Trước hết, cần biết là tổ chức UNESCO không có danh hiệu "danh nhân
văn hóa", theo nghĩa sau: (a) UNESCO không có tiêu chí cụ thể để công
nhận một danh nhân văn hóa thế giới, (b) UNESCO không có lễ trao tặng
danh hiệu cho một danh nhân văn hóa, và (c) UNESCO cũng không lưu trữ
một danh sách vinh danh các cá nhân đại diện tiêu biểu cho văn hóa của
một dân tộc hoặc có đóng góp quý báu cho quốc tế. Ngược lại, UNESCO duy
trì một danh sách "di sản thế giới" gồm 890 thực thể (tính đến thời điểm
hiện tại 9/2009) ở đây. Vì thế, nếu ai hiểu khái niệm "danh nhân văn
hóa" như là một danh hiệu do UNESCO phong tặng thì không đúng. (nguồn dẫn)
"great man of culture" không có chữ world
Tất nhiên UNESCO không có cái danh hiệu hay giải thưởng chính thức nào
có tên gọi như trên. Chỉ là ra nghị quyết kỷ niệm sinh nhật các vĩ nhân
của thế giới thôi.
Có rất nhiều danh nhân được UNESCO ra nghị quyết mừng sinh nhật, nhưng
không đúc đồng xu tưởng niệm. Có một số không phải danh nhân vĩ nhân gì
hết, nhưng cũng được đúc đồng xu tưởng niệm (vì có công đóng góp cho
UNESCO). (nguồn dẫn)
Trước hết, "danh nhân văn hóa" không phải là một danh hiệu chính thức
trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO. Tổ chức này chỉ công nhận các
danh hiệu như: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới,
kiệt tác truyền khẩu v.v... Còn "danh nhân văn hóa" thì hoàn toàn không.
Tại UNESCO, hàng năm, Đại hội đồng họp để thông qua các nghị quyết tổ
chức kỉ niệm các ngày sinh hoặc ngày mất chẵn của những người có đóng
góp quan trọng cho văn hóa và giáo dục của nhân loại, chứ họ không vinh
danh danh hiệu "danh nhân văn hóa" hay "anh hùng giải phóng dân tộc"
v.v... Đối với Hồ Chí Minh, trong văn bản của đại hội đồng nhằm tổ chức
kỉ niệm ngày sinh này, UNESCO đã gọi ông là "anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa". Thế nhưng đây hoàn toàn không phải là một danh
hiệu chính thức của UNESCO. Trường hợp của Nguyễn Trãi cũng tương tự như
vậy, ông cũng được UNESCO "tổ chức kỉ niệm ngày sinh", chứ không trao
tặng cho danh hiệu "danh nhân văn hóa". Do đó, cái gọi là "danh nhân văn
hóa" này là không hợp lí. Vì vậy, trên thế giới, trừ Việt Nam ra, không
có quốc gia nào đưa ra một bản danh sách "danh nhân văn hóa thế giới"
như vậy đối với các nhân vật được UNESCO tổ chức tưởng niệm vì thực tế,
danh hiệu này là không có. (wikipedia)
Về Nguyễn Trãi
Nhiều báo, phát biểu cho là Năm 1980, UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới.
TTXVN
viết thế này: Năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, Nguyễn
Trãi đã được UNESCO chính thức công nhận là danh nhân văn hóa thế giới,
nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài.
Wiki - Nguyễn Trãi cũng không dẫn được nguồn tin cậy nào.
Tôi chưa tìm
thấy văn bản của UNESCO tổ chức kỉ niệm ngày sinh của Nguyễn Trãi. Nếu
bạn nào tìm thấy được thì trích dẫn vào. Vì các nguồn viết về UNESCO tôn
vinh Nguyễn Trãi đều từ các trang của VN. (wikipedia)
Về Nguyễn Du
Ngày
21.5, ông Hồ Bách Khoa, Trưởng ban Quản lý khu di tích quốc gia đặc
biệt Nguyễn Du (H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh), cho biết Ban Chấp hành UNESCO đã
thông qua Nghị quyết số 192 EX/32 về việc vinh danh đại thi hào Nguyễn
Du của Việt Nam là Danh nhân văn hóa thế giới.
Theo dự kiến, tháng
11.2013, Đại hội đồng UNESCO họp ở Paris sẽ chính thức biểu quyết, và
các hoạt động tôn vinh đại thi hào Nguyễn Du sẽ được triển khai ở Việt
Nam và các nước trong năm 2014 - 2015. (Thanhnien)
Về Hồ Chí Minh
Xem bài: UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Có
người nhận xét: Hiểu đúng hơn là văn bản đang đề cập đến HCM như anh
hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa của-Việt-Nam,
của-người-Việt-Nam (Vietnamese) hơn là bất kỳ sự phong tặng nào mang
tính chất quốc tế ở đây.
____________
Đã là vĩ
nhân thì người đời tự sẽ vinh danh họ, và dù có thêm hay bớt một cái
danh hiệu cũng chẳng làm ảnh hưởng đến sự vĩ đại của họ.
Tuy
nhiên, việc có tên tuổi lọt vào danh sách được UNESCO khuyến nghị tổ
chức kỷ niệm ngày sinh danh nhân đó, là một vinh dự rất lớn đối với mỗi
quốc gia thành viên.