nay


Nếu như ở khía cạnh tô chức, Hội người Việt Nam ở Campuchia (nay là Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia) đã được Chính phủ Campuchia thừa nhận về mặt pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoạt động thì các thành viên Cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam lại chưa nhận được sự quan tâm một cách thỏa đáng trong vấn đề địa vị pháp lý, mặc dù chính phủ hai nước đã nhiều lần họp và trao đổi một cách thẳng thắn về vấn đề này.
- Phần lớn người Việt Nam ở Campuchia hiện nay chưa có giấy tờ hợp pháp. Theo báo cáo của Tổng hội, có thể chia thành 4 đối tượng như sau:

1/ Số có giấy tờ Campuchia cấp và đã nhập quốc Campuchia chiếm khoảng 15%.
2/ Số đã sinh sống qua nhiều thế hệ ở Campuchia song chưa có giấy tờ chính thức, chỉ có sổ cư trú tạm thời, chiếm khoảng 50%.
3/ Số có Thẻ ngoại kiều hoặc thuộc diện được cấp Thẻ ngoại kiều chiếm khoảng 20%.
4/ Số sang làm ăn theo thời vụ ở Campuchia đa phần không có giấy tờ chiếm khoảng 10%, chủ yếu tập trung ở các tỉnh lỵ và các thành phố lớn.
Tháng 10/2011, trong khuôn khổ của đề tài, đã khảo sát và phỏng vấn một số bà con người Việt Nam cư trú ở các địa phương này về tình trạng giaỷ tờ pháp lý của mình v.v... Kết quả như sau:
Bảng 3: Kết quả khảo sát vấn đề về định cư, địa vị pháp lý
(tỉ lệ % trên tổng số 380 hộ gia đình khảo sát)
Thời gian định
Ti lệ
%
Lý do định cư
Tỉ lệ
%
Địa vị pháp lý
Tỉ lệ %
Trước năm
1954
72
18,94
Khó khăn kinh tế
246
64,73
Có sổ gia đình
(sổ trắng)
42
11,05
Từ 1954-1970
28
 

28
7,36
Vì chiến tranh ly tán
42
11,05
Có sổ gia đình
(sổ vàng)
276
72,63
Từ 1970-1975
13
3,42
Di cư tự do
69
18,15
Có thẻ ngoại kiểu
74
19,43
Sau năm 1979
267
70,02
Lý do khác
19
0,05
Không có giẩy tờ
45
11,84
* Sổ vàng và số trắng chỉ cấp cho những người cư trú tạm thời
Nguyên nhân người Việt Nam ở Campuchia chưa có các loại giấy tờ hợp pháp
- Về phía Campuchia
+ Chính phủ Campuchia vẫn chưa có những chính sách riêng phù hợp với tính đặc thù của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia so với các cộng đồng ngoại kiều khác (Chính phủ Campuchia vẫn coi cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở Campuchia như bất kỳ một cộng đồng ngoại kiều nào khác, dù đã sinh sống qua nhiều đời ở Campuchia họ vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Luật nhập cư và Luật quốc tịch Campuchia).
+ Luật nhập cư và luật quốc tịch Campuchia khá khắt khe đối với cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia
+ Tình hình chính trị Campuchia phức tạp, các lực lượng đối lập kích động tư tưởng dân tộc, bài xích người Việt Nam, gây sức ép đối với chính phủ trong việc cấp các loại giấy tờ hợp pháp cho người Việt Nam ở Campuchia.
- Về phía cộng đồng người Việt Nam
+ Nhiều người trước đây có giấy tờ hợp pháp, nay vì nhiều lý do đã thất lạc hoặc bị hủy hoại (do thiên tai, hỏa hoạn) không tìm lại được hoặc không được cấp lại.
+ Nhiều người không có công việc, chỗ ở ổn định nên không đáp ứng được yêu cầu của phía Campuchia
+ Phần lớn người Việt Nam ở Campuchia là dân nghèo, không có tiền để đóng các khoản lệ phí theo quy định để làm thẻ ngoại kiều5 + Một bộ phận lớn người Việt Nam ở Campuchia chưa hiểu pháp luật nước sở tại về vấn đề nhập cư nhập tịch (qua khảo sát, 100% người được hỏi không biết về hai bộ luật này); mặt khác họ cũng chưa có ý thức, chưa chủ động để làm các giấy tờ pháp lý; nên đa phần không đăng ký tạm trú, không đăng ký làm thẻ ngoại kiều, không cố gắng học tiếng Khmer, không tìm hiểu lịch sử, văn hóa Campuchia v.v…
+ Một bộ phận thiếu ý thức, không chấp hành tốt luật pháp nước sở tại; thậm chí có một số ít người còn có thái độ “trịch thượng”, “nước lớn” coi thường người dân Campuchia; một số người làm các các nghề không được khuyến khích ở Campuchia (như mại dâm, trộm cắp...), làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia.
+ Một bộ phận lớn ỷ lại vào sự đàm phán của chính phủ Việt Nam với chính phủ Campuchia để được hưởng “quyền đương nhiên” trong việc nhập quốc tịch Campuchia, do vậy họ không có ý thức, chủ động trong việc nhập cư, nhập tịch.
Chương II
THỤC TRẠNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở CAMPUCHIA HIỆN NAY
I. Tình trạng đẩt đai, nhà ở và các sinh kế chù yếu
- Về định cư: nguời Campuchia gốc Việt sinh sống theo những mô hình rất khác nhau và sinh sống rải rác ở mọi nori trên đất nước Campuchia: một số tỉnh ở ven hồ Tonle Sap, dọc theo các con sông và nhánh của sông Mekong, dọc khu vực các tỉnh hai bên biên giới Việt Nam-Campuchia và xung quanh Phnom Penh. Ngoài ra, tại các tỉnh bên trong nội địa hay khu vực buôn bán ở biên giới Campuchia-Thái Lan.
- Về đất đai và nhà ở: bức tranh chung về tình trạng sở hữu đất đai và nhà ở của hàng chục nghìn hộ gia đình và cư dân sinh sống ở đây khá ảm đạm. Riêng lĩnh vực đất đai, qua số liệu khảo sát thực tế đa số không có sở hữu đất đai, kể cả đất đai nông nghiệp hay đất đai ở khu vực đô thị. Tỉ lệ người Campuchia gốc Việt sở hữu đất nông nghiệp canh tác trồng lúa hay trồng cây công nghiệp rất thấp thậm chí là con số 0. Do trồng lúa là nghề nghiệp chủ yếu của cư dân nơi đây đã buộc họ phải thuê mướn đất đai. Tình trạng những người Campuchia gốc Việt Nam sinh sống bằng nghề nông nhưng không có ruộng đất phản ánh một thực tế về một cuộc sống hết sức bấp bênh và cực kỳ bất ổn định.
- Nguyên nhân của tình trạng sở hữu đất đai ở tỉ lệ quá thấp của Cộng đồng người Campuchia gốc Việt đó là: (i) Chiến tranh ly tán, họ bỏ ruộng vườn, đất đai để lánh nạn và khi trở về lại không dược thừa nhận, (ii) Nguyên nhân thứ hai là do địa vị pháp lý cùa nguời Campuchia gốc Việt Nam không có hay không được thừa nhận (iii) Tinh trạng chuyển nhượng đất đai để chuyển sang các lĩnh vực khác như buôn bán và dịch vụ, tuy nhiên, đây là những trường hợp không nhiều và không phải là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu ruộng đất của người Campuchia gốc Việt Nam (xem Bảng 4: Kết quả khảo sát về nhà ở dưới đây)
(tỉ lệ % trên tổng số 380 hộ gia đình khảo sát)
Tình trạng nhà ở
(1)
Tỉ lệ % trên
Tổng số
(2)
Loại nhà
(3)
Tỉ lệ % trên
Tổng số
(4)
Nguyên nhân không
có nhà ở
(5)
Tỉ lệ % trên
tống số
(6)
Có nhà ở
208
54,73
Kiên Cố
15
3,94
Không có
vốn
99
26,05
Thuê đất
làm nhà
75
19,73
Không kiên
cố
46
12,1
Không có hộ
khẩu
65
17,01
Nhà ở thuê
95
25
Nhà ở tạm
164’
43,15
Không có
đất
88
23,15
Không có
nhà ở
2
 
0,54
Ghe, thuyền
90
23,68
Luật pháp
Campuchia
không cho
phép
2
0,05
Ghi chú: các con số cột 1,3,5 là số tuyệt đối
Nguồn: số liệu được tính toán từ kết quả khảo sát thực tế tháng 10/2011
Về nhà ở, các kết quả khảo sát như đã nêu trong bảng 4 cho thấy, trong 380 hộ gia đình ở 3 khu vực thì có 208 hộ có nhà ở, chiếm 54,73%, 54 hộ (19,73%) thuê đất làm nhà, 95 hộ (25%) là nhà ở thuê và 2 trường hợp không có nhà ở phải tá túc nhờ nhà chùa hay các cơ sở từ thiện.
Nguyên nhân của tình trạng không có nhà ở: qua khảo sát cho thấy không có vốn liếng (chiếm 26,05%), không có hộ khẩu (17,01%), không có đất đai (23,15%). Tóm lại, nghèo đói, thiếu vốn liếng cùng với địa vị pháp lý và nhận thức lối sống là những nguyên nhân chủ yếu làm cho tình trạng nhà ở không có hay nhà ở mang tinh tạm bợ của hầu hết người Campuchia gốc Việt.
II. Cơ cấu ngành nghề chủ yếu, điều kiện làm ăn buôn bán của người Campuchia gốc Việt Nam
2.1. Cơ cấu ngành nghề sinh sống của người gốc Việt
Có thể nói, đời sống kinh tế của người Campuchia gốc Việt còn nghèo nàn và họ hoạt động trong các ngành nghề hết sức khác nhau. Người Campuchia gốc Việt thường gắn kết với các hoạt động kinh tế riêng biệt như đánh bắt cá, công nhân xây dựng, thợ cơ khí, mua bán phế liệu, buôn bán nhỏ...(xem Đảng 5: Kết quả khảo sát về ngành nghề, phương tiện sản xuất dưới đây)
(tỉ lệ % trên tồng số 380 hộ gia đình khảo sát)
Nghề
mang lại
thu nhập
chủ yếu
Tỉ lệ %
trên tổng
số
Phương
tiện sản
xuất
Số
lượng
Trường hợp
buôn bán,
dịch vụ.
Tỉ lệ %
trên tổ
ng
số
Trường
hợp
làm
thuê
Tỉlệ%
trên
tổ
ng số
Làm
ruộng
1
0,026
Đất nông
nghiệp
(m2)
 
Có cửa
hàng, cửa
hiệu
23
14,74
Làm
ruộng
4
0,02
Nuôi,
đánh bắt

80
21,05
Bè, lồng
nuôi cá
 
Thuê cửa
hàng, cửa
hiệu
14
8,97
Nuôi,
đánh
bắt cá
11
7,58
Buôn
bán, dịch
vụ
156
41,05
Số ghe,
thuyền
 
Bán rong
84
76,29
Dịch
vụ, các
cơ sở
sản
xuất
133
91,72
Làm thuê
145
 
38,15
Diện tích
đất thuê
mướn
 
 
 
Giúp
việc
12
8,27
Ghi chú: các con số ở cột 1,3,5,7 là tuyệt đối
Nguồn: số liệu được tính toán từ kết quả khảo sát thực tế tháng 10/2011
2.2. Điều kiện làm ăn buôn bán của người Campuchia gốc Việt

Bức tranh chung về đời sống kinh tế của cộng đồng người Campuchia gốc Việt về nhà ở, nghề nghiệp đã cho chúng ta thấy phần nào đời sống hoạt động kinh tế của nhóm người này (xem bảng 6 dưới đây).
Bảng 6: Kết quả khảo sát về điều kiện làm ăn
(tỉ lệ % trên tổng số 380 hộ gia đình khảo sát)
Điều
kiện làm
ăn, sinh
sống
Tỉ lệ%
trển
tổng số
Nguyên
nhân khó
khăn
Tỉ lệ %
trên
tổng số
Nguyên
nhân
thuận lợi
Tỉ lệ %
trên
tổng số
Khó khăn
tiếp cận
nguồn vốn
do
Tỉ lệ
% trên
tổng
số
Khó
khăn
240
63,15
Thiểu vốn
sản xuất
207
86,25
Được
chính
quyền địa
phương
giúp đỡ
6
15
Thiếu giấy
tờ, thủ tục
158
60,3
Thuận
lợi
40
10,52
Thiếu
phương
tiện sản
xuất
138
57,5
Điều kiện
tự nhiên
thuận lợi
22
55
Không có
tài sản thế
chấp
91
34,73
Không
có ý kiến
100
26,33
Trình độ
học vấn
90
37,3
Điều kiện
kinh
doanh,
buôn bán
thuận lợi
29
72,5
Lý do khác
14
5,34
 
 
Quan hệ
với chính
quyền sở
tại
56
23,33
Lý do
khác
13
32,3
 
 
 
Ghi chú: các con số ở cột 1,3,5,7 là số tuyệt đối
Nguồn: số
liệu được tính toán từ kết quả khảo sát thực tế thảng 10/2011
Nguyên nhân của những khó khăn chủ yếu của cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam;
- Thiếu vốn sản xuất
- Thiếu tư liệu, phương tiện sản xuất (không có đất đai)
- Trình độ học vấn thấp
- Quan hệ với chính quyền địa phương khó khăn (do địa vị pháp lý, do vấn để hội nhập, do chính sách của địa phương...)
III. Tình trạng việc làm và thu nhập của ngườỉ Campuchia gốc Việt Nam
Với cơ sở kinh tế nghèo nàn về vốn, kể cả vốn vật chất và vốn nhân lực cùng với những điều kiện về địa vị pháp lý không thấp dẫn đến tình trạng thu nhập và nghèo đói (xem bảng 7 và bảng 8)
Bảng 7: Kết quả khảo sát yề thu nhập hộ gia đình, tình trạng nghèo đói
(tỉ lệ % trên tổng số 380 hộ gia đình khảo sát)
Thu nhập
Số phân
khẩu, thu
nhập
Mức thu
nhập
Tỉ lệ %
trên
tổng số
Nguyên
nhân tình
trạng
nghèo đói
Tỉlệ%
trên
tổng số

hộ
nghèo
Tình
trạng
thiếu việc
làm do
Ti lệ %
trên
tổng sổ
hộ
Số nhân
khẩu
trung bình 1 hộ
4,77
Thu
nhập
cao34
8,94
Không có
việc làm
ổn định173
84
Không có
nghề
nghiệp, chuyên
môn
160
42,1
Số lao
động
mang lại
thu nhập
trung
bình 1 hộ
2,03
Trung
bình
140
36,84
Thiếu vốn
sản xuất
95
46,12
Chưa đủ
tư cách
pháp lý
141
37,1
Thu nhập
trung
bình 1 hộ
 
Thấp,
nghèo
đóỉ
206
54,21
Thiếu sự
giúp đỡ
của địa
phương
11
5,34
Chưa hòa
nhập với
nước sở
tại
18
4,7
Thu nhập
trung
bình 1
nhân
khẩu
 
 
 
Lý do
khác
5
2,43
Nguyên
nhân
khác
7
1,8
 
Ghi chú: các con số ở cột 1,3,5,7 là số tuyệt đối
Nguồn: số liệu được tính toán từ kết quả khảo sát thực tế tháng 10/2011
Bảng 8: Mức thu nhập trung bình của các hộ
Khoảng thu nhập
Sổ hộ
Tỉ lệ (%)
Dưới 120.000 riel
47
12,36
Từ 120-200.000 riel
109
28,68
Trên 200.000 riel
224
58,96
 
380
100
Nguồn: sô liệu được rình toán từ kêt quả khảo sát thực tê tháng 10/2011
Nguyên nhân của tình trạng nghèo đói (qua khảo sát):
- Không có việc làm ổn định
- Thiếu vốn sản xuất
- Không nghề nghiệp chuyên môn
- Thiếu việc làm
- Thiếu địa vị pháp lý
- Thiếu sự giúp đỡ của chính quyền địa phương
- Nguyên nhân khác: thiên tai, hỏa hoạn ...
Chương III
VẤN ĐỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở CAMPUCHIA HIỆN NAY
I. Đặc điểm về địa bàn cư trú và nhà ở và tác động của chúng đến đời sống văn hóa
1. Đặc điểm về địa bàn cư trú:
Người Việt Nam ở Campuchia chủ yếu cư trú trên các địa bàn sau đây:
- Cư trú trên đất liền
- Cư trú ven các sông lớn
- Cư trú trên mặt nước (trên thuyền, ghe, nhà nổi..,)
Tại các địa bàn cư trú nói chung, người Việt thường quần cư thành các làng điểm, tách biệt với người Khmer.
2. Tình trạng nhà ở:
Tình trạng nhà ở của cộng đồng người Việt ở Campuchia tương đối phức tạp tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện khu vực cư trú, đặc điểm nghề nghiệp, lịch sử định cư và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Về loại hình nhà ở: tại các đô thị, nhà của người Việt thường là nhà xây lợp ngói, tôn hoạc pro xi măng, nhà mái bằng hoặc nhà tầng. Tại các vùng nông thôn nhà của người Việt thường làm theo cách của người Khmer, đó là nhà sàn làm bằng gỗ lợp ngói, tôn hoặc pro xi măng. Ven các con sông lớn, nhà của người Việt thường là nhà sàn được dựng bên bờ sông hoặc các nhà nổi được dựng bên mép nước. Trên mặt nước, đặc biệt là khu vực hồ Tonle Sap, nhà của người Việt là nhà nổi, nhà bè hoặc thuyền. Nhà nổi chỉ có chức năng là nơi cư ngụ của gia đình nhưng nhà bè và thuyền không chỉ là nơi sinh sống mà còn là phương tiện kiếm sống của cả gia đình.
3. Địa bàn cư trú và tình trạng nhà ở của cộng đồng người Việt ở Campuchia
khá phức tạp và thiếu tính ổn định đã tác động đến đời sống văn hóa của người Việt Nam ở Campuchia.
II. Các phong tục tập quán truyền thống
Như đã trình bày, mặc dù hòa nhập với xã hội Campuchia nhưng cộng đồng người Việt vẫn giữ gìn được những phong tục tập quán của mình, về cơ bản, các phong tục này không khác nhiều so với ở Việt Nam.
1. Tôn giáo
Đời sống tôn giáo của cộng đồng người Việt ở Campuchia khá phong phú đa dạng. Hầu hết người Việt ở Campuchia theo Phật giáo Đại thừa, ngoài ra cũng có những người theo đạo Thiên chúa, Tin lành, Cao Đài... nhưng bộ phận này không nhiều. Tại nhiều làng hoặc khu vực người Việt cư trú đều có chùa Việt Nam và có sư trụ trì để tiến hành các nghi lễ tôn giáo. Ngoài việc đến chùa Việt Nam, người Việt cũng thường xuyên đến chùa Khmer tham gia các sinh hoạt tôn giáo của người Khmer.
Thiên chúa giáo và đạo Tin lành cũng là những tôn giáo được người Việt ở Campuchia tin theo
2. Thờ cúng t tiên và các nghi lễ khác
Cũng giống như ở Việt Nam, ở Campuchia, dù người Việt theo tôn giáo nào cũng vẫn thờ cúng tổ tiên. Hầu hết trong nhà của người Việt đều có bàn thờ tổ tiên ông bà. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên ông bà ở nhà, người Việt ở Campuchia cũng tiến hành đưa vong linh người đã khuất lên chùa. Điều này là một trong những lý do chính khiến người Việt thường xuyên đến chùa. Hàng năm, vào ngày mất của người thân, người Việt cũng tổ chức cúng giỗ như ở Việt Nam.
Về hôn nhân: là một cộng đồng thiểu số lớn và có lịch sử định cư lâu đời những vấn đề hôn nhân của người Việt ở Campuchia vẫn giữ được những nét truyền thống của người Việt Nói cách khác, người Việt ở Campuchia đã bảo tồn được những nét trong văn hóa trong hôn nhân của mình.
Về tang ma: nhìn chung, đám tang của người Việt ở Campuchia cũng giống như của người Việt trong nước.
III. Giáo dục, y tế
1. Giáo dục
Qua khảo sát cho thấy phần lớn người Việt Nam ở Campuchia mù chữ, số trẻ em được đi học tại các trường Campuchia đặc biệt ít, tại các trường do người Việt Nam mở cũng không nhiều (khảo sát 380 hộ gia đình cho thấy 5% biết tiếng Việt, tiếng Khmer; 5% biết tiếng Khmer; 21,5 biết tiếng Việt; 69,5% mù chữ- 48,7% có đi học các cấp, các loại trường; 51,3% không đi học).
Ở Campuchia rất thiếu trường học cho con em người Việt Nam. Ngoài một vài cơ sở trường và điểm trường do Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam mở tại Phnôm Pênh (cũng chỉ đến hết cấp I) thì tại các địa phương khác do các tư nhân mở một cách tự phát; việc dạy và học thường không liên tục, thiếu chương trình, giáo trình, thiếu sách vở, đồ dùng học tập.
Nguyên nhân của tình trạng giáo dục thấp và yếu kém (qua khảo sát):
- Nhận thức không đúng về giáo dục của cha mẹ các em
- Khó khăn về kinh tế:
- Khó khăn về các thủ tục pháp lý
- Khó khăn về trường lớp học
2. Y tế
Đại bộ phận người Việt ở Campuchia có thu nhập thấp, đời sống khó khăn, chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cũng gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, người Việt cư trú ở khắp nơi trên lãnh thổ Campuchia trong đó có các vùng sâu vùng xa đặc biệt là ở khu vực xung quanh và trên mặt hồ Tonle Sap nên việc chăm sóc y tế càng gặp nhiều khó khăn hơn. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn bà con khi bị ốm nhẹ thường đi mua thuốc về nhà tự chữa hoặc mời thầy thuốc đến nhà chữa bệnh. Khi bệnh nặng bà con đến các cơ sở y tế của Campuchia khám chữa bệnh nhưng số này không nhiều. Đặc biệt, có một số người về Việt Nam chữa bệnh. Những người này thường có điều kiện kinh tế khá giả hoặc có người thân ở Việt Nam. Mặt khác, họ không tin tưởng vào khả năng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ở Campuchia6. Đa số bà con khi được hỏi đều cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc khám chữa bệnh là không có tiền.
IV. Thông tin truyền thông và các hoạt động hỗ trợ cộng đồng
1. Thông tin truyền thông
Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới cả trên biển và trên đất liên, chính vì vậy, việc đi lại, trao đổi thông tin liên lạc giữa cộng đồng người Việt với quê hương điên ra khá thuận lợi7. Nhờ đó các ấn phẩm văn hóa ở Việt Nam nhanh chóng được đưa sang Campuchia đặc biệt là các đô thị lớn như Thủ đô Phnom Penh, thành phố Siem Reap, thành phố Sihanoukville.
Mặt khác, tại Thủ đô Phnom Penh, nơi tập trung đông Việt kiều nhất, có một trạm tiếp phát sóng Đài truyền hình Việt Nam đặt tại Đại sứ quán Việt Nam, người Việt Nam có thể xem được các kênh của Truyền hình Việt Nam.
Ngoài việc xem các chương trình của Truyền hình Việt Nam, đại đa số bà con  người Việt ở Campuchia còn xem các chương trình truyền hình của Campuchia như ca nhạc, phim truyện....
Có thể nói, các sản phẩm văn hóa như báo chí, băng đĩa nhạc, phim ảnh và các chương trình phát sóng của Đài truyền hình Việt Nam và Campuchia đa và sẽ góp phân nâng cao đời sống tinh thân của một bộ phận người Việt ở Campuchia.
Tuy nhiên, đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở Campuchia vẫn còn nhiều hạn chế. Cộng đồng người Việt ở Campuchia không có một tờ báo tiếng Việt hoặc đài phát thanh tiếng Việt nào ở Campuchia. Qua khảo sát thực tế tại khu vực Biển Hồ, nơi hiện có khảng 20.000 người Việt Nam đang sinh sống cho thấy họ là những gia đình nghèo, cuộc sống lênh đênh trên các con thuyền nhỏ, không có điện thắp sáng, chỉ sống bằng đèn dầu hỏa, nhà nào khá giả thì có bình ắc quy phục vụ cho việc thắp sáng về đêm trong một thời gian ngắn. Tuyệt đại đa số không có các phương tiện nghe nhìn như Tivi, rađiô…, không có báo chí, sách vở. Vì thề các gia đình, nhất là về đêm, gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới xung quanh, kể cả những hộ gia đình láng giềng.
2. Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng
Hiện nay, về mặt tổ chức, cơ quan đại diện cho cộng đồng người Việt ở Campuchia là Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam. Tổng hội là thành viên chính thức của Hội đồng Dân tộc Mặt trận Đoàn kết Phát triển Campuchia đồng thời cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Dưới Tổng hội có 20 Hội người Campuchia gốc Việt Nam tại hầu hết các tinh thành của Campuchia (20/24 tỉnh thành). Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta thông Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, kết hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam có những hoạt động xã hội cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ bà con Việt Nam trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như xây dựng nhà bè sinh hoạt cộng đồng, xây đựng trường học, hỗ trợ người dân gặp thiên tai, hoạn nạn v.v...
Ngoài các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, hàng năm, Tổng hội còn kết hợp với Đại sứ quán tổ chức cho bà con tham gia các hoạt động hướng về quê hương như tổ chức cho đoàn đại bieu Việt kiều, thanh thiếu niên tiêu biểu tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng 30/4, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương.... Đặc biệt với tấm lòng hướng về Tổ quốc, tinh thần lá lành đùm lá rách, năm 2010, bà con đã quyên góp được 5.793 USD 4.977.000 Riel và 2.250.000 VND hỗ trợ đồng bào miền Trung bị bão lụt tàn phá và 30.628.000 đồng gửi tặng các chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa.
V. Quan hệ với người Khmer
Cộng đồng người Việt ở Campuchia một mặt giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mặt khác hòa nhập với xã hội Campuchia. sống trong lòng xã hội Campuchia thì việc hội nhập với xã hội là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Nói cách khác, cộng đồng người Việt có quan hệ với các cộng đồng khác trong xa hội Campuchia, đặc biệt là người Khmer trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội như kinh tế, chính trị, vãn hóa... Tuy nhiên, tùy từng khu vực, quan hệ của người Việt với người Khmer diễn ra trên các lĩnh vực và mức độ găn bó khác nhau. Ví dụ, cộng đồng người Việt ở các đô thị, vùng đồng bằng đông dân cư có quan hệ với người Khmer toàn diện hơn, bao gồm quan hệ kinh tế, làm ăn buôn bán, quan hệ hôn nhân, quan hệ hàng xóm lang giềng... Ngược lại, ở các khu vực xa xôi hẻo lánh đặc biệt là ở khu vực hồ Tonle Sap quan hệ giữa người Việt và người Khmer hạn chế hơn. Ở khu vực này, quan hệ giữa hai bên chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực làm ăn buôn bán, quan hệ hàng xóm láng giềng hạn chế hơn vì người Việt và người Khmer sống riêng thành từng làng nổi trên mặt hồ do đó việc đi lại trao đổi khó khăn hơn.
Đa số người được hỏi cho rằng mối quan hệ này tốt, chỉ có rất ít trường hợp cho rằng quan hệ giữa người Việt và người Khmer xấu.
Ở chiều ngược lại, thái độ của người Khmer đối với người Việt được có hai loại. Một bộ phận người Khmer cho rằng người Việt ở Campuchia bình thường, và họ thường xuyên có quan hệ tốt đẹp với nhau. Thông thường đây là những người Khmer có quan hệ làm ăn với người Việt.
Tuy nhiên, một bộ phận khác cho rằng đa số người Việt là người xấu con gái Việt Nam làm gái mại dâm, đàn ông thì trộm cắp, rượu chè, đánh cãi chửi nhau gây mất trật tự... Đây là chuyện có thật nhưng không phải là tất cả, nó chỉ diễn ra trong một bộ phận nhỏ. Có lẽ đây là cách nhìn nhận mang tính chủ quan và tiêu cực.
Một vài nguyên nhân dẫn đến thái độ tiêu cực của người Khmer đối với cộng đồng người Việt Nam từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ giữa haỉ cộng đồng (qua kết quả khảo sát)
- Sự kích động của các đảng đối lập ở Campuchia
- Sự cạnh tranh các cơ hội làm ăn
- Do lối sống, phong tục tập quán khác nhau
- Một bộ phận người Việt Nam chưa chấp hành tốt pháp luật nước sở tại,
gây hình ảnh xấu về cộng đồng người Việt Nam
Phần kết
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐÒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở CAMPUCHIA VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
Trong phần kết của đề tài, chúng tôi nêu một sổ nét tổng quát về vai trò của cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam ở Campuchia đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Campuchia cùng những nguyện vọng bức thiết của bà con và bước đầu nêu một số kiến nghị.
I. Vai trò của Cộng đồng ngirời Việt Nam ở Campuchia
1. Vai trò kinh tế của người Campuchia gốc Việt đối với nền kinh tế Campuchia
Về cơ bản, những ngành nghề chủ yếu của người Campuchia gốc Việt Nam đã thay đổi dần trong quá trình định cư trên đất Campuchia, từ những ngành thuần nông là trồng lúa và đánh bắt cá tới việc chuyển sang các ngành nghề buôn bán và dịch vụ. Từ những thay đổi đó, có thể thấy những lợi thể chủ yếu của người Campuchia gốc Việt Nam thể hiện trên các vấn đề chủ yếu:
Thứ nhất: hầu hết những người Campuchia gốc Việt Nam đều là những người chịu khó lao động và thể hiện tính thích ứng cao với những thay đổi của hoàn cảnh.
Thư hai. Sau khi chế độ Khmer Đỏ bị thủ tiêu, nên kinh tế Campuchia rơi vào tình trạng kiệt quệ và đi lên hoàn toàn từ con số 0. Trong bối cảnh đó và nhìn từ những nỗ lực đã vượt qua, cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng lại và phát triển đất nước
Campuchia, đặc biệt là trong các ngành, nghề, các lĩnh vực đòi hỏi sự tính toán một cách khéo léo hoặc sự khéo tay.
Thứ ba: xét trên phương diện sản xuất, cộng đồng người gốc Việt cũng đóng góp đáng kể vào quá trình sản xuất và tạo ra của cải nhờ các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên các lưu vực sông Mekong và khu vực hồ Tonle Sap. Một số người Việt Nam ở Campuchia đã trở thành những doanh nhân thành đạt, đóng góp nhiều cho kinh tế-xã hội Campuchia, nhất là các Oknha8 (tiêu biểu nhất là Oknha Sok Kong, quê gốc Đồng Tháp, đã đóng góp cho Campuchia 9 triệu USD chung, họ-với tư cách là những người Campuchia gốc Việt Nam-đã có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển của đất nước Campuchia hiện nay.
2. Vai trò của cộng đồng người Việt Nam trong đời sống chính trị, xã hội của Campuchia
Ngoài lĩnh vực kinh tế, cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam cũng có những đóng góp nhất định vào các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội Campuchia.
Về chính trị, phần lớn cộng đồng người Việt Nam gốc Campuchia có ý thức chấp hành tốt pháp luật nước sở tại, họ tham gia một cách tích cực vào các đợt bầu cử quốc hội, bầu cử xã-phường ở Campuchia, góp phần vào sự thắng lợi của chính quyền và đảng cầm quyền CPP hiện nay ở Campuchia.
Về phương diện văn hóa-xã hội, với những đặc trưng văn hóa Việt, với sự sinh sống nhiều đời của mình ở Campuchia, cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam ở Campuchia (phần lớn theo Đạo Phật Đại thừa) đã tạo cho nền văn hóa Campuchia thêm những nét mới, làm giàu thêm tính chất đa văn hóa của đất nước Campuchia vốn lấy Phật giáo (Tiểu thừa) làm quốc đạo.
II. Một số kiến nghị
1. Nguyện vọng của Cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia có 3 nguyện vọng lớn:
Thứ nhất, giải quyết địa vị pháp lý cho bà con, nhất là các đối tượng đã định cư lâu đời ở Campuchia.
Thứ hai, xây dựng các trường học để xóa nạn mù chữ cho con em, thông qua đó để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc Việt, đặc biệt là đối với các thế hệ thứ hai, thứ ba và tạo điều kiện hội nhập sâu rộng vào đất nước Campuchia.
Thứ ba, nâng cao được cuộc sống bằng việc tạo công ăn việc làm hợp pháp cho bà con.
2. Một số kiến nghị
Để từng bước giải quyết được ba vấn đề hết sức cấp bách nhung vô cùng nan giải nói trên, chúng tôi nêu một số kiến nghị:
2.1. Tiếp tục đàm phán để giải quyết và củng cố địa vị pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia
Trong nhiều năm qua, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán ở các cấp khác nhau nhằm tìm kiếm những giải pháp hợp lý, hợp tình trong việc giải quyết địa vị pháp lý cho cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia. Ở cấp cao, hai bên đã đạt được sự đồng thuận mang tính nguyên tắc9. Nhưng trong thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, do còn nhiều bất đồng giữa hai bên. Phía Campuchia luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam là ngoại kiều, do vậy người Việt Nam ở Campuchia muốn nhập cư và nhập tịch thì phải đáp ứng được đầy đủ các quy định của Luật nhập cư và luật quốc tịch. Phía Việt Nam lại cho rằng người Việt Nam ở Campuchia đã gắn bó với Campuchia từ lâu đời, nhiều người vốn đã có giấy tờ hợp pháp nhưng bị mất mát, thất lạc ...số này phải được đối xử và vận dụng linh hoạt; được hưởng “quyền đương nhiên” v.v… Để thu hẹp khoảng cách về sự khác biệt, cần phải giải quyết từng bước sau đây:
(i) Phải tận dụng nhiều kênh khác nhau, bao gồm kênh chính thức, kênh không chính thức để đàm phán, thuyết phục. Kênh chính thức, bao gồm sự trao đổi giữa hai Chính phủ, hai Đảng (với Campuchia là đảng CPP cầm quyền), hai Quốc hội, hai Mặt trận (với Campuchia là Mặt trận đoàn kết dân tộc); trao đổi, đàm phán với Hoàng tộc, trực tiếp là Nhà vua v.v... Kênh không chính thức là kênh trao đổi giữa các tổ chức khoa học, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ... Ngoài ra, Campuchia theo chế độ đa đảng, tình hình chính trị nội bộ Campuchia khá phức tạp, các lực lượng đối lập thường sử dụng vấn để người Việt để phục vụ cho ý đồ chính trị trong đấu tranh nội bộ, nhất là trước và sau các kỳ bầu cử Quốc hội. Do vậy, chúng ta cũng cần tìm cách có những mối liên hệ ở mức độ cần thiết với một số đàng phái đối lập để hạn chế bớt tác hại do họ gây ra trong vấn đề người Việt, đặc biệt là về vấn đề nhập tịch.
(ii) Phải vận dụng nhiều hình thức, nhiều phương thức ừong đàm phán; trong đàm phán chúng ta cũng cần tìm hiểu để nắm bắt và chia sẻ những khó khăn của phía bạn. Khó khăn thứ nhất, là một nhà nước pháp quyền, mọi công việc, về hình thức và công khai, mọi chủ trương, chính sách của chính phủ Campuchia đưa ra đều phải dựa trên cơ sở luật pháp. Mặt khác, là một đất nước theo thể chế dân chủ, tự do, đa đảng, tiếng nói của các đảng phái chính trị, của các công cụ truyền thông ở Campuchia có vai trò và tác động nhất định tới đời sống chính trị xã hội, tới việc thực hiện các chính sách, nhất là đối với những vấn đề mang tính nhạy cảm. Khó khăn thứ hai, việc xem xét để xác định ai là người đã định cư lâu đời ở Campuchia cũng là một việc khó khăn, mất nhiều thời gian, tốn nhiều kinh phí... Do vậy, trong quá trình đàm phán để một bộ phận cộng đồng người Việt được hưởng quyền “đương nhiên” trong việc nhập tịch, ngoài việc kiên trì thuyết phục bằng lý, kêu gọi sự thông cảm bằng tình, chúng ta nên ủng hộ bạn một khoản tài chính với danh nghĩa là giúp bạn trong việc lập danh sách những người đủ điều kiện để được hưởng quyền đương nhiên. Tất nhiên đây là một vấn đề khó khăn và hết sức tế nhị, cần có động thái “thăm dò” trước, nhưng chúng tôi nghĩ là nên làm thử trong một diện hẹp, nếu thuận lợi sẽ mở rộng thêm.
Ngoài ra, trong vấn đề này, chúng ta ra một tờ báo của cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia (chúng tôi sẽ nói rõ thêm ở mục sau) hoặc cũng có thể tranh thủ và tận dụng giới truyền thông Campuchia (có thể nhờ, đặt (có trả tiền) một số nhà báo, nhà hoạt động xã hội hoặc trí thức Campuchia có thái độ tích cực đối với cộng đông người Việt Nam viết bài đăng trên các phương tiện truyền thông Campuchia, phân tích những cơ sở pháp lý, giới thiệu những mặt tích cực, những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Campuchia...để nhân dân Campuchia hiểu, chia sẻ với cộng đồng người Việt.
(iii) Song song cùng với việc kiên trì vận động, thuyết phục bạn, chúng ta còn phải hướng tới việc giáo dục ý thức và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia, chí ít là trên các vấn đề chính sau đây:
- Tuyên truyền, vận động cộng đồng người Việt Nam nhận thức được sự cần thiết phải hoàn tất giấy tờ pháp lý. Có một thực tế là đại đa số bà con người Việt đều nhận thức được rằng không có hoặc thiếu giấy tờ tùy thân sẽ rất khó khăn trong ổn định cuộc sống và làm ăn lâu dài ở Campuchia nhưng họ lại khá thờ ơ với việc hoàn tất giấy tờ pháp lý cho bản thân và gia đình. Họ thường trông chờ và ỷ lại vào Chính phủ Việt Nam sẽ đàm phán với Chính phủ  Campuchia. Họ không chủ động trong việc đăng ký tạm trú, tạm vắng với chính quyền địa phương; không chuẩn bị điều kiện để đăng ký làm Thẻ ngoại kiều và các loại giấy tờ khác; không cố gắng học tiếng Khmer, không chịu khó tìm hiểu lịch sử, văn hóa Campuchia thậm chí lúc sinh con cũng không chủ động làm giấy chứng sinh (khác với giấy khai sinh phải có hộ khẩu mới làm được, giấy chứng sinh thì bất kỳ cơ sở y tế hoặc địa phương nào cũng cấp được) v.v...
- Tuyên truyền vận động bà con hiểu luật pháp và có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Campuchia. Như đã nói ở trên, một bộ phận bà con không nắm được luật pháp nước sở tại. Một bộ phận khác lại có thái độ nước lớn. Những người này, tuy cuộc sống còn rất khổ khăn, thậm chí nhiều người không có nghề nghiệp, hoặc nghề nghiệp không ổn định, nhưng luôn có thái độ “kẻ cả” vô lối, cho rằng Việt Nam đã từng giúp Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot nên “mình có quyền” ở Campuchia. Họ vô tình đã làm xấu hình ảnh của cộng đồng người Việt Nam trong mắt một bộ phận dân chúng Campuchia. Do vậy, Tổng hội và các Hội người Campuchia gốc Việt Nam ở Campuchia cần có nhiều biện pháp, nhiều hình thức để bà con nắm được luật pháp Campuchia và có ý thức chấp hành luật pháp của nước sở tại. Vì đại đa số bà con không biết chữ Khmer, không nghe được tiếng Khmer, do vậy, phía Việt Nam thông qua ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nên giúp Tổng hội biên soạn những văn bản pháp luật có liên quan dưới dạng tóm tắt, ngắn gọn bằng hai thứ tiếng (Việt và Khmer); Tổng hội và Hội có trách nhiệm phổ biến đến các nhóm cộng đồng, từng gia đình và cá nhân để họ nắm và chấp hành tốt luật pháp nước sở tại. Coi đây là một trong những biện pháp căn bản để cộng đồng người Việt Nam hội nhập một cách vững chắc vào đất nước Campuchia.
2.2. Thay đổi môi trường sống của một bộ phận bà con người Việt Nam
Tuyên truyền và tạo điều kiện để thay đổi môi trường sống của một bộ phận người Việt Nam vốn đã nhiều đời sống co cụm, biệt lập trên sông nước (điển hình là khu vực Biển Hồ), giúp họ lên bờ và chuyển đổi nghề nghiệp, giúp họ ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho con em họ được đi học, được chăm lo sức khỏe v.v... Đây cũng là đối tượng mà chính quyền Campuchia cho rằng không thể quản lý được và gây ô nhiễm môi trường sinh thái Campuchia..
2.3. Cải thiện và nâng cao vị thế kinh tế của người Campuchỉa gốc Việt trong đời sống
- Chính phủ cần định hướng các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và làm ăn tại Campuchia trong việc đào tạo, tuyển dụng một số lượng nhất định lao động là người Campuchia gốc Việt Nam. Đặc biệt, các doanh nghiệp trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, các loại cây công nghiệp như cao su, ca cao.
- Thông qua Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam ở Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư và làm ăn ở Campuchia cần có các hình thức hỗ trợ khác nhau cho các cộng đồng người Campuchia gốc Việt, chẳng hạn như hỗ trợ về đào tạo nghề, kỹ thuật, vốn sản xuất... Đây là nền tảng cơ bản để giúp cho cộng đồng người Campuchia gốc Việt thoát khỏi đói nghèo bên cạnh các công việc cứu đói hàng năm hiện đang triển khai.
- Tạo ra sự gắn kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và làm ăn tại Campuchia với các doanh nghiệp người Campuchia gốc Việt thành đạt (những doanh nghiệp đã có vị thế nhất định trong nền kinh tế Campuchia) về phát triển sản xuất, thị trường, vốn... Thông qua sự gắn kết này, một mặt, các doanh nghiệp của cả hai phía có thể tạo ra sự liên kết trong sản xuất và mặt khác, thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm cải thiện đời sống của người Campuchia gốc Việt và tránh tình trạng xa lánh, thờ ơ với cộng đồng của một số doanh nghiệp người Campuchia gốc Việt.
2.4. Xây dựng thêm nhiều trường học cho con em người Việt
- Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhiều trường học (tiếng Việt và tiếng Khmer) là nguyện vọng bức thiết của đông đảo bà con người Việt Nam ở Campuchia. Nhiều người đã lấy làm đau khổ khi con cái mình sinh ra không biết chữ Việt, không hiểu được văn hóa Việt.
2.5. Nâng cao khả năng hội nhập văn hóa của cộng đồng, giữ gìn phát huy bản săc văn hóa Việt
- Tổ chức các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật
- Xuất bản tờ báo của Cộng đồng người Việt
*
*     *
Trên đây là những nét khái quát về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cộng đồng người Việt tại Campuchia hiện nay. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Campuchia cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây, đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng người Việt ở Campuchia đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, về tổng thể, thực trạng đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của người Việt Nam vẫn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa đời sống của bà con. Những tồn tại hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như địa vị pháp lý và kinh tế của cộng đồng người Việt trong xã hội Campuchia còn thấp kém; đời sống kinh tế khó khăn; sự biến động về nơi cư trú; trình độ dân trí của bà con thấp; một bộ phận người Việt chưa tuân thủ các quy định luật pháp và phong tục tập quán truyền thống của Campuchia; và sự kích động, bài xích của các đảng phái đối lập nhằm vào Việt Nam nói chung và cộng đồng người Việt ở Campuchia nói riêng. Để giải quyết triệt để các vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta cùng với Chính phủ Campuchia và đặc biệt là bản thân người Việt ở Campuchia cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau. Việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng người Việt ở Campuchia không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích chung của cả hai nước, góp phần củng cố tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia.
---------------------------------------------------------------------------------
1 - Từ “ cư trú”: dùng để chỉ những người đã ở Campuchia từ 7 năm trở lên
- Từ "nhập cư”: dùng để chỉ những người đã ở Campuchia dưới 7 năm
- Từ ‘nhập canh bất hợp pháp”: dùng để chỉ các đôi tượng đến Campuchia làm ăn theo mùa vụ, không có giấy tờ hợp pháp (không dùng từ: “nhập cư bất hợp pháp”).
2 Bao gồm: 1/ Nhân viên quan thuế; 2/ Cò tàu hay nhân viên hàng hải; 3/ Nhân viên tình báo hay mật thám; 4/ Nhân viên các sở di trú hay di dân; 5/ Chủ sở mộ nhân công; 6/ Mua bán súng ống; 7/ Mua bán thiết bị dụng cụ vô tuyến điện tử hay phụ tùng liên quan đến những dụng cụ này; 8/ Chủ nhà in; 9/ Chủ tiệm mua bán đồ cũ; 10/ Chủ tiệm và thợ cắt tóc cho đàn ông; 11/ Chủ tiệm cầm đồ hay cho vay tiền; 12/ tài công cho tàu chạy trên sông và ven biển; 13/ Chủ tiệm và thợ kim hoàn; 14/ Tài xế xe đò, xe tắc xi và xe hàng; 15/ Phu bến tàu; 16/ Khai thác lâm sản; 17/ Mua bán ngũ cốc; 18/ Mua bán muối.
3 Hội được thành lập ở 8 tỉnh: Phnom Penh, Kandal, Kampong Chhnang, Kampong Som, Kampong Cham, Battambang, Pursat, Siem Reap)
4 6 điều kiện đó là: 1/ Có chứng nhận tư cách đạo dức tốt của xã trưởng hoặc trưởng phường; 2/ Có giấy chứng nhận chưa bị kết án về tội hình sự; 3/ Có giấy xác nhận có nơi ở tại Vương quốc Campuchia và sống liên tục trong thời gian 7 năm kể từ ngày được cấp giấy phép cư trú trong phạm vi của luật nhập cư; 4/ Có nơi ở tại Vương quốc Campuchia vào thời điểm nộp đơn xin nhập quốc tịch Khmer; 5/ Biết nói và viết tiếng Khmer, có hiểu biết nhất định về lịch sử Khmer và có bằng chứng rõ ràng là bản thân có thể sống tốt trong xã hội Khmer, đồng thời chấp nhận phong tục, tập quán tốt của phong tục Khmer; 6/Tình trạng thể chất và tinh thần không phải là gánh nặng hoặc mối nguy hiểm đối với quốc gia.
5 Thẻ cư trú tạm thời, thời hạn tối đa 1 năm là 250.000 riel (tương đương 100 USD); thẻ thường trú, thời hạn 2 năm: 500.000 riel; thẻ thường trú cấp lại: 500.000 riel; lệ phí gia hạn thẻ thường trú: 500.000 riel. Như vậy, để được cấp thẻ ngoại kiều, mỗi người (từ 18 tuổi trở lên) phải đóng ít nhất 1.000.000 riel, tương đương 250 USD, nếu một gia đình có 4 người thì họ phải đóng một khoản tiền tương đương 1.000 USD).
6 Hiện nay, không chỉ có người Việt Nam ở Campuchia không tin tưởng vào khả năng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ở Campuchia mà còn có rất nhiều Khmer cũng có tâm lý này. Chính vì vậy, xu hướng người Khmer sang Việt Nam chữa bệnh ngày càng đông (các bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Cần Thơ, Gia Lai… là những nơi được người Khmer tin tưởng). Theo Bộ Du lịch Campuchia, năm 2011, có 250.000 người Campuchia sang Việt Nam chữa bệnh.
7 Hiện nay, dịch vụ vận tải hành khách giữa hai nước phát triển rất mạnh, có nhiều tuyến xe khách chay qua lại giữa hai bên như tuyến TP. Hồ Chí minh – Phnom Penh, TP. Hồ Chí Minh – Siem Reap, Cần Thơ – Phnom Penh, Cần Thơ – Siem Reap… Đặc biệt tuyến TP. Hồ Chí Minh – Phnom Penh hàng ngày có từ 80 lượt đến 100 lượt xe chạy thời gian đi xe khoảng 6 tiếng đồng hồ, giá vé từ 8 USD đến 12 USD một lượt hành khách.
8 Oknha là một tước hiệu có tính chất quý tộc, thường được dịch là Công tước. Ở Campuchia, những ai có đóng góp cho xã hội từ 100.000 USD trở lên đều được nhà vu ban cho tước hiệu Oknha. Ngoài vinh hạnh của một tước hiệu quý tộc (Công tước), Oknha còn được đảm bảo các quyền lợi khác và được đảm bảo quyền bất khả xâm phạm, tương tự như đại biểu quốc hội. Một số người Campuchia gốc Việt Nam đã vinh dự được nhà vua Campuchia phong tước hiệu Oknha.
9 Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia nhân chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (6-8/12/2011) theo lời mời của Quốc vương Norodom Sihamoni (6/8/2011) một lần nữa khẳng định: “Hai bên tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và dành sự đối xử công bằng cho kiều dân của nhau như đối với ngoại kiều khác ở mỗi nước. Phía Việt Nam đánh giá cao và chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Campuchia về sự quan tâm và tạo điều kiện cho  người Việt Nam sinh sống ở Campuchia”

Nguồn: Caf.vass

Tìm kiếm Blog này