Anh "ruột"tôi, nhà thơ Nguyễn Trọng Tín có nhiều bài thơ hay, trong đó có bài "Mười sáu cuộc chiến tranh" tôi không thuộc hết chỉ nhớ đại loại
Bài thơ nói về nỗi đau, cái chết của người ta trong chiến tranh là một mất mát không hàn gắn được mà không nói chết ở bên nào. Thập kỷ 1980 dám làm thơ như vậy là gan vì dễ bị quy là mất lập trường. Anh Tín có gan nhưng cũng có điều kiện khách quan là anh Nhân, người không về nữa trong nhà anh là liệt sĩ của phe ta. Trong một xã hội mà ý thức hệ phân biệt ta và địch nặng nề đến mức khi đã chết vẫn còn xem là ta và địch bất kể đó có thể là anh em, dòng họ lắm lúc người ta cũng quen đi, cũng xem chuyện phân biệt ấy như là đương nhiên như là nó vẫn xảy ra với mọi xã hội.
Nhưng rồi có đêm mất ngủ, tự nhiên tôi nhớ tới những người trong xóm tôi đã chết trong chiến tranh mà họ không thuộc bên này cũng không thuộc bên kia. Nói theo Trịnh là "chết thật tình cờ". Nhưng họ không chết tình cờ vì tên bay đạn lạc mà vì những nguyên cớ tình cờ của một quan niệm sâu sắc 'ta, địch'. Đã là địch thì phải giết dù địch đó là đàn bà, người già, thầy cũ bạn xưa, người thân trong họ.
Con giết cha vì nghi là gián điệp?
Thời chống Pháp,xóm tôi nổi tiếng vụ dư luận ông Cò Đính giết cha. Ông Cò thật ra chỉ là thanh niên tham gia kháng chiến được giao làm trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc xã (tên gọi của ngành Công an thời đầu kháng Pháp ở Nam Bộ). Cha ông là Phan Kim Thạch từng hưởng ứng phong trào Đông Du xuất cảnh sang Nhật nhưng mới đến Hồng Kông phải quay về vì Hiệp ước Nhật Pháp. Thực hiện mục tiêu cải cách xã hội, ông rước thợ hớt tóc về chợ Tầm Vu phát động người dân hớt tóc. Ông là người đầu tiên mua xe chở khách trên tuyến đường TầmVu- Long An năm 1910.
Bác tôi làm chủ tịch xã Long Trì năm 1946 kể lại ông Năm Thạch là người tốt. Khi Pháp quay lại Nam Bộ, Việt Minh chủ trương tiêu thổ kháng chiến, bác tôi ra lệnh cho du kích đốt nhà ông Cả Thơ ở Long Trì. Không phải ghét bỏ hay ông này có tội tình gì, chỉ đơn giản đây là nhà tường đúc, nằm ở vị trí hiểm yếu, Pháp có thể lấy để đóng đồn bót. Ông Năm Thạch nghe tin bắt con heo cột sẵn, chờ lúc thấy lửa cháy sẽ làm thịt đãi du kích. Ấy vậy mà có tin ông Năm Thạch bị bắt giết vì làm gián điệp cho Pháp, người ra lệnh giết chính là con ruột của ông. Bác tôi không dám xác tín về chuyện đó vì lúc ấy ông đã chuyển sang xã khác nhưng chỉ biết chép miệng. "Ông Cò Đính cũng là người tốt. Nếu có là chuyện được giao bắt buộc phải làm!". Ông Cò Đính sống rất thọ, sau thời gian bị bắt tù đày, ông quay về làm dân tiếp tục nghề của cha chạy xe đò trên tuyến đường Long An Tầm Vụ, chiếc xe cũ kỹ hiệu Hiệp Tâm. Dáng người khỏe mạnh, đẹp lão nhưng ông bị tuyệt tự không con.
Cha bị đánh đến chết vì làm kinh tài, con bị chôn sống vì tình nghi...
Một ông bác họ của tôi làm kinh tài cho huyện ủy bị lính Pháp bắt cách nhà tôi ba căn. Ông khai ra chỗ chôn tiền ở gò trâm bầu trong vườn nhà tôi và bị đánh đến chết. Sang thời chống Mỹ, chị Đẹp con bác mở quán tạp hóa nước ngọt trong xóm ấp chợ ông Bái. Nước da chị trắng, dáng thanh mảnh nên làng lính và thanh niên trai tráng nói chung thường lui tới chọc ghẹo. Ấy vậy mà rồi chị Đẹp bị cách mạng xử tử bằng cách chôn sống vẫn để ló đầu trên mặt đất, Nhiều người kể lại chị còn sống mấy ngày sau, chị khát nước van xin, bà con ai cũng thương nhưng không dám cho vì sợ liên lụy. Hồi đó tôi còn nhỏ, mấy lần được chị Đẹp vuốt tóc, cho kẹo, bàn tay chị trắng và mềm mại lắm. Trong đầu óc trẻ con của tôi, gián điệp là cái gì đó ghê gớm ác độc lắm, chắc chị Đẹp của tôi không phải là gián điệp.
Chị Bế ở xóm đình lớn hơn tôi chừng năm bảy tuổi, gia đình chị làm nghề dân banh (bốc vác) lúa cho nhà máy xay gạo cũng ở trong xóm. Người thấp lùn, chắc chắn, mỗi lần nhớ chị Bế tôi lại nhớ một bài Kim văn tả người đàn bà xấu mở đầu bằng câu "Chị Doãn là người con gái có nhan sắc của người đàn ông không đẹp trai..." Nhưng chị Bế rất mạnh khỏe. Mới mười lăm, mười sáu tuổi hàng ngày chị vác hàng trăm bao lúa chỉ xanh (năm chục ký) từ dưới kho lên hộcđổ lúa của nhà máy cao hàng chục thước. Trong lần tổ chức hội thao của học sinh mang tên Học đường bảo vệ quốc gia khoảng năm 1972 (giống như hội khỏe Phù Đổng hay hội thao quốc phòng bây giờ) chị đoạt giải nhất toàn quận về nhảy xa, nhảy cao và hình như có cả bắn đạn thật và được nhận phần thưởng hình như là của ông Quận trao, Mấy ngày sau chị Bế biến mất mãi tới bây giờ. Gia đình kể lại là có người của Cách Mạng đến mời chị đi họp.
Trò giết thầy vì lỡ bị lộ
Ông thầy Ba Huấn ở xóm đình ngoài chợ Tầm Vu, sinh trưởng trong gia đình giàu có. Cha là ông Cai Tửu, anh cả là Nghị Thông, nghị viên của Việt Nam Cộng Hòa, em kế là Huỳnh Thiện Đạo có lúc là Đổng lý văn phòng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, em út là Huỳnh Ngọc Diệp có lúc là tỉnh trưởng Tiền Giang. Riêng ông Ba Huấn tham gia kháng chiến chống Pháp, sau 1954 hồi cư về quê mở trường tư thục cấp 2 Bạch Vân. Trường lèo tèo chỉ có hai ba phòng học nửa tường nửa gỗ. Ông trực tiếp dạy và thêm vài bạn bè kháng chiến cũ trong đó có ba tôi. Trường nhỏ nhưng đắc dụng vì thời đó học vấn là điều kiện hoãn dịch an toàn, dễ làm nhất. Thanh niên thi rớt trường công liền đăng ký học Bạch Vân để có học bạ đăng ký tiếp các trường cấp ba ở tỉnh. Ông Ba Huấn là thầy của non già một nửa thanh niên trong quận. Anh em chúng tôi không nằm trong diện này nhưng được học hè ở trường ông miễn phí. Ông hiền nhưng nóng tánh, kế bên bàn dạy học của ông là một đống củi khô. Gặp lúc nóng giận ông cầm củi liệng thẳng vô học trò, đứa nào cũng sợ nhưng đều thương quý. Ông có thú vui duy nhất là đá gà và nuôi nhiều gà đá. Ông bị chết vì những con gà này
Ông Ba Huấn bị bắn ngay tại nhà. Đám tang của ông lớn nhất quận thời đó. Số người đưa tang dài hơn cây số. Đa số là học trò cũ mới nhiều thế hệ...Sau này được biết người tổ chức giết ông là một học trò cũ, người trực tiếp bắn là học trò đang học. Theo người học trò này trần tình là chỉ định mời ông ra căn cứ để vận đông ngăn ông không tham gia vận động bầu cử cho Trần Văn Hương nhưng nhóm công tác vô nhà bị gà kêu rộ nên bắn ông luôn...
..... Chuyện những cái chết tương tự còn nhiều, tôi sẽ kể sau...
xóm tôi vẻn vẹn hai mươi sáu ngôi nhà
có mười sáu người đàn bà sau chiến tranh chồng không về nữa
có mười sáu ngọn gió, giọt sương đêm đêm đi gõ cửa trong đó có nhà má tôi
Có mười sáu cuộc chiến tranh trong xóm còn âm ỉ
dù đã mười năm giặc giã qua rồiBài thơ nói về nỗi đau, cái chết của người ta trong chiến tranh là một mất mát không hàn gắn được mà không nói chết ở bên nào. Thập kỷ 1980 dám làm thơ như vậy là gan vì dễ bị quy là mất lập trường. Anh Tín có gan nhưng cũng có điều kiện khách quan là anh Nhân, người không về nữa trong nhà anh là liệt sĩ của phe ta. Trong một xã hội mà ý thức hệ phân biệt ta và địch nặng nề đến mức khi đã chết vẫn còn xem là ta và địch bất kể đó có thể là anh em, dòng họ lắm lúc người ta cũng quen đi, cũng xem chuyện phân biệt ấy như là đương nhiên như là nó vẫn xảy ra với mọi xã hội.
Nhưng rồi có đêm mất ngủ, tự nhiên tôi nhớ tới những người trong xóm tôi đã chết trong chiến tranh mà họ không thuộc bên này cũng không thuộc bên kia. Nói theo Trịnh là "chết thật tình cờ". Nhưng họ không chết tình cờ vì tên bay đạn lạc mà vì những nguyên cớ tình cờ của một quan niệm sâu sắc 'ta, địch'. Đã là địch thì phải giết dù địch đó là đàn bà, người già, thầy cũ bạn xưa, người thân trong họ.
Con giết cha vì nghi là gián điệp?
Thời chống Pháp,xóm tôi nổi tiếng vụ dư luận ông Cò Đính giết cha. Ông Cò thật ra chỉ là thanh niên tham gia kháng chiến được giao làm trưởng Quốc Gia Tự Vệ Cuộc xã (tên gọi của ngành Công an thời đầu kháng Pháp ở Nam Bộ). Cha ông là Phan Kim Thạch từng hưởng ứng phong trào Đông Du xuất cảnh sang Nhật nhưng mới đến Hồng Kông phải quay về vì Hiệp ước Nhật Pháp. Thực hiện mục tiêu cải cách xã hội, ông rước thợ hớt tóc về chợ Tầm Vu phát động người dân hớt tóc. Ông là người đầu tiên mua xe chở khách trên tuyến đường TầmVu- Long An năm 1910.
Bác tôi làm chủ tịch xã Long Trì năm 1946 kể lại ông Năm Thạch là người tốt. Khi Pháp quay lại Nam Bộ, Việt Minh chủ trương tiêu thổ kháng chiến, bác tôi ra lệnh cho du kích đốt nhà ông Cả Thơ ở Long Trì. Không phải ghét bỏ hay ông này có tội tình gì, chỉ đơn giản đây là nhà tường đúc, nằm ở vị trí hiểm yếu, Pháp có thể lấy để đóng đồn bót. Ông Năm Thạch nghe tin bắt con heo cột sẵn, chờ lúc thấy lửa cháy sẽ làm thịt đãi du kích. Ấy vậy mà có tin ông Năm Thạch bị bắt giết vì làm gián điệp cho Pháp, người ra lệnh giết chính là con ruột của ông. Bác tôi không dám xác tín về chuyện đó vì lúc ấy ông đã chuyển sang xã khác nhưng chỉ biết chép miệng. "Ông Cò Đính cũng là người tốt. Nếu có là chuyện được giao bắt buộc phải làm!". Ông Cò Đính sống rất thọ, sau thời gian bị bắt tù đày, ông quay về làm dân tiếp tục nghề của cha chạy xe đò trên tuyến đường Long An Tầm Vụ, chiếc xe cũ kỹ hiệu Hiệp Tâm. Dáng người khỏe mạnh, đẹp lão nhưng ông bị tuyệt tự không con.
Cha bị đánh đến chết vì làm kinh tài, con bị chôn sống vì tình nghi...
Một ông bác họ của tôi làm kinh tài cho huyện ủy bị lính Pháp bắt cách nhà tôi ba căn. Ông khai ra chỗ chôn tiền ở gò trâm bầu trong vườn nhà tôi và bị đánh đến chết. Sang thời chống Mỹ, chị Đẹp con bác mở quán tạp hóa nước ngọt trong xóm ấp chợ ông Bái. Nước da chị trắng, dáng thanh mảnh nên làng lính và thanh niên trai tráng nói chung thường lui tới chọc ghẹo. Ấy vậy mà rồi chị Đẹp bị cách mạng xử tử bằng cách chôn sống vẫn để ló đầu trên mặt đất, Nhiều người kể lại chị còn sống mấy ngày sau, chị khát nước van xin, bà con ai cũng thương nhưng không dám cho vì sợ liên lụy. Hồi đó tôi còn nhỏ, mấy lần được chị Đẹp vuốt tóc, cho kẹo, bàn tay chị trắng và mềm mại lắm. Trong đầu óc trẻ con của tôi, gián điệp là cái gì đó ghê gớm ác độc lắm, chắc chị Đẹp của tôi không phải là gián điệp.
Chị Bế ở xóm đình lớn hơn tôi chừng năm bảy tuổi, gia đình chị làm nghề dân banh (bốc vác) lúa cho nhà máy xay gạo cũng ở trong xóm. Người thấp lùn, chắc chắn, mỗi lần nhớ chị Bế tôi lại nhớ một bài Kim văn tả người đàn bà xấu mở đầu bằng câu "Chị Doãn là người con gái có nhan sắc của người đàn ông không đẹp trai..." Nhưng chị Bế rất mạnh khỏe. Mới mười lăm, mười sáu tuổi hàng ngày chị vác hàng trăm bao lúa chỉ xanh (năm chục ký) từ dưới kho lên hộcđổ lúa của nhà máy cao hàng chục thước. Trong lần tổ chức hội thao của học sinh mang tên Học đường bảo vệ quốc gia khoảng năm 1972 (giống như hội khỏe Phù Đổng hay hội thao quốc phòng bây giờ) chị đoạt giải nhất toàn quận về nhảy xa, nhảy cao và hình như có cả bắn đạn thật và được nhận phần thưởng hình như là của ông Quận trao, Mấy ngày sau chị Bế biến mất mãi tới bây giờ. Gia đình kể lại là có người của Cách Mạng đến mời chị đi họp.
Trò giết thầy vì lỡ bị lộ
Ông thầy Ba Huấn ở xóm đình ngoài chợ Tầm Vu, sinh trưởng trong gia đình giàu có. Cha là ông Cai Tửu, anh cả là Nghị Thông, nghị viên của Việt Nam Cộng Hòa, em kế là Huỳnh Thiện Đạo có lúc là Đổng lý văn phòng Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, em út là Huỳnh Ngọc Diệp có lúc là tỉnh trưởng Tiền Giang. Riêng ông Ba Huấn tham gia kháng chiến chống Pháp, sau 1954 hồi cư về quê mở trường tư thục cấp 2 Bạch Vân. Trường lèo tèo chỉ có hai ba phòng học nửa tường nửa gỗ. Ông trực tiếp dạy và thêm vài bạn bè kháng chiến cũ trong đó có ba tôi. Trường nhỏ nhưng đắc dụng vì thời đó học vấn là điều kiện hoãn dịch an toàn, dễ làm nhất. Thanh niên thi rớt trường công liền đăng ký học Bạch Vân để có học bạ đăng ký tiếp các trường cấp ba ở tỉnh. Ông Ba Huấn là thầy của non già một nửa thanh niên trong quận. Anh em chúng tôi không nằm trong diện này nhưng được học hè ở trường ông miễn phí. Ông hiền nhưng nóng tánh, kế bên bàn dạy học của ông là một đống củi khô. Gặp lúc nóng giận ông cầm củi liệng thẳng vô học trò, đứa nào cũng sợ nhưng đều thương quý. Ông có thú vui duy nhất là đá gà và nuôi nhiều gà đá. Ông bị chết vì những con gà này
Ông Ba Huấn bị bắn ngay tại nhà. Đám tang của ông lớn nhất quận thời đó. Số người đưa tang dài hơn cây số. Đa số là học trò cũ mới nhiều thế hệ...Sau này được biết người tổ chức giết ông là một học trò cũ, người trực tiếp bắn là học trò đang học. Theo người học trò này trần tình là chỉ định mời ông ra căn cứ để vận đông ngăn ông không tham gia vận động bầu cử cho Trần Văn Hương nhưng nhóm công tác vô nhà bị gà kêu rộ nên bắn ông luôn...
..... Chuyện những cái chết tương tự còn nhiều, tôi sẽ kể sau...
Nguồn: Nguoidongbang