Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Hình ảnh dễ thương của chàng rể Tây ở làng Kontum Kơnâm

Gái núi rừng yêu...Tây như trong tiểu thuyết
- Sau chuyến du lịch về vùng đại ngàn Kon Tum, những vị khách Tây đã được trải nghiệm vào đời sống thực của người đồng bào dân tộc thiểu nơi đây. Họ hiểu được đời sống, tình cảm đặc trưng của người dân tộc thiểu số. Họ “mê” cách sống thật thà, giản dị của người Bana, Jrai…để rồi vượt qua những rào cản về văn hóa, tập tục; vượt qua những ngăn cách về địa lý để được yêu và trở thành những chàng rể Tây ở những ngôi làng còn lắm hoang sơ, mộc mạc giữa núi rừng Tây Nguyên.

Văn hóa núi rừng hút khách Tây


Làng Kon Tum Kơnâm (thuộc phường Thống Nhất, Tp Kon Tum, Tỉnh Kon Tum) nằm bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa, thơ mộng bao đời ẩn chứa nhiều nét hoang sơ, huyền bí của người đồng bào Bana Tây Nguyên.

Những đoàn khách du lịch thập phương mỗi khi về đây đều được đặt chân tới ngôi làng nhỏ này để khám phá nét văn hóa “rừng” còn sót lại. Và từ đây, những câu chuyện “tình không biên giới” đầy lãng mạn đã được thăng hoa. Mối tình của Y Hem, cô gái người dân tộc Bana với chàng trai Jon Nathan, quốc tịch Bỉ đã làm không ít người phải ngỡ ngàng.
Jon và Y Hem dự tính sẽ tổ chức đám cưới vào cuối năm nay

Xem đại đức chơi tẹc ga!

Hình ảnh Chân dung sư thầy dùng iPhone 6 và Vertu trên 600 triệu số 3
Nguoiduatin đã xóa ảnh này ra khỏi trang

Của ta, của Tàu

Tháng 9 9, 2014
Xem kì 1
Từ mấy năm nay sư tử đá Trung Quốc đã bị vạch trần chân tướng là những kẻ xâm lăng văn hóa. Đem chúng đặt trước chùa chiền, công sở, dinh thự là giao cho những tên lính ngoại quốc đứng canh cửa nhà mình, khiến mình không thể sống yên ổn. Là phạm tội rước sư tử về giày mồ mả văn hóa dân tộc, khiến Việt Nam thành cái đuôi văn hóa của nước ngoài hay bị „suy yếu vị thế“ trong các cuộc „đối thoại văn hóa quốc tế“. Năm nay trong tinh thần „thoát Trung“ toàn diện, có lẽ chúng sẽ là những Hoa kiều đầu tiên bị trói gô, quăng lên xe tải, tống vào trại tập trung cho đến khi cải tạo tốt, hết nhe nanh giơ vuốt, hoặc bị trục xuất và tiêu diệt hàng loạt.
Tình hình nghiêm trọng ấy khiến tôi không thể không xem kĩ lại chân dung kẻ xâm lược.
Có chuyên gia giải thích với tất cả sự nghiêm túc rằng sư tử ta thì trông „hiền lành, hướng nội“, vì „người Việt Nam chủ yếu là nông dân, tính tình hiền lành chất phác“, trong khi sư tử Tàu thì „hình tướng dữ dằn, mang tính đe dọa“ vì Tàu có một „kinh tế thương mại phân hóa cao“. Như thể con cháu Lạc Long Quân thì cày ruộng, trong khi con cháu Thần Nông thì đi buôn. Một chuyên gia khác kĩ lưỡng hơn, phân biệt rõ sư tử ta không có răng nanh ở hàm dưới, trong khi sư tử Tàu đầy răng cả hai hàm, nanh hàm dưới còn sắc và rõ hơn nanh hàm trên. Quả là hung tợn!

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

"Võ Nguyên Giáp là 1/10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại"?

Sự thật việc Võ Nguyên Giáp, Trần Hưng Đạo được bầu chọn là danh tướng kiệt xuất thế giới
07:03 | 22/02/2014
|
(PetroTimes) - Vào khoảng đầu thập niên 90, tạp chí Kiến thức ngày nay đã đưa tin: Hai vị tướng nước ta là Hưng Đạo Vương Trần  Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vinh dự được bầu chọn là hai trong mười vị tướng soái kiệt xuất thế giới. Bản tin làm nức lòng mọi người từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước đến nước ngoài.
Nhưng rồi qua một thời gian, có người đặt lại vấn đề: Nguồn tin xuất phát từ đâu? Việc lựa chọn nhằm mục đích gì? Người viết chỉ đưa tin mà không nói rõ và không đưa ra những tư liệu cụ thể.
Cho đến nay chưa có ai giải đáp được những vấn đề nêu trên. Gần đây, trên đài Truyền hình trong mục KCT lại có khán thính giả đặt câu hỏi về vấn đề này và Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng chưa có tài liệu để trả lời.
Người ta cho rằng có lẽ vì “quá tự hào” dân tộc nên người viết đã tung ra một bản tin như vậy chăng? Có người còn gọi đó là “tin hành lang”.
su that viec vo nguyen giap tran hung dao duoc bau chon la danh tuong kiet xuat the gioi
Mục từ Võ Nguyên Giáp và Trần Hưng Đạo trong TNEB (The New Encyclopedia Britannia)

UNESCO không có danh hiệu "Danh nhân văn hóa thế giới"...

Trước hết, cần biết là tổ chức UNESCO không có danh hiệu "danh nhân văn hóa", theo nghĩa sau: (a) UNESCO không có tiêu chí cụ thể để công nhận một danh nhân văn hóa thế giới, (b) UNESCO không có lễ trao tặng danh hiệu cho một danh nhân văn hóa, và (c) UNESCO cũng không lưu trữ một danh sách vinh danh các cá nhân đại diện tiêu biểu cho văn hóa của một dân tộc hoặc có đóng góp quý báu cho quốc tế. Ngược lại, UNESCO duy trì một danh sách "di sản thế giới" gồm 890 thực thể (tính đến thời điểm hiện tại 9/2009) ở đây. Vì thế, nếu ai hiểu khái niệm "danh nhân văn hóa" như là một danh hiệu do UNESCO phong tặng thì không đúng. (nguồn dẫn)

"great man of culture" không có chữ world

Tất nhiên UNESCO không có cái danh hiệu hay giải thưởng chính thức nào có tên gọi như trên. Chỉ là ra nghị quyết kỷ niệm sinh nhật các vĩ nhân của thế giới thôi.
Có rất nhiều danh nhân được UNESCO ra nghị quyết mừng sinh nhật, nhưng không đúc đồng xu tưởng niệm. Có một số không phải danh nhân vĩ nhân gì hết, nhưng cũng được đúc đồng xu tưởng niệm (vì có công đóng góp cho UNESCO). (nguồn dẫn)

Bà Chúa Xứ - vía Bà, tượng Ông


Tượng Bà Chúa Xứ

Kỳ bí miếu Bà Chúa Xứ

Tỉnh Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới

"Tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới nếu không dừng bơm nước ngầm" là cảnh báo của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) nêu lên tại hội thảo “Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1-sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau” diễn ra tại thành phố Cần Thơ, ngày 17/6.
Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy tổ chức.
Dự án nghiên cứu giai đoạn 1-sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy triển khai thực hiện từ tháng 5/2012 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Ngoại giao Na Uy.
Qua nghiên cứu, từ những dữ liệu thu thập được từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và những chuyến đi thực địa, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy đã đưa ra kết luận miền Nam có thể bị sụt lún nghiêm trọng trên bề mặt do hoạt động bơm nước mặt liên tục. Riêng tại tỉnh Cà Mau, vì bề mặt của hầu hết tỉnh chỉ cao hơn mực nước biển 1 mét, nên sụt lún được xem là nguyên nhân dẫn đến mất đất liên tục, sự hư hại của rừng ngậm mặn ven biển, sự xâm thực mạnh của nước biển vào hệ thống sông ngòi...
Tỉnh Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới
Rừng ngập mặn mũi Cà Mau

Những miền đất huyền sử - Những hòn đá linh thiêng

Thứ ba, 2014-09-09 03:12:09 - Nguồn: ThanhNien.com.vn
Ở Kon Tum có ba  mà đồng bào bản xứ xem đó là vật thiêng của làng, được thêu dệt bằng những câu chuyện ly kỳ, bí ẩn.
Hòn đá thiêng ở làng Kon Rế - Ảnh: Phạm Anh 
Hòn đá thiêng ở làng Kon Rế - Ảnh: Phạm Anh 

Hòn đá “may mắn”

Cam Ranh san sát tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay (1979 – 2002)

Từ 1979 – 2002, quân cảng Cam Ranh là căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Liên xô và LB Nga. Ngay phía bên kia của biển Đông là căn cứ Subic và Clark của hải quân và không quân Mỹ. Vì thế, quân cảng này một thời nườm nượp máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay.

Cam Ranh cũng là nơi xuất phát của rất nhiều vụ đối đầu căng thẳng trong chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô – Mỹ mà tầm vóc và tính chất nguy hiểm của nó có lẽ chỉ sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Căn cứ Cam Ranh – tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu – kỹ thuật (PMTO) cho tàu thuyền ở Cam Ranh. Diện tích căn cứ là 100 km², nằm dọc bờ biển phía đông nam Việt Nam.

Người Mỹ đã đặt chân tới Cam Ranh lần đầu tiên vào giữa thập niên 60 của thế kỷ trước. Căn cứ nằm sâu trong vịnh Cam Ranh ở miền Nam Việt Nam và là nơi tổ chức thực hiện những trận ném bom oanh tạc phần lãnh thổ do quân giải phóng Việt Nam kiểm soát. Tổng thống Lyndon Johnson đã từng đến thăm Cam Ranh và tuyên bố Quốc kỳ nước Mỹ sẽ tung bay trên nóc căn cứ này mãi mãi. Sau đó là đến giai đoạn máy bay ném bom B-52 hoành hành trên lãnh thổ Việt Nam. Thêm vào đó, cũng từ căn cứ này, người Mỹ có được những kinh nghiệm đầu tiên về việc huấn luyện cá heo có trang bị thuốc nổ và hơi gas làm tê liệt để tiêu diệt tàu thuyền và thợ lặn của đối phương.

Một cuộc hòa giải khác, 500 năm Việt – Chăm


000_SAPA970430433270-305.jpg
Tháp Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, ảnh chụp trước đây.
AFP

Kính Hòa, phóng viên RFA

Inra Sara là nhà thơ người Chăm có tiếng tại Việt Nam hiện nay. Anh cũng có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Chăm cũng như Vương quốc Champa. Tác phẩm nổi tiếng của anh là tập thơ Lễ tẩy trần tháng tư được xuất bản năm 2002. Kính Hòa có buổi trò chuyện với Inra Sara về sự giao tiếp văn hóa và lịch sử giữa hai cộng đồng Chăm và Việt.

Tiếp biến và giao lưu văn hóa

Kính Hòa: Chào nhà thơ Inra Sara. Là một nhà thơ Chăm viết bằng tiếng Chăm lẫn tiếng Việt, xin anh cho khán giả biết đôi điều về sự tiếp biến và giao lưu văn hóa giữa hai cộng đồng Chăm và Việt từ mấy trăm năm nay.

Số liệu phá rừng làm thủy điện:’Tin hay không thì...tùy’

(ĐVO) - Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, con số thống kê công bố về diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện là những số thống kê được trong thiết kế, hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi sau đó thì không ai thống kê được.

Tiếp tục mạch bài viết vạch trần những “mờ ám” phía sau các dự án làm thủy điện, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê…), chiều 30/6, chúng tôi có trao đổi với GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
PV: - Thưa ông, theo ông đánh giá, có hay không việc sử dụng các dự án thủy điện, trông cây công nghiệp để được khai thác gỗ hợp pháp?
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung:-  Không ai tự nhận mình làm vậy, nếu có đi nữa thì cũng chối ngay, họ sẽ có đủ mọi lý do để phủ nhận điều đấy.
PV: - Có một số nhà nghiên cứu về môi trường có nói là có tình trạng trên, ông nghĩ sao về những đánh giá đó?

Số phận Lê Chiêu Thống và Đoàn tòng vong trên đất Trung Quốc

Kỷ niệm 223 năm Quang Trung đại phá quân Thanh
Đào Tiến Thi

Bất cứ ai, chỉ cần qua ghế nhà trường cấp 2, cũng đều biết chi tiết trưa ngày mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung cưỡi voi, áo bào xạm đen khói súng, tiến vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ có 5 ngày, sớm hơn 2 ngày so với dự định (lúc khao quân ở Nghệ An ngày 30 Tết, Quang Trung hẹn ngày mùng 7 Tết vào Thăng Long mở tiệc ăn mừng).
Nhưng có lẽ ít ai biết về số phận của ông vua phản bội Tổ quốc Lê Chiêu Thống và đoàn tòng vong của ông ta sau cuộc thua tan tác này. Chúng tôi xin lược qua 15 năm sống (và chết) nhục nhã (và phần nào đáng thương) trên đất Trung Quốc của họ.

Những hình ảnh về dòng họ Đèo và xứ Thái tự trị (I)

1. Xứ Thái
- Từ 1067 trở về trước : Mường Ngưu Hống (vương quốc Đại Lý).
– Từ 1067 đến 1280 : Mường Ngưu Hống (châu Đà Giang).
– Từ 1337 đến 1466 : Mường Lễ (châu Ninh Viễn).
– Từ 1466 đến 1490 : Thừa tuyên Hưng Hóa.
– Từ 1490 đến 1509 : Xứ Hưng Hóa.
– Từ 1509 đến 1831 : Trấn Hưng Hóa.
– Từ 1831 đến 1841 : Tỉnh Hưng Hóa.
– Từ 1841 đến 1890 : Phủ Điện Biên.
– Từ 1890 đến 1947 : Sip Song Chau Tai (Mười hai xứ Thái).
– Từ 1947 đến 1948 : Liên bang Thái tự trị (Fédération thaï).
– Từ 1948 đến 1950 : Khu tự trị Thái (Pays thaï), hoặc Sip Hoc Chau Tai (Mười sáu xứ Thái).
– Từ 1950 đến 1955 : Khu tự trị Thái.
– Từ 1955 đến 1962 : Khu tự trị Thái-Mèo.
– Từ 1962 đến 1975 : Khu tự trị Tây Bắc.

Vị trí xứ Thái trên bản đồ Đông Dương (1889 – 1891).

Những hình ảnh về dòng họ Đèo và xứ Thái tự trị (II)

Bên cạnh những chính thể có tính cách đại diện cho toàn thể cộng đồng Việt Nam thì cũng có nhiều thực thể chính trị được thừa nhận hoặc vô thừa nhận ra đời tùy bối cảnh lịch sử. Những thực thể này hầu hết không tồn tại lâu nhưng ít nhiều đóng góp cho sự phát triển của tiến trình lịch sử Việt Nam, và trước nhất chúng ta thấy rằng, việc đánh giá kết cấu chính trị – xã hội Việt Nam phải dựa trên cái nhìn đa diện chứ không thể đứng ở hệ quan điểm này bài xích hệ quan điểm nọ.

Hình ảnh lịch sử về cuộc đối đầu tại cầu Hiền Lương

Cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng quyết liệt tại vĩ tuyến 17 đầu thập niên 1960 đã được tạp chí LIFE ghi lại qua những hình ảnh đặc sắc.

Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 (V-DMZ) được lập ra theo Hiệp định Genève về Đông Dương năm 1954, với vai trò một giới tuyến quân sự tạm thời ngăn cắt vùng tập kết giữa một bên là các lực lượng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với quân đội Pháp và các lực lượng đồng minh. Ảnh: Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trên vĩ tuyến 17 - biểu tượng của sự chia cắt hai miền trong quá khứ, nhìn từ một tòa nhà nằm ở bờ Nam, 1966.

Làm thủy điện hay buôn gỗ ?

Tác giả: Phương Nguyên
(ĐVO) – “Trình tự thẩm định đã có quy định cụ thể nên phải thực hiện theo. Nguyên tắc là sau khi chủ đầu tư nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì cần thời gian để thành viên hội đồng thẩm định nghiên cứu, tổ chức phiên họp đóng góp ý kiến và báo cáo Chính phủ. Quan điểm của bộ là hiện nay chưa trả lời được về việc này, tinh thần là thực hiện theo đúng quy định pháp luật”.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Nguyễn Mạnh Hiển đã khẳng định như vậy về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tại cuộc họp báo thường kỳ quý II của Bộ TN-MT tổ chức chiều ngày 18/7.
Câu chuyện của 6 năm
Hiện dư luận và các nhà khoa học đang chờ đợi câu trả lời này bởi đã 6 năm qua chủ đầu tư 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chạy theo các yêu cầu để có thể triển khai, còn các nhà khoa học thì cương quyết phản đối bởi những hệ lụy từ dự án này.
Ông Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục thẩm định và Đánh giá tác động môi trường cho biết, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đang vấp phải phản ứng quyết liệt của người dân, nhà khoa học khi bị coi là sẽ phá hủy môi trường sống.

Miền Tây của Sơn Nam, của bây giờ và mai sau

(TBKTSG) - Lời của Lục cụ chùa Sóc Ven ám ảnh tôi suốt từ chuyến đi lần theo Hương Rừng Cà Mau: “Mình có lỗi với đất với nước. Đất và nước cho mình tất cả cuộc sống, mà mình lại làm nhiều điều không phải với đất, với nước”. Những thí dụ Lục cụ đưa ra đơn giản như “đái ỉa” xuống nước, là một trong nhiều hình thức gây ô nhiễm môi trường. Hay xẻ những con kênh ngang dọc mặt đất, khiến đất bị xì phèn, nhiễm mặn, rồi cày cấy liên tục ba bốn mùa không cho đất nghỉ ngơi. Hay đắp đường, bờ bao cản dòng chảy của nước... Đất hiện nay đối với nhiều người là tài sản, tư hữu, thậm chí tư bản. Nước đương nhiên là tài nguyên, trong tương lai gần sẽ là hàng hóa giá cao.
Nhưng Lục cụ coi đất và nước như những sinh thể có thần phách, giận dữ vì những lỗi dại dột của con người, nhưng lại rất bao dung tha thứ con người, chẳng khác gì lòng người cha người mẹ. Sự bao dung, hào phóng của nước đã giúp con người tiếp tục sinh sống nhiều trăm năm trên mảnh đất phương Nam này, và... tái phạm lỗi lầm.
Hai chuyến đi về vùng U Minh của tôi cách nhau một phần tư thế kỷ cho tôi cảm giác mình đi qua hai vùng đất hoàn toàn khác nhau. Giữa thập niên 1980 hầu như chỉ có thể đi lại bằng đường thủy, bến đò ở Rạch Giá là đầu mối giao thông, nơi tôi đứng nhìn những chiếc đò cũ kỹ mang những chữ Thứ Bảy, Thứ Mười Một... mà nao nao trong lòng, tưởng tượng những phong cảnh mịt mờ ở cõi hồng hoang. Tháng 10-2008 thì chuyến đi của tôi hầu như được thực hiện trên những chiếc xe hơi đời mới chạy bon bon trên những con đường nhựa mới khánh thành.

‘Đất của Việt Nam’

BBC Cập nhật: 08:39 GMT - thứ năm, 29 tháng 8, 2013
Mekong Delta
Người Việt đã khai khẩn vùng đồng bằng sông Cửu Long khoảng 400 năm nay
Trong một cuộc phỏng vấ́n mới đây với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia, cáo buộc Việt Nam đã sát nhập vào lãnh thổ của mình những vùng đất của người Khmer. BBC đã liên hệ với ông Nguyễn Đình Đầu, một nhà nghiên cứu lâu năm về địa bạ cũng như lịch sử khai khẩn miền Nam, Việt Nam, để tìm hiểu về vấn đề này.
BBC: Thưa ông Nguyễn Đình Đầu, gần đây trong một cuộc phỏng vấn với BBC, ông Sam Rainsy, lãnh đạo đối lập Campuchia có tố cáo Việt Nam ‘chiếm đất của người Khmer’. Ông nghĩ thế nào về điều này?

Những cư dân đầu tiên khai phá vùng đất Miền Nam VN

NHỮNG HIỂU BIẾT MỚI VỀ NAM BỘ
Nguyễn Văn Huy (Pháp)

Những nhóm dân cư đầu tiên tại miền Nam

Những nhóm Khmer Krom thường viện dẫn những lý do lịch sử và văn hóa để chứng minh chủ quyền của người Khmer trên lãnh thổ miền Nam. Sự tiếp cận này tuy hợp lý nhưng không đúng. Người Khmer chưa hề làm chủ vùng đất này. Đế quốc Angkor trong thời cực thịnh nhất, từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, cũng chưa bao giờ làm chủ vùng đất này vì một lý do giản dị : người Khmer không có mặt trên đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay khoa khảo cổ học không tìm thấy đền đài nào của thời Angkor trên đồng bằng sông Cửu Long. Cũng nên biết nền văn minh chói sáng của các thời đại Angkor thể hiện qua các công trình kiến trúc bằng đá, tất cả đều tập trung quanh khu vực Siem Reap và Battambang. Thời kỳ sau đó, từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ 17, lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp chỉ quanh quẩn từ khu vực phía nam hồ Tonle Sap đến khu Mỏ Vẹt phía đông, và từ Stung Treng phía bắc đến Tàkeo về phía nam, mỗi khu vực do một tiểu vương chiếm giữ và đánh phá lẫn nhau. Những danh xưng như Moat Chruk (Châu Đốc), Phsar Dek (Sa Đéc), Toek Khmau (Cà Mau), v.v. chỉ xuất hiện sau này khi người Khmer theo chân người Việt và người Minh Hương đến khai phá đồng bằng sông Cửu Long, từ giữa thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Di tích xưa nhất của người Khmer : các chùa chiền có cùng niên đại với sự xuất hiện của người Hoa và người Việt, nghĩa là cách đây khoảng 300 năm.

Vì sao Thanh Hóa là cái nôi sản sinh vua chúa Việt?

Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu, tức Thanh Hóa được xem là nơi phát tích của hầu hết các dòng họ vua, chúa Việt xưa. Vì sao vậy?

Nếu tính từ khi nước Nam ta có Nhà nước đầu tiên cho đến khi kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn, thì điểm lại hầu hết các dòng họ vua, chúa đa phần đều phát tích từ đất Thanh Hóa (Ái Châu) mà ra. Đây được xem là vùng đất có nhiều dòng vua, chúa nhất nước.
Hình thế và con người
Xem thêm

Tản mạn Pleiku: Phố núi là phố núi nào?

Lang thang trên mạng, đọc điểm tin mới toanh của báo Đại Đoàn Kết: “Một đại gia phố núi ôm tiền bỏ trốn“ (http://daidoanket.vn/Index.aspx?Menu=1390&chitiet=50011&Style=1). Đại gia nào thế nhỉ, sao mình dân Pleiku phố núi chính hiệu lại chẳng nghe các thông tấn xã vĩa hè nói gì cả? Đọc kỷ lại, thì ra đại gia phố núi ở đây là một cặp vợ chồng kinh doanh vật liệu xây dựng tại thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.(?!?)

Tò mò “sớch Gu gồ” hai từ phố núi. Thật ấn tượng, có tới 37 triệu kết quả. Thử lướt qua vài trang xem sao ( không tính đến những "phố núi" thuộc về Pleiku):

Trang 1:
-Một cái tít giật gân : “Chợ tình phố núi: không sướng không tính tiền” (báo Pháp luật và xã hội http://phapluatxahoi.vn/20120425095330579p1001c1049/cho-tinh-pho-nui-khong-suong-khong-tinh-tien.htm), phố núi ở đây là TP Ban Mê Thuột. Thở phào một cái, Pleiku phố núi chắc cũng không thiếu cái khoản tươi mát kia, may mà chưa đến mức thành chợ nên chưa được lên báo (?!?)
-Trang http://www.phattuvietnam.net/doisong/26/18093.html trích báo Sức khỏe và đời sống quãng bá “ Ẩm thực chay phố núi”. Hay nhỉ, một tháng thử vài lần ăn chay cũng nên quá đi chứ! Nhưng đọc kỷ xong thất vọng, phố núi ở đây lại là Đà Lạt, một tháng vài lần lên đó ăn chay có mà… ốm đòn (!?!)
-Trang http://vunguyen99.vnweblogs.com với tên gọi Phố núi của blogger Trần Hoàng Vũ Nguyên, đọc hết hàng chục trang thơ và comments mới biết tác giả hiện đang sống ở… Đà Lạt !

Trang 2: Tin hót không kém:

Clip Vòi rồng hút nước chưa từng thấy ở Việt Nam



Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Đàn bà cá tính thì đa truân, tại sao?

Khánh Vân

Guu.vn - Tại sao đàn bà cá tính lại khó tìm thấy hạnh phúc? Chẳng phải hạnh phúc như tấm chăn hẹp và chẳng ai giằng kéo với mình, nhưng tự mình cứ đem cuộc sống của mình với chính mình ra đong đếm.
Tôi không thấy hình ảnh bà mình, mẹ mình trong cuộc đấu tranh cho hạnh phúc. Tôi tìm thấy sự an phận và lặng lẽ đâu đó trong quá khứ ngày hôm qua. Nhưng còn hôm nay thì sao? Một ngày trời u ám, chị Hai tôi về nhà với những vết bầm trên má, không ai nói ra nhưng ai cũng biết anh rể lại đi chơi với bồ và về đánh chị. Tôi biết chỉ cần vài lời xin lỗi, nói ngọt, rồi chị tôi lại hí hửng như một đứa trẻ được quà.
Nhưng với đứa em kế tôi, chồng chỉ cần để lại dấu tích là vết son trên áo và một vài tin nhắn ngọt ngào của cô bạn đồng nghiệp, nó đã lặng lẽ đặt đơn ly hôn lên bàn, và nhất quyết không thay đổi quyết định. Mọi người xúm lại khuyên can, em tôi chỉ nói: “Em cảm thấy bị tổn thương”. Dùng đúng từ, rất chính xác, và quyết định rất nhanh. Tôi không nghĩ là em tôi hạnh phúc. Phụ nữ cá tính

5 sự hấp dẫn của gái hư

Người ta thường nói, đàn ông thích gái hư và đàn bà dễ dãi, trong khi đó những người phụ nữ ngoan hiền đúng mực lại không được chú ý bằng.
Tuy nhiên, điều đấy không có nghĩa để chiếm được tình cảm của đàn ông phụ nữ phải tỏ ra dễ dãi. Ngược lại là khác, đàn ông thích theo đuổi và thử thách, vì vậy một người phụ nữ quá dễ dàng không đem lại được cho họ cảm giác chinh phục họ muốn có.

Trong bài viết này, tôi xin phân tích những yếu tố hấp dẫn của bad girls khiến đàn ông bị mê hoặc và hy vọng từ đó có thể giúp các cô gái ngoan trở nên thu hút hơn mà vẫn không phải mang cái tiếng xấu.

1. Cách ăn mặc

Những hình ảnh về dòng họ Đèo và xứ Thái tự trị (I)

1. Xứ Thái
- Từ 1067 trở về trước : Mường Ngưu Hống (vương quốc Đại Lý).
– Từ 1067 đến 1280 : Mường Ngưu Hống (châu Đà Giang).
– Từ 1337 đến 1466 : Mường Lễ (châu Ninh Viễn).
– Từ 1466 đến 1490 : Thừa tuyên Hưng Hóa.
– Từ 1490 đến 1509 : Xứ Hưng Hóa.
– Từ 1509 đến 1831 : Trấn Hưng Hóa.
– Từ 1831 đến 1841 : Tỉnh Hưng Hóa.
– Từ 1841 đến 1890 : Phủ Điện Biên.
– Từ 1890 đến 1947 : Sip Song Chau Tai (Mười hai xứ Thái).
– Từ 1947 đến 1948 : Liên bang Thái tự trị (Fédération thaï).
– Từ 1948 đến 1950 : Khu tự trị Thái (Pays thaï), hoặc Sip Hoc Chau Tai (Mười sáu xứ Thái).
– Từ 1950 đến 1955 : Khu tự trị Thái.
– Từ 1955 đến 1962 : Khu tự trị Thái-Mèo.
– Từ 1962 đến 1975 : Khu tự trị Tây Bắc.

“Cần “giải mật” cuộc chiến biên giới Tây Nam”

Nguyễn Minh Đào

        Đó là tên bài báo Tuổi Trẻ, ghi cuộc trò chuyện Tuổi Trẻ với đạo diển Lê Phong Lan. Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc có nhiều điều để nói, nhưng ít được nói so với hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, đạo diển Lê Phong Lan nói: “… thiếu sự tổng kết ngay trong nội bộ ta, thiếu những bàn luận công khai…”, như có những “bí mật” nào đó cần “giải mật”?!
      Từng chứng kiến những gì diển ra trước, trong và sau cuộc chiến tranh nầy trên biên giới An Giang – quê hương tôi, tôi cũng có những day dứt như đạo diển Lê Phong Lan. Bài viết dựa theo tập hồi ký và những bài viết khác của tôi từ hơn 10 năm trước về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, qua trang viet-studies xin trao đổi với đạo diển Lê Phong Lan và những ai cùng quan tâm.
                      NGUYỄN MINH ĐÀO
(cựu chiến binh An Giang)
Đất nước Chùa Tháp – “Ốc đảo hòa bình”, “đất thánh Việt Cộng”

Nói thêm về chiếc máy vi tính đầu tiên của Việt Nam

Lời TS: Sau khi mục “Còn trong ký ức...” ra mắt trong số Xuân Quý Mùi (số 28, tháng 2/2003), chúng tôi nhận được nhiều ý kiến hưởng ứng của bạn đọc. Với sự quan tâm sâu sắc đến quá trình phát triển ngành CNTT VN, nhiều bạn đã mong muốn các bài viết không chỉ là “ký ức” mà nên nâng thành “lịch sử” với tính chính xác cao. Bạn Phan Đặng Cường đã góp ý:

“Theo hiểu biết của tôi thì hầu hết các thông tin ở mục “Và sự ra đời của chiếc máy vi tính VN đầu tiên” [trong bài “Ngoài 70 tuổi Xuân, ai còn có thể làm CNTT?” của GS Trần Lưu Chương, trang 21] đều chính xác trừ các điểm sau đây: Chiếc máy vi tính đầu tiên của Việt Nam được chế tạo tại Viện Khoa Học Tính Toán và Điều Khiển mang tên là FT85 (chế tạo vào năm 1979 -1980 dựa trên bộ vi xử lý 8085), sau đó là VT81 (chế tạo vào năm 1980 dựa trên bộ vi xử lý Z80) và VT82 (chế tạo vào năm 1982). Còn ĐT-1 không phải là tên máy vi tính và là tên của trình biên dịch BASIC trên FT85. ĐT có nghĩa là Đồi Thông, địa danh nơi có trụ sở làm việc của Viện Khoa Học Tính Toán và Điều Khiển (nay là Viện CNTT); ...”

Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi đã mời GS Trần Lưu Chương bổ sung thông tin về vấn đề trên.

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch CQ88


1. Những người ra trận Tôi trở lại với CQ88, với Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin ngày 14 tháng 3 năm 1988 bằng câu chuyện về liệt sĩ Võ Đình Tuấn... 
          Võ Đình Tuấn sinh ngày 17/51968 ở thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, hy sinh sáng ngày 14/3/1988 trên bãi Gạc Ma. Năm 2011, câu chuyện tình yêu của anh và người con gái Ninh Hòa được tôi đưa lên blog, đăng trên báo.      
          Những bài viết đó có kể chuyện, ít ngày trước khi cùng đồng đội lên tàu HQ-604 ra Trường Sa, một buổi tối Võ Đình Tuấn gặp người yêu ở Nha Trang, nói chuyện có người khuyên Tuấn ở lại. Người yêu của Tuấn nói với anh, hãy đi cùng đơn vị, bảo vệ quê hương. Tuấn nói, anh hỏi để thử lòng người yêu thôi, chứ anh là người chiến sĩ, không thể thoái thác nhiệm vụ.
          Có người ở Nha Trang cũng nói với tôi, dịp tháng 3 năm 1988, đã có một số quân nhân người Khánh Hòa tìm cách để không ra Trường Sa, có người đã lên xe vào căn cứ Cam Ranh để xuống tàu ra Trường Sa, vẫn nhảy xuống trốn.
          Tại sao khi đó có người khuyên Võ Đình Tuấn ở lại, tại sao có những kẻ thoái thác nhiệm vụ, đào ngũ?
          Từ cuối năm 1987, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến khu vực quần đảo Trường Sa, chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên và có ý đồ chiếm đóng một số đá, bãi san hô khác. Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, Quân chủng Hải quân mở chiến dịch CQ-88, tổ chức lực lượng, phương tiện đóng giữ thêm một số bãi đá ở Trường Sa.

Nhiều điều đáng ngẫm về vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh)

Sự việc xảy ra ngày 18/04/2014
Chùm ảnh đặc biệt về vụ xả súng tại cửa khẩu Quảng Ninh

Võ Đông Sơ là ai mà đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà?

Một nhà báo đã "truy nhận cha" cho nhân vật hư cấu Võ Đông Sơ!!!

 

Bài đã đăng: Minh Cảnh - giọng ca có một không hai !
____________

Trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu…. Hà!


Bài báo bắt ông Võ Tánh phải nhận Võ Đông Sơ 
nhân vật hư cấu của nhà văn Dân Tôn Tử làm con
10 người dân miền Tây Nam Bộ thì có tới… 11 người thuộc câu vọng cổ này, còn dân miền Đông Nam Bộ thì 10 người có tới… 9 người rưỡi thuộc.
Võ Đông Sơ là ai? Thân thế ra sao mà chuyện tình bi thương của chàng trai này có sức sống mạnh mẽ như vậy. Một nhà báo đã từng đi đến Gò Công tìm hiểu và viết bài hoành tráng khẳng định Võ Đông Sơ là con Võ Tánh, từng cưỡi ngựa từ Bình Định về thăm mộ cha. Liệu có phải đó là sự thật?
Trong kho tàng những danh tác của soạn giả Viễn Châu, bản vọng cổ Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà  đã làm nên tên tuổi cho danh ca Minh Cảnh và đi vào lòng nhiều thế hệ người dân Nam Bộ hàng chục năm qua. Có thể nói dù không thuộc hết cả bài thì người Nam Bộ nào cũng ít nhất nhớ được vài câu nói lối Biên 

Chuyện đánh nhau lấy xác tử sĩ trong Chiến dịch phản công Biên giới Tây Nam

Chuyện của một người lính ở Biên giới Tây Nam

Vào đầu tháng 12 năm 1977, đơn vị tôi đóng quân ở Bỉm Sơn -Thanh Hóa, thì được lệnh vào chiến trường Tây Nam  để chiến đấu. Cả đơn vị xôn xao, bàn tán suốt cả ngày. " Lại chiến tranh rồi ư? Vừa giải phóng Miền Nam xong, mới thống nhất đất nước, sao còn đánh nhau nữa? mà đánh nhau với ai kia chứ?". Cứ tưởng rằng đợt lính nhập ngũ năm 1976 chúng tôi chỉ còn là lính nghĩa vụ, đi để xây dựng một quân đội thật chính quy và hiện đại thôi. Ai ngờ ... Mà cũng đúng, chúng tôi là quân chủ lực mà. Chúng tôi nhập ngũ được biên chế vào quân đoàn 1, F320, E48. Đây là đơn vị có truyền thống trăm trận trăm thắng, nổi tiếng từ hồi chống Mỹ .
   Cho đến lúc này, cả đơn vị tôi, nhất là C11 toàn lính Hà nội. Cùng tiểu khu Quang Trung, quận Đống Đa, nên  một số đã quen biết nhau vì cùng học với nhau ở trường cấp 3 Đống Đa cả. Lúc này, chúng tôi mới bắt đầu theo dõi thời sự qua Đài tiếng nói Việt nam, mới vỡ lẽ là ở Xa Mát, Lò Gò, Tây Ninh vừa có một vụ thảm sát  cả cô lẫn trò trường tiểu học Xa Mát và dân thường ở đó, do quân Khơ Me đỏ tràn sang gây hấn.  Vậy là cả đơn vị tôi sục sôi. Ai cũng muốn mau  chóng được vào ngay chiến trường. Tôi cảm thấy trong đại đội tôi  không có ai tỏ ra lo sợ cả. Mặc dù chưa ai   biết đánh  nhau là gì và sẽ như thế nào. Trong những ngày chờ đợi, chúng tôi ai cũng tranh thủ viết thư về nhà, cho gia đình, bố mẹ, người yêu... là mình chuẩn bị  được vào Tây Ninh chiến đấu .

Chỉ mong CMND xài bền như của "Tay sai đế quốc"

Thời VNCH cấp căn cước cho dân chúng Miền Nam cách đây đã gần nửa thế kỷ. Cho đến giờ chúng ta vẫn thấy nó trên mạng chứng tỏ độ bền của nó với môi trường và thời gian rất tốt. Chưa biết mẫu mới 2013 sẽ ra sao, nhưng CMND 9 số đang sử dụng muốn không hư chỉ có nước cất nó vào tủ, mang theo mình thì phải bọc mấy lớp nylon phòng trời mưa, về nhà giặt giũ mà quên nó trong túi thì thôi rồi lượn ơi!
Người ta rao bán căn cước cũ trên mạng, nhìn thấy nhiều cái mép quăn, rách te tua nhưng ảnh và chữ không nhoè.
Xem lại vài hình ảnh Căn cước VNCH 
1960 - 1963

Quới ông nổi tiếng mang họ Thích

Thích huân chương - Thanh Tứ
(Hòa thượng hoạt động cách mạng, có công lớn được Nhà nước tặng 4 huân chương và nhiều danh hiệu khác).

Thích dự án - Thanh Quyết
(Có người ác miệng cho rằng Thượng tọa là chuyên da chạy dự án siêu tốc, xây chùa lớn, trùng tu không có thầy là không xong) 

Thích chân gỗ - Chân Quang
(Đại đức tự nhận là cháu bác Hồ, thầy giảng Tàu-Việt là anh em, Lạc Long Quân là người vượt biên trái phép đầu tiên... còn Lý thường Kiệt đánh tàu là hỗn!) 

Thích dân giận - Thanh Dũng 
(Đại đức nói tư nhân hóa đất đai nuôi dưỡng lòng tham, trái lại tinh thần tư bi của Phật, bác ái của chúa Jesu).

Thích làm phật - Minh Phượng
(Chơi ảnh khỏa thân trong phòng vệ sinh chùa, Thầy cho đúc tượng Phật giống mình bị Phật tử hè nhau đuổi khỏi nhà chùa).

Thích thánh tăng - Tâm Hải (Chân Giác)
(Thích Tâm Hải thấy không ổn đổi thành Thích Chân Giác, Đại đức đỡ đầu lobby thánh tăng từ khi 5 tuổi, có người ác miệng cho rằng...)

Tường thuật chi tiết của Kosh - nhân viên tình báo Mỹ: TC có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đánh chiếm các đảo Hoàng Sa rất bài bản, 1974

TRUNG CỘNG ĐỔ BỘ TẤN CÔNG QUẦN ĐẢO HOÀNG SA THÁNG 1 NĂM 1974
Lời mở đầu
Tài liệu này do Bộ Lục Quân Hoa Kỳ, Văn Phòng Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Đặc Trách Tình Báo đúc kết và phổ biến vào tháng 12 năm 1974.
Tài liệu dựa trên báo cáo của ông Gerald E.Kosh phối hợp với các tin tình báo đã được Hoa Kỳ thu thập được trong khoảng vài tháng trước ngày Trung Cộng cưởng chiếm Hoàng Sa.
Người dịch thân kính gởi lời cám ơn đến niên trưởng Nguyễn Hải (K10/SQHQ/NT) đã ưu ái góp ý và tu sửa cũng như cám ơn nhiệt tình của đệ nhị Hải sư Bùi Văn Tẩu (K17) đã đến tận Thư viện Lục quân Hoa Kỳ để lấy ra tài liệu này.
Thềm Sơn Hà
I. Lời Giới Thiệu
Bài tường trình này nêu lên những điểm chính yếu của cuộc hành quân tấn công đổ bộ vào ngày 20 tháng 1 năm 1974 bởi lực lượng Trung Cộng (TC) lên 2 đảo nhỏ do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) phòng thủ trong nhóm Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Phần đầu của bản báo cáo trình bày những quan sát trong cuộc hành quân rất là tường tận của một nhân chứng duy nhất đầy đủ khả năng.
Phần thứ nhì định giá vài khía cạnh chính yếu của nguồn tin, đối chiếu lại các dử kiện Hoa Kỳ sẳn có và đưa ra những nhận định tổng quát về sự hiệu quả của lực lượng TC tham dự vào cuộc hành quân.
1) Nguồn gốc:

Bao nhiêu và Vì sao bộ đội VN thương vong ở BGTN, CPC?

(Thông tin tham khảo)
Tập tin:CambodiaBorderCamp1985.png
Thời gian Tháng 5 năm 1975 - tháng 12 năm 1989
Địa điểm Việt Nam - Campuchia (không tính Thái Lan)
Tham chiến: Giữa quân đội CHXHCN Việt Nam, CHND Campuchia với quân đội Campuchi Dân chủ
(không tính quân đội Hoàng gia Thái Lan và các phe phái khác ở Campuchia).

Hà Nội và Việt Nam thời 1910s qua ống kính của Leon Busy


Tìm hiểu cáp quang tạo nên sự khác biệt của Internet Việt Nam.

Thợ cạo tưởng cáp internet đi ngầm dưới biển là cái dzề pha học ghê gớm, té ra nó là như dzầy:
cap-quang_1388316035.jpg

Nhiều thế lực thù địt có bu vào xơi tái: Có thể là tàu ngầm của Tung chảo lặn xuống cắt phá. Lưới giã cào của ngư dân Vịt vướng phải. Dân đánh cá không được, buồn tình lặn xuống cắt 1 đoạn bán ve chai kiếm xiền nhậu. Cá mập rùa biển đói bụng gặp thấy gai mắt táp luôn đỡ đói. vươn vân và vươn vân. Là dzì thuộc bí mật cuốc da nên không thể nói trắng phớ nguyên nhân thật cho dân ngu cu đen biết.

Ngụy?

Nguyễn Huy Cường
Tôi muốn viết chuyện này từ lâu.

Khi mới vào Nam sinh sống, tôi gọi những người lính, sỹ quan quân đội Sài Gòn cũ là “Ngụy” rất tự nhiên. Khi viết, nếu bài viết đề cập tới chính thể ở Miền Nam trước ngày 30/4/1975 tôi cũng quen miệng gọi đó là NGỤY QUYỀN. Cần nói rõ rằng, cách gọi này thực sự là …quen mồm chứ không có ý gì cả.


Dần dà, cách gọi này trở nên “có vấn đề” . Đó là khi tiếp cận một số nhân vật khả kính, một số học giả, nhân sỹ gốc Việt từ Mỹ về thì cách gọi này gây nên một thương tổn lớn.

Những người đối diện với mình có khi chính là “Ngụy” trong câu chuyện.

Sự thương tổn ở đây không phải là mình làm thương tổn họ mà chính là mình làm thương tổn mình.
Khi đó, chính mình đã “Lạy ông , tôi ở …trình độ này” khi vốn văn Việt-Hán của mình quá tệ, không đủ để hiểu bản chất của chữ NGỤY.

NGỤY là một cái được tạo ra giống về hình thức, để thay thế một cái cũ không chính đáng.

Chính quyền ở miền nam trước 1975 là chính quyền hợp hiến. Nó được tạo nên bởi những cuộc bầu cử đàng hoàng, nó có đồng tiền riêng, có thủ đô, tại thủ đô, có đại sứ của nhiều nước và chính quyền này có đại diện ngoại giao ở nhiều nước trên thế giới.

Về nguyên tắc, cần biết rằng: Văn bản có giá trị pháp lý muộn nhất, công khai, phổ cập trên bình diện quốc tế , có chữ ký của Bộ trưởng ngoại giao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ William P. Rogers,chính là HIỆP ĐỊNH PARIS về Việt Nam năm 1973 công nhận chính thể này bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt là VIỆT NAM CỘNG HÒA. Về phía chính thể này, ông Trần Văn Lắm, bộ trưởng bộ Ngoại giao hạ bút ký cùng ba bộ trưởng Mỹ, Việt Nam DCCH, chính phủ CMLTCHMNVN.

Mấy ngày nay trên báo Tuổi Trẻ và nhiều báo khác khi viết về vấn đề biển đảo, Hoàng Sa đã dùng cụm từ VIỆT NAM CỘNG HÒA là rất xác đáng.

Chiến tranh, đối kháng hai miền đã lùi xa gần bốn chục năm, việc gỡ bỏ những thiên kiến, gọi đúng tên người tên vật vừa là tôn trọng sự thật, vừa là tránh gây …tổn thương chính người gọi.
*****

Bao nhiêu bản đồ thì đủ?

Tháng 7 24, 2014
Người ngoại đạo như tôi, sống ở thời Google Map, đứng trước những tấm bản đồ cổ phương Tây, chữ Latinh hẳn hoi, thường chỉ ngắm chứ không thực sự hiểu. Giống như xem những chiếc răng, hộp sọ, lưỡi rìu mấy ngàn năm gì đó trong bảo tàng. Còn bản đồ cổ, châu Á, lại chữ Hán, trông như tranh của Hans Hartung đè lên Tề Bạch Thạch trong tinh thần “Phẳng chung thủy, thì chịu, hoàn toàn phải nhờ giới chuyên môn thuyết trình.
Từ nhiều năm nay cứ thỉnh thoảng lại có một tấm bản đồ cổ chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam được phát hiện. Tôi vốn nghĩ sơ sài rằng mọi bản đồ trong lịch sử đều chỉ có hiệu lực đến một thời điểm lịch sử nhất định. Có lẽ không một nước nào ngày nay trên trái đất còn giữ đúng lãnh thổ được vẽ vào thế kỉ 18, huống gì ở thuở nhân loại chưa biết đến các khái niệm quốc gia dân tộcchủ quyền quốc gia theo nghĩa chúng ta đang dùng. Đảng của ông Sam Rainsy không thể mang bản đồ của Vương quốc Khmer ra đòi Việt Nam và Thái Lan trả đất. Tôi không biết Dải Gaza từng được đưa vào bản đồ của bao nhiêu nước khiến số phận nó phải long đong khốn khổ thế, song tôi chắc chắn rằng nếu Putin cho phát hành toàn thế giới bản đồ Đại Nga bao gồm cả Sao Hỏa thì một trăm năm sau chủ quyền của nước Nga trong vũ trụ vẫn không hề được chứng minh. Nếu Công hàm Phạm Văn Đồng có hiệu lực pháp lí thì mọi bản đồ trong lịch sử đều chỉ còn giá trị nghiên cứu.

Tìm hiểu / nghiên cứu biển đảo với Google Earth

Phan Văn Song
(Bài này điều chỉnh đột chút và có thêm 2 hình so với đã đăng trên BXVNDL hôm nay)
Với điều kiện máy tính có kết nối với internet đã trở nên phổ biến ở nước ta hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn đọc quan tâm tìm hiểu/nghiên cứu biển, đảo một công cụ mạnh mẽ, tiện lợi và có thể dùng miễn phí: Google Earth (Trái đất Google).
Trước mắt, nhân dịp tròn 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa của chúng ta ngày 19/1/1974, chúng tôi đã tạo một file kmz mà sau khi tải về máy cá nhân chỉ cần một vài động tác với chuột/ bàn phím, bạn đọc có thể khai thác các thông tin phong phú và đa dạng có sẵn của Google Earth (GE), của người dùng GE cung cấp thêm hoặc thông tin có trong file của chúng tôi về quần đảo Hoàng Sa.
  1. Chuẩn bị:

Người Việt thiếu tư duy biển

Xây dựng “tư duy biển”, “văn hóa biển” giờ đây là việc đòi hỏi phải được gắn chặt với hoạt động đầu tư, nghiên cứu khoa học có hiệu quả, chứ không thể chỉ hô khẩu hiệu suông “tiến ra biển lớn!”.
Đoan Trang

Dân tộc chúng ta sau những mất mát quá lớn giờ đang tìm lại những gì dân tộc ấy đã có, những gì dân tộc ấy phải có và những gì dân tộc ấy xứng đáng được có.
Có phải là nghịch lý không khi một đất nước có tới 1 triệu km2 diện tích vùng biển, rộng gần gấp ba đất liền, mà suốt bao thế kỷ không có nổi một đội thương thuyền, một nhà hàng hải, hay nói nhẹ nhàng hơn, không khai thác được kho vàng quý báu trải dài 3.444 km ngay trước mặt ấy? Nghịch lý của người Việt là thế: một dân tộc thừa biển nhưng lại thiếu tư duy biển.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Phim tài liệu f315, f5, f9 ở Biên giới Tây Nam & Campuchia

Phim tài liệu Những năm tháng máu và hoa (BGTN &Campuchia)

Phim tài liệu - Biên giới Tây Nam - Cuộc chiến tranh bắt buộc (I)

Phim tài liệu - Biên giới Tây Nam - Cuộc chiến tranh bắt buộc (II)

2 tấm ảnh để đời của các cụ không thấy trên báo chí


danluan_00177.jpg

Phóng viên chiến trường Nick Út và ‘cô bé napalm’ Kim Phúc

Ngày 8/6/1972 là một ngày bình thường tại miền Nam khi cuộc chiến khốc liệt vẫn diễn ra hàng ngày nhưng, tại Trảng Bàng trên Quốc lộ 1 vào lúc 2g chiều, đó lại là một ngày ‘định mệnh’ đối với 2 người: phóng viên chiến trường Nick Út làm việc cho hãng AP và cô bé Phan Thị Kim Phúc. Định mệnh đã đưa đẩy Nick Út đến khoảnh khắc dùng chiếc máy ảnh Leica M3 ghi lại hình ảnh cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, đang trần truồng chạy ra từ đám khói lửa của bom mapalm phía sau lưng.


Tướng Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh hành quyết

Trước hết, xin được nói rõ, tác giả bài viết này, Nguyễn Ngọc Chính, và Nguyễn Ngọc Loan chỉ là sự trùng hợp họ và đệm chứ hoàn toàn không có mối liên hệ nào. Tôi chỉ là anh trung úy giảng viên Anh ngữ quèn dưới thời VNCH trong khi Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan (1930 – 1998) là Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm Giám đốc Nha An ninh Quân đội, phụ trách Đặc ủy Trung ương Tình báo.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan là người đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một đặc công Việt Cộng, có người xác nhận đó là đại úy Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém), có người lại nói đó là Bảy Nà (Lê Công Nà).


Ảnh màu đáng ngắm về Tây Nguyên năm 1973

Cho đến thập niên 1970, hình ảnh các sơn nữ ngực trần vẫn còn khá phổ biến tại nhiều buôn làng Tây Nguyên.

Ảnh hiếm: Các dân tộc thiểu số Đông Dương năm 1944

 Thầy mo người Mán, nụ cười thiếu nữ Thái... là những hình ảnh độc đáo trong ấn phẩm "Cư dân Đông Dương thuộc Pháp" xuất bản năm 1944.
Một trưởng làng người dân tộc Chăm ở vùng Trung Nam Bộ của Việt Nam.

Tại sao Miền Bắc gọi anh trưởng là anh Cả, Miền Nam gọi anh Hai?


Tiếng Việt vốn phong phú không chỉ ở ngữ pháp mà còn ở cách dùng từ của từng vùng miền dọc theo chiều dài đất nước. Với hai miền Bắc Nam, có rất nhiều từ cùng chỉ một sự vật nhưng cách gọi khác nhau, ví dụ: Hoa và Bông, Lợn và Heo, Lạc và Đậu phộng, Vừng và mè, rau mùi và rau ngò, bát và chén, ca và hát... Nhưng sự khác biệt vùng miền thể hiện rõ rệt nhất ở cách gọi anh (hoặc chị) Cả và anh (hoặc chị) Hai cùng với nghĩa chỉ người con trai (hoặc con gái) đầu tiên trong gia đình.

Trong tiếng Việt, “cả” chỉ sự đứng đầu, sự to lớn bao quát ví dụ sông Lam còn gọi là sông Cả, cá lớn gọi là cá cả...Người con đầu tiên trong gia đình cũng có địa vị quan trọng đứng đầu vậy. Khi cha mẹ còn sống, người con đó phải chăm sóc các em, quán xuyến việc nhà. Khi cha mẹ mất đi, người con đó lại thay cha mẹ lo toan chu toàn mọi việc từ cưới xin, hiếu, hỉ. Toàn bộ sự định đoạt các việc lớn nhỏ trong gia đình đều thuộc về người con trưởng. Vì vậy, miền Bắc gọi người con trưởng là con Cả là hợp lẽ.

Theo thứ tự như trên thì sau anh cả là anh hai, nghĩa là người con thứ hai trong gia đình sinh ra sau người con cả. Nhưng theo phong tục miền Nam nước ta, anh hai, chị hai lại chính là người con sinh ra đầu tiên, tương ứng cách gọi anh cả, chị cả ở ngoài Bắc.

Vì sao có hiện tượng khác biệt tưởng như vô lý này?

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam (PI)

Hồ Đình Vũ
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó...riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc;nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy? 
Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình. 
Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác - để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.


Tên do địa hình, địa thế 
Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre: 
"Gió đưa gió đẩy, 
về rẫy ăn còng, 
về bưng ăn cá, 
về giồng ăn dưa..."
 
Giồng là chỗ đất cao hơn ruộng, trên đó nông dân cất nhà ở và trồng rau, đậu, khoai củ cùng

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam (PII)


ĐỊA DANH SAIGON - CHỢLỚN 
(TRÍCH SÔNG NÚI MIỀN NAM)

Đất Nam Việt mà trước đây người ta còn gọi là Nam Kỳ,người Tây Phương khi đặt chân lên xứ mình hồi thế kỷ 16 , 17 đã gọi bằng tên Cochinchine hay Đằng Trong.

Người ta cũng gọi xứ này là Đồng Nai ( đồng có nhiều nai),Lộc Dã,Lộc Đồng (cùng một nghĩa) hoặc Nông Nại,là nơi mà người Việt mình đặt chân lần đầu tiên năm 1623.Sử chép rằng Chúa Sãi Vương Nguyễn phúc Nguyên (1613-1635),đã gả Công chúa Ngọc Vạn,lệnh ái thứ 2,cho vua Cao Miên Chei Chetta II (1618-1626) từ Xiêm trở về lên ngôi báu và đóng đô tại Oulong.Nhờ sự giao hiếu ấy vua Cao Miên mới cho phép người Việt di dân vào Nam Bộ.Chúng ta đã đặt đầu cầu tại Mô Xoài(gò trồng xoài),gần Bà Rịa đúng vào năm 1623( Theo Claude Madrolle -Indochine du Sud,Paris 1926).
Cũng trong năm này một phái đoàn ngoại giao đã được cử sang Oulong để thương thuyết sự nhượng lại Sở Thuế quan Saigon.Về sau đến đời vua Réam Thip Dei Chan(1642-1659),em vua trước,vị hoàng hậu Việt Nam nói trên đã xin vua Cao Miên cho phép người Việt được quyền khai thác xứ Biên Hòa năm 1638.

Sở dĩ vua Cao Miên đã giao hảo với nước ta và tự ý nhân nhượng một phần nào,là vì muốn cậy thế lực của triều đình Huế để chế ngự ảnh hưởng của người Xiêm.Như vậy chúng ta đã đến sinh cơ,lập nghiệp,khai khẩn đất đai Nam Bộ là do sự thỏa thuận hoàn toàn của đôi bên,chứ tuyệt nhiên không phải là một sự xâm nhập.Lại nữa nhờ uy thế của chúng ta mà Cao Miên đã đối phó hiệu quả với những tham vọng của nước Xiêm và bảo toàn được nền độc lập của mình.

Nói tóm lại sự hiện diện của chúng ta từ hơn 800 năm nay tại Nam bộ rất là hợp tình,hợp lý và hợp pháp.Nói một cách khác công cuộc Nam tiến của tổ tiên ta là một sự kiện lịch sử bất di bất dịch,nó hiển nhiên cũng như cuộc Tây tiến của người Âu Châu tại Mỹ Quốc và cuộc Đông tiến của người Anh tai Úc Châu.

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam (PIII)

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam (PIV)

Thảo luận: "Tính cách người Việt theo vùng miền"

Chủ đề: "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên diễn đàn Trái tim Việt Nam online.  Th09 thấy vui, thú vị nên chọn lọc, cóp về 2/3 (cắt bớt phần sau, chưa hẳn sai nhưng có vẻ bôi bác nhau). Rất tiếc tập cuối - "thế mới là người VN"

***********

Theo em nhận thấy thì người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.

Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện quaphong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt...

Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài...
Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra khoảng ...30 nghìn $, tặng mỗi cô 10 nghìn. 
- Cô Bắc sẽ mua 1 chiếc xe ô tô và nói : Chồng tôi gửi cho tôi 1 nghìn $. Ai cũng sẽ nghĩ ngợi - chỉ có 1 nghìn mà lại sắm xe đời mới !?
- Cô Trung sẽ nói : chồng tôi gửi cho tôi 100 nghìn chỉ để ...tiêu vặt.
- Cô Nam : chẳng nói gì nhưng cô ta sẽ làm cho người ta có cảm tưởng cô là ...Paris Hilton

Tìm kiếm Blog này