Tim thông tin blog này:

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Làm thủy điện hay buôn gỗ ?

Tác giả: Phương Nguyên
(ĐVO) – “Trình tự thẩm định đã có quy định cụ thể nên phải thực hiện theo. Nguyên tắc là sau khi chủ đầu tư nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thì cần thời gian để thành viên hội đồng thẩm định nghiên cứu, tổ chức phiên họp đóng góp ý kiến và báo cáo Chính phủ. Quan điểm của bộ là hiện nay chưa trả lời được về việc này, tinh thần là thực hiện theo đúng quy định pháp luật”.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Nguyễn Mạnh Hiển đã khẳng định như vậy về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tại cuộc họp báo thường kỳ quý II của Bộ TN-MT tổ chức chiều ngày 18/7.
Câu chuyện của 6 năm
Hiện dư luận và các nhà khoa học đang chờ đợi câu trả lời này bởi đã 6 năm qua chủ đầu tư 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chạy theo các yêu cầu để có thể triển khai, còn các nhà khoa học thì cương quyết phản đối bởi những hệ lụy từ dự án này.
Ông Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục thẩm định và Đánh giá tác động môi trường cho biết, dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đang vấp phải phản ứng quyết liệt của người dân, nhà khoa học khi bị coi là sẽ phá hủy môi trường sống.
2 dự án này xâm phạm trực tiếp đến Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, Vườn quốc gia  Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai. Đây không chỉ là tài sản quý của Đồng Nai mà còn là báu vật mang tầm quốc gia và thế giới.
Ngoài ra, hai dự án còn tiềm ẩn nguy cơ có thể gây xáo trộn đời sống của cả vùng hạ lưu rộng lớn thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Hơn nữa, diện tích đất mà 2 dự án này xâm phạm đều nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới nên nếu xây dựng 2 thủy điện này phải được UNESCO cho phép.
Theo nhiều nhà khoa học, việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ vi phạm Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ rừng.

Các nhà khoa học đi khảo sát tại nơi sẽ xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
Theo Hội đồng thẩm định, chủ đầu tư cần tiếp tục hoàn thiện báo cáo ĐTM, làm rõ một số vấn đề, một số khiếm khuyết còn tồn tại.
Chủ đầu thủy điện rất mạnh về chế biến gỗ
Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai thành lập vào tháng 9/1995 với một ngành nghề là chế biến gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Doanh nghiệp có số vốn ban đầu là 3,6 tỉ đồng với 9.700 m2 đất và một dây chuyền chế biến gỗ thủ công, bán tự động.
Sau 15 năm vừa sản xuất và xây dựng, đến nay Đức Long Gia Lai đã phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng lên đến 150.000 m2 mặt bằng nhà xưởng, sân bãi với 4 nhà máy sản xuất cùng 7 dây chuyền chế biến sản phẩm gỗ hiện đại.
Ngoài các hệ thống đại lý phân phối tại các thành phố lớn trong nước như TP. Hồ chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng và Hà Nội. Hiện nay Đức Long Gia Lai đã trở thành một trong những Tập đoàn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chế biến gỗ với 5 đại diện tại: Singapore, Nhật, Đức, Pháp và Hoa Kỳ.
Chủ tịch tập đoàn Đức Long Gia Lai là ông Bùi Pháp. Từ một người thợ, ông Pháp đã mày mò học hỏi, tìm tòi, kiên trì chờ cơ hội. Lăn lộn giữa chợ đời 16 năm, chắt chiu vốn liếng, kinh nghiệm, tháng 9/1995, ông Pháp thành lập Xí nghiệp Đức Long Gia Lai.
Song song với việc khai thác chế biến gỗ cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, ông lấn sang chế biến đá granite, xây khách sạn – resort, kinh doanh bến xe bãi đỗ công cộng, dịch vụ bảo vệ – vệ sĩ, trồng và chế biến cây cao su, khai thác – chế biến khoáng sản.
Không dừng lại ở đó, ông chủ Đức Long Gia Lai còn đầu tư vào thủy điện, cơ sở hạ tầng, bất động sản. Riêng đối với giáo dục, ông đầu tư theo hình thức xã hội hóa.
Hiện ông sở hữu cổ phiếu ở hai công ty: Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã cổ phiếu DLG), Công ty Đầu tư phát triển dịch vụ công trình công cộng Đức Long Gia Lai (mã cổ phiếu DL1). Trong đó, DLG niêm yết ngày 22/6/2010 tại sàn TP. HCM còn DL1 niêm yết ngày 10/3/2010 tại sàn Hà Nội. Ông đứng ở vị trí số 39 trong danh sách 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán
Phương Nguyên (Tổng hợp)
*****

Tìm kiếm Blog này