15/09/2004
Chúng tôi tìm đến nhà chị H.. Suốt câu chuyện, chị H. khóc nhiều hơn nói. Chị nghẹn ngào: “Tất cả đều bắt nguồn từ ông Thạnh (một tay môi giới ở xã Tân Thuận Tây, thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp). Hồi tháng 10-2002 ổng kêu tôi đưa con đi bán quán cà phê ở Cồn Tiên (Châu Đốc, An Giang). Nghe lời ngon ngọt, tôi đưa cháu đi. Tới nơi, không biết tôi bị họ cho uống thuốc gì trong ly cà phê mà người mê mê tỉnh tỉnh. Họ nói gì tôi cũng nghe. Họ dẫn cháu L. qua Campuchia hồi nào tôi cũng không biết. Đến chiều tối Thạnh đưa tôi về Đồng Tháp rồi cho tôi 1 triệu đồng. Thạnh nói cứ yên tâm, cháu đi làm vài tháng rồi về”.
Chị không ngờ sau đó L. bị đưa vào một ổ chứa ở gần thành phố Phnom Penh. Có một lần L. gọi điện về nhà vào lúc nửa đêm, giọng đầy lo sợ. L. khóc và nói rằng bị bắt phải tiếp khách. Nếu chống cự là bị đánh đập tàn nhẫn.
Chị H. chưa kịp nói gì với con thì nghe trong điện thoại có tiếng la, nạt nộ dữ lắm. L. chỉ kịp kêu: “Má ơi, cứu con...”, rồi bị cúp điện thoại. Từ đó chị H. bặt tin con.
Chừng sáu tháng sau, một người bạn sống chung với L. là S. trốn về được. S. nói hai đứa bị đưa vô “cây số 11”, một xóm nhà thổ ở Svay Pak, cách Phnom Penh chừng 11km.
Mấy người lạ mặt nói với nhau gì đó rồi giao cả hai cho một bà mập có tên là Phỉ. Bà Phỉ đưa tiền cho những người lạ mặt rồi dẫn hai đứa vô một phòng nhỏ cho ở đó.
Công việc lúc đầu là bưng nước, dọn dẹp, rửa chén, lau nhà. Được chừng hai tuần thì bà Phỉ bắt mặc quần áo đẹp mang món nhậu cho khách.
Hai tuần sau nữa bà bắt phải tiếp khách. Hai đứa không chịu bị bà đánh đập sưng cả mặt mày. Vào một đêm tối trời, S. bỏ trốn, lội rừng vượt suối về tới VN và tố cáo Thạnh với công an. Từ đó tới nay S. cũng không biết L. sống ra sao.
L. khi 17 tuổi, lúc chưa bị lừa sang làm gái ở Campuchia |
Trong một lần truy quét, công an Campuchia đột nhập ổ mại dâm này và đưa các em ra trại xã hội. Mọi việc được báo về Tổ chức Di dân quốc tế VN (IOM), nơi đây kết hợp với địa phương làm thủ tục đón các em về.
Svay Pak là gì? Đó là một ngôi làng nhỏ ở cách thủ đô Phnom Penh (Campuchia) chừng 20 phút đi xe về phía bắc. Nơi đó còn được gọi là “Sài Gòn nhỏ” hay “cây số 11”.
Bà Nguyễn Thị Kim Hồng - phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số - gia đình & trẻ em tỉnh Đồng Tháp, người đã từng “đột nhập” nơi đây - cho biết tại Svay Pak có gần 20 nhà chứa hoạt động dưới dạng quán cà phê với trên 300 phụ nữ và trẻ em VN đang hành nghề.
Trong đó 80% có độ tuổi 12 - 16. Có tới 40% trẻ em làm gái mại dâm ở Svay Pak là người Đồng Tháp, 50% từ An Giang, 10% từ các tỉnh khác ở ĐBSCL. Mỗi ngày các em gái phải tiếp 5-10 khách với giá 5 USD/khách hoặc 20 USD/đêm.
Số tiền này chủ nhận 50%, còn lại bị trừ dần vào tiền nợ mà gia đình đã nhận trước của chủ và chi trả các khoản nợ khác như mỹ phẩm, quần áo… Để trả nợ, các em phải làm việc nhiều giờ trong ngày, bị lạm dụng thân thể, bị cưỡng hiếp, bị chủ lừa gạt...
Nguồn: Tuoitre.vn
Cuộc sống của người gốc Việt ở Campuchia
Cập nhật lúc 18-04-2009
TT - Thân phận những người Việt ở đất nước chùa tháp mà tôi gặp cũng ba chìm bảy nổi lắm, có người đã may mắn vượt lên, lên đến tột đỉnh vinh quang, nhưng cũng không ít những số phận chìm sâu dưới tận đáy xã hội và ngày về cố hương là quá xa vời...
Thủ tướng Hun Sen đã nói chuyện với các cơ quan báo chí của Việt Nam trong hơn hai tiếng đồng hồ
Thủ tướng Campuchia trả lời báo chí Việt Nam trong chuyến thăm sang Việt Nam kỷ niệm 33 năm năm ngày chiến thắng chế độ Pol Pol vào ngày 7/1 năm 1979.“Họ [bộ đội Việt Nam] đã hy sinh tính mạng của mình vì sự sống, sự hồi sinh của nhân dân Campuchia,” ông nói và nói thêm rằng chính phủ của ông ‘có trách nhiệm’ tìm kiếm và hồi hương hài cốt những quân nhân Việt Nam còn mất tích trên lãnh thổ Campuchia.
Ông cũng ‘kịch liệt bác bỏ’ lập luận cho rằng Việt Nam đã ‘chiếm đóng’ Campuchia trong giai đoạn chiến tranh với Pol Pot.“Sự hiện diện của quân đội Việt Nam ở Campuchia là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân Campuchia, vì sự sống của nhân dân chúng tôi,” ông nói.“Chỉ có nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia trong thời điểm khó khăn nhất,” ông nhấn mạnh.Năm nay tròn 60 tuổi, Hun Sen đã làm thủ tướng Campuchia liên tục trong 28 năm và là lãnh đạo tại vị lâu nhất châu Á.Lúc nhậm chức, ông cũng là thủ tướng trẻ nhất trên thế giới khi đó.
Hai thủ tướng Việt Nam và Campuchia khánh thành tượng đài kỷ niệm cuộc chiến năm 1979
Khi được hỏi về việc Noun Chea, cựu chủ tịch quốc hội dưới thời Pol Pot, cáo buộc chính quân đội Việt Nam, chứ không phải Khmer Đỏ, mới là thủ phạm giết hại người Campuchia trong một phiên tòa xét xử ông ta về tội diệt chủng hồi tháng 12 năm ngoái tại Phnom Phenh, Hun Sen cho rằng đấy chỉ là ‘logic trốn tội của kẻ sát nhân’
.“Kẻ trộm không bao giờ thừa nhận rằng nó là tên ăn trộm,” ông nói.Ông lập luận rằng nếu Khmer Đỏ không phạm tội diệt chủng và nếu Việt Nam xâm lược Campuchia thì bây giờ sẽ không có phiên tòa để xét xử những kẻ cầm đầu chế độ.“Việc tòa án này được thiết lập đồng nghĩa với việc chân lý thuộc về bộ đội tình n guyện Việt Nam đã giúp Campuchia,” ông khẳng định.“Khi Campuchia chúng tôi đủ lớn mạnh thì Việt Nam rút hết quân về nước,” ông nói,
“Hơn 20 năm qua đã không còn sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại đất nước chúng tôi.”Báo Quân đội nhân dân dẫn lời Thủ tướng Hun Sen gọi quân đội Việt Nam sang Campuchia đánh Khmer Đỏ là ‘quân đội nhà Phật’.Năm 1977, khi mới 25 tuổi, Hun Sen đã bỏ chạy sang Việt Nam để trốn chế độ Pol Pot.Ông có thời gian hoạt động ở Việt Nam nên gần gũi với người Việt và quen thuộc với văn hóa Việt Nam.Chính phủ của ông là do Việt Nam giúp dựng lên và bảo trợ trong thời gian đầu.
‘Thủ đoạn kiếm phiếu’
Trao đổi với BBC, nhà báo Lý Đình Phát, người có gần 20 năm sinh sống và theo dõi tình hình chính trị xã hội Campuchia, cho biết phần lớn người dân nước này có ‘tình cảm thuận lợi đối với người dân và chính quyền Việt Nam’.Tuy nhiên, tình hình người Việt sinh sống bên Campuchia quá đông ‘lấn lướt công ăn việc làm và mua bán’ của người dân địa phương nên đôi lúc cũng xảy ra tình trạng khó chịu đối với người Việt, ông Phát cho biết.
“Những căng thẳng, hận thù giữa người Khmer và người Việt như thời những năm 60, 70 bây giờ không phải không có nhưng chỉ tiềm tàng thôi,” ông nói.
Tình trạng bài Việt trong xã hội Campuchia là do một số đảng đối lập như Đảng Sam Rainsy ‘muốn kiếm phiếu’ nên ‘lôi kéo những người có tinh thần dân tộc cực đoan’ và chỉ trích ‘Hun Sen là tay sai của Việt Nam’, theo ông Lý Định Phát.“Ông Sam Rainsy ra tranh cử mạt sát người Việt’ bằng những từ ngữ thậm tệ", ông Phát cho biết, nhưng do chính quyền hiện nay của Hun Sen rất vững chắc nên đảng của ông Sam Rainsy không làm gì được
.Ông nói là dân chúng Campuchia hiện nay chia làm hai luồng, những người sinh sống làm ăn được thì ủng hộ chính quyền Hun Sen, trong khi chỉ có số ít người, chủ yếu là những trí thức từ thời Pháp và những người có tư tưởng hẹp hòi không thích người Việt nên chống đối Hun Sen.Bên cạnh đó, xã hội Campuchia đang phát triển theo chiều hướng văn minh hơn nên người dân nước này không còn cực đoan và có tư tưởng kỳ thị sắc tộc cũng như không còn đánh giết người Việt như trước
.“Người dân chỉ lo làm ăn kiếm sống,” ông nói, “Còn thanh niên chỉ lo học hành để du học và kiếm công việc nuôi bản thân và gia đình” nên ít nghĩ đến chính trị,Còn về giai đoạn Việt Nam đóng quân tại Campuchia sau khi Pol Pot sụp đổ cho đến năm 1989, một mặt người dân nước này biết ơn Việt Nam giúp họ thoát khỏi cảnh ‘người Khmer giết người Khmer’ do Trung Quốc cổ súy, mặt khác họ cũng nhìn nhận là Việt Nam ‘chiếm đóng’
.“Họ cho rằng Việt Nam đóng quân đô hộ đất nước họ, đó là bất lợi chính trị đối với Hà Nội,” ông nói.“Bất cứ quân đội nào đến xứ nào thì cũng gây bất mãn cho người dân thôi,” ông Phát giải thích, nhưng ông cũng cho rằng Việt Nam không có lựa chọn nào khác vì đã ‘đánh thì phải giữ’, nếu không chính quyền vừa mới dựng lên bị đổ ngay vì tình hình lúc đó tàn quân Khmer Đỏ vẫn còn duy trì kháng chiến.
Sam Rainsy là người chủ trương bài Việt Nam mạnh mẽ để kiếm phiếu cử tri
Về việc cắm mốc biên giới giữa hai nước, ông Phát cho biết người dân thủ đô Phnom Penh cũng có bàn tán đất đai bị mất và báo chí cũng có nói đến nhưng ‘rồi cũng qua’.“Tuy nhiên họ cho rằng nhà nước phải chịu trách nhiệm và cũng không thấy lợi lộc gì cả nên cũng không dám đấu tranh,” ông nói, “Chính phủ ở đây cũng không cho phép biểu tình chống Việt Nam đâu.”
Lập trường về Biển Đông
Giải thích về lập trường mới đây của Chính phủ Hun Sen ủng hộ quan điểm đàm phán song phương của Trung Quốc về Biển Đông, ông Phát cho biết điều này chứng tỏ ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Phnom Penh hiện nay lớn hơn của Hà Nội.“Sau năm 1979 thì con bài Pol Pot không còn tác dụng gì nữa đối với Bắc Kinh và ảnh hưởng của họ cũng bị loại trừ,” ông nói.“Nhưng kể từ năm 1993, Bắc Kinh bắt đầu chú ý đến chính quyền mới ở Phnom Penh cho nên họ đổ viện trợ, mở quan hệ ngoại giao, tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa, đầu tư và tăng cường sự hiện diện của người Hoa ở Campuchia,” ông nói thêm.
“Họ [Trung Quốc] tận dụng ưu thế tiền bạc nên dần dần Phnom Penh ngả về phía Bắc Kinh.”Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng nếu Biển Đông phát sinh ‘tình huống mới’ mà Hun Sen tuyên bố ủng hộ Bắc Kinh thẳng thừng như vậy thì Hà Nội sẽ không để yên.“Tại Phnom Penh nếu để ý kỹ sẽ thấy có sự cạnh tranh tiềm tàng giữa hai thế lực Hà Nội và Bắc Kinh,” ông nói.
“Bắc Kinh có tài chính dồi dào và dùng mưu lôi kéo,” ông nói thêm.Tuy nhiên, Hà Nội cũng không vì thế mà chịu thua kém, ông nói, vì Việt Nam có khoảng cách địa lý rất gần Campuchia và cũng cố gắn đầu tư kinh tế khá nhiều vào nước này thông qua các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.“Sau năm 1979 Hà Nội còn bỏ công xây dựng hệ thống chuyên gia ngầm cài trong hệ thống chính quyền Phnom Penh rất nhiều, và nhiều quan chức cao cấp Campuchia thạo tiếng Việt,” ông Phát phân tích.
Nguồn : Bbc.co.uk
Người Việt không quốc tịch ở Campuchia
Phát ngôn viên đảng đối lập Sam Rainsy là ông Yim Sovann phản ứng gay gắt trước những yêu cầu của Việt Nam đề nghị nhập quốc tịch cho hơn 300.000 người Việt đang sống tại xứ Chùa Tháp. Ông cho biết hiện nay có rất nhiều người Việt nhập cảnh trái phép, những người này đang có hoạt động chiếm thị trường kinh tế, khai thác mỏ vàng và gỗ trái phép, buôn bán ma túy và làm ảnh hưởng tới xã hội dân sự…v.v.
Trong số người Việt sống tại đây, rất ít người hội đủ điều kiện để được nhập quốc tịch; tuy nhiên, vẫn có nhiều người được cấp giấy phép tùy thân và nhập tịch. Ông Yim Sovann yêu cầu chính phủ kiểm tra kỹ hơn những điều kiện nhập quốc tịch cho cộng đồng người Việt.
Theo ông Yim Sovann, việc Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia yêu cầu Thủ tướng Hun Sen sớm chỉ đạo xem xét và cấp giấy phép tùy thân, nhập tịch cho cộng đồng người Việt là quyền yêu cầu của họ nhưng ông xác nhận cộng đồng người Việt ở đây vẫn chưa có đủ điều kiện của Luật nhập cảnh, chẳng hạn như hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử, tiếng nói, chữ viết, thời gian sống tại Campuchia hơn 7 năm, có giấy xác nhận từ cơ quan địa phương là có tính nết và đạo đức tốt, và giấy cáo tội…
Phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Campuchia-Việt Nam lần thứ 2 ngày 24/4 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC) là ông Trần Bác Hà yêu cầu Thủ tướng Campuchia Hun Sen xem xét và cấp các loại giấy tờ tùy thân, nhập tịch cho những người Việt hơn 300.000 người đang sống tại xứ này với lý do nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống tại xứ này. Ông Trần Bác Hà nói:
Chúng tôi kính mong Ngài Thủ tướng Hun Sen sớm chỉ đạo xem xét giải quyết cấp các loại giấy tờ tùy thân, nhập tịch cho cộng đồng người Việt tại Campuchia trên tinh thần nhân đạo, hợp tình hợp lý đảm bảo hỗ trợ thuận tiện trong làm ăn, sinh sống, kinh doanh mua bán của cộng đồng người Việt.”
Ông còn nói, cộng đồng người Việt nhập cảnh vào Campuchia là một hình thức chính trị gián tiếp vì từ trước tới nay chính phủ Việt Nam có ý định xâm lăng và gây áp lực lên chính phủ. Để chứng minh điều nay, hiện nay chính phủ Việt Nam đang lấn biên giới bằng việc cắm cột mốc và thúc đẩy cho công dân họ tràn ngập vào Campuchia bằng nhiều cách.
Vẫn theo ông Rong Chhun, các hoạt động đầu tư không liên quan đến việc xin cấp giấy phép tùy thân hay nhập tịch. Do đó, ông cũng kêu gọi chính phủ xem xét điều kiện cần và đủ, tránh trường hợp tham nhũng…
Liên quan vấn đề này, phát ngôn viên bộ Nội Vụ Campuchia là ông Khiev Sopheak khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng, chính phủ luôn thực hiện đúng theo Pháp luật quy định. Những người có thể nhập quốc tịch đều là những người hội đủ điều kiện…
Tuy nhiên ông Dương Chí Thanh, người Campuchia gốc Việt sống tại Phnom Penh chia sẻ, “mình nhập quốc tịch để làm ăn dễ hơn. Sống xứ này khó lắm ông ơi. Khó về điều kiện. Nếu mình muốn tạo điều kiện cho cuộc sống mình dễ dễ thì mình phải lách chỗ này chỗ kia. Nó không quy định đâu, cứ kiểu tiền nước nôi này kia. Có người nói tiếng không rành nhưng có tiền lo để được nhập quốc tịch. Nói chung, muốn sống ở xứ này là mình lo địa phương, cho nó chút đỉnh để làm ăn vậy thôi.”
Báo cáo của chính phủ Hoàng gia Campuchia và chính phủ Việt Nam, hiện nay có khoảng hơn 300.000 người Việt sinh sống tại xứ này, tuy nhiên giới trí thức Campuchia ngoài nước ước tính có khoảng 4.000.000 người tính từ năm 1979 đến nay, trong khi năm 1979 người dân Campuchia có khoảng 4.000.000 người, năm 2009 dân số nước này tăng lên 14.000.000 người.
Hiện nay, khu vực cộng đồng người Việt sống tập trung đông nhất là thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kampong Cham, tỉnh Kampong Chhnang, tỉnh Kadal, tỉnh Siêm Reap và các khu vực dọc theo biển hồ. Cuộc sống của họ chủ yếu vào nghề đánh bắt cá, thợ điện, hớt tóc, trang điểm, sửa xe, xây dựng và buôn bán…
Người Campuchia gốc Việt
Người Campuchia gốc Việt (tiếng Khmer: Yuon) cấu thành bộ phận quan trọng của dân sốCampuchia, là dân tộc thiểu số lớn nhất tại Campuchia. Từ này dùng để chỉ những người Việt sinh ra tại Capuchia và những người có gốc Campuchia lai Việt Nam. Sự thù hằn giữa người Khmer và người Việt đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, nhưng sự đối kháng này không cản trở sự tăng dần quy mô của cộng đồng người Việt rải khắp nam và trung Campuchia. Theo một học giả người Mỹ tại Đông Nam Á, Donald J. Steinberg, ước tính có 291,596 người Việt chiếm hơn 7% tổng dân số Campuchia, sinh sống tại Campuchia vào năm 1950. Họ tập trung ở Phnôm Pênh, các tỉnh Prey Veng, Kandal, Kampong Cham[1].
Người Khmer vốn có ác cảm với người Việt Nam hơn là với người Trung Quốc hay người Thái. Có một vài nhân tố giải thích cho thái độ này. Việc bành trướng ảnh hưởng của Việt Nam trong lịch sử đã dẫn đến việc mất lãnh thổ của người Khmer. Trái lại, người Khmer không bị mất đất vào tay người Trung Quốc và chỉ bị mất một ít cho Thái Lan. Cũng ít có sự liên quan chặt chẽ về văn hóa cũng như tôn giáogiữa Campuchia và Việt Nam. Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhiều hơn là văn hóa Ấn Độ, trong khi Thái Lan và Campuchia thì ngược lại. Người Việt và người Khmer cũng có nhiều khác biệt về trang phục, cách tổ chức gia đình,... Ví dụ người Việt theo Phật giáo Đại thừa còn người Khmer và người Thái theo Phật giáo Tiểu thừa. Mặc dù người Việt sống ở các trung tâm đô thị như Phnôm Pênh, một số đáng kể sống dọc theo sông Mê Kông và sông Basak cũng như ven biển hồ Tonlé Sapmưu sinh bằng nghề chài lưới. Thời thuộc địa, phần nhiều nhân công trong các đồn điền cao su của Pháp được cung cấp bởi người Việt. Họ cũng được người Pháp thuê làm công chức cấp thấp hoặc nhân viên văn phòng cho các doanh nghiệp tư nhân.[1]
Bài viết của phóng viên Nello Scavo trên tạp chí "Missione" của Viện truyền giáo hải ngoại Tòa thánh (PIME) về tình cảnh của những người gốc Việt ở Campuchia hiện tại. Bài viết kết hợp được vấn đề thời sự về người Việt Nam ở Campuchia và vấn đề tôn giáo.
"Khi đến Campuchia, điều tôi rất muốn làm là thực hiện công việc truyền giáo ở những nơi mà đạo còn chưa phát triển. Tôi muốn bắt đầu từ nơi mà những người theo Thiên chúa đã bị giảm thiểu đáng kể từ hồi Khơme Đỏ tiến hành diệt chủng hàng loạt giáo dân". Cha Franco Legnani nói và thở dài. Trong suốt 6 năm qua, cha đã đi dọc ngang những con đường đất đỏ, những cánh đồng lúa ngút ngàn và đến cả những nơi xa lắc xa lơ của Campuchia để tìm kiếm những người công giáo ít ỏi còn sống sót khỏi họa diệt chủng của Pol Pot. Giờ đây, nhờ công của cha Franco và PIME mà 7 cộng đồng Thiên chúa đã được xây dựng lại ở Kompong Koo.
Nhiệm vụ vậy là đã hoàn thành. Cha Franco lại có nhiệm vụ mới là đến Kompong Chhnang, nơi những người dân nghèo đang sống trong những xóm thuyền chài. "Họ là những người sống bằng nghề đánh cá, trong hoàn cảnh khốn cùng". Những điều mà cha nói ngắn gọn, nhưng đủ để làm toát lên số phận của họ: đấy là những người gốc Việt Nam, nhưng cả chính phủ Hà Nội lẫn chính phủ Phnôm Pênh đều không muốn thừa nhận sự tồn tại của họ. Cha Franco nói: "Mấy ngày trước, một người nói với tôi rằng họ không có quyền bỏ phiếu ở Campuchia, bởi họ không phải người Campuchia, nhưng họ không phải là cử tri Việt Nam để bỏ phiếu ở nước này, khi họ không được công nhận là người Việt Nam". Tóm lại, họ là những người không tổ quốc.
Đánh cá để sống là cách duy nhất những người này có thể lựa chọn và việc họ sống thành từng xóm nhỏ trên hồ Tonle Sap cũng được chấp nhận, vì họ không gây phiền nhiễu gì cho người Campuchia bản địa. Trong chiến tranh Việt Nam, người Việt đã sang đây để đánh nhau với Mỹ. Từ đó, nhiều trong số họ không trở về, vì hầu hết con cháu của họ được sinh ra ở Campuchia và được coi là thế hệ nhập cư thứ 2 hoặc thứ 3. Người Campuchia và người Việt chưa bao giờ yêu mến lẫn nhau và những thập kỷ mâu thuẫn và đối đầu đã làm khoảng cách giữa họ càng thêm rộng. Đó là lý do tại sao những người dân chài gốc Việt này sống hoàn toàn biệt lập với những người Campuchia, trong những khu xóm của riêng họ, và hầu hết trong số họ không nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức của Campuchia. Ngôn ngữ giao tiếp trở thành rào cản lớn đối với họ trong việc hòa nhập cộng đồng.
Tổ chức phi chính phủ New Humanity của Italia đã thực hiện những cuộc khảo sát khu vực này và tìm cách giúp họ hòa nhập vào xã hội Campuchia, nhưng kết quả hoàn toàn gây thất vọng: nhóm người Việt này không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Theo Stefania Agatea, điều phối viên chương trình của New Humanity ở Campuchia, tổ chức này đã tìm ra một làng ở huyện Boribor thuộc tỉnh Kompong Chhnang, "nơi người Việt sống trong cảnh rất nghèo đói và cách biệt với thế giới bên ngoài".
Những người Việt này gặp phải vô số vấn đề nghiêm trọng. Trước tiên là sức khỏe. Họ sống trong những con thuyền nhỏ chỉ dài hơn 2 mét một chút, trên những vùng nước sình lầy bẩn thỉu nhiều ruồi muỗi và dòi bọ. Cha Franco nói: "Có những người phụ nữ già không đủ sức để đi lại. Việc sống quá lâu trong điều kiện chật hẹp và môi trường khí hậu độc hại đã dần giết chết họ". Không khó để nhận ra họ mỗi khi họ đem cá ra chợ bán. Bao giờ họ cũng đến đó với vẻ thiếu tự tin, mái đầu cúi thấp và cái lưng hơi còng. Chỉ ở những vùng ven đô thị lớn, tình cảnh của những người Việt mới khá hơn, khi họ nhận thức được tình cảnh tuyệt vọng của mình và sẵn sàng chấp nhận sự quan tâm của các tổ chức nhân đạo. Nhà thờ Thiên chúa đã tích cực tiếp cận và tìm cách cải thiện đời sống của họ, cung cấp cho họ cá, thịt và gạo hàng ngày.
Stefania Agatea của tổ chức New Humanity cho biết: "Chúng tôi đã tạo ra một không khí ái hữu trong họ nhằm giúp họ có một cuộc sống đỡ khó khăn hơn". Nhưng người đầu tiên thành công trong việc tập hợp những người dân chài gốc Việt ở Kompong Chhnang lại là cha Mariano Ponzinibbi của PIME, người đã qua đời mấy năm trước, người đã giúp họ hiểu được nhà thờ có ý nghĩa thế nào đối với đời sống khó khăn trong cảnh hoạn nạn của họ.
Cha Franco đã đưa lên bờ được 140 đứa trẻ tuổi từ 6 đến 13 và cùng với các xơ dạy chúng học đọc, học viết để chúng có thể đi học ở các trường nói tiếng Campuchia trong tương lai gần. Cha cũng tổ chức các đoàn chăm sóc người ốm, điểm danh những người chưa theo đạo để hướng họ trở thành những con chiên ngoan đạo. Những người thanh niên trong xóm chài thì hàng ngày đi bắt cá kiếm tiền, liên tục 7 ngày trong tuần, từ sáng sớm cho đến tối mịt, và do đó không có điều kiện để dự những lễ cầu kinh mà cha Franco tổ chức ngay trên bờ cỏ cạnh xóm chài. Nhưng cuộc sống của họ không đơn giản, bởi sự đe dọa thường trực của cảnh sát Campuchia, những người luôn cho rằng họ đánh bắt cá lậu và sử dụng lưới quét.
Mới nhất, hôm 24/1, hơn 200 cảnh sát Campuchia đã tiến hành một đợt bố ráp ầm ĩ kéo dài từ Kompong Chhnang tới Kompong Lueng, phía nam của hồ Tonle Sap. Hàng chục chiếc ghe đánh cá đã bị bắt đi. Để lấy lại được những ghe đánh cá và hàng chục ngư dân bị cầm tù, người Việt ở đây đã phải trả cho cảnh sát Kompong Chhnang 18 triệu riel, tương đương với 4.400 USD. Nhưng đằng sau cuộc bắt bớ ấy có những nguyên nhân khác: tham nhũng. Cả một hệ thống cảnh sát Campuchia đã tìm cách kiếm chác trên những người Việt nghèo khó. Cho đến giờ, một số dân chài Việt Nam vẫn còn nằm trong tù và những người thân của họ không hề biết một chút tin tức nào.
Giáo đoàn của PIME ở Campuchia của cha Franco lại đứng ra lo liệu về phần hồn, an ủi họ trong lúc khó khăn, tổ chức những lớp học về giáo lý và phân phát Kinh thánh cho những người già và đau ốm. Nhà thờ thánh Pierre ở Kompong Chhnang đã tạo mọi điều kiện cho họ cầu nguyện và sinh hoạt cùng với các giáo dân cũ. Cha Franco đã tích cực hoạt động để giúp đỡ họ tìm thấy ánh sáng chân lý của Chúa bằng cách đưa những giáo dân Việt mới đến cầu nguyện tại đây từ năm 2003. Bây giờ, đã có một nhóm các thiếu niên từ 13 đến 18 tuổi thường xuyên cầu nguyện tại đây. Cha Franco rất hài lòng. Ông hiểu, đối với những thiếu niên ấy, một cuộc sống tốt đẹp đang chờ đợi họ".
Theo Tạp chí Missione/ Vietinfo.cz
Thăng trầm phận Việt ở Campuchia
Một góc xóm Việt ở biển Hồ, cách Siem Reap 20km |
“Càng gần đất nước, càng xa quê hương…”
Hôm đi tàu cao tốc ngược dòng Tongle Sap lên biển Hồ, khi tàu vào lạch chuẩn bị cặp bến Siem Reap, tôi thấy “làng nổi” của người Việt ven biển Hồ. Chỉ cách trung tâm Siem Reap chưa tới 20km, nhưng làng Việt này lại là một trong những phum (làng) nghèo nhất nơi này.
Những căn nhà nổi tồi tàn, xiêu vẹo, lên xuống theo con nước biển Hồ, trên đó treo nhiều bảng hiệu dịch vụ bằng tiếng Việt: hớt tóc, uốn tóc, sửa chữa máy móc và cả một nhà thờ Công giáo cũng nổi lềnh bềnh như thân phận cư dân của nó. Làng nổi này có 356 hộ với gần 2.000 nhân khẩu.
Thành là một thanh niên gốc gác Long Xuyên, sinh ra trên biển Hồ, lớn lên bằng con cá biển Hồ, anh chỉ biết từ thời bà nội đã đưa gia đình sang đây sống bằng nghề đánh cá. Con cá ngày trước của biển Hồ mênh mông đã làm làng nổi này sung túc lắm, bà nội anh đã từng dành dụm được vài trăm lượng vàng từ con cá, vậy mà bây giờ Thành phải chạy gạo từng bữa ăn. Đặc biệt cả làng nổi không mấy ai biết mặt con chữ Việt, cũng có trường dạy tiếng Khơme, nhưng chẳng ai nghĩ mình sẽ học tiếng Khơme bởi chữ Việt cũng còn chưa biết...
Trước khi lên Poi Pet, anh Ni Yong - một đầu mối khá quan trọng ở thủ đô Phnom Penh đối với nhiều người Việt từ bên nước sang, kể cả các đoàn doanh nghiệp - đã giới thiệu tôi với ông Cao Xuân Thích, phó chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh Bantey Meanchey. Ông Thích nguyên là đại úy quân tình nguyện VN, sau chiến tranh ông ở lại, lập gia đình với một phụ nữ Campuchia và chọn Poi Pet làm quê hương thứ hai.
Ở Poi Pet người Campuchia gọi ông bằng tên kính trọng hơn: Viet Nam mekhum (xã trưởng VN) bởi ông còn là chủ tịch Hội Việt kiều tại Poi Pet. Đón tôi tại khách sạn Okiday Angkor ngay quảng trường trung tâm Poi Pet, ông Thích vui mừng bảo: “Lâu lắm mới được đón khách từ Sài Gòn sang, nhưng đi đứng phải cẩn thận. Ở Poi Pet Hội Việt kiều chỉ khoảng 1.000 người, đông nhất của tỉnh, số này tôi quản lý từng người. Khó nhất vẫn là số giang hồ tứ xứ sang sau ngày mở cửa khẩu quốc tế (1999) có đến hơn 2.000 người. Do Poi Pet là “vùng đất tự do” nên không ít là đối tượng trốn lệnh truy nã, cướp giật, lừa đảo, buôn người...”.
Ông Thích có thể kể vanh vách từng cái tên với những thành tích bất hảo. Ông nói buồn buồn: “Tôi biết nhưng không dây vào làm gì, cảnh sát Campuchia không làm thì thôi, tôi chỉ lo cho bà con làm ăn chân chính... Khổ lắm, Campuchia là nước láng giềng VN, nhưng càng gần đất nước càng thấy xa quê hương anh ạ. Tôi cũng đã gặp nhiều Việt kiều các nước về chơi, họ nhận xét không Việt kiều nơi đâu khổ bằng ở Campuchia...”.
Hầu hết Việt kiều ở đây đều không thể chứng minh nhân thân của mình, ngày rời quê hương đa phần theo con đường bất hợp pháp, sang đây chỉ mưu sinh qua ngày, hồi biến động thì không ai để ý, nhưng đến khi hòa bình thì không được nhập tịch hoặc cấp giấy tờ tùy thân. Họ sống hàng chục năm trời mà không biết mình quốc tịch gì, Việt, Khơme hay Thái?
Tôi đến thăm xóm Việt kiều ở phum Kba Sopin, đó là dãy nhà tồi tàn, lợp bằng đủ loại vật liệu lá, giấy, tôn... nói là xóm Việt cho oai thật ra tất cả đều phải thuê lại của người Campuchia. Có tiền thì thuê một căn 10m2 giá 1.000 baht/tháng (đơn vị tiền tệ Thái Lan, 1 baht khoảng 400 đồng VN), được phép sử dụng nhà vệ sinh. Còn thường thì 400-500 baht/tháng, mỗi khi đi vệ sinh hay tắm giặt phải trả thêm 1-2 baht.
Kiếm vài chục baht/ngày bên chợ Rong Kloea đã là khó lo cho cái ăn từng ngày, do đó bốn, năm người góp tiền với nhau thuê một căn 400 baht với diện tích 8m2! Cả Poi Pet chỉ có năm hộ là mua được đất cất nhà. Rất nhiều người tìm đến ông Thích hỏi cách xin trở về vì giấc mộng tha hương đã đọa đày họ cùng cực...
Ông Thích bảo: “Lo cho người sống khổ một, lo cho người khuất mặt khổ trăm lần”. Theo phong tục ở Campuchia, khi chết chỉ thiêu mà không chôn, mua quan tài loại rẻ nhất để thiêu chỉ tốn 4.000 baht, nhưng chưa bao giờ ông Thích đi quyên góp trong cộng đồng được quá 2.000 baht cho một đám tang.
Ông Thích tuy làm phó chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh, kiêm chủ tịch Hội xã Poi Pet, nhưng ông làm vì trách nhiệm với cộng đồng xa xứ chứ không có một đồng kinh phí nào cả. Và tôi còn biết thêm ông Thích là một trong những người nghèo nhất Poi Pet!
Nhưng nỗi khổ lớn hơn của ông Thích là ba đứa con đều mang tên Khơme: Vah Na 17 tuổi, Kum Hen 16 tuổi, Roh Tha 14 tuổi và đều không nói được tiếng Việt! Ông chỉ đủ sức đầu tư cho cậu con trai cả Vah Na tiếp tục theo học lớp 10 trường Campuchia, còn hai cô gái út thì đã bỏ học từ lâu, ở nhà chạy chợ phụ ông.
Ông tâm sự: “Đau lắm chứ, làm sao chúng biết gốc gác, quê nội khi không biết chữ Việt, hôm vừa rồi tôi đánh con Roh Tha một trận vì nó dám nói với tôi là nó vừa mới “tâu xa Dun” về (đi chợ VN, từ Dun hàm ý miệt thị người Việt! - NV)”.
Cả đời chinh chiến có học hành được là bao, nhiều năm qua ông cũng chạy khắp nơi tìm giáo viên, mở lớp tiếng Việt ngay tại nhà mình, tìm được một anh duy nhất có bằng THPT về dạy nhưng chỉ chừng hai tháng phải đóng cửa lớp vì thầy đã sang Thái Lan mưu sinh do không chịu nổi đồng lương của “lớp học tình thương” nơi đất khách!
Công tước Campuchia quốc tịch VN
Quê ở Đồng Tháp, sinh ra ở Prey Veng, trong loạn lạc về VN mần ruộng mướn, sau năm 1979 trở lại Campuchia khởi nghiệp với một chỉ rưỡi vàng và sau 25 năm mưu sinh trên đất khách đã trở thành một trong những người giàu có nhất Campuchia với tài sản hàng trăm triệu USD và được đích thân nhà vua Norodom Shihanouk ban tặng danh hiệu cao quý Oknha - công tước hoàng gia.
Đó là câu chuyện truyền tụng về ông Sok Kong trong cộng đồng người Việt ở Campuchia trong những ngày gần đây, bởi trước đó ông luôn lặng lẽ, kín đáo về nhân thân cho đến gần đây bất ngờ tuyên bố:“Tôi là người VN” (Tuổi Trẻ Chủ Nhật số ra ngày 21-11-2004 đã có bài viết về Oknha Sok Kong - NV).
Với một chỉ rưỡi vàng khởi nghiệp, Sok Kong đầu tư kinh doanh chất dẻo, làm vỏ xe đạp, sản xuất dép râu cho quân đội, sau đó chuyển sang kinh doanh xăng dầu và quân trang cho quân đội Campuchia. Từ năm 1999, ông mạnh dạn đầu tư thầu kinh doanh toàn bộ khu đền Angkor. Chính phủ ra thầu 1 triệu USD/năm, ai cũng lắc đầu, lè lưỡi vì đó là số tiền quá lớn và lượng du khách đến Angkor trong thời gian này chưa bao giờ dám nghĩ đến con số 100.000 khách/năm.
Vậy mà Sok Kong đã thắng lớn trong phi vụ Angkor, nguồn thu mang về cho ông 2,5 triệu USD trong năm đầu tiên! Từ đó ông bước sang lĩnh vực du lịch, đầu tư khách sạn năm sao (Sokha Hotel ở Sihanouk ville trị giá 20 triệu USD, Sokha Angkor ở Siem Reap trị giá 25 triệu USD...).
Ở Campuchia, bất cứ ai đóng góp cho phúc lợi xã hội từ 100.000 USD sẽ được đích thân nhà vua trao tước hiệu công tước hoàng gia, vậy mà ông Sok Kong đã đóng góp đến 9 triệu USD! Và ông là người gốc VN duy nhất được trao tước hiệu này từ trước đến nay.
Hôm đầu tiên ở Siem Reap, tôi còn được cộng đồng người Việt giới thiệu đến ăn tại cụm nhà hàng Bayon và sau đó đến nghỉ tại khách sạn Apsara Palace tọa lạc trên trục đường chính của Siem Reap. Với bốn nhà hàng và một khách sạn loại sang trọng có tiếng ở Siem Reap mà chủ của nó là anh chị em ông Voeuk Huot, một người Khơme gốc Việt quê ở Châu Đốc, An Giang.
Bà Vò, vợ ông Huot, cho biết: “Tôi mới cho một người Đài Loan thuê kinh doanh lại khách sạn, gia đình chỉ trực tiếp làm cụm bốn nhà hàng đều mang tên Bayon. Tôi đang bàn tính với một số doanh nghiệp từ VN sang mở thêm một nhà hàng trong khu vực đường đi đền Angkor”. Theo nhiều người, trị giá tài sản của gia đình bà Vò lên đến cả triệu USD.
Một ly cà phê phin được khách Tây gọi là Vietnam kickstart giá 1 USD, một tô phở bò nấu đúng khẩu vị miền Nam giá chỉ 2.500 riel. Không chỉ khách Tây, nhân viên các tổ chức quốc tế tại Siem Reap, mà cả công chức nhà nước, nhà buôn Campuchia ghé ăn khá đông tại nhà hàng mang tên khá ngộ: Lẩu Rồng, nằm ngay góc đường sang trọng Mondol Svey Dong Kum, chủ cũng là một người VN.
Chị không cho biết tên thật, chỉ tự xưng là chị Hai, quê ở Tây Ninh sang Siem Reap mưu sinh từ những năm 1990. Chị Hai kể: “Ngày trước sang khổ lắm, nhiều người rủ đi buôn nhưng tôi thấy mình có tay nghề nấu ăn nên quyết mở nhà hàng, ky cóp đến tận hôm nay”.
Chị Hai cho biết người VN ở Siem Reap khá đông, nhưng thành đạt thì không bao nhiêu, chủ yếu buôn gánh bán bưng, chị cũng ngại thuê mướn vì không biết gốc gác, thậm chí chị đã từng nhiều lần bị đồng hương lừa lấy mất cả chục ngàn USD.
Cả Siem Reap không có Hội Việt kiều để sinh hoạt, do đó cũng không có trường cho con em kiều bào học chữ Việt, hai đứa con chị Hai sau khi học xong trung học đã về TP.HCM du học tại Trường Đại học RMIT. Chị nói: “Lắm lúc cũng buồn, con cái gốc Việt mà về VN thì gọi là đi du học và chẳng đứa nào nói được tiếng Việt”.
BINH NGUYÊN
NGườI CAMPUCHIA NGHĨ GÌ Về VIệT NAM ?
Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói ông và nhân dân đất nước ông ‘mãi ghi nhớ công lao to lớn’ của Việt Nam vì đã giúp Campuchia hồi sinh từ chế độ Khmer Đỏ.Tuy nhiên, các nhà quan sát đánh giá rằng chính dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Hun Sen, quan hệ của Campuchia ngày càng ngả về phiá Trung Quốc, nước từng hỗ trợ chế độ Pol Pot trước đây.Thủ tướng Hun Sen đã nói chuyện với các cơ quan báo chí của Việt Nam trong hơn hai tiếng đồng hồ
Thủ tướng Campuchia trả lời báo chí Việt Nam trong chuyến thăm sang Việt Nam kỷ niệm 33 năm năm ngày chiến thắng chế độ Pol Pol vào ngày 7/1 năm 1979.“Họ [bộ đội Việt Nam] đã hy sinh tính mạng của mình vì sự sống, sự hồi sinh của nhân dân Campuchia,” ông nói và nói thêm rằng chính phủ của ông ‘có trách nhiệm’ tìm kiếm và hồi hương hài cốt những quân nhân Việt Nam còn mất tích trên lãnh thổ Campuchia.
Ông cũng ‘kịch liệt bác bỏ’ lập luận cho rằng Việt Nam đã ‘chiếm đóng’ Campuchia trong giai đoạn chiến tranh với Pol Pot.“Sự hiện diện của quân đội Việt Nam ở Campuchia là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân Campuchia, vì sự sống của nhân dân chúng tôi,” ông nói.“Chỉ có nhân dân và lực lượng vũ trang Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia trong thời điểm khó khăn nhất,” ông nhấn mạnh.Năm nay tròn 60 tuổi, Hun Sen đã làm thủ tướng Campuchia liên tục trong 28 năm và là lãnh đạo tại vị lâu nhất châu Á.Lúc nhậm chức, ông cũng là thủ tướng trẻ nhất trên thế giới khi đó.
Hai thủ tướng Việt Nam và Campuchia khánh thành tượng đài kỷ niệm cuộc chiến năm 1979
Khi được hỏi về việc Noun Chea, cựu chủ tịch quốc hội dưới thời Pol Pot, cáo buộc chính quân đội Việt Nam, chứ không phải Khmer Đỏ, mới là thủ phạm giết hại người Campuchia trong một phiên tòa xét xử ông ta về tội diệt chủng hồi tháng 12 năm ngoái tại Phnom Phenh, Hun Sen cho rằng đấy chỉ là ‘logic trốn tội của kẻ sát nhân’
.“Kẻ trộm không bao giờ thừa nhận rằng nó là tên ăn trộm,” ông nói.Ông lập luận rằng nếu Khmer Đỏ không phạm tội diệt chủng và nếu Việt Nam xâm lược Campuchia thì bây giờ sẽ không có phiên tòa để xét xử những kẻ cầm đầu chế độ.“Việc tòa án này được thiết lập đồng nghĩa với việc chân lý thuộc về bộ đội tình n guyện Việt Nam đã giúp Campuchia,” ông khẳng định.“Khi Campuchia chúng tôi đủ lớn mạnh thì Việt Nam rút hết quân về nước,” ông nói,
“Hơn 20 năm qua đã không còn sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại đất nước chúng tôi.”Báo Quân đội nhân dân dẫn lời Thủ tướng Hun Sen gọi quân đội Việt Nam sang Campuchia đánh Khmer Đỏ là ‘quân đội nhà Phật’.Năm 1977, khi mới 25 tuổi, Hun Sen đã bỏ chạy sang Việt Nam để trốn chế độ Pol Pot.Ông có thời gian hoạt động ở Việt Nam nên gần gũi với người Việt và quen thuộc với văn hóa Việt Nam.Chính phủ của ông là do Việt Nam giúp dựng lên và bảo trợ trong thời gian đầu.
‘Thủ đoạn kiếm phiếu’
Trao đổi với BBC, nhà báo Lý Đình Phát, người có gần 20 năm sinh sống và theo dõi tình hình chính trị xã hội Campuchia, cho biết phần lớn người dân nước này có ‘tình cảm thuận lợi đối với người dân và chính quyền Việt Nam’.Tuy nhiên, tình hình người Việt sinh sống bên Campuchia quá đông ‘lấn lướt công ăn việc làm và mua bán’ của người dân địa phương nên đôi lúc cũng xảy ra tình trạng khó chịu đối với người Việt, ông Phát cho biết.
"Họ [người dân Campuchia] cho rằng Việt Nam đóng quân đô hộ đất nước họ, đó là bất lợi chính trị đối với Hà Nội."
Lý Đình Phát, nhà báo tự do tại Phnom Penh“Những căng thẳng, hận thù giữa người Khmer và người Việt như thời những năm 60, 70 bây giờ không phải không có nhưng chỉ tiềm tàng thôi,” ông nói.
Tình trạng bài Việt trong xã hội Campuchia là do một số đảng đối lập như Đảng Sam Rainsy ‘muốn kiếm phiếu’ nên ‘lôi kéo những người có tinh thần dân tộc cực đoan’ và chỉ trích ‘Hun Sen là tay sai của Việt Nam’, theo ông Lý Định Phát.“Ông Sam Rainsy ra tranh cử mạt sát người Việt’ bằng những từ ngữ thậm tệ", ông Phát cho biết, nhưng do chính quyền hiện nay của Hun Sen rất vững chắc nên đảng của ông Sam Rainsy không làm gì được
.Ông nói là dân chúng Campuchia hiện nay chia làm hai luồng, những người sinh sống làm ăn được thì ủng hộ chính quyền Hun Sen, trong khi chỉ có số ít người, chủ yếu là những trí thức từ thời Pháp và những người có tư tưởng hẹp hòi không thích người Việt nên chống đối Hun Sen.Bên cạnh đó, xã hội Campuchia đang phát triển theo chiều hướng văn minh hơn nên người dân nước này không còn cực đoan và có tư tưởng kỳ thị sắc tộc cũng như không còn đánh giết người Việt như trước
.“Người dân chỉ lo làm ăn kiếm sống,” ông nói, “Còn thanh niên chỉ lo học hành để du học và kiếm công việc nuôi bản thân và gia đình” nên ít nghĩ đến chính trị,Còn về giai đoạn Việt Nam đóng quân tại Campuchia sau khi Pol Pot sụp đổ cho đến năm 1989, một mặt người dân nước này biết ơn Việt Nam giúp họ thoát khỏi cảnh ‘người Khmer giết người Khmer’ do Trung Quốc cổ súy, mặt khác họ cũng nhìn nhận là Việt Nam ‘chiếm đóng’
.“Họ cho rằng Việt Nam đóng quân đô hộ đất nước họ, đó là bất lợi chính trị đối với Hà Nội,” ông nói.“Bất cứ quân đội nào đến xứ nào thì cũng gây bất mãn cho người dân thôi,” ông Phát giải thích, nhưng ông cũng cho rằng Việt Nam không có lựa chọn nào khác vì đã ‘đánh thì phải giữ’, nếu không chính quyền vừa mới dựng lên bị đổ ngay vì tình hình lúc đó tàn quân Khmer Đỏ vẫn còn duy trì kháng chiến.
Sam Rainsy là người chủ trương bài Việt Nam mạnh mẽ để kiếm phiếu cử tri
Về việc cắm mốc biên giới giữa hai nước, ông Phát cho biết người dân thủ đô Phnom Penh cũng có bàn tán đất đai bị mất và báo chí cũng có nói đến nhưng ‘rồi cũng qua’.“Tuy nhiên họ cho rằng nhà nước phải chịu trách nhiệm và cũng không thấy lợi lộc gì cả nên cũng không dám đấu tranh,” ông nói, “Chính phủ ở đây cũng không cho phép biểu tình chống Việt Nam đâu.”
Lập trường về Biển Đông
Giải thích về lập trường mới đây của Chính phủ Hun Sen ủng hộ quan điểm đàm phán song phương của Trung Quốc về Biển Đông, ông Phát cho biết điều này chứng tỏ ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Phnom Penh hiện nay lớn hơn của Hà Nội.“Sau năm 1979 thì con bài Pol Pot không còn tác dụng gì nữa đối với Bắc Kinh và ảnh hưởng của họ cũng bị loại trừ,” ông nói.“Nhưng kể từ năm 1993, Bắc Kinh bắt đầu chú ý đến chính quyền mới ở Phnom Penh cho nên họ đổ viện trợ, mở quan hệ ngoại giao, tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa, đầu tư và tăng cường sự hiện diện của người Hoa ở Campuchia,” ông nói thêm.
“Họ [Trung Quốc] tận dụng ưu thế tiền bạc nên dần dần Phnom Penh ngả về phía Bắc Kinh.”Tuy nhiên, ông cũng nhận định rằng nếu Biển Đông phát sinh ‘tình huống mới’ mà Hun Sen tuyên bố ủng hộ Bắc Kinh thẳng thừng như vậy thì Hà Nội sẽ không để yên.“Tại Phnom Penh nếu để ý kỹ sẽ thấy có sự cạnh tranh tiềm tàng giữa hai thế lực Hà Nội và Bắc Kinh,” ông nói.
“Bắc Kinh có tài chính dồi dào và dùng mưu lôi kéo,” ông nói thêm.Tuy nhiên, Hà Nội cũng không vì thế mà chịu thua kém, ông nói, vì Việt Nam có khoảng cách địa lý rất gần Campuchia và cũng cố gắn đầu tư kinh tế khá nhiều vào nước này thông qua các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.“Sau năm 1979 Hà Nội còn bỏ công xây dựng hệ thống chuyên gia ngầm cài trong hệ thống chính quyền Phnom Penh rất nhiều, và nhiều quan chức cao cấp Campuchia thạo tiếng Việt,” ông Phát phân tích.
Nguồn : Bbc.co.uk
Người Việt không quốc tịch ở Campuchia
(Tamnhin.net) - Từ thủ phủ tỉnh Compong Chhnang của Vương quốc Campuchia, đi chừng ba chục cây số tới vùng Pralay Meas, mạn nam Biển Hồ.
Biển Hồ dày đặc ghe thuyền, nhà nổi |
Lênh đênh nghèo khổ
Không khỏi kinh ngạc trước sự dày đặc nhà nổi với tàu thuyền, dù tôi đến từ ĐBSCL, xứ sở sông nước Việt Nam. Ở đây, kín bờ suốt chiều hài hút mắt tận chân trời san sát nhà nổi và tàu thuyền, còn thêm mấy lớp ở giữa, ngồi thuyền chạy mãi đều thấy như thế. Trên bờ hầu hết đồng không mông quạnh, cuộc sống người dân chỉ diễn ra trên mặt nước, thực sự là khu dân cư nổi khổng lồ.
Trên một chiếc thuyền nhỏ, vợ chồng anh Nguyễn Văn Ri và 6 đứa con chen chúc. Anh kể, gốc gác tỉnh Đồng Tháp nhưng đã mấy đời ở Campuchia và anh sinh ở Campuchia, năm 1970. Hỏi tên địa phương thuyền anh đang đậu, anh không biết, vì cuộc sống đánh bắt cá, lênh đênh rày đây mai đó mà Biển Hồ thì mênh mông thuộc địa phận 6 tỉnh. Tôi hỏi “tàu thuyền nhiều thế này, đánh bắt được không?”. “Một năm chỉ đánh bắt 6 tháng mùa lũ thôi”, anh cười trả lời.
Hóa ra, tháng Tư giữa mùa khô kiệt, Biển Hồ thu nhỏ lại và các chi lưu cũng cạn, còn mùa lũ, nước dâng cao thêm 5-7 mét và lúc đó Biển Hồ rộng mênh mông bằng khoảng 1/5 diện tích ĐBSCL, mới là mùa làm ăn của ngư dân. Cả khu chợ đầu doi đất, đang nhộn nhịp mua bán, mùa lũ cũng không còn, những ngôi nhà nhỏ như bao diêm đứng lúp xúp sẽ được kéo dần vào trong, di động theo mực lũ dâng. Bấy giờ, nhà nổi và tàu thuyền dày đặc hiện nay, tỏa ra giữa bao la để đánh bắt tôm cá.
Ông Châu Văn Chi (tên Campuchia là Sim Chy), Chủ tịch Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam, cho biết bà con gốc Việt quanh Biển Hồ rất đông và có đến 95% sống trên ghe thuyền, lênh đênh rày đây mai đó. Chủ tịch Chi, gốc gác ở tỉnh An Giang nhưng sinh ra ở tỉnh Battambang, bà con bên ngoại cũng tập trung ở Biển Hồ. “Cuộc sống quanh quẩn trên ghe thuyền nên hầu hết mù chữ, tiếng Việt và tiếng Campuchia đều không rành, nói cũng không chuẩn. Lại đông con, một gia đình thường có từ 6-7 đứa đến hơn 10 đứa, nên cuộc sống rất nghèo”, Chủ tịch Chi nói. Phó chủ tịch Tổng hội Nguyễn Văn Thông (tên Campuchia là Ban San), cho biết thêm, người gốc Việt sống ở Biển Hồ thuộc tỉnh Compong Chhnang hơn nghìn hộ; người nào lưng tôm, đi chân đất là dân Biển Hồ; trẻ con 11-12 tuổi đã thành thợ lặn.
Khu chợ này sẽ chìm dưới 5-7 mét nước trong mùa lũ
Còn lại 5% người gốc Việt quanh Biển Hồ, làm nghề buôn bán nhỏ lẻ, vài người tôi gặp cũng thấy nghèo. Anh Nguyễn Văn Ngà, không nhớ gốc gác Việt Nam tỉnh nào, sinh năm 1969 ở Campuchia, có vợ 5 con, mua bán phế liệu mà anh gọi là “ép chai”. Địa phương gia đình anh đang cư trú, anh ấp úng và không biết chữ, nên tôi ghi mà không biết chính xác được mấy phần: phum Xầm Nrôn, xã Xa Xnang, huyện Xnang, tỉnh Compong Chhnang. Nhưng sự nghèo khó của anh thì rất rõ, gia đình anh ở trong ngôi nhà tạm bợ chừng 35 mét vuông, mướn của chủ vựa phế liệu nằm bên đống phê liệu nồng nặc mùi hôi, mỗi tháng 20.000 ria (tiền Campuchia), đổi ra tiền Việt cỡ 100.000 đồng. “Mướn của chủ vựa nên rẻ, nhưng mùa lũ thì lại ngập mất”, anh nói.
Có khá hơn là ông Lê Văn Hòa, sinh năm 1952, nhớ gốc gác ở phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nhưng vẫn không nói được rõ ràng địa chỉ cư trú. Ông làm nghề buôn bán cá, có vợ và một con gái đã lấy chồng ở Phnom Pênh. “Có tiền vô ra nên tôi về thăm quê Việt Nam hoài”, ông khoe và nở nụ cười móm mém.
Không quốc tịch
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Ngà cùng con, mẹ già và ông Lê Văn Hòa (phải qua)
“Người Campuchia gốc Việt đang sống ở Campuchia, theo báo cáo chính thức là hơn trăm nghìn người, trong đó, khoảng một nửa chưa được nhập quốc tịch Campuchia nên chưa được đảm bảo quyền lợi công dân Campuchia”, Chủ tịch Chi nói. Hiển nhiên, cộng đồng đông đảo người Việt này không có quốc tịch Việt Nam, nghĩa là họ không có quốc tịch nước nào cả.
Chủ tịch Chi cho biết thêm, gia đình nào có khả năng thì làm hộ khẩu ngoại kiều và số này cũng ít. Vì không có quốc tịch nên khi sinh ra không khai sinh, lớn lên không được học hành, không có chứng minh nhân dân, không có cả điều kiện thoát nghèo vì muốn mua phương tiện làm ăn đều phải nhờ người khác đứng tên. Còn theo Phó chủ tịch Thông, một số con em của gia đình có khả năng đi học, khi lên cấp 2 yêu cầu phải có giấy khai sinh, không có cũng phải nghỉ.
Ông Hà Quang Tuấn, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, xác nhận người gốc Việt ở Campuchia có khoảng 160.000 người và “cuộc sống còn rất khó khăn”. Năm 2011, Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam chính thức đại hội bầu ban lãnh đạo, và thành lập được cơ sở ở 20/24 tỉnh, thành Campuchia, bước đầu hỗ trợ được bà con trong cuộc sống. Chẳng hạn, làm việc với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp xin cấp giấy phép cho bà con được đánh cá trên Biển Hồ và sông Tonle Sap, đúng theo quy định của nhà nước Campuchia.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội, bà Phạm Thanh Thủy cho biết, nhiều cơ quan và địa phương trong nước giúp đỡ xây dựng 7 trường học, một số đã hoàn thành, có trường nổi cho ngư dân Biển Hồ. Cùng với việc tổ chức nhiều điểm dạy chữ Việt và chữ Khmer, hiện có hơn 4.000 trẻ em gốc Việt được đi học. Những cơ quan, địa phương giúp đỡ nhiệt tình như Ngân hàng BIDV, Đại sứ quán Việt Nam, UBND tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh, Quân khu 7, Quỹ bảo trợ bà mẹ và trẻ em Việt Nam…
Một ngôi chùa nổi
Khi ngồi thuyền trên Biển Hồ, tôi thấy một ngôi chùa nổi. Phó chủ tịch Thông cho biết, do bà con đóng góp xây dựng, có sư trụ trì từ Việt Nam sang. “Tổng hội đang liên hệ với chính quyền địa phương, đề nghị tạo điều kiện đất đai để giúp cho bà con an cư lạc nghiệp”, Phó chủ tịch Thông nói. Ông Cheng Nhan, Phó tỉnh trưởng tỉnh Compong Chhnang khẳng định, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ người Campuchia gốc Việt cũng như gốc Campuchia trong việc an cư lạc nghiệp, làm ăn xây dựng cuộc sống ấm no.
“Vướng mắc lớn nhất là về địa vị pháp lý”, Chủ tịch Chi trăn trở, “nguyện vọng từ lâu của bà con, mong muốn được nhập quốc tịch Campuchia. Nhiều đoàn công tác từ Việt Nam sang đã làm việc, lắng nghe, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả”. Theo ông Chi, được công nhận về địa vị pháp lý mới có điều kiện giải quyết những vấn đề khác, định hướng được tương lai
Sáu Nghệ
Không khỏi kinh ngạc trước sự dày đặc nhà nổi với tàu thuyền, dù tôi đến từ ĐBSCL, xứ sở sông nước Việt Nam. Ở đây, kín bờ suốt chiều hài hút mắt tận chân trời san sát nhà nổi và tàu thuyền, còn thêm mấy lớp ở giữa, ngồi thuyền chạy mãi đều thấy như thế. Trên bờ hầu hết đồng không mông quạnh, cuộc sống người dân chỉ diễn ra trên mặt nước, thực sự là khu dân cư nổi khổng lồ.
Trên một chiếc thuyền nhỏ, vợ chồng anh Nguyễn Văn Ri và 6 đứa con chen chúc. Anh kể, gốc gác tỉnh Đồng Tháp nhưng đã mấy đời ở Campuchia và anh sinh ở Campuchia, năm 1970. Hỏi tên địa phương thuyền anh đang đậu, anh không biết, vì cuộc sống đánh bắt cá, lênh đênh rày đây mai đó mà Biển Hồ thì mênh mông thuộc địa phận 6 tỉnh. Tôi hỏi “tàu thuyền nhiều thế này, đánh bắt được không?”. “Một năm chỉ đánh bắt 6 tháng mùa lũ thôi”, anh cười trả lời.
Hóa ra, tháng Tư giữa mùa khô kiệt, Biển Hồ thu nhỏ lại và các chi lưu cũng cạn, còn mùa lũ, nước dâng cao thêm 5-7 mét và lúc đó Biển Hồ rộng mênh mông bằng khoảng 1/5 diện tích ĐBSCL, mới là mùa làm ăn của ngư dân. Cả khu chợ đầu doi đất, đang nhộn nhịp mua bán, mùa lũ cũng không còn, những ngôi nhà nhỏ như bao diêm đứng lúp xúp sẽ được kéo dần vào trong, di động theo mực lũ dâng. Bấy giờ, nhà nổi và tàu thuyền dày đặc hiện nay, tỏa ra giữa bao la để đánh bắt tôm cá.
Ông Châu Văn Chi (tên Campuchia là Sim Chy), Chủ tịch Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam, cho biết bà con gốc Việt quanh Biển Hồ rất đông và có đến 95% sống trên ghe thuyền, lênh đênh rày đây mai đó. Chủ tịch Chi, gốc gác ở tỉnh An Giang nhưng sinh ra ở tỉnh Battambang, bà con bên ngoại cũng tập trung ở Biển Hồ. “Cuộc sống quanh quẩn trên ghe thuyền nên hầu hết mù chữ, tiếng Việt và tiếng Campuchia đều không rành, nói cũng không chuẩn. Lại đông con, một gia đình thường có từ 6-7 đứa đến hơn 10 đứa, nên cuộc sống rất nghèo”, Chủ tịch Chi nói. Phó chủ tịch Tổng hội Nguyễn Văn Thông (tên Campuchia là Ban San), cho biết thêm, người gốc Việt sống ở Biển Hồ thuộc tỉnh Compong Chhnang hơn nghìn hộ; người nào lưng tôm, đi chân đất là dân Biển Hồ; trẻ con 11-12 tuổi đã thành thợ lặn.
Khu chợ này sẽ chìm dưới 5-7 mét nước trong mùa lũ
Còn lại 5% người gốc Việt quanh Biển Hồ, làm nghề buôn bán nhỏ lẻ, vài người tôi gặp cũng thấy nghèo. Anh Nguyễn Văn Ngà, không nhớ gốc gác Việt Nam tỉnh nào, sinh năm 1969 ở Campuchia, có vợ 5 con, mua bán phế liệu mà anh gọi là “ép chai”. Địa phương gia đình anh đang cư trú, anh ấp úng và không biết chữ, nên tôi ghi mà không biết chính xác được mấy phần: phum Xầm Nrôn, xã Xa Xnang, huyện Xnang, tỉnh Compong Chhnang. Nhưng sự nghèo khó của anh thì rất rõ, gia đình anh ở trong ngôi nhà tạm bợ chừng 35 mét vuông, mướn của chủ vựa phế liệu nằm bên đống phê liệu nồng nặc mùi hôi, mỗi tháng 20.000 ria (tiền Campuchia), đổi ra tiền Việt cỡ 100.000 đồng. “Mướn của chủ vựa nên rẻ, nhưng mùa lũ thì lại ngập mất”, anh nói.
Có khá hơn là ông Lê Văn Hòa, sinh năm 1952, nhớ gốc gác ở phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nhưng vẫn không nói được rõ ràng địa chỉ cư trú. Ông làm nghề buôn bán cá, có vợ và một con gái đã lấy chồng ở Phnom Pênh. “Có tiền vô ra nên tôi về thăm quê Việt Nam hoài”, ông khoe và nở nụ cười móm mém.
Không quốc tịch
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Ngà cùng con, mẹ già và ông Lê Văn Hòa (phải qua)
“Người Campuchia gốc Việt đang sống ở Campuchia, theo báo cáo chính thức là hơn trăm nghìn người, trong đó, khoảng một nửa chưa được nhập quốc tịch Campuchia nên chưa được đảm bảo quyền lợi công dân Campuchia”, Chủ tịch Chi nói. Hiển nhiên, cộng đồng đông đảo người Việt này không có quốc tịch Việt Nam, nghĩa là họ không có quốc tịch nước nào cả.
Chủ tịch Chi cho biết thêm, gia đình nào có khả năng thì làm hộ khẩu ngoại kiều và số này cũng ít. Vì không có quốc tịch nên khi sinh ra không khai sinh, lớn lên không được học hành, không có chứng minh nhân dân, không có cả điều kiện thoát nghèo vì muốn mua phương tiện làm ăn đều phải nhờ người khác đứng tên. Còn theo Phó chủ tịch Thông, một số con em của gia đình có khả năng đi học, khi lên cấp 2 yêu cầu phải có giấy khai sinh, không có cũng phải nghỉ.
Ông Hà Quang Tuấn, Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, xác nhận người gốc Việt ở Campuchia có khoảng 160.000 người và “cuộc sống còn rất khó khăn”. Năm 2011, Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam chính thức đại hội bầu ban lãnh đạo, và thành lập được cơ sở ở 20/24 tỉnh, thành Campuchia, bước đầu hỗ trợ được bà con trong cuộc sống. Chẳng hạn, làm việc với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp xin cấp giấy phép cho bà con được đánh cá trên Biển Hồ và sông Tonle Sap, đúng theo quy định của nhà nước Campuchia.
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội, bà Phạm Thanh Thủy cho biết, nhiều cơ quan và địa phương trong nước giúp đỡ xây dựng 7 trường học, một số đã hoàn thành, có trường nổi cho ngư dân Biển Hồ. Cùng với việc tổ chức nhiều điểm dạy chữ Việt và chữ Khmer, hiện có hơn 4.000 trẻ em gốc Việt được đi học. Những cơ quan, địa phương giúp đỡ nhiệt tình như Ngân hàng BIDV, Đại sứ quán Việt Nam, UBND tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh, Quân khu 7, Quỹ bảo trợ bà mẹ và trẻ em Việt Nam…
Một ngôi chùa nổi
Khi ngồi thuyền trên Biển Hồ, tôi thấy một ngôi chùa nổi. Phó chủ tịch Thông cho biết, do bà con đóng góp xây dựng, có sư trụ trì từ Việt Nam sang. “Tổng hội đang liên hệ với chính quyền địa phương, đề nghị tạo điều kiện đất đai để giúp cho bà con an cư lạc nghiệp”, Phó chủ tịch Thông nói. Ông Cheng Nhan, Phó tỉnh trưởng tỉnh Compong Chhnang khẳng định, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ người Campuchia gốc Việt cũng như gốc Campuchia trong việc an cư lạc nghiệp, làm ăn xây dựng cuộc sống ấm no.
“Vướng mắc lớn nhất là về địa vị pháp lý”, Chủ tịch Chi trăn trở, “nguyện vọng từ lâu của bà con, mong muốn được nhập quốc tịch Campuchia. Nhiều đoàn công tác từ Việt Nam sang đã làm việc, lắng nghe, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả”. Theo ông Chi, được công nhận về địa vị pháp lý mới có điều kiện giải quyết những vấn đề khác, định hướng được tương lai
Sáu Nghệ
Phản ứng trước yêu cầu nhập tịch cho người Việt tại Campuchia
Quốc Việt, thông tín viên RFA, Campuchia
2011-05-06
Tính đến giờ này vẫn chưa có con số chính xác là có bao nhiêu người Việt đang sống hợp pháp và bất hợp pháp tại Campuchia.Yêu cầu của AVIC
Đảng đối lập của Campuchia phản ứng gay gắt sau khi Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Viêt Nam sang Campuchia kêu gọi Thủ tướng Hun Sen cấp giấy phép tùy thân, nhập tịch cho hơn 300.000 người Việt đang sống tại đây. Người dân Campuchia có suy nghĩ gì về việc này?Phát ngôn viên đảng đối lập Sam Rainsy là ông Yim Sovann phản ứng gay gắt trước những yêu cầu của Việt Nam đề nghị nhập quốc tịch cho hơn 300.000 người Việt đang sống tại xứ Chùa Tháp. Ông cho biết hiện nay có rất nhiều người Việt nhập cảnh trái phép, những người này đang có hoạt động chiếm thị trường kinh tế, khai thác mỏ vàng và gỗ trái phép, buôn bán ma túy và làm ảnh hưởng tới xã hội dân sự…v.v.
Trong số người Việt sống tại đây, rất ít người hội đủ điều kiện để được nhập quốc tịch; tuy nhiên, vẫn có nhiều người được cấp giấy phép tùy thân và nhập tịch. Ông Yim Sovann yêu cầu chính phủ kiểm tra kỹ hơn những điều kiện nhập quốc tịch cho cộng đồng người Việt.
Theo ông Yim Sovann, việc Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia yêu cầu Thủ tướng Hun Sen sớm chỉ đạo xem xét và cấp giấy phép tùy thân, nhập tịch cho cộng đồng người Việt là quyền yêu cầu của họ nhưng ông xác nhận cộng đồng người Việt ở đây vẫn chưa có đủ điều kiện của Luật nhập cảnh, chẳng hạn như hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử, tiếng nói, chữ viết, thời gian sống tại Campuchia hơn 7 năm, có giấy xác nhận từ cơ quan địa phương là có tính nết và đạo đức tốt, và giấy cáo tội…
Phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Campuchia-Việt Nam lần thứ 2 ngày 24/4 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC) là ông Trần Bác Hà yêu cầu Thủ tướng Campuchia Hun Sen xem xét và cấp các loại giấy tờ tùy thân, nhập tịch cho những người Việt hơn 300.000 người đang sống tại xứ này với lý do nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống tại xứ này. Ông Trần Bác Hà nói:
Chúng tôi kính mong Ngài Thủ tướng Hun Sen sớm chỉ đạo xem xét giải quyết cấp các loại giấy tờ tùy thân, nhập tịch cho cộng đồng người Việt tại Campuchia trên tinh thần nhân đạo, hợp tình hợp lý...“Theo ước tính của chúng tôi, có khoảng hơn 300.000 cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Campuchia. Trong đó, có nhiều thế hệ nhiều người Việt sinh sống tại Campuchia lâu đời nên hầu như đã được Campuchia hóa. Vì vậy, dù có nguồn gốc dân tộc khác nhau nhưng nếu có nơi cư trú ổn định, làm ăn sinh sống hợp pháp thì cộng đồng người Việt tại Campuchia có cuộc sống ổn định, chấp hành tốt Luật pháp của Campuchia.Ông Trần Bác Hà
Chúng tôi kính mong Ngài Thủ tướng Hun Sen sớm chỉ đạo xem xét giải quyết cấp các loại giấy tờ tùy thân, nhập tịch cho cộng đồng người Việt tại Campuchia trên tinh thần nhân đạo, hợp tình hợp lý đảm bảo hỗ trợ thuận tiện trong làm ăn, sinh sống, kinh doanh mua bán của cộng đồng người Việt.”
Chính phủ làm theo pháp luật
Giám đốc Hiệp hội giáo viên độc lập Campuchia Rong Chhun nhận định rằng, đa số người Việt sống ở Campuchia là người nhập cảnh bất hợp pháp, nhưng đến nay chính phủ đảng Nhân dân Campuchia đang cầm quyền không hề để ý tới và cũng không chịu áp dụng Luật xuất nhập cảnh chính vì cộng đồng người Việt là người bầu cử cho họ.Ông còn nói, cộng đồng người Việt nhập cảnh vào Campuchia là một hình thức chính trị gián tiếp vì từ trước tới nay chính phủ Việt Nam có ý định xâm lăng và gây áp lực lên chính phủ. Để chứng minh điều nay, hiện nay chính phủ Việt Nam đang lấn biên giới bằng việc cắm cột mốc và thúc đẩy cho công dân họ tràn ngập vào Campuchia bằng nhiều cách.
Vẫn theo ông Rong Chhun, các hoạt động đầu tư không liên quan đến việc xin cấp giấy phép tùy thân hay nhập tịch. Do đó, ông cũng kêu gọi chính phủ xem xét điều kiện cần và đủ, tránh trường hợp tham nhũng…
Liên quan vấn đề này, phát ngôn viên bộ Nội Vụ Campuchia là ông Khiev Sopheak khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng, chính phủ luôn thực hiện đúng theo Pháp luật quy định. Những người có thể nhập quốc tịch đều là những người hội đủ điều kiện…
Tuy nhiên ông Dương Chí Thanh, người Campuchia gốc Việt sống tại Phnom Penh chia sẻ, “mình nhập quốc tịch để làm ăn dễ hơn. Sống xứ này khó lắm ông ơi. Khó về điều kiện. Nếu mình muốn tạo điều kiện cho cuộc sống mình dễ dễ thì mình phải lách chỗ này chỗ kia. Nó không quy định đâu, cứ kiểu tiền nước nôi này kia. Có người nói tiếng không rành nhưng có tiền lo để được nhập quốc tịch. Nói chung, muốn sống ở xứ này là mình lo địa phương, cho nó chút đỉnh để làm ăn vậy thôi.”
Báo cáo của chính phủ Hoàng gia Campuchia và chính phủ Việt Nam, hiện nay có khoảng hơn 300.000 người Việt sinh sống tại xứ này, tuy nhiên giới trí thức Campuchia ngoài nước ước tính có khoảng 4.000.000 người tính từ năm 1979 đến nay, trong khi năm 1979 người dân Campuchia có khoảng 4.000.000 người, năm 2009 dân số nước này tăng lên 14.000.000 người.
Hiện nay, khu vực cộng đồng người Việt sống tập trung đông nhất là thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kampong Cham, tỉnh Kampong Chhnang, tỉnh Kadal, tỉnh Siêm Reap và các khu vực dọc theo biển hồ. Cuộc sống của họ chủ yếu vào nghề đánh bắt cá, thợ điện, hớt tóc, trang điểm, sửa xe, xây dựng và buôn bán…
Người Campuchia gốc Việt
Người Campuchia gốc Việt | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tổng dân số | |||||||||
2,2 triệu (ước tính)[cần dẫn nguồn] | |||||||||
Khu vực đông người sinh sống | |||||||||
| |||||||||
Ngôn ngữ | |||||||||
Tiếng Việt, Khmer, khác | |||||||||
Tín ngưỡng | |||||||||
Phật giáo Đại thừa, Cao Đài, Thiên chúa giáo | |||||||||
Nhóm dân tộc liên quan | |||||||||
người Việt |
Người Khmer vốn có ác cảm với người Việt Nam hơn là với người Trung Quốc hay người Thái. Có một vài nhân tố giải thích cho thái độ này. Việc bành trướng ảnh hưởng của Việt Nam trong lịch sử đã dẫn đến việc mất lãnh thổ của người Khmer. Trái lại, người Khmer không bị mất đất vào tay người Trung Quốc và chỉ bị mất một ít cho Thái Lan. Cũng ít có sự liên quan chặt chẽ về văn hóa cũng như tôn giáogiữa Campuchia và Việt Nam. Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhiều hơn là văn hóa Ấn Độ, trong khi Thái Lan và Campuchia thì ngược lại. Người Việt và người Khmer cũng có nhiều khác biệt về trang phục, cách tổ chức gia đình,... Ví dụ người Việt theo Phật giáo Đại thừa còn người Khmer và người Thái theo Phật giáo Tiểu thừa. Mặc dù người Việt sống ở các trung tâm đô thị như Phnôm Pênh, một số đáng kể sống dọc theo sông Mê Kông và sông Basak cũng như ven biển hồ Tonlé Sapmưu sinh bằng nghề chài lưới. Thời thuộc địa, phần nhiều nhân công trong các đồn điền cao su của Pháp được cung cấp bởi người Việt. Họ cũng được người Pháp thuê làm công chức cấp thấp hoặc nhân viên văn phòng cho các doanh nghiệp tư nhân.[1]