Năm 1970 có một sự kiện gây chấn động Miền Nam làm xôn xao dư luận, đó là cuộc nổi loạn của một nhóm thương bệnh binh ở Quân y viện Nguyễn Huệ, Nha Trang do Bác sĩ, Đại uý Hà Thúc Nhơn cầm đầu, trong bối cảnh tệ nạn tham nhũng tràn lan, đấu đá tranh giành thế lực giữa TT Nguyễn Văn Thiệu và PTT Nguyễn Cao Kỳ. Đến giờ những người lớn tuổi hãy còn nhớ sự kiện ấy, đám tang của ông kéo dài cả cây số, tốn khá nhiều giấy mực báo chí thời đó, thực hư lẫn lộn, nhiều nhận định trái chiều về nhân vật này.
Các hãng TT nước ngoài đưa tin
UPI: Ngày 31 tháng 8 năm 1970 cho biết là một bác sĩ quân y và 12 binh sĩ khác, đã chiếm bệnh viện trong 6 ngày, trước khi quân đội chiếm lại .....
AP: (11/9/1970) - Cuộc chiếm giữ bênh viện chấm dứt - Bác sĩ quân y Nam VN, đại úy Hà Thúc Nhơn được mang ra trên băng ca sau khi bị trọng thương trong trận đọ súng tại Quân Y Viện Nha trang. Vị BS này đã không chịu đầu hàng suốt 4 ngày rưỡi trong một lô cốt tạm trong bịnh viện trước khi bị bắn nổ tung khỏi chỗ trú ẩn bởi các binh sĩ Nam VN đi trên các xe thiết giáp. Ít nhất cũng có hai người Việt và một người Mỹ bị tử thương trong cuộc đọ súng này. (AP Wirephoto qua radio từ Saigon)
(ảnh Mạnh Hải st)
Tiếp theo Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương mang lựu đạn đến tiền đình Hạ Viện yêu cầu Hạ Viện điều tra làm sáng tỏ việc bắn chết Hà Thúc Nhơn, người bạn cùng khóa Quân Y và tố cáo tham nhũng, yêu cầu cắt chức một số người ở Cục Quân y.
Bài trên báo New Yord Times:
Sau biến cố Hà Thúc Nhơn, Thương Phế Binh đã đứng lên đòi quyền sống, phong trào “TPB có nhà, có đất cắm dùi “ đã nổi lên khắp nơi, và cũng nhờ đó, đã tương đối mang lại những kết quả khả quan cho đời sống của Thương Phế Binh VNCH và gia đình cho đến ngày 30-04-1975.
*****
Tác giả Mường Giang viết:
Y Sĩ Đại Uý Hà Thúc Nhơn, trưởng trại 12 Tai, mắt, mũi, họng, thuộc Quân Y Viện Nguyễn Huệ vìì dám tố cáo Chỉ Huy Trưởng QYV là Thiếu Tá Phùng Quóc Anh, với sĩ quan hành chánh Đặng Mai, toa rập tham nhũng, ăn xén tiền ẩm thực của thương bệnh binh, cũng như mờ ám trong các vụ cứu xét, phân loại trợ cấp, miễn dịch. Đại Uý Nhơn đã cầm đầu các bệnh binh nổi loạn, nên bị Tỉnh trưởng Khánh Hòa lúc đó là Đại Tá Lý bá Phẩm, nguyên Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43 Biệt Lập, ra lệnh cho DPQ bắn trọng thương và đã chết khi chở vào cấp cứu tại Cam Ranh.
Ngày đưa tang người xấu số, cũng là thời điểm Phế Binh Khánh Hòa đứng dậy đòi quyền sống. Taị Sai Gòn, Trung Úy mù BDQ.Đổ văn Lai, đang cùng một số phế binh nặng, đang dưỡng thương tại Trung Tâm Chỉnh Hình, đường Bà Huyện Thanh Quan, cũng biểu tình, cắm dùi khắp Đô Thành, đòi Chính Phủ phải cứu xét lại quyền lợi của họ, trước vật giá leo thang đắc đỏ, do sự hiện diện của Mỹ và Đồng Minh, vung đô la xanh đỏ qua cửa sổ như khói thuốc. Phong trào tranh đấu bùng nổ khắp nước, làm cho chính quyền trung ướng cũng như tại các tỉnh bối rối, vì không thể dùng bạo lực để chèn ép hay khóa miệng, bởi phế binh cũng là lính, nên ai nỡ xuống tay .
Rồi Tổng Hội Thương Phế Binh ra đời tại Sài Gòn, bầu PB Nguyễn Đinh làm Hội Trưởng, PB Nguyễn Bính Thịnh, tức nhà văn An Khê, làm phó và PB Đinh Trung Thu, tổng thư ký. Ngoài ra còn có một Hôi Ái Hữu Thương Phế Binh, do cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Hàng thành lập.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975), nếu TT Thiệu có chính sách ‘Người cầy có ruộng ‘, thì Phó TT. Nguyễn Cao Kỳ, cũng chủ trương ‘Phế Binh có nhà’. Nói chung bắt đầu năm 1969 trở về sau, quyền lợi của Phế binh, cô nhi quả phụ càng ngay càng được cải tổ, chăm sóc và dễ thở hơn trước...
Ngày đưa tang người xấu số, cũng là thời điểm Phế Binh Khánh Hòa đứng dậy đòi quyền sống. Taị Sai Gòn, Trung Úy mù BDQ.Đổ văn Lai, đang cùng một số phế binh nặng, đang dưỡng thương tại Trung Tâm Chỉnh Hình, đường Bà Huyện Thanh Quan, cũng biểu tình, cắm dùi khắp Đô Thành, đòi Chính Phủ phải cứu xét lại quyền lợi của họ, trước vật giá leo thang đắc đỏ, do sự hiện diện của Mỹ và Đồng Minh, vung đô la xanh đỏ qua cửa sổ như khói thuốc. Phong trào tranh đấu bùng nổ khắp nước, làm cho chính quyền trung ướng cũng như tại các tỉnh bối rối, vì không thể dùng bạo lực để chèn ép hay khóa miệng, bởi phế binh cũng là lính, nên ai nỡ xuống tay .
Rồi Tổng Hội Thương Phế Binh ra đời tại Sài Gòn, bầu PB Nguyễn Đinh làm Hội Trưởng, PB Nguyễn Bính Thịnh, tức nhà văn An Khê, làm phó và PB Đinh Trung Thu, tổng thư ký. Ngoài ra còn có một Hôi Ái Hữu Thương Phế Binh, do cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Hàng thành lập.
Thời Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975), nếu TT Thiệu có chính sách ‘Người cầy có ruộng ‘, thì Phó TT. Nguyễn Cao Kỳ, cũng chủ trương ‘Phế Binh có nhà’. Nói chung bắt đầu năm 1969 trở về sau, quyền lợi của Phế binh, cô nhi quả phụ càng ngay càng được cải tổ, chăm sóc và dễ thở hơn trước...
*****
Hồi ký của Bác sĩ B:
Cuộc nổi loạn ở Quân Y Viện Nguyễn Huệ, Nha Trang năm 1970
..Tôi thăng cấp y sĩ đại úy trong tháng đầu của khóa tu nghiệp nhãn khoa tại tổng y viện Cộng Hòa. Con gái út, H sinh ngày 13 tháng 4 năm 1969, 3 tháng trước khi tôi mãn khóa. Tôi được được thuyên chuyển ra quân y viện Nguyễn Huệ Nha Trang trong mùa hè năm này. Y sĩ trung tá Phùng Quốc Anh, Y sĩ trưởng quân y viện, bổ nhiệm tôi làm y sĩ trưởng phòng nhãn khoa, chung văn phòng và chung bệnh xá với khu tai-mũi-họng (viết tắt là TMH) do một y sĩ trung úy làm trưởng phòng. Trước đây mấy tháng, 2 khu này nhập chung thành khu Tai-Mắt-Mũi- Họng do một mình y sĩ đại úy Hà Thúc Nhơn làm trưởng phòng kiêm y sĩ điều trị. Trên nguyên tắc thì tôi tới để nhận chức trưởng phòng nhãn khoa nhưng trên thực tế thì là trình diện với y sĩ đại úy Hà Thúc Nhơn. Đây là một phức tạp vượt qúa tầm chịu đựng của tôi, vượt qúa khả năng giải quyết của y sĩ trung tá y sĩ trưởng và cũng là một kỳ dị chưa từng xẩy ra trong bất cứ quân y viện nào của thế giới tự do. Tôi xin dành nhiều trang cho mục này, trước tiên là sơ lược tiểu sử của bác sĩ Nhơn.
Y Sĩ Đại Úy Hà Thúc Nhơn:
Anh Nhơn kém tôi chừng 3 tuổi, nhập trường quân y cùng với tôi năm 1957 và ra trường năm 1964, trước tôi 2 năm. Anh có vẻ đẹp của một trượng phu thời đại. Cao chừng 1.72m. Nặng độ 125lbs. Nước da đậm. Mặt dài. Mắt sáng.Miệng cười có duyên. Bắp thịt nở nang, rắn chắc.Đi đứng nghiêm trang, luôn luôn nhìn thẳng về phía trước nhưng không bỏ sót những gì diễn ra hai bên đường. Tài năng: rất thông minh, nhớ dai, học rộng, hiểu nhiều. Anh là cựu sinh viên nội trú, thông thạo nhiều khoa chuyên môn như giải phẫu tổng quát, mắt, tai-mũi-họng, bệnh ngoài da và bệnh nội khoa. Anh chơi đàn guitar classic khá hay, đánh cờ tướng rất giỏi, võ nghệ cao cường gồm các môn judo, võ tầu, võ Bình Định. Tính tình: Rất đa nghi, khi đã nghi ngờ ai thì người đó rất khó biện bạch.Tự kiêu cực độ; anh tự coi mình giỏi hơn bất cứ ai về bất cứ phương diện gì.Hiếu thắng cực kỳ; nếu thua ai điều gì thì người ấy sẽ bị hạ nhục, sẽ bị đánh và có thể bị giết. Anh không trực tiếp nhận tiền hối lộ của ai nhưng lại coi những việc như làm hồ sơ giả mạo cho em ruột hoãn dịch, giúp đỡ bất hợp pháp cho đàn em để chúng hầu hạ minh, là những việc quang minh chính đại. Anh nghĩ rằng anh được quyền làm những việc phi pháp ấy vì chúng không trực tiếp dính dáng đến tiền hối lộ. Cái tính tình kỳ quái ấy là mầm mống gây tai họa cho anh và cho những người làm việc chung với anh. Anh là một người có bệnh tâm trí (psychiatric patient) mà tới nay chưa ai định bệnh rõ ràng ngoài triệu chứng paranoid. Có hàng trăm chuyện ly kỳ về anh nhưng tôi chỉ kể một vài chuyện điển hình mà rất nhiều người trong giới y khoa đã biết. Tôi sẽ tả thực chất của những việc này tuy không nhớ rõ thời điểm đã xẩy ra.
1/ Thủ đoạn lòe thiên hạ: Kỹ thuật này của Nhơn rất cao. Anh khoe rằng anh là cháu của ông Hà Thúc Ký, một chính trị gia có nhiều uy tín và thế lực đương thời; không ai biết là thật hay giả. Có một lần, anh tình cờ chữa được bệnh thương hàn cho bà quản gia của trung tướng Nguyễn Văn Vỹ, đương kim bộ trưởng quốc phòng. Ông bà Vỹ mời anh về nhà dùng cơm gia đình rồi chụp chung một tấm hình kỷ niệm. Anh đem hình ấy ra khoe rằng anh là em kết nghĩa của tướng Vỹ.
2/ Thày bất nhân trò bất nghĩa: Patron de thèse của anh là giáo sư Nguyễn V. U., trưởng khu ngoài da Bình Dân bệnh viện. Ông thày này ưa nịnh và thích nhận qùa vặt của sinh viên để sửa luận án cho họ. Nhơn không ưa điếu đóm nên bản thảo luận án của anh đã nộp cho thày từ cuối năm thứ 5 y khoa mà 2 năm sau khi anh ra trường vẫn chưa được sửa. Một hôm anh từ Nha Trang về Saigòn, tới tận phòng mạch tư của thày chất vấn: ” Xin thày cho một cái hẹn nhất định. Một, hai hay 3 năm nữa cũng được, miễn là em khỏi phải đi lại mất công”. Thày U giận qúa mắng rằng: “ Anh ra lệnh cho tôi phải không?”. Nhơn dằn từng tiếng: “Thày bất nhân thì đừng trách học trò bất nghĩa!”. Rồi anh tặng thày một cái bợp tai nẩy lửa. Thày U thưa lên khoa trưởng. Khoa trưởng chuyển lên Cục trưởng quân y. Sự việc rồi cũng chìm xuồng và Nhơn không bao giờ có luận án bác sĩ.
3/ Cái bợp tai dằn mặt: Có lần Nhơn được nhập viện trong khu nội khoa của tổng y viện Cộng hòa. Buổi tối anh mặc quân phục, đeo lon đại úy, mang dép Nhật, áo bỏ ngoài quần, đi rong chơi trong vườn. Anh thượng sĩ thường vụ của y sĩ đại tá chỉ huy trưởng tổng y viện đi tuần bắt gặp (nhưng không quen biết anh), nhìn anh từ đầu xuống chân rồi khiển trách: “Đại úy cao bồi qúa! Yêu cầu đại úy về phòng nghỉ để tôi khỏi phải áp dụng quân kỷ”. Sáng hôm sau Nhơn mặc quân phục chỉnh tề, xách cổ viên thượng sĩ thường vụ tới trước mặt y sĩ đại tá, kể qua sự việc đêm qua rồi nói: “Anh không biết dạy thuộc cấp để nó hỗn với tôi. Tôi tát nó cú này để dằn mặt anh!”. Rồi anh tát thật mạnh khiến thượng sĩ ngã dúi vào lòng y sĩ đại tá.
4/ So chưởng lực: Một lần Nhơn cùng vài đàn em tới uống cà phê tại một quán cóc ở bãi trước của biển Nha Trang và thấy một võ sĩ Tầu gốc Chợlớn đang biểu diễn võ nghệ ở đó. Nhơn ngứa mắt, mỉm cười, tới bắt tay hắn nhưng kỳ thực là bóp mạnh bàn tay hắn cho bõ ghét. Ngờ đâu tên này võ nghệ quá cao cường, gồng mình bóp lại. Đôi bên đứng tấn chừng 5 phút thì Nhơn yếu thế, toát mồ hôi hột.. Hắn cúi đầu chào theo kiểu võ sĩ đạo rồi tiếp tục ngồi uống bia, mặt tỉnh bơ. Nhơn đứng dậy về quân y viện mặc quân phục, đeo súng colt ra tìm thì hắn đã chuồn về Saigòn rồi. Làm Nhơn mất mặt kiểu ấy tức là đeo án tử hình trên người. May mà không có án mạng xẩy ra.
5/ Bắt gọn quân thù: Việc này xẩy ra 6 tháng trước khi tôi được thuyên chuyển ra Nha Trang. Anh tiểu đội trưởng dân vệ của xã Nha Trang Tây vốn có hiềm khích với bs Nhơn, tìm cơ hội mó dái ngựa. Một hôm chị của Nhơn từ Phan Rang ra ngủ đêm tại nhà một người bạn trong xã mà không trình báo với ban an ninh xã. Anh này mượn cớ xét sổ gia đình, định bắt bà chị về trụ sở lúc nửa đêm để làm Nhơn mất mặt. Nhơn được đàn em mật báo liền tới phục kích. Khi tiểu đội dân vệ vừa bước qua rào vào sân sau thì Nhơn uy hiếp bằng một tràng súng M16 bắn chỉ thiên trên đầu rồi trói toàn bộ tiểu đội bỏ lên xe hồng thập tự mang về nhốt tại phòng ngủ của những y sĩ độc thân trong quân y viện. Sáng hôm sau đại tá tỉnh trưởng tới can thiệp thì bị Nhơn mắng rằng: ”Thượng bất chính thì hạ tắc loạn. Các ông không nghiêm chỉnh để cấp dưới nhũng nhiễu dân”. Tội nghiệp y sĩ trưởng phải dàn xếp mãi mới êm. Sau vụ này danh tiếng của Nhơn tại Nha Trang nổi lên như cồn.
6/ “Moi” húc đít: Những chuyện trước tôi chỉ nghe kể lại. Chuyện này, xẩy ra vào mùa hè năm 1970, thì có gia đình tôi chứng kiến. Nhơn thưòng tổ chức những buổi tắm biển ngoài đảo rất thú vị: dùng thuyền máy của dân chài xóm Bóng chở vài y sĩ, dược sĩ và đàn em ra bãi cát của những đảo ngoài khơi NhaTrang ngày thứ bẩy từ sáng tới tối mới về. Trên thuyền có ba hoặc bốn người thuyền chài đánh cá và làm món ăn. Những người khác thì tắm trên bãi hoặc theo thuyền đi bắt cá. Dân chài xóm Bóng chịu ơn Nhơn rất nhiều (làm hồ sơ giả cho họ miễn dịch). Hôm đó gia đình tôi đi theo đoàn ra đảo Hòn Yến. Bốn giờ chiều, Nhơn lái xe jeep chở gia đình tôi từ xóm Bóng về nhà. Tới trước cửa Tháp Bà thì gặp một xe Simca màu trắng, mang số dân sự, đậu chổng đít ra giữa đường. Có thể lái vòng sang bên trái để tránh nhưng Nhơn không làm vậy. Anh bóp còi. Tài xế xe Simca (mặc thường phục) định de xe vào lề đường nhưng bà chủ xe, lúc đó đang mua bưởi ở lề đường, vẫy tay bảo hắn: “mặc kệ nó!”.
Nhơn nói với tôi: “mình gặp một bà lớn ở Sàigòn ra nghỉ mát đây. Để moi húc đít!”. Tôi chưa kịp phản ứng thì anh đã rồ máy xe jeep húc mạnh vào xe Simca làm móp đuôi xe.
Bà chủ xe chạy tới trước mặt anh và mắng rằng: “Mày có biết xe này của ai không?”. Nhơn nắm hai tay, mắt nảy lửa, đi từng bước tới gần bà. Tôi vội vã đứng chặn trước mặt anh, năn nỉ: “Xin anh bớt giận, đừng để gia đình tôi liên lụy”. Anh tài xế đẩy nhẹ bà chủ vào xe Simca rồi lái đi.
10 giờ sáng thứ hai, Nhơn được y sĩ trưởng mời lên văn phòng nói chuyện. Lúc trở về khu nhãn khoa, anh tươi cười nói với tôi rằng: “ Cái xe Simca chiều hôm thứ bảy là xe của Chuẩn tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Phú vừa gọi điện thoại tới xin lỗi, nói rằng vợ ông không biết moi và muốn xử hùê. Ông còn mời moi chiều nay tới nhà ăn cơm”. Tôi khuyên anh nên thận trọng thì anh đáp: “ Quan Vân Trường đơn đao phó hội mà! Sợ gì!”.Tối hôm đó Nhơn ăn cơm tại nhà tướng Phú và trở về bình an.
Trên đây là sơ lược một vài chuyện để biết qua về con người của bs Hà Thúc Nhơn trước khi tôi nói về cuộc nổi loạn của thương bệnh binh quân y viện Nguyễn Huệ do anh khởi xướng và cầm đầu.Cuộc nỗi loạn của thương bệnh binh nguyễn Hụê Nha Trang
Tôi sẽ kể rất chân thật, ngoại trừ ngày tháng của biến cố thì tôi không nhớ rõ vì sự việc đã xẩy ra hơn 40 năm rồi. Những ai chưa tin thì nên tham khảo với hàng chục y sĩ, y tá làm việc trong quân y viện Nguyễn Huệ trong thời gian đó, nhiều người trong nhóm này hiện vẫn còn sống tại hải ngoại. Không nên tham khảo qua báo chí (quốc nội và ngoại quốc), họ chỉ nghe lóm từ bên ngoài QYV hoặc phỏng vấn trúng những thương bệnh binh hùa theo bs Nhơn làm loạn. Tôi không được biết một tờ báo (quốc nội hay ngoại quốc) nào lấy tin tức do phỏng vấn những y sĩ và y tá am hiểu sự việc trong QYV Nguyễn Huệ Những luật sư bào chữa cho những nghi can và những thẩm phán quân sự là những người biết rõ nhất nhưng họ vì tôn trọng nghề nghiệp, không muốn tiết lộ hồ sơ tư pháp ra công chúng. Sau năm 1975, Việt cộng bảo quản hồ sơ của vụ này nhưng không biết họ còn giữ được bao nhiêu vì họ cũng đang lợi dụng vụ HTN để che lấp bớt cái nạn tham nhũng nhất thế giới của họ. Nguyên nhân:
Bác sĩ Nhơn dùng thiếu tá Đặng Mai, quản lý quân y viện Nguyễn Hụê, làm cái ngòi cho cuộc nổi loạn này. Mùa xuân năm 1970, cục Quân y thuyên chuyển bs Nhơn lên một đơn vị không quân trên Pleiku và cử một y sĩ trung úy làm trưởng phòng TMH và tôi làm trưởng phòng nhãn khoa như đã nói ở trên. Nhơn không biết chắc chắn ai chủ mưu trong việc thuyên chuyển anh lên Pleiku, chỉ nghi thiếu tá Mai đã báo cáo lén về Cục và bắt đầu ghét ông Mai từ đó. Anh xé sự vụ lệnh và ép y sĩ thiếu tá trưởng phòng nội khoa phài nhập viện anh vào trại này như một bệnh binh. Hồ sơ bệnh lý của anh do anh viết, định bệnh và điều trị do anh bịa ra, y sĩ điều trị cho anh chỉ được ký vào hồ sơ mỗi ngày. Y sĩ trưởng quân y viện và Cục quân y biết điều này nhưng không có cách giải quyết dứt khoát. Trên giấy tờ thì Nhơn là bệnh binh của trại nội khoa nhưng trên thực tế thì anh hành sự như một bác sĩ cố vấn cho phòng Tai-Mắt-Mũi-Họng. Anh lui tới trại này mỗi ngày, kiểm soát công việc của tôi và của y sĩ TMH, khi rảnh rỗi thì xách xe jeep của y sĩ thiếu tá chỉ huy phó đi dạo phố với mấy đàn em.
Thỉnh thoảng anh nhập viện một người quen, chữa trị hoặc mổ cho họ rồi cho họ xuất viện, nghỉ 29 ngày tái khám v.v.. Tôi và bs TMH phải ký vào tất cả những giấy tờ bất hợp pháp ấy. Em trai út của Nhơn là Hà Thúc Mùi (thường dân), hồi còn nhỏ bị gẫy xương cánh tay nhưng đã hoàn toàn bình phục. Nhơn ép y sĩ giám định ngoại khoa và y sĩ thiếu tá Trần K D, chủ tịch hội đồng miễn dịch phải cho hắn miễn dịch vĩnh viễn nhưng hai người này không dám làm liều, chỉ cho nghỉ 29 ngày tái khám. Nhơn, một mặt đe doạ tính mạng của 2 bác sĩ này, một mặt chuẩn bị làm hồ sơ nhãn khoa gỉả mạo cho Mùi. Một người em ruột nữa của Nhơn ( tôi không nhớ tên, hình như tên là Hà Thúc Phương) là trung úy Bảo An Đoàn, cũng được Nhơn nhập viện, mổ glaucoma giả tạo (bằng cách đục một lỗ nhỏ trên tròng đen) rồi làm hồ sơ đưa ra hội đồng y khoa để phân loại 3. Tôi bị ép buộc ký vào hồ sơ bất hợp pháp đó và đưa ra hội đồng y khoa vì tôi là giám định viên nhãn khoa chính thức. Chưa kịp đưa ra hội đồng thì cuôc phản loạn xẩy ra.
Tôi báo cáo lên y sĩ trưởng tất cả những hồ sơ giả mạo (cho em ruột và cho những người quen của Nhơn) thì ông nói rằng: “Tạm thời như vậy. Chờ giải quyết sau). Tình trạng “tạm thời” này kéo dài cả năm. Tôi hỏi Cục có biết việc này không thì được trả lời rằng: “ Đã biết và đang tìm cách giải quyết ổn thỏa”. Chúng tôi tuyệt đối không biết tới lúc nào mới được giải quyết ổn thỏa. Vài y sĩ đã lãnh bợp tai. Riêng tôi, vì tính tình thẳng thắn bộc trực, vì gia đình đông con, vì chưa dám làm điều gì ngược với ý của Nhơn và vì đã chịu (bất khả kháng) hứa giúp Nhơn đưa người em ra hội đồng y khoa nên rất được Nhơn trọng nể. Ai được Nhơn trọng nể cũng phải nhớ kỹ rằng bất cứ lúc nào làm việc gì bất lợi cho anh cũng sẽ ăn đòn.
Đầu năm 1970, tất cả những đại úy có 6 năm thâm niên quân vụ trong quân y viện đều được vinh thăng thiếu tá trừ Nhơn. Anh về phòng I bộ Tổng Tham Mưu đìều tra (theo lời anh kể) thì biết rằng vì một lời phê không thỏa đáng của thiếu tá quản lý Đặng Mai mà anh không được thăng cấp. Thiều tá Mai chinh thức bị coi là kẻ thù củ a anh từ thời điểm này.
Bác sĩ Nhơn bắt đầu phát động cuộc bài trừ tham nhũng trong quân y viện Nguyễn Hụê bằng cách loan tin thiếu tá Mai ăn bớt tiền ẩm thực của thương bệnh binh nhưng thực ra chỉ vì tư thù cá nhân. Việc ẩm thực của thương bệnh binh đã được giao cho một nhà thầu. Thiếu tá Mai (gia đình sống trong khuôn viên của quân y viện) chỉ lấy cơm thừa canh cặn của thương bệnh binh để nuôi chừng mười con heo lớn nhỏ tại căn nhà ở góc trái phia tây của bệnh viện. Đàn em của Nhơn bắt đầu đi rỉ tai trong các trại bệnh. Những thương bệnh binh nhẹ sắp được xuất viện về đơn vị tác chiến thì hưởng ứng nhiệt liệt. Một sồ khác theo đóm ăn tàn. Hàng trăm người còn lại thì ngồi chờ coi màn chót của vở tuồng.
Diễn tiến của cuộc nổi loạn: Tôi sẽ tả rất chính xác thực chất của cuộc nổi loạn. Ngày giờ của từng sự việc nhỏ thì tôi không nhớ rõ vì sự viêc đã sẩy ra 40 năm rồi. Chừng 10 ngày trước ngày nổi loạn, Nhơn dẫn vài đàn em tới nhà củ a thiếu tá Mai bắn chết vài con heo rồi cho khiêng về trại nội thương làm thịt khao quân. Anh nói với tôi rằng: “Từ ngày mai, mỗi ngày moi chỉ bắn 1 con để terreur hắn”. Tối hôm đó thiếu tá Mai bí mật đến nhờ tôi đi theo bs Nhơn mỗi khi anh bắn heo để che chở cho vợ con ông khỏi bị lạc đạn. Tôi nhận lời ông và đi theo Nhơn 3 lần bắn heo kế tiếp. Sau này tôi mới biết báo chí Sàigòn đăng tin tôi như một quân sư đi theo Nhơn bắn heo của tham nhũng. Vài tờ báo khác đăng trái ngược rằng tôi là một tham nhũng trà trộn vào hàng ngũ cách mạng. Không một tờ báo nào thông tin khách quan cho độc giả.
Đêm thứ sáu trước ngày nổi loạn, Nhơn cho đòi thiếu tá Mai lên phòng y sĩ trực nói chuyện. Thiếu tá Mai nhắn tôi có mặt để che chở cho ông. Nhơn và tôi ngồi đối diện trước 1 cái bàn có 2 ly cà phê đen do Nhơn pha sẵn. ông Mai vừa vào thì Nhơn dằn khẩu súng colt xuống bàn và ra lệnh cho ông qùy xuống. Ông răm rắt tuân theo. Trông ông gìa cả, đạo mạo, đeo lon thiếu tá mà qùy trước 2 đại úy, tôi hết sức mủi lòng nhưng không dám bộc lộ sự súc động của mình. Nhơn nhấc mũ của ông lên, bóc 3 lon thiếu tá trên mũ và trên cổ áo ra, ghè bẹp bằng báng súng lục và chửi ông rất thô tục. Khi Nhơn chửi mỏi mồm thì tôi xin cho ông về.
Vài ngày sau, Nhơn tới văn phòng thiếu tá Mai. Thiếu tá Hiển, trưởng ban tâm lý chiến của quân y viện và là bạn thân của ông Mai, tới ngăn cản.Hai người đấu võ Tàu với nhau.Võ nghệ của Hiển thua Nhơn một bực nhưng vì đêm trước Nhơn uống thuốc ngủ quá dose (Nhơn tự kê toa thuốc tâm trí cho mình, Thorazine và valium, liều thuốc không cố định, nặng nhẹ bất thường tùy theo độ mất ngủ) nên bị Hiển đá ngã. Cú đá này là bản án tử hình mà Hiển không ngờ.
Còn một vở tuồng nữa, tuy không liên quan tới việc nổi loạn nhưng màn chót xẩy ra dăm ngày trước lúc nổi loạn và phản ánh chân tướng của Nhơn nên tôi thấy rất cần trình bày ở đây. Nhơn yêu cô dược sĩ hôn thê ở Sàigòn bằng một mối tình vửa lãng mạn vừa tha thiết. Cô này rất lười uống thuốc. Mỗi lần cô bịnh thì anh kê 2 toa thuốc giống hệt nhau: cứ em một viện thì anh một viên! Làm sao cô từ chối nổi! Hồi xưa, anh đã từng bị bệnh giang mai (syphilis) và đã chữa khỏi nhưng anh vẫn sợ rằng con của anh sinh ra sau này có thể bị bệnh tim bẩm sinh. Anh không ngại cho đứa con xấu số bằng ngại cho người yêu phải sinh con xấu số. Anh Phải thí nghiệm! Trước đây 10 tháng, anh dụ một cô gái 19 tuổi vào ngủ tại phòng y sĩ trực một tuần, căn đúng tuần rụng trứng của cô. Anh sẽ dùng đứa con hoang này để trắc nghiệm: nếu nó bình thường thì anh mới yên trí để cô hôn thê lý tưởng của anh sinh con sau này. Bố cô gái (đã mang bầu) ép anh cưới nhưng anh một mực từ chối. Ông bèn đưa con gái vào Sàigòn sanh ở một nơi bí mật và tiếp tục dùng đứa hài nhi làm áp lực buộc anh phải cưới con gái mình. Anh sai đàn em về Sàigòn bắt đứa hài nhi về cho anh thí nghiệm nhưng vô hiệu qủa. Anh càng điên thêm!Đêm xẩy ra án mạng: Tôi là y sĩ trực trong đêm này.Tôi không biết có phải Nhơn chọn đêm này để dùng tôi như một nhân chứng hay không. Cũng không biết Nhơn dùng xe jeep chở 2 đàn em tới nhà thiếu tá Hiển, giả vờ giảng hòa và mời Hiển đi ăn tối. Vợ của Hiển nghi ngại nhưng chồng quyết tâm đi theo: được giảng hòa với bs Nhơn thì còn gì qúy cho bằng!
Lúc 12 giờ đêm, Nhơn đánh thức tôi dậy. 2 ly cà phê đen nóng hổi để trên bàn. Nhơn nói dõng dạc và đanh thép với tôi: “ Moi vừa bắn chết thằng Hiển trên bãi biển! Tội nó đáng chết!”. Tôi lạnh cả người, không nói được câu nào. Sau đó anh bắt đầu ra huấn thị cho tôi: “ Sáng mai quân cảnh tư pháp sẽ tới lấy khẩu cung. Nhờ anh khai rằng anh tuyệt đối không thấy tôi rời khỏi bệnh viện trong đêm này”. Chữ nhờ của Nhơn có nghĩa là: Nếu không vâng lời moi thì sẽ xơi kẹo đồng! Chỉ trong vòng 10 giây mà tôi sáng tác được một câu trả lời vừa làm Nhơn hài lòng vừa cho tôi thêm thì giờ nghĩ kế thoát thân: “Tôi sẽ cố gắng”. Đêm ấy tôi thức trắng đêm và nghĩ được một câu vừa thoát được tội khai gian vừa khỏi phải xơi kẹo đồng của Nhơn. Câu đó là: “Đêm qua tôi rất bận, phải xuống các trại bệnh nhiều lần. Mỗi lần tôi trở về phòng y sĩ trực thì lại thấy bác sĩ Nhơn”. Sáng hôm sau, tử khí bao trùm quân y viện. Chừng 9 giờ sáng thì quân cảnh tư pháp tới hỏi cung.Tôi đem câu tủ ra sài.
Tôi khai khá lớn để một đàn em của Nhơn dình ở ngoài phòng có thể nghe được. Qủa nhiên, khi xong việc, Nhơn không cần hỏi lại tôi đã khai những gì, chỉ gật đầu nói: ”Tạm được!”. Sau này tôi mới nhận ra rằng câu tủ đó chưa perfect. Đáng lẽ phải khai y hệt lời Nhơn dạy để bảo vệ tính mạng mình trước đã; Rồi sau phản cung mấy hồi. Lời khai trước họng súng có giá trị gì đâu! Trong lúc tôi khai với quân cảnh tư pháp thì vợ tôi tới tìm tôi về, nói dối rằng con ốm. Nhơn không cho gặp tôi và bảo nàng về đem con tới cho anh chữa. Tối hôm đó Nhơn không cho tôi về và còn dọa rằng: “Moi đã dặn chị đóng cửa cẩn thận phòng ngừa kẻ gian ném lựu đạn vào nhà!”
Sáng hôm sau (ngày thứ nhì sau khi Hiển chết), không có y sĩ nào hiện diện ngoài Nhơn và tôi. Bác sĩ Nguyễn T T trực đêm trước đã về nhà. Chỉ y tá trực đêm trước mới có mặt mặt trong ngày này. Cửa kho súng đã bị phá. Súng được phát hết cho thương bệnh binh. Có súng carbin, M16, trung liên, đại liên, súng cối 60 ly. Cổng chính đã đóng lại, có dăm bệnh binh canh gác. Tại 4 bức tường có bệnh binh bác ghế đứng canh. Bên ngoài có xe tăng đậu và lính đội mũ sắt bao vây tứ phía.
Tới xế trưa thì tôi gặp một trường hợp điển hình của bệnh ruột dư.Tôi mừng quýnh, xin Nhơn cho tôi dùng xe hồng thập tự chuyển bệnh sang bệnh viện dân sự Nha Trang. Xe vừa qua kỏi quân y viện một block thì bị bao vây bởi một xe thiết giáp chặn đường và nhiều lính chĩa súng vào tôi. Họ khám người tôi rồi mời tôi lên xe jeep, lái về phòng hành quân của tiểu khu Khánh Hòa.
Trong phòng có 5 người ngồi chờ sẵn.Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh, tư lệnh sư đoàn 23, thiếu tướng Đoàn Văn Quảng, tổng trấn quân trấn Nha Trang, đại tá Lý Bá Phẩm, tỉnh trưởng Khánh Hòa, một thiếu tá và một đại úy (tôi không nhớ tên).Tôi được mời ngồi ghế, uống nước trà và hút thuốc lá. Tướng Quảng hỏi tôi về tình hình trong quân y viện.Tôi báo cáo mọi chi tiết về an ninh và bệnh trạng của thương bệnh binh.
Tướng Quảng nói với tôi bằng một giọng ôn tồn, nhiêm trang và thành thật: “Giờ này không có bác sĩ nào dám vào bệnh viện.Chúng tôi nhờ bác sĩ trở lại đó để lo sức khỏe cho thương bệnh binh. Nếu có một bệnh nhân nào thiệt mạng vì thiếu điều trị thì hậu qủa sẽ không thể lường trước được”. Chữ nhờ của tướng Quảng giống chữ nhờ của Nhơn ở chỗ chúng đều là lệnh nhưng khác ở chỗ lệnh của tướng Quảng là lệnh quân kỷ, nếu trái lệnh thì phải phạt quân kỷ, còn lệnh của Nhơn là lệnh giang hồ, nếu trái lệnh thì lãnh kẹo đồng.Tôi hoan hỷ vâng lời.
Sự can đảm, lòng tự ái và lương tâm nghề nghiệp của tôi cao hơn tính mạng của tôi trong lúc này. Tướng Cảnh mời tôi thêm một điếu thuốc nữa. Đại tá Phẩm đưa chân tôi ra tận xe jeep. Xe ngừng cách quân y viện 1 block, chỗ khuất dạng bệnh viện. Khi tôi tới cổng thì một bệnh binh reo lên: “ Bác sĩ B đã về!”.Nhơn hỏi tôi chuyện gì xẫy ra.Tôi trả lời thành thực mọi chi tiết.Giờ này thì một lỗi lầm nhỏ cũng có thể thiệt mạng. Nếu tiền hậu bất nhất thì sẽ bị nghi ngờ nên tôi chỉ nói toàn sự thật. Nhơn gật đầu bảo tôi: “ Anh coi phần chuyên môn. Việc phòng thủ đã có tôi. Họ dụ tôi đầu hàng nhưng tôi chỉ tin cậy có tướng Vỹ. Tôi chỉ đầu hàng với tướng Vỹ.”
Đêm này tôi cũng không ngủ. Chiều hôm sau (ngày thứ 2 của cuộc nổi loạn), tôi lại gặp một bệnh có triệu chứng đau ruột dư nhưng không rõ ràng.Tôi kiếm cớ để thoát ra ngoài vì tình thế đã qúa nguy hiểm. Có thể chết vì đạn bên ngoài, cũng có thể bị Nhơn nghi ngờ thanh toán.Rất may, Nhơn lại cho tôi ra. Có lẽ anh tưởng tôi lại trở vào như lần trước. Một xe jeep đón tôi về tiểu khu để xe hồng thập tự đi thẳng tới bệnh viện dân sự. Vẫn 5 người cũ nhưng lần này không ai hỏi tôi điều gì. Tướng Quảng cảm ơn tôi rồi nói với đại tá tỉnh trưởng: “Anh Phẩm đưa bác sĩ B về nghỉ. Đêm nay chưa an toàn để ổng về với gia đình”. Đại tá Phẩm đưa tôi về tư thất của ông ngay trong tòa tỉnh. Ông bảo tôi cứ yên tâm, ông sẽ cho người báo cho vợ tôi biết hết sự việc. Vợ ông sai người sửa soạn cho tôi tắm. Tắm xong tôi được ăn một bữa cơm ngon nhất trong nhiều ngày. Có cá nướng, rượu vang và chim câu hầm bát bửu. Có lẽ là thức ăn mà bà đã nấu để đãi hai ông tướng và còn dư. Tôi ăn ngon lành rồi uống 10mg valium mà tôi đã lấy trong tủ thuốc trực. Suốt cả đời, tôi chỉ uống chừng 15 viên valium, viên này là viên thứ nhì.Tôi ngủ một giấc sâu như chết. Tỉnh dậy, ăn một bữa cơm thịnh soạn nữa rồi bà Phẩm gọi xe jeep đưa tôi vể nhà lúc trời đã nhá nhem tối, buổi tối của ngày hôm sau.
Tôi ngủ một giấc ngon lành nữa tại nhà, không biết việc gì đã tiếp tục xẩy ra trong QYV Nguyễn Huệ. Buổi sáng tôi tới QYV thì quan tài của Nhơn đang quàn ở văn phòng y sĩ trưởng, có 2 người em trai và chị của anh túc trực ở đó. Có 8 y sĩ di quan cho anh kể cả tôi.
Tôi gần như không làm việc chuyên môn trong những ngày sau biến cố này. Toàn là cung khai, cung khai và cung khai. Tôi đã khai tổng cộng 1000 trang đánh máy cho gần một chục cơ quan: Quân cảnh tư pháp, tòa án quân sự Nha Trang, nha Quân Pháp, Cục Quân y, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng, Giám Sát Viện. Chi tiết tôi khai trong tất cả các cơ quan ấy đều giống nhau trừ lời khai đầu tiên của tôi với quân cảnh tư pháp trong QYV Nguyễn Hụê vì tôi đã phản cung ngay sau khi Nhơn chết. Lời phản cung của tôi được pháp luật che chở vì đã khai trước họng súng. Hồ sơ gian mà tôi đã ký cho người em ruột của Nhơn ra hội đồng miễn dịch là điều tôi lo ngại nhất thì lại bị hỏi rất sơ sài. Có lẽ chính quyền khớp vì báo chí vẫn còn xuyên tạc rằng bs Nhơn chết vì chống tham nhũng.
Điều mà tôi coi thường nhất là vụ em trai của hôn thê của Nhơn thì lại bị khai gần 50 trang. Nhơn ép Y sĩ thiếu tá Trần K D, chủ tịch hội đồng hoãn dịch, cho em này được hoãn dịch 29 ngày tái khám, cốt trì hoãn quân dịch để em có thì giờ lên máy bay đi Pháp du học nhưng em bị chặn tại phi trường Tân Sơn Nhất vì nghe đồn có việc chia chác không đều tại Sàigòn. Hồ sơ y khoa của em tại Nha Trang thuộc ban nội khoa. Tôi chỉ bị Nhơn ép buộc viết trong hồ sơ vài chi tiết về đáy mắt (fond d’oeil) mà không được thấy bệnh nhân.
Chỉ một câu hỏi: “Bác sĩ nhận được bao nhiêu tiền để coi đáy mắt cho người sinh viên này?” mà tôi đã tốn cả mấy tuần lễ mới thoát khỏi nanh vuốt của pháp luật. Nghe nói vụ này là một trong những vụ mà anh D đã quẫn trí tự tử (Cuối năm 1971, trước khi từ giã Nha Trang về Saigòn, tôi tới nhà anh D thắp 3 nén huơng tưởng niệm trước bàn thờ của anh.Tôi lạy anh 3 lạy. Chị D trả lễ tôi một lạy. Chị thùy mị, trầm tĩnh, nghiêm trang, rất xứng đôi với anh D). Về tội tòng phạm phản loạn và tòng phạm bắn gia súc tại nhà TT Mai thì tôi phủi tay dễ dàng nhờ lời khai trung thực của ông Mai, của tướng Quảng, tướng Cảnh và đại tá Lý Bá Phẩm. Tôi phải sống cô lập trong quân lao 10 tháng để khai gần 1000 trang đó, mỗi tháng chỉ được về thăm gia đình 1 ngày.
*****