Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Hà Nội và Việt Nam thời 1910s qua ống kính của Leon Busy





---
1. Thể thao & Văn hóa


Triển lãm ảnh xưa của Leon Busy: Tư liệu vô giá về Việt Nam

10/12/2013 07:06
(Thethaovanhoa.vn) - "Những bức ảnh của Leon Busy là tư liệu vô giá về mảng ký ức đã mất dần theo thời gian. Bởi, cảnh vật có thể giữ được phần nào, nhưng cảnh sống, phong tục, nếp nghĩ, nếp nhà... đã biến đổi quá nhiều sau hơn 100 năm" - nhà sử học Dương Trung Quốc nói về triển lãm ảnh Hà Nội sắc màu, 1914 - 1915 (khai mạc hôm qua 9/12).
Diễn ra tại 24 Tràng Tiền, triển lãm được tổ chức từ ý tưởng của 2 nhà Việt Nam học nổi tiếng đang sống tại Pháp: Nhà sử học Emmanuel Poisson và nhà dân tộc học Đinh Trọng Hiếu. 60 bức ảnh màu được trưng bày đều được lấy từ kho tư liệu của Bảo tàng Albert Kahn (Paris).
1. Sự thật, trước những tấm ảnh này, người Pháp đã có khá nhiều bức ảnh chụp Việt Nam theo thời gian đổ bộ vào đây. Nhưng, những bức ảnh của Bảo tàng Albert Kahn mang một màu sắc mới, khi thực hiện bằng  kĩ thuật chụp ảnh vốn dĩ vừa ra đời năm 1907.

Cầu Long Biên (đầu thế kỷ XX)
Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng triệu phú - cũng là một nhà hoạt động từ thiện nổi tiếng người Pháp, bắt đầu tiến hành một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Quan điểm của ông khá đơn giản: thời gian sẽ làm xóa mờ hình ảnh của hành tinh chúng ta, và mọi thứ trên bề mặt của trái đất cũng như mọi sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội…của dân chúng. Hàng loạt dự án chụp ảnh như vậy được Albert tài trợ triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, để thu về một bộ sưu tập khổng lồ.
Tại Việt Nam, người được giao nhiệm vụ cầm máy là Leon Busy, một trung úy hậu cần của quân đội lê dương. Đi khắp Bắc Kỳ, Leon chụp khoảng 1700 bức ảnh VN trong thời gian 1915- 1920. Đây là lần đầu tiên, số ảnh này được trưng bày tại vùng đất mà Leon từng cầm máy gần 100 năm trước, với 60 bức ảnh được lựa chọn.
"Cái đáng phục nhất ở Albert Kahn là sự say mê và... chịu chơi. Bởi, kĩ thuật rửa ảnh màu hồi đó rất phức tạp, đòi hỏi cần được xử lý ngay bằng công nghệ tiên tiến nhất trước khi gửi về Pháp" - KTS Đoàn Bắc, vốn được dư luận biết tới như một trong những nhà sưu tập ảnh Hà Nội cổ, nhận xét - "Và, chúng ta càng xúc động hơn khi biết Albert  phải chịu cảnh phá sản vào năm 1932 và mất trong đói nghèo, còn bộ sưu tập ảnh thì bị sung công và trở thành cơ sở dữ liệu của Bảo tàng Albert Kahn tại Pháp bây giờ”.

Hồ Hoàn Kiếm (đầu thế kỉ XX)
2. Kĩ thuật cũ, cùng phương pháp xử lý không hiện đại lại mang đến cho bộ ảnh của Leon Busy một sắc màu khó tả. Như nhận xét của KTS Đoàn Bắc, nước ảnh mộc mạc, nhuốm màu thời gian gây cảm giác rất sâu, khiến người xem như đang chứng kiến những khuôn  hình của một bộ phim nhựa truyền thống. Đặc biệt, trong bối cảnh Bắc Kỳ mới bị chiếm đóng vài chục năm, cảnh vật của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc còn rất nguyên sơ, đậm chất văn hóa Á Đông mà chưa kịp "Âu hóa" như vài chục năm sau này.
Leon Busy chụp ảnh với góc nhìn khá tinh tế và chuẩn mực. Tất cả những bức ảnh của viên sĩ quan Pháp này cho thấy một Bắc bộ khác đến vô cùng so với cuộc sống bây giờ. Từ cảnh vật quanh Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, cầu Long Biên, phố cổ cho tới những vùng quê thuộc châu thổ sông Hồng, tất cả đều có sự mở rộng tuyệt đối về không gian và nét sinh hoạt đặc thù, theo 2 chủ đề chính được lựa chọn trong triển lãm: "Cuộc sống hàng ngày - các nghề và xã hội" và "Môi trường và những đức tin".

Lăng mộ Hoàng Cao Khải tại Hà Nội, hiện chỉ còn là phế tích.
"Có rất nhiều cảnh vật mà Leon ghi lại đã bị phá hủy, không chỉ bởi thiên tai, thời gian hay chiến tranh mà còn từ sự bất cẩn, hoặc thậm chí là hẹp hòi về nhận thức của chúng ta trong một giai đoạn nhất định. Lăng mộ Hoàng Cao Khải là một ví dụ điển hình" - GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học VN, nhận xét - "Bởi thế, đây là những tư liệu rất quý, không chỉ để chúng ta chiêm ngưỡng hoặc tham chiếu khi phục hồi những không gian cổ, mà còn cho thấy sự tiếp nối về sắc thái văn hóa VN sau một thế kỷ đầy xáo trộn...".
Còn KTS Đoàn Bắc nhận xét ngắn gọn về tác giả Leon Busy: "Từ góc nhìn lạnh lùng đầy khách quan của một tay máy đến từ phương Tây, Leon đã dần dần cho thấy tình cảm và sự quan tâm tới VN ở những bức ảnh sau này. Với một thời gian cầm máy lâu và chụp được những bức ảnh như vậy, tôi tin ông phải hiểu và gắn bó với văn hóa VN rất nhiều".
Triển lãm sẽ kết thúc vào 4/1/2014.
Chiêu Minh
Thể thao & Văn hóa

2. VnE

Thứ bảy, 14/12/2013 12:00 GMT+7

Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội

Hồ Gươm, Văn Miếu thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động qua tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy.
18.jpg
Nhiếp ảnh gia Leon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. 60 ảnh trong triển lãm này chọn lọc từ 1.500 bức do Leon Busy thực hiện. Đây là một bức ảnh về hồ Gươm.
19.jpg
Qua các bức ảnh, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao động đời thường hay như cách phân tầng xã hội thời bấy giờ. Ảnh cũng thể hiện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hà Nội xưa thấm nhuần Lão giáo, như quan niệm về Đạo Tam phủ hay thờ cúng các linh vật hoặc tư tưởng cấm sát sinh của đạo Phật. Ảnh chụp toàn cảnh Văn Miếu.
hck-7554-1386989515.jpg
Ảnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà ngày nay chỉ còn là phế tích.
5_1386948664.jpg
Bức ảnh về lò giấy ở làng Bưởi. Nghề làm giấy nổi tiếng ở làng Bưởi (làng Yên Thái xưa) nay đã không còn.
4_1386948664.jpg
Có nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh giá rất "chịu chơi" vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm 1903. Trong ảnh là phố Hàng Thiếc.
16.jpg
Một góc chợ cuối làng ở vùng ven Hà Nội.
2_1386948664.jpg
Phố đèn lồng rực rỡ sắc màu qua góc nhìn của Leon Busy. Một mặt hàng nhưng do nhiều nghệ nhân khác nhau làm giúp người mua thoải mái lựa chọn.
3_1386948664.jpg
Bức ảnh "Móng tay của nhà nho" thể hiện rõ quan niệm thời xưa rằng người có chữ không được làm công việc chân tay.
7_1386948664.jpg
Bên cạnh đó, những bức ảnh màu đầu tiên còn thể hiện rõ phân biệt đẳng cấp xưa. Trong ảnh một người phụ nữ trung lưu đang nấu cơm.
9_1386948664.jpg
Tóc vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa... là hình ảnh về những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa. Trong ảnh ba phụ nữ này đang chơi bài.
8_1386948664.jpg
Leon Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Hai cô gái ngồi bên bể nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen, thắt lưng sáng màu, nón ba tầm.
13.jpg
Lão nông ngồi giữa sân phơi thóc thể hiện quan niệm về sự sung túc trong đời sống nông nghiệp thời xưa. Sân phơi thể hiện tham vọng của chủ nhà, sân càng rộng nhà càng nhiều thóc.
14.jpg
Hai thôn nữ vừa đi hái rau muống, họ mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ. 
17.jpg
Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông). Triển lãm ảnh "Hà Nội, sắc màu 1914-1917" diễn ra từ ngày 9/12/2013 đến ngày 4/1/2014. 
Phan Dương


































































































































































































































































































































































3. Xem tiếp


Chiêm ngưỡng những bức ảnh màu đầu tiên trên thế giới chụp Hà Nội đầu thế kỷ 20 (phần 1)

09/12/2013 20:48
(Thethaovanhoa.vn)- Chiều tối nay (9/12), tại Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội), 60 bức ảnh màu đầu tiên trên thế giới ghi lại cảnh Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20 đã được công bố tại triển lãm Hà Nội sắc màu

Trao đổi với Thethaovanhoa.vn tại triển lãm, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho hay: Điều tôi tâm đắc nhất ở triển lãm này là tính tư liệu. Những bức hình màu về Hà Nội phản ánh phong cảnh Thủ đô đầu thế kỷ 20 rất đa dạng và đặc sắc. Đây là thời điểm thị thành Hà Nội đang có chuyển biến mạnh trong đời sống cũng như những va đập mạnh về văn hóa."
Lăng mộ Hoàng Cao Khải
Đồng thời, theo GS Lê, những bức ảnh màu còn là nguồn tư liệu quý về cảnh quan kiến trúc cũng như di sản Hà Nội. "Di sản lăng mộ Hoàng Cao Khải xưa giờ đã bị mai một và gần như không thể tái dựng. Song từ những bức ảnh tư liệu màu quý trên, chúng ta có thể "mơ" xa hơn tới chuyện tái hiện lại khu di tích trên bằng phiên bản 3D, hoặc dựng lại" - GS Phan Huy Lê nói.
Chùm ảnh những bức hình màu do Léon Busy chụp (phần lớn từ 1914 đến 1917), đang trưng bày tại Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội:
Trưởng cổng đền Quán Thánh (trông ra Hồ Tây)
Toàn cảnh Văn Miếu
Ban thờ lộ thiên
Lăng Kinh lược Hoàng Cao Khải
Đường vào đền thờ Linh Lan
Một góc chợ Định Công
Ven đường cuối làng (gần Hà Nội)
Cây đa ở Bến đò Việt Trì
Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông)
Hồ Hoàn Kiếm

Trước cổng một ngôi đền nhỏ
Chú bé đứng bên phù điêu hổ (trước cổng đền Vĩnh Thụy)
Sửa soạn tế Kỳ Phúc vào dịp Xuân
Bàn thờ Hắc Hổ (chùa Hàm Long, Hà Nội)
Bà bán hoa quả và lễ vật
Thiếu nữ đang têm trầu
Mấy mẹ con người ăn xin mù
Dọc đường, ven làng, gần Hà Nội
Cầu Long Biên
Khung cảnh làng quê ven Hà Nội
Người ăn mày mù xin ăn


Miếu thờ thần trong làng
Những người phu bốc mộ
Ban thờ Đức Thánh Mẫu
Chú tiểu đọc kinh trong chùa Viêm Minh
Cựu kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải (ngồi giữa) cùng con trai Hoàng Trọng Phu, tổng đốc Hà Đông (bên phải), và phu nhân.
Xem phần 2 của tập ảnh TẠI ĐÂY
Theo: Giaovn
*****

Tìm kiếm Blog này