Tim thông tin blog này:

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Cuộc sống và số phận của người gốc Việt ở Campuchia (I)


Một xóm mãi dâm ở Campuchia
______________

Nông Pênh thời 79-89 và thời kỳ sau BĐTNVN rút về nước.

Dân Miền Tây Nam Bộ chỉ có thời Ngô Đình Diệm là có người Việt Nam chạy trốn sang Kam Pu Chia làm ăn vì hầu hết những gia đình nầy có người thân tập kết ra Bắc , nên bị lính bảo an của Ngô Đình Diệm trả thù bắt bớ  vì vậy phải bỏ xứ ra đi , ra Bắc thì không được nên phải sang Kam Pu Chia lúc đó là nước trung lập do nhà vua XIHANUC nắm quyền cai trị , tôi cũng có một người cậu ra đi dạng đó . Còn những người sang Kam Pu Chia làm ăn để làm giàu chủ yếu là người Việt có gốc khmer , còn gọi là người Khmer KRom ( họ là người KHmer lai người Việt hay là người Khmer bản địa ở Việt Nam hầu hết ở Trà Vinh , Sóc Trăng , Châu Đốc , Rạch Giá ) . Những người nầy gia đình họ nói tiếng Khmer nhưng giọng nói rất khác so với người Khmer chính thống Ăng Kor . Những người Khmer Krom nầy nói tiếng Việt như người Việt , rất dễ lầm họ là Việt Kiều . Giọng nói của người Khmer Krom giống với giọng Phnom Penh hơn là dân gốc Ăng Kor .
 Đến thời Lonnol dưới bàn tay xúi giục của CIA những Việt Kiều dạng tỵ nạn Ngô Đình Diệm bị giết nhiều nhất , vì người Mỹ họ biết những người nầy là ủng hộ cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam  , cậu của tôi và một số gia đình còn sống được là nhờ nhanh chân chạy vào vùng giải phóng của bộ đội kháng chiến Khmer ( khmer kro-hom ), lúc nầy kháng chiến Khmer còn thân thiết với bộ đội Việt Nam ( Việt Cộng ) . Còn một số người Khmer Krom cũng như người Khmer chính gốc bản địa , nếu ai không theo Lonnol cũng bị giết , một số Việt Kiều chạy về Việt Nam khi chính quyền VNCH đưa quân qua cứu Việt Kiều và lính VNCH tàn sát lại người khmer để trả thù theo sự kích động của CIA cài sẳn trong hàng ngủ lính VNCH . Trúng vào âm mưu của CIA khơi đậm thêm mối thù của hai dân tộc . Vì vậy khi bộ đội VN sang giải phóng Kam Pu Chia năm 1979 . Một phần lớn dân Kam Pu Chia họ chạy theo Pon Pot vì sợ bộ đội VN trả thù dân tộc như là lính VN CH ( người dân K họ gọi là lính của Đổ Cao Trí ) . Vì vậy chúng tôi phải lùng xục tận rừng sâu , mới giải phóng cho người dân ,cã đoàn có khi hai ba trăm dân  , lúc nầy họ mới yên tâm là bộ đội VN không hề trả thù bắn giết dân K như là lính Đổ Cao Trí .
 Còn một số dân Khmer Krom cũng có nhiều người theo Lonnol lật đổ XIHANUC , thỉnh thoảng cũng có nghỉ phép về VN , đeo lon đại úy thiếu tá cũng oai ra phết . Số người nầy khi Khmer đỏ giải phóng Phnom Pênh thì thấy không ai trở về kịp .
 Trong làng cũng có vài người Việt tỵ nạn thời Ngô Đình Diệm trở về khi Phnom Penh vừa mới được Khmer đỏ giải phóng xong . Riêng cã gia đình cậu tôi thì không về kịp khi đến cửa biên giới VN ở gần Tịnh Biên , người thân ở VN đi đón đã nhìn thấy ở bên kia cửa khầu . Nhưng Pon Pôt đã đóng cửa khẩu và mất tích toàn bộ gia đình cho đến bây giờ . Một năm sau đứa con trai cậu tôi từ Bắc về làng tìm cha mẹ anh em , nhưng không gặp nữa , đành dẫn vợ và hai con quay về Bắc .
  Sau khi bộ đội TNVN giải phóng Kam Pu Chia tình hình K yên ổn , thì lại có một số người VN sang Kam Pu Chia tìm đường vượt biên sang Thái để đi tìm vùng đất thánh , một số ít vượt biên sang Thái không được lại ở lại Kam Pu Chia làm ăn . Phần lớn sang Kam Pu Chia sinh sống là dân Việt gốc Khmer ( Khmer Krom ) sống ở Miền Tây Nam Bộ . Khi UNTAC ở Kam Pu Chia lại có thêm một số người Việt gốc Khmer trước kia đi lính cho VNCH , không ưa vì nhà nước VN ( có thể gọi là thành phần chống đối nhà nước VN cũng được ) nên cũng tìm cách sang K sinh sống , nương tựa vào các đảng phái thân phương Tây . Anh em  cựu bộ đội ta mà đi du lịch gặp Việt Kiều loại nầy là khó ưa đấy ( thực ra họ là người Khmer sống ở VN từ nhỏ chứ không phải người Việt ) .
 Còn dạng nữa là bộ đội TNVN sau khi hoàn thành nhiệm vụ có anh nào nặng tình với cô gái K thì đào ngủ ở lại làm dân K , dạng nầy rất ít , có đồng đội đào ngủ ở lại lấy vợ K , khi VN rút quân thì bị Pon Pot trở về cắt cổ vì giọng nói không che giấu được gốc VN .
 Còn một số người dân Khmer Krom tham gia bộ đội tình nguyện VN , sau đó ở lại Kam Pu Chia xây dựng quân đội Kam Pu Chia lâu dài , nhiều người thành đạt lên tá lên tướng .

Thời gian trước, khi CPC còn theo phe XHCN thì chính phủ CPC còn khá liêm khiết, người nông dân tuy nhìn thấy nghèo nhưng vẫn no đủ, họ hài lòng vì bình đẳng, ít chênh lệch giàu nghèo.Mọi người vẫn được giáo dục ý thức cộng đồng vì cái chung, sống có lý tưởng cùng chung tay xây dựng đất nước.

Sang tới thời tự do mới thì mọi người bắt đầu mạnh ai nấy lo, căn bệnh tham nhũng, tư lợi bị đè nén thời XHCN bây giờ bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ. người có chức quyền bắt đầu tham nhũng, khoe sự giàu có, giới Hoa kiều thì do thời chiến nên vẫn tỏ vẻ nghèo. nông dân Kam thì muôn thủa luôn thua kém người ta.

Khi giao chính phủ cho UN điều hành tạm thì CPC trở nên lộn xộn, vô chính phủ. CP cũ cũng  mặc kệ! có gì thì ông UNTAC chịu. hồi ấy PP từ sáng đến tối khuya đều nghe tiếng súng, rất nhiều người có súng. lính tráng thì đủ loại sắc phục các phe phải đi lộn xộn khắp nơi, tuy vậy họ chỉ bắn lên trời là nhiều chứ ít khi phang nhau, lính thường thì chả có lý do gì phải bắn nhau cả, họ chỉ thích ra oai thôi. mấy ông tướng con cũng thích bắt trước các yếu nhân đi lại có xe hộ tống, bèo thì cho 2 xe dream chạy theo 2 bên, bèo hơn thì đi bộ có vài lính đi kèm. Có lần tôi thấy 1 tay có 2 lính cảnh vệ độc đáo: hắn cho 1 lính mặc đồ Pot và 1 tên lính kia mặc đồ bộ đội, đội nón cối không sao. tay này chắc chắn là oai nhất phố rồi vì hắn thuê hẳn 2 loại lính thiện chiến nhất đi bảo vệ mình.

Súng nhiều, Tướng, lính nhiều là do ai muốn có súng , muốn thành ông Tướng thì dễ lắm, cứ ra chợ mà mua.  Do lính tráng các phe giải ngũ hết nên họ bán lại quân trang, dân buôn mua lại và lập nên một cái chợ nhỏ chuyên bán vũ khí, chợ này chuyển từ bán hàng rau thịt sang bán súng đạn, tên là chợ Tek Thla. Các sạp trước treo thịt bây giờ treo súng AK, trên mặt sạp thì bày bán đạn. Súng khá rẻ:  AK giá = 20$;  súng ngắn đắt hơn; lựu đạn = 5$. Tôi vài lần ghé xem nhưng né xa mấy sạp có bán lựu đạn, mìn.  Quân trang phù hiệu cấp cấp bậc bán cả mẹt, 200-300$ là có giấy bổ nhiệm Tướng dấu sao đỏ chót, mua thêm phù hiệu cấp bậc là xong. Nghe nói UNTAC thống kê phát hiện CPC có hơn 4000 Tướng! nhiều hơn cả Liên xô.

Thời thế loạn vậy mà dân Việt lại đổ sang khá đông?  đông nhiều hơn bây giờ. chắc do ở Vn  lúc đó Kinh tế khó khăn nên sang đây dễ kiếm ăn hơn, hoặc có lẽ  người miền nam nhớ lính Mỹ nên sang thăm ??  dù  ở PP vẫn chưa an toàn lắm với người Việt. Còn dân Việt ở biển hồ thì bị đối xử tệ, bị kẻ xấu vào làng bắn giết, bị xua đuổi. có lần ở bên bờ sông tôi thấy nhiều thuyền bè bị nước mùa lũ cuốn từ biển hồ về, họ cố tấp vào bờ để buộc dây nhưng bị những kẻ trên bờ cầm dao dọa, sẵn sàng chặt dây neo buộc, chỉ có vài dân tốt bụng và bên Chùa có mấy ông sãi thương tình ra vẫy cho vài ghe vào neo buộc thôi, còn hàng ngàn ghe bè vật vờ trong sóng lũ trôi về biên giới. Dân thợ xây Việt sợ nhất bị lính tráng chặn lại lục soát túi lấy sạch tiền, cứ đến thứ bảy ngày phát lương là bị moi hết, giày dép cũng bị soi xem có giấu tiền. Untac cũng treo giải thưởng nếu ai phát hiện sĩ quan VN còn ở lại.

Chuẩn bị bầu cử thì người Kam hải ngoại về tìm cơ hội chính trị rất nhiều, cả dân có trình độ, cả mấy anh bán cháo, hủ tíu bên Pháp, Mỹ đều đua nhau về lập đảng. có người bỏ doanh nghiệp bên Mỹ về, có người còn bắt vợ bán nhà để lập đảng riêng cho thỏa giấc mơ công danh. Danh sách các đảng đăng ký bầu cử rất dài, Logo nhiều nhìn cả hoa mắt. Điều kiện lập đảng là có đủ 1000 chữ ký thành viên và đóng lệ phí là được. Nhiều người ở hải ngoại thường đánh giá rất thấp người trong nước nên họ khá tự tin cái mác ngoại kiều, đến khi kiểm phiểu họ mới nhận ra mình chỉ là tép riu, có đảng khi kiểm phiếu chỉ đếm thấy có được 2 lá phiếu bầu, 1 phiếu của chủ tịch đảng và 1 phiếu của vợ chủ tịch. Sau bầu cử những chính khách đã trắng tay phải bỏ về Mỹ hoặc đi lang thang ở đây.

Người dân vẫn tiếc nuối thời thịnh vượng khi Vua Sihanuk được thừa hưởng thành quả từ người Pháp . Họ yêu mến ông Hoàng, nhưng ông không đứng tranh cử.  Dù sao con ông nắm đảng Funcinpec thì cũng hưởng tiếng thơm từ ông, đảng Funcinpec có lợi thế khi hứa sẽ đưa đất nước chở lại thời kỳ vàng son của chế độ quân chủ.

Đám đảng cộng hòa theo Mỹ thì hứa nếu đắc cử sẽ yêu cầu Mỹ viện trợ vài chục tỷ xài chơi, rồi hứa Mỹ sẽ đầu tư vài chục tỷ để đưa đất nước giầu như Mỹ như Nhật.

đa số các đảng ngoài việc hứa sẽ cho dân tiền bạc giàu sang thì thường hứa đuổi hết việt kiều về, chiêu bài VN hay được đem ra sử dụng.  trên TV đài thì chúng nói toàn lời chói tai, phân biệt chủng tộc thậm tệ, chửi bới CS. Sẵn phe XHCN nghĩa đang suy yếu nên chúng chửi phe CS càng hăng. Trên nóc chợ Mới họ treo khẩu hiệu to tướng đề chữ : “ CS là ác quỷ”.  Xe của nhân viên sư quán LX bị xe Untac dí vào đít bóp còi như muốn hất sang bên đường.

Dân và người công chức thì ai cũng tưởng bở là chỉ cần theo tư bản, hoặc theo Vua là khắc sẽ giàu lên. vì thế cái gì còn sót lại của thời xhcn bị họ tẩy bỏ,  tôi ngó sang vào bãi thải của sở CA thấy xe ba bánh Sidecar, tượng bán thân bác hồ, Le nin, khung hình Lê nin bác Hồ bị chất đống.

Đảng Nhân dân hơi bị yếu thế vì bị đánh hội đồng và bị coi là lạc hậu. tuy vậy họ có lực lượng đông và mạnh nhất,  là phe duy nhất có thể ngăn Pot quay lại cho nên vẫn còn lý do tranh cử tốt. Tuy vậy đảng vẫn phải loại bỏ các thành phần Tập kết cũ vì sợ bị cho là gián điệp VN cài lại, Đảng cũng phải từ bỏ đường lối theo CS,  tạo hình ảnh mới , Logo mới để hòa nhập với tình hình lúc đó.

Phe Pot không ra tranh cử vì lần trước mò về PP đã bị dân đánh chảy máu đầu rồi. Bây giờ chỉ quậy vài vụ lẻ tẻ ở các  tỉnh xa, chúng cũng không quậy phá lớn vì lính UNTAC đã tăng lên nhiều và trang bị tốt, với lại không ai ủng hộ Pot nữa.

Các phe hò hét chửi nhau trên TV lại gây thêm thù hằn, những kẻ quá khích, thành phần tích cực nguy hiểm sẽ là mục tiêu bị thủ tiêu của các đảng. Càng kề ngày bầu cử thì những vụ cướp xe máy xảy ra liên tục khiến dân hoảng sợ, nếu cướp thật thì chỉ cần gì súng là dân đưa xe, nhưng cướp để ám sát thì bị bắn luôn, giết, ám sát trắng trợn bất kể sáng hay tối. Tuy vậy nghe súng nổ riết rồi cũng quen, nếu mình không phải mục tiêu thì cũng chẳng thấy sợ. có lần tôi ăn hủ tíu trong quán thì 2 kẻ bắn nhau cả băng AK hướng vào quán, đạn bay vào vỡ cả chén bát nhưng không ai bị gì, tôi chỉ cần nép vào tường và vẫn ăn tiếp.

Các cuộc biểu tình xảy ra liên tục, đa số là đám sinh viên vì là bọn dễ bị kích động nhất. bọn này ai xúi gì chúng cũng theo, miễn là được đi hò hét bạo lực. CA khi ấy không dám đi lẻ và không dám mặc sắc phục vì sợ bị chúng đánh. Có lần đi nhậu thịt chó về tôi say thế nào mà đi qua đường ngay đúng lúc bọn sinh viên biểu tình tràn tới, thế là chúng ủi tôi đi lên hàng đầu, rồi chúng tưởng tôi là kẻ dũng cảm nhảy vào tham gia nên hò reo khích lệ khiến tôi lủi ra không được, chúng hét to: “hãy dũng cảm tiến lên!” cứ đi thế mãi đến ngã tư chợ Mới thì gặp bọn lính dàn hàng ngang, bắn AK đạn lửa cày xuống mặt đường khiến đám đông tán loạn thì tôi mới thoát ra được.

Cuối cùng cũng ra kết quả bầu cử, nhưng PP còn bắn súng loạn cho tới tận năm 97 mới bớt. Đất nước CPC cũng trở thành những gì người dân khi đó muốn: có đa đảng, theo kinh tế tư bản, vẫn có Vua.  nhưng đất nước giàu có cho mọi người như lời hứa thì chưa. Dân chủ tự do thì có, nhưng là kiểu tự do mạnh ai nấy chiếm, có tiền thì có thể lũng đoạn được,  có thể mua công lý.

Bao nhiêu năm các phe phái đấu đá làm cho đất nước vẫn chậm phát triển, tài nguyên bị tàn phá. ngoài 1 số ít đầu tư tốt còn thì đa số chỉ thu hút được nhà đầu tư láu cá, tham lam, được thì ít mà mất thì nhiều: ngành dệt may kéo CN nữ từ nông thôn đổ lên thành phố làm cắt may với lương rẻ rồi dần họ thành gái mãi dâm, nhà đầu tư rừng cao su nhưng lại tàn phá những khu rừng tuyệt đẹp đầy gỗ, phá rừng trồng cây sắn công nghiệp bán được giá rẻ nhưng đất bị bạc màu, rồi chúng đưa phân hóa học vào làm ô nhiểm môi trường…v.v . Những tài nguyên được đem đổi lấy sự xa hoa lộng lẫy, xe cộ đầy đường, những thứ đó rồi cũng cũ đi, biến thành rác thải thôi, chỉ lợi cho thiểu số.

Em quen một bác tên là Bình, là Việt kiều, hồi hương năm 75 đi bộ đội, năm 85 giải ngũ gia nhập CPP, giờ là thiếu tướng giảng dạy ở Học viện cảnh sát Hoàng Gia, thấy bác khổ lắm, tướng gì mà lam lũ vất vả, lương tháng nghe đâu có mấy chục đồng.

Nghe bác kể chuyện thì bây giờ chuyện kỳ thị người Việt cũng đỡ hơn trước, có phần do thế lực kinh tế cũng đã mạnh hơn, em qua một số nơi do người Việt đầu tư như Thansur Bokor. Có điều sự đoàn kết cộng đồng thì còn thua xa người Hoa, họ có hẳn hệ thống trường học, nhật báo tiếng Hoa cho cộng đồng.

Hồi tháng 2/2006, tôi có việc sang công tác với 1 Cty chế biến thủy sản có nhà máy ở PP và ở cảng Xihanucvin. Nhà máy này do chủ hoa kiều đầu tư xây dựng. Họ dặn tôi muốn đi đâu thì nói họ đưa đi, không tự ý đi ra ngoài một mình, không nói tiếng Việt ngoài đường. Nghe có vẻ căng thẳng lắm. Tuy nhiên tôi ở đó (nhà máy ở cảng Sihanucvin) suốt cả tuần nhưng không nghe tiếng súng nào. Có xem 2 đợt múa Lăm thôn/lăm vông. Giàn cán bộ khung của nhà máy và cán bộ coi trại nuôi cá tra họ đều tuyển người VN đưa sang. Hàng năm cho nghỉ phép về VN thăm nhà 1 lần. Hôm mới tới nhà máy ở cảng Xihanucvin, thấy công nhân đình công, cứ đứng ngoài cổng, không chịu vào nhà máy làm. Ông chủ (đi cùng với tôi từ PP xuống) có vẻ rất bình tĩnh. Ổng sai người mua rượu, bia và thuê dàn loa về kê trong sân nhà máy. Giữa sân để 1 cái bàn, sau khi ăn cơm chiều xong, ổng cho mở nhạc. Công nhân kéo vào, tự kiếm 1 bình bông, bẻ mấy cành hoa giấy ở hàng rào cắm vào và bắt đầu vừa uống vừa múa vòng quanh rất hồn nhiên, có mấy chú cán bộ kỹ thuật người Việt cũng nhảy vào múa. Tôi có quay được đoạn video. Đến khoảng 11g khuya thì tôi về khách sạn. Sáng hôm sau vào nhà máy đã hoạt động bình thường. Mấy chú người Việt nói tối qua nhảy múa tới 2g sáng. Hôm sau, buổi tối tôi về khách sạn thì thấy có 1 đoàn khách điện lực Lào sang thăm và họ lại tổ chức múa Lăm thôn và cả Lăm vông. Với những gì mình thấy thì đất nước rất thanh bình, toàn múa hát, vui vẻ.
Khi tới làm việc ở trại nuôi cá tra, ông chủ phàn nàn cái thằng phụ trách trại ở đây (người VN) nó không lo làm ăn (nuôi cá) mà chỉ thích làm Lục thum. Tôi hỏi thăm thì chú này cho biết: bỏ 400USD ra là mua được cái lon quan hai, được 2 bộ quân phục, 1 khẩu súng ngắn, đi ra đường được dân kêu bằng Lục thum, không sợ cảnh sát Cam. Lon quan hai này là lon thiệt, có tên trong sổ quân lực, chỉ có điều không được lãnh lương. Cái thằng xếp bán cái lon lính ma này nó nhận lương giùm mình rồi. Ấn tượng nhất là ra quán vỉa hè ăn chè, thấy ông chủ rút tiền Đô ra để trả.

Lon quan hai này là chức vụ một số đơn vị bán ra để cải thiện,  bây giờ tới cấp quan năm họ không bán. Cách bán cái chức này nó như thuê có thời hạn, giá cả cũng tùy theo nhu cầu thị trường. khi trả lại thì họ bán cho người khác. Người mua phải dùng theo tên chính trong sổ, được mang uy danh của đơn vị đó nhưng không có lính. nếu có cần gì thì gọi đơn vị đến bảo kê, có thể phải chi thêm hay nộp thùng bia, thỉnh thoảng đến đơn vị điểm danh thôi. QĐNDVN học theo cách này thì cũng vui!

Làm Vua cai trị các nước như Lào, Kam thật sướng: chẳng nhức đầu lo cách đối xử với dân. người dân chỉ cần ăn uống no được múa hát là họ vui và quên hết mọi chuyện. ở đây điệu múa Lamvong đã được lập trình sẵn trong huyết quản họ từ hồi chưa sinh ra . Nếu ngày lễ mà thanh niên đang đêm đem loa ra đường mở nhạc nhảy múa khiến các bà già giật mình thức giấc thì sẽ thấy các bà lao từ trong ra và…nhảy múa theo. Một số chú bộ đội ở lại lấy vợ Kam vẫn giữ tính gia trưởng, không cho vợ đi múa hát khiến vợ các ông luôn nhăn nhó. Phụ nữ Kam mà không cho họ đi múa thì đau khổ không khác gì đàn ông việt bị cấm nhậu vậy.

Tượng Đài Tưởng Niệm QTNVN ở Phnom-Penh

------------------ 
PhnomPenh ngoài khu ngoại ô ở cầu Sài Gòn toàn người Việt thì trong nội ô khu chợ Orusey cả khu phố toàn người Việt, nghe tiếng Việt như ở...SG, quán cơm tấm của người Nam, quán bún riêu máy lạnh của người Bắc, khách dân K chính gốc thích ăn món Việt, sáng ra ngồi chật quán. Khu chung quanh di tích Toulsleng cũng toàn nghe tiếng Việt giọng bắc! hỏi thăm thì nghe nói dân K bỏ không ở bán lại cho người Việt vì khu này có...ma nhiều?!
Ngồi uống nước mía lề đường cạnh sân vận động Olimpic góc đường Shihanouk, mình và BY thấy một ông là phường trưởng hay quận trưởng ở một trụ sở chính quyền cạnh quán mặc quân phục nhưng đi dép rọ nhựa đỏ, từ nước da, khuôn mặt, tác phong đích thị rất giống...người Việt và lính K thuộc cấp ăn mặc rất nghiêm chỉnh tác phong hầm hố lại khép nép e sợ tuy ông chỉ huy này ăn mặc, tác phong lại xuề xòa, rất giống...! 
Vậy cớ sao lại không dám nói tiếng Việt nhỉ? tự kỷ chăng?! 

Người Hoa trước kia ở K là đã sinh sống lâu đời hàng trăm năm trước, có bà con thân thuộc với người Hoa ở VN, giờ thì có cả người Hoa mới từ VN sang kinh doanh ở PP, nói tiếng Việt lưu loát và cũng tự giới thiệu ở SG sang, gặp nhau nói chuyện cũng như cùng là người Việt. 
Người TQ thì hiện nay cũng sang nhiều dạng chuyên gia, công nhân, ở các tỉnh có dự án, công trình...Năm 2009, khi ghé bệnh viện 7D cũ ở KPcham, bọn tôi nghe bảo vệ người K chỉ mấy tay bác sĩ người TQ nói "đó là bọn chênh" với giọng không thiện cảm ngược với nụ cười khi biết bọn tôi là người Việt ghé vào tham quan...! 

Có một thực tế này các bác ạ: người Việt ở K có chút máu mặt đều bỏ tiền túi ra chạy giấy tờ để có chứng minh K và hộ khẩu K. Họ dấu nhẹm việc mình sinh đẻ ở Việt Nam mà khai rằng sinh đẻ ở một nơi nào đó trên đất nước K. Tôi biết rõ điều này qua anh chủ chiếc xe ô tô 29 chỗ mà chúng tôi thuê với giá 650 USD để đi Poipet vào tháng 12 vừa qua. Bác alik21 có mối quan hệ làm ăn quen biết với anh này. Tôi không đưa hình anh lên vì lý do tế nhị thôi.

Cũng chính anh chủ chiếc xe cho thuê này nói với chúng tôi là người K không thích người Việt ngụ cư nhưng họ sợ bác Hun nên không dám làm gì. Thân phận người Việt ở K coi vậy mà bấp bênh lắm các bác ơi! Vui thì họ để yên đó, buồn hoặc có kẻ xấu kích động thì cũng căng đấy

Chết thật, nhà hàng này chắc gốc to lắm nên mới để bảng nửa Việt nửa Anh thế này  
Dân làm ăn họ theo luật đầu tư nước ngoài thì họ ngại gì? Đất nước anh an ninh trật tự tốt thì tôi đến làm ăn, tạo công ăn việc làm cho dân địa phương, đóng thuế má đầy đủ cho nhà nước anh, hai bên đều có lợi. Điều tôi nói ở trên nói trắng ra rằng đó là cái lo ngấm ngầm của dân Việt mình đang định cư ở K từ mối hiểm họa "cáp duồn" từ xa xưa. Và cách đây không xa lắm đâu từng xãy ra ở Biển Hồ rồi

Trước khi sang Cam học ( 2009-2010) claymore có tìm hiểu về phong tục tập quán cũng như đời sống sinh hoạt ở Cam. Cũng được nghe truyền miệng rằng hạn chế nói tiếng Việt vì người Cam không ưa người Việt, viện cớ là xâm lược, chiếm đất này nọ. Nhưng thực tế thì không hoàn toàn giống vậy, mọi người vẫn đối xử tốt với dân VN, ngay tại chợ Trung tâm, khu làm nail ( dãy nhà phía tây chợ), chợ Orussey ... mọi người vẫn nói tiếng Việt, vẫn sinh hoạt như người Việt (cafe sáng, tán gẫu...) Em nhận thấy chỉ có một bộ phận nhỏ nhưng người Việt sống ở Cam lâu năm (tầm 1980 trở về sau) nhưng không phải là giới giàu (bình dân kiểu chạy xe tuktuk, buôn bán nhỏ ...) thì vẫn hay làm bộ quan trọng kiểu như đừng nói tiếng Việt, coi chùng bị Cáp Duồn... Nhưng những người này thì đa phần là chặt chém AE Việt Nam nhiều nhất, thành phần nghèo cũng có nhiều như kiểu Hoa kiều chạy loạn về SG sống 1 thời gian dài ở VN, thành dân VN sau đó quay lại. Claymore không thích thành phần này lắm vì đây là thành phần không nhận mình là người Việt hay thân thuộc với người Việt mặc dầu họ nói tiếng Việt tốt, tiếng Tiều, Quảng Đông cũng được và tiếng Khmer (nhận xét của Claymore có thể phiến diện và không đại diện cho đa số, đây chỉ là nhưnagx người Claymore có tiếp xúc qua) hoặc mới hơn là bà con ở lục tỉnh hay vùng ven SG  như Tây Ninh, Củ Chi qua sinh sống làm ăn.
Tuy nhiên có một số điều làm Claymore suy nghĩ mãi là 1 bộ phận người Việt mình ở biển Hồ có vẻ lười lao động, chỉ đợi để chèo kéo du khách xin tiền, kể khổ. Viện cớ bị cảnh sát Campuchia đuổi, nhưng hỏi sao không về quê sinh sống, làm ruộng thì lại không trả lời được.
Hay như chuỵện vặt vảnh ở Phnom Penh : Tại sao tại Phnom Penh có 1 con đường to lớn là đại lộ Mao Tse Tung (Mao Trạch Đông) nhưng lại không có 1 con đường hay đại lộ nào mang tên Việt như Sài Gòn, Hà Nội ...

Lần sang Thái tôi thấy hóa ra dân Thái không ghét dân CPC mấy đâu, chỉ có dân Hoa kiều  Thái lai tàu là những kẻ kích động thù hằn tích cực nhất.
bên Kam cũng thế, người Hoa, người lai Hoa là kẻ kỳ thị VN nhất.
Có vẻ như có sự tuyên truyền ngầm gây chia rẽ các nước ĐNA trong tổ chức Hoa kiều tại các quốc gia ĐNA này.
Khi tranh luận với các con em Hoa kiều tại Kam tôi thấy chúng nó đã được giáo dục là rất rõ là Hoàng Sa và Trường sa là của TQ, còn dân tộc Kinh VN là một bộ tộc người Hoa di cư xuống, về đất Campuchia thì chúng nói vua Tàu đã cử sứ thần Chu Đạt Quan sang thiết lập quan hệ từ thời Angkor, đòng ý cho người Hoa sang sống ở đay lâu rồi. Việc các trường tiếng Hoa được nở rộ và dạy rộng rãi tiếng Hoa cho người Hoa lẫn người Kam, đồng thời dạy luôn kiến thức sử về Đại hán vào đầu các đứa trẻ, mạnh đến nỗi tôi không cãi được, vì có gì nó lại lôi cuốc sách sử tiếng Hoa ra làm chứng.
Các hội Hoa kiều vẫn khuyến khích người Kam tham gia hội, bạn thích có họ Lâm ư? cho bạn mang họ Lâm luôn! Họ đánh đúng tâm lý người Kam thích khoe có dòng họ với người Hoa.
Một trung tâm từ thiện của người Hoa toàn tiếp nhận các trẻ mồ côi Khmer về nuôi rồi dạy tiếng hoa, nghe giảng kinh bằng tiếng Hoa, khi lớn lên thì tất nhiên nó sẽ gọi người Hoa là cha mẹ tổ tiên, như con vịt con khi nở ra trong hoạt hình gọi chuột Jerry là mẹ vậy.
Bây giờ đến tết Tàu thì cả người Kam da đen cũng bắt trước ăn tết theo, tôi hỏi thì họ khoe: chắc họ có chút máu Tàu. Có lần tôi xưng tên với 1 cô gái Kam chưa quen biết thì cô ta khen:  “ ôi, anh có tên giống người Hoa? vậy chắc có họ với người Hoa rồi, quý hóa thật!”
Vì cộng đồng người Hoa làm ăn khá giả nên dân họ thích quàng họ với người sang, giao du với người Hoa là dễ làm ăn. cũng do tiếng thơm người Hoa nên có rất nhiều các cô công nhân Kam vớ nhầm mấy tay công nhân TQ sang đây làm việc(bọn này thì ngố và nghèo chứ không có gốc rễ cứng bằng Hoa kiều lâu đời).
Tôi biết 1 ông làm hội  Hoa kiều, trước ông chỉ có xưởng gia công dây kẽm bình thường, bỗng nhiên có vốn đâu ông  mở rất nhiều trường tiếng Hoa và các nhà sách Hoa ngữ khắp nơi? hay CP Tàu giúp?
 Cứ theo cái đà này thì dần dần người Kam tự nhận là Hoa kiều hết, Trình độ xâm thực của Tàu cao thật! chả trách đất nước nó mở rộng to thế.
Tuần trước lên Pai Lin - căn cứ Khmer đỏ cũ,  khu này vẫn đặc dân khmer đỏ gốc. thấy mấy chú CCB K đỏ có vẻ thân thiện với bà Hai VN bán cà phê, và ko ghét vn đâu,  họ nói : thực ra người Việt bên này có bao nhiêu đâu? bây giờ đáng lo là chỗ nào cũng lán trại Tàu, dân TQ sang đây chắc tới triệu rồi! – mấy cựu lính Pot nói vẻ lo ngại. 

CƯ DÂN NÔNG PÊNH

Du khách sang đây thấy lạ là mọi người thường không biết tìm nhà theo địa chỉ, người VN sang đây mở công ty mà đọc địa chỉ số nhà cho KH là họ không dễ gì tìm được. không như ở SG, nhà trong hẻm đọc địa chỉ thì vẫn kiếm thấy.  ở đây nói số nhà, số phố, đường nhựa to rộng mà họ không thể tìm được. Có lẽ do đường phố thiết kế kiểu ngang dọc bàn cờ, thành ra rất nhiều đường phố, các phố thì giống nhau, đường phố toàn đánh số, người dân thì không biết xem số nhà, họ không biết quy tắc số nhà chẵn lẻ vì thế chuyện chỉ đường rất nhức đầu.

Dân PP gốc đi xuất cảnh hoặc chết hết rồi, dân bây giờ là dân nhập cư mới, phần lớn từ tỉnh lẻ lên, họ vẫn lưu luyến đồng quê nên cách bày trí, đặt tên cho hàng quán đều gợi nhớ quê hương. Dân tị nạn bên Thái về cũng đông, Kiều dân Kam ở hải ngoại người nào khó sống bên đó thì về đây, số này đem về phong cách hiện đại mới cho sinh hoạt ca nhạc, giải trí. Người Hoa gốc Tiều ở Vn thường kỵ với người Quảng nên họ không hợp dân Quảng đông chợ lớn nên về đây sống cũng nhiều, vì thế ra chợ thấy người bán hàng biết tiếng Việt là vì vậy.

PP bây giờ khá hào nhoáng, xe ô tô chạy đầy đường, phố đèn sáng trưng, các cửa hiệu, nhà hàng mọc san sát, khá nhiều các cao ốc đang xây. Tuy vậy số người khá giả chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Mấy năm trước người Hàn quốc sang thấy xe cộ dập dìu nên nghĩ dân ở đây dễ kiếm tiền, vì thế dân Hàn từ đâu đổ sang khá đông, nhưng rồi họ cũng nhanh tróng rút đi hết. Họ thấy ở đây ít tòa nhà cao tầng  nên tính là nếu xây cao ốc và chung cư cao cấp bán là trúng mánh. thế là họ đầu tư luôn không cần nghiên cứu, để rồi vài khu đô thị như Kamco City, Huyndai...cùng nhiều tòa nhà văn phòng khác. Sau họ mới nhận thấy là dân chẳng có tiền mua đâu! với lại đất còn rộng chưa cần phải lên cao, dân TP đa số là dân lao động, phải bám đường buôn bán sống chứ ở chung cư để chết đói à? người giàu có tiền thì họ có biệt thự rồi. Khi thấy đầu tư sai lầm nên người Hàn họ bỏ đi luôn, các dự án vẫn bỏ dở đến bây giờ.

Người Hoa giỏi làm ăn vì thế đã giúp cho nền KT Kam phát triển, tuy nhiên vì họ giỏi quá nên họ lấn lướt dân bản xứ. người Kam chỉ làm công chức quèn, lao động phổ thông  hoặc bị đẩy ra chiến trường khi cần. Những chỗ làm béo bở cần phải có tiền chạy để vào làm thì chắc không ai cạnh tranh nổi con em người Hoa. cần phải có cách điều tiết cho cân bằng giống như ở bên Malaysia họ đã làm rất hay, các sắc dân có cơ hội đều như nhau.

Người gốc Chăm ở đây do có tôn giáo là đạo Hồi làm nền tảng nên cộng đồng họ khá vững và ổn định. Đầu năm 90 họ được sự tài trợ nhiều từ các nước hồi giáo, họ mở rộng hoạt động và xây nhiều thánh đường, đến nỗi Mỹ có cảnh báo về âm mưu biến Campuchia thành quốc gia Hồi giáo, việc đóng cửa 1 trung tâm đào tạo lớn bị nghi là do Alqueda tài trợ và bắt hết giáo viên đã làm ngưng sự phát triển của đạo hồi. dù sao dân đạo hồi vẫn làm ăn khá, họ đi lại Malaysia thường xuyên và coi bên đó là chỗ dựa tôn giáo.

Người Việt bên này theo dòng thời gian kể từ thời Pháp thì số lượng có lẽ vẫn thế, nhưng “chất lượng” bị giảm nhiều. Thời Pháp khi dân trí Kam còn thấp nên Pháp đưa người Việt sang làm công chức, người Thái bình sang làm phu cao su cũng nhiều, dân trí còn cao hơn dân địa phương và được nể. Thời Sihanuk dân vẫn đội nón lá áo dài đi chợ bình thường. Thời chiến dân Việt sang đây né chiến tranh, sang nằm vùng làm cơ sở cũng là dân có trình độ, thời loạn năm 70 thì lại bỏ đi hoặc bị giết. hồi đó có ông cán bộ năm vùng nào xúi bà con Việt ở đồn điền cao su lên PP biểu tình đòi Vua về, dân thì háo hức lên xe vì muốn đi thăm PP, tới PP thế là bị lính PP bắn thẳng vào đoàn xe chết như rạ.

Sau giải phóng thì dân Sài gòn có sang kiếm sống nên công đồng Việt bên này cũng không lạc hậu lắm, vẫn có quán cà phê nhạc Trịnh. còn bây giờ người Việt ở PP toàn từ vùng sâu xa hoặc từ biển hồ ra, trình độ dân trí khá kém so với dân khác, vị thế xã hội do đó cũng thấp,bị coi thường cho nên ít có cơ hội vươn lên, dân sông nước sống phóng túng quen nên họ dễ dãi, đàn ông không là trụ cột giáo dục gia đình nên để vợ con sống tùy tiện, cứ sống luẩn quẩn trong đói nghèo càng khiến họ sinh tệ nạn và bị xa lánh, khó hòa nhập cộng đồng. Ngay cả Hội Việt Kiều bên này trình độ cũng không cao, khó có thể làm đầu tàu kéo dân Việt lên được. Chỉ 1 số ít VK may mắn có chỗ dựa làm ăn,  hoặc có bà con bên Việt nam giàu có thì được làm đầu mối buôn hàng qua lại  đây thì khá.

Thế hệ trẻ Việt lớn lên bên này giờ chỉ theo văn hóa Kam, nghe nhạc Kam, 100%  các quán Cafe bây giờ đều chuyển sang nghe nhạc kam hết,họ ít biết chữ Việt và thấy không có nhu cầu biết. Nếu du khách mà thấy trẻ trên biển Hồ học chữ Việt thì đó là chiêu gây cảm động với du khách Việt để xin tiền đấy thôi, nhìn kỹ cuốn vở thì thấy đó là chữ nắn nót do thầy chép vào rồi bọc nilon kín từng trang đừng cho bị ướt, cũ(đã bọc thì làm sao viết?).  chứ thực ra công đồng dân chài này trước đây tôi có hỏi nước Vn ở đâu họ cũng lắc đầu, chữ Việt không cần thiết thì lấy đâu động lực để mà học?

Hiện nay có vẻ như người Việt đang giảm đi, người Việt ở biển hồ không được đánh cá nên có thể sẽ bỏ về Vn nhiều, trên PP dân thợ xây, thợ sửa chữa, bán cafe cũng đang bị người Kam cạnh tranh dần, cũng khó sống . Không biết 5- 10 năm nữa ra sao chứ bây giờ tôi kiếm 1 quán cafe nhạc Việt thật sự để trầm nhạc không thể có, kiếm một người bạn Việt để tán gẫu cũng khó. Đi với khách Kam, Hoa vào quán NGON của người Việt thì họ bảo đây không phải quán Vn, đây là quán lai căng TQ.  Ở bên này không có một cộng đồng mạnh, một không gian sinh hoạt văn hóa Việt thì khó mà níu chân người Việt làm ăn ở đây được lâu dài hoặc giúp cho cộng đồng Việt kiều phát triển lên. 


Hồi tháng 2/2006, tôi có việc sang công tác với 1 Cty chế biến thủy sản có nhà máy ở PP và ở cảng Xihanucvin. Nhà máy này do chủ hoa kiều đầu tư xây dựng. Họ dặn tôi muốn đi đâu thì nói họ đưa đi, không tự ý đi ra ngoài một mình, không nói tiếng Việt ngoài đường. Nghe có vẻ căng thẳng lắm. Tuy nhiên tôi ở đó (nhà máy ở cảng Sihanucvin) suốt cả tuần nhưng không nghe tiếng súng nào. Có xem 2 đợt múa Lăm thôn/lăm vông. Giàn cán bộ khung của nhà máy và cán bộ coi trại nuôi cá tra họ đều tuyển người VN đưa sang. Hàng năm cho nghỉ phép về VN thăm nhà 1 lần. Hôm mới tới nhà máy ở cảng Xihanucvin, thấy công nhân đình công, cứ đứng ngoài cổng, không chịu vào nhà máy làm. Ông chủ (đi cùng với tôi từ PP xuống) có vẻ rất bình tĩnh. Ổng sai người mua rượu, bia và thuê dàn loa về kê trong sân nhà máy. Giữa sân để 1 cái bàn, sau khi ăn cơm chiều xong, ổng cho mở nhạc. Công nhân kéo vào, tự kiếm 1 bình bông, bẻ mấy cành hoa giấy ở hàng rào cắm vào và bắt đầu vừa uống vừa múa vòng quanh rất hồn nhiên, có mấy chú cán bộ kỹ thuật người Việt cũng nhảy vào múa. Tôi có quay được đoạn video. Đến khoảng 11g khuya thì tôi về khách sạn. Sáng hôm sau vào nhà máy đã hoạt động bình thường. Mấy chú người Việt nói tối qua nhảy múa tới 2g sáng. Hôm sau, buổi tối tôi về khách sạn thì thấy có 1 đoàn khách điện lực Lào sang thăm và họ lại tổ chức múa Lăm thôn và cả Lăm vông. Với những gì mình thấy thì đất nước rất thanh bình, toàn múa hát, vui vẻ.
Khi tới làm việc ở trại nuôi cá tra, ông chủ phàn nàn cái thằng phụ trách trại ở đây (người VN) nó không lo làm ăn (nuôi cá) mà chỉ thích làm Lục thum. Tôi hỏi thăm thì chú này cho biết: bỏ 400USD ra là mua được cái lon quan hai, được 2 bộ quân phục, 1 khẩu súng ngắn, đi ra đường được dân kêu bằng Lục thum, không sợ cảnh sát Cam. Lon quan hai này là lon thiệt, có tên trong sổ quân lực, chỉ có điều không được lãnh lương. Cái thằng xếp bán cái lon lính ma này nó nhận lương giùm mình rồi. Ấn tượng nhất là ra quán vỉa hè ăn chè, thấy ông chủ rút tiền Đô ra để trả.

Trẻ em Việt Nam trong mạng lưới mại dâm ở Campuchia 
2002 
Hai cô bé Việt Nam 8 và 10 tuổi trong một nhà chứa ở làng Svay Pak, gần Phnom Penh.
Hai cô bé Việt Nam tuổi 8 và 10 trong một nhà chứa ở làng Svay Pak, gần Phnom Penh.
Ở Campuchia, muốn tìm một cô bé bán hoa 12 tuổi còn tốn ít thời gian và công sức hơn cả đổi tiền ở ngân hàng và thanh toán hoá đơn điện thoại. Chỉ với 1 USD và 20 phút, một chiếc xe máy sẽ chở khách làng chơi theo tuyến đường phía bắc Phnom Penh, len lỏi giữa một đám hỗn loạn những xe đạp, chó, xe tải và máy kéo tới làng Svay Pak.
Trên con đường gập ghềnh đầy bụi bặm băng qua ngôi làng, hai cô bé 12 - 13 tuổi đang chơi cầu lông. Ba em bé hơn chạy vòng vòng đuổi gà. Một số khác mặc những chiếc váy vải polyester sặc sỡ vừa thong thả bước, vừa say sưa trò chuyện. Tất cả các em đều có thể bị đem ra bán.
Svay Pak là một làng thổ. Nơi đây, những cô bé hành nghề mại dâm đến từ Việt Nam chen chúc trong những căn phòng chật chội, ẩm ướt và những phòng ngủ tạm làm bằng gỗ dán. Người ta cũng có thể bắt gặp những làng thổ tương tự trên khắp đất Campuchia. Có nhiều gái mại dâm được tuồn từ Việt Nam sang, nhưng đa phần là người Khmer (sắc dân chủ yếu ở Campuchia).
Các cuộc thăm dò gần đây ước tính có 1/3 trong số này dưới 18 tuổi. “Hàng nghìn trẻ em đang bị lợi dụng trong lĩnh vực kinh doanh tình dục của Campuchia”, Lawrence Gray, điều phối viên khu vực của cơ quan phát triển Tầm nhìn Thế giới, bình luận. Tầm nhìn Thế giới hiện làm việc với 300 trẻ em bị lạm dụng tình dục ở Phnom Penh. Gần 60% trong số này bị suy dinh dưỡng, 46% bị các chứng bệnh truyền qua đường tình dục, 18% nhiễm virus HIV. Tổn hại về tinh thần không thể đo đếm nhưng cũng khủng khiếp không kém.
Tại Svay Pak, những cô gái đứng ở lối vào các nhà thổ, vẫy tay và hôn gió những khách hàng tới làng. Hầu hết họ đều tuổi từ 16 đến 20. Nhưng người nào muốn tìm các cô ít tuổi hơn thì cũng không phải chờ đợi lâu.
“Ông muốn một cô bé phải không? Có một món rất ngon cho ông đây”, Lục, một cậu bé Việt Nam 12 tuổi chuyên làm mối lái cho những cô bé tuổi cũng chẳng hơn gì cậu, quảng cáo. “Đi với tôi, tôi sẽ chỉ cho ông”.
Tại những góc phòng có màn che trong nhà chứa, các khách hàng có thể ngồi uống bia ướp lạnh và chọn trong một lô những cô gái vị thành niên. Các Tú Bà dắt các cô bé ra, bắt các em vén váy lên cho khách hàng xem. Họ còn kiêm luôn tư vấn về “kinh nghiệm và khả năng” của từng em. Khách làng chơi muốn qua đêm với một thiếu nữ 10-13 tuổi phải chi 10 USD. Những em càng ít tuổi thì càng cao giá. Với một thiếu nữ còn trinh, giá có thể lên đến vài trăm USD.
Nhiều người ngoại quốc đến Svay Pak tìm những thiếu nữ nhỏ tuổi với hy vọng tránh nguy cơ mắc bệnh. Nhưng bệnh tật vẫn hiện diện ở khắp mọi nơi. Một nửa số gái mại dâm ở Campuchia bị nhiễm HIV.
Hồi năm ngoái, Thủ tướng Hun Sen ra sắc lệnh đóng cửa các quán karaoke và sàn nhảy, với lý do đây là ổ chứa gái mại dâm và tiêm chích ma túy. Ông còn tuyên bố sẽ cho xe tăng đến phá hủy các quán bar. Các nhóm nhân quyền lo sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến những phụ nữ phải sống bằng nghề bán thân, nhưng vui mừng trước triển vọng nạn gái bán hoa nhí sẽ chấm dứt.
Nhưng họ đã phải thất vọng. Svay Pak vẫn hoạt động công khai. Và Campuchia vẫn khét tiếng là xứ sở của nạn lạm dụng tình dục trẻ em.
Mới đây, một người Anh tên John Keeler đã lãnh án tù ở Campuchia vì quay băng video 4 cô bé tuổi từ 8 đến 10. Tuy nhiên, rất nhiều người nước ngoài khác lại thoát tội nhờ đút lót cho các quan chức.
Theo ông Gray, Campuchia rất muốn bài trừ nạn gái điếm trẻ em, nhưng từ ý muốn tới hành động cụ thể là một điều rất khó khăn: “Chính phủ vạch ra chính sách, nhưng đến khi tìm kiếm nguồn lực thì lại có vấn đề”.
Long, một cô gái Việt Nam ở Svay Pak, tự nhận mình 18 tuổi, nhưng trông cô nhỏ hơn nhiều. Mặc quần soóc, áo dây, đi dép xốp, cô mỉm cười, khoe ra hàm răng khấp khểnh: “Ông thích loại nào? Boom-boom hay yum-yum (2 kiểu nói chuyện tình dục)? Dễ thôi, 5 đôla”. Cô được cha mẹ đưa tới đây 6 tháng trước và dự định ở lại thêm 6 tháng nữa. “Có rất nhiều đàn ông đến đây hằng ngày”, cô bé nói. “Cả cảnh sát nữa. Không vấn đề”.
Minh Châu (theo Reuters)/ Vnexpress.net

Tìm kiếm Blog này