HQ 500 Cam-Ranh-năm 1975 sang Phi
HQ 501 Đà-Nẵng chuyển sang HQVN mang số hiệu như cũ HQ-501
HQ 502 Thị-Nại-năm 1975 sang Phi
HQ 503 Vũng-Tầu chuyển sang HQVN mang số hiệu như cũ HQ-503
HQ 504 Qui-Nhơn chuyển sang HQVN mang số hiệu mới HQ-505
HQ 505 Nha-Trang-năm 1975 sang Phi
Không rõ thời VNCH có những chiếc nào ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, sau 1975 thì có 3 trong 6 chiếc đã lập chiến công lớn trong việc xây dựng, bảo vệ Trường Sa và Chiến dịch phản công giải phóng Campuchia. Đặc biệt là sự đóng góp của chiếc 504 Qui-Nhơn, theo tài liệu HQ.VNCH là chiến hạm công tác thường-xuyên nhất tại quần đảo Trường Sa, nó cũng chính là chiếc HQ-505 đã ủi vào và giữ được bãi chìm Cô Lin trong chiến dịch CQ88 trước tham vọng của quân TQ.
Dân ta gọi là tàu há mồm, chúng thuộc lớp LST-491 có lượng giãn nước toàn tải tới 3.698 tấn, dài 100m, rộng 15m. Tàu trang bị 2 động cơ diesel General Motors 12-567 cho phép đạt tốc độ tối đa 22km/h.
Được xem là tàu đổ bộ hiện đại nhất thời bấy giờ trước đây và cho đến hiện nay.
Tàu có khả năng cho trực thăng
đáp trên boong, có cần cẩu, chở xe tăng, khoảng
140 lính thủy và 2 xuồng đổ bộ bộ binh (LCVP). Được trang bị hỏa lực
phòng vệ mạnh gồm: 1 tháp pháo 76mm, 8 pháo 40mm (đôi hoặc đơn) và 12
pháo 20mm. (số vũ khí này nhiều ít tuỳ nhu cầu từng tàu)
Xem thêm cách bố trí trên tàu và vận hành ở Đây
____________Xem thêm cách bố trí trên tàu và vận hành ở Đây
HQ-505 tiền thân là tàu đổ bộ lớp LST-491 được đóng cho Hải quân Hoa Kỳ để tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó được đặt lườn vào ngày 7 tháng 10 năm 1943, hạ thủy ngày 23 tháng 11 năm 1943 và đưa vào biên chế vào ngày 20 tháng 1 năm 1944. Hải quân Hoa Kỳ sử dụng tàu này trong mặt trận châu Âu và đổ bộ lên Normandie. Sau chiến tranh, nó có tên là USS Bulloch County với số hiệu là LST-509. LST-509 được tặng một huân chương quân công.
Ngày 8 tháng 4 năm 1970, tàu được nghỉ hưu. Sau đó, Mỹ chuyển giao LST-509 cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa, tàu được đặt tên mới là Dương vận hạm Quy Nhơn với số hiệu là HQ-504, đảm nhiệm việc đưa tàu từ Sandiego, Hoa Kỳ về Sài Gòn là Trung tá Phan Phi Phụng. Từ năm 1970-1971, HQ-504 đã được VNCH điều động sang Nam Vang, Campuchia trong các chiến dịch hỗ trợ đưa người Việt về nước. Trong những năm 1973-1975, Quy Nhơn HQ-504 đã tham gia vận chuyển vật liệu, thiết bị và nhân lực để xây dựng các chốt trên đảo và giữ quần đảo Trường Sa. Năm 1975, trong lúc nhiều tàu chiến của VNCH tháo chạy sang Thái Lan và Philipine, thuyền trưởng của tàu lúc đó là Trung tá Nguyễn Như Phú và thủy thủ đoàn của tàu đã quyết định ở lại và ra trình diện chính quyền cách mạng.
Sau ngày đất nước thống nhất, tàu được đưa vào biên chế của Hải quân Nhân dân Việt Nam với số hiệu HQ-505 và tiếp tục được sử dụng để phục vụ việc xây dựng và bảo vệ Trường Sa. Trong Chiến dịch CQ-88, HQ-505 được giao nhiệm vụ từ đảo Trường Sa ra đóng giữ đá Cô Lin (trước lúc đó, đá này không có người). Thuyền trưởng HQ-505 Vũ Huy Lê lệnh cho tàu thả neo ở sát đá và cử chiến sĩ lên đá cắm quốc kì Việt Nam. Sau đó, khi phát hiện thấy tàu HQ-604 bị hai tàu khu trục Trung Quốc bắn chìm ở bãi đá Gạc Ma, ông đã ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu HQ-505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đá thì bốc cháy và thiệt hại nặng. Các chiến sĩ tàu HQ-505 vừa chữa cháy cứu tàu, vừa bảo vệ quốc kỳ, vừa di chuyển sang Đá Gạc Ma cứu đồng đội. Sau đó Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cố gắng cứu tàu đưa tàu HQ-505 về quân cảng Cam Ranh để sửa chữa, một đội công binh được cử ra Cô lin cố gắng hàn bít những vết thủng trên vỏ tàu. HQ-505 được kéo về đến khu vực Đá Lát thì bị phá nước, lần này con tàu vĩnh viễn nằm lại đáy biển sâu. Tàu và toàn thủy thủ đoàn của nó được tăng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Hoangsa.org
Theo Đại tá Anh hùng Vũ Huy Lễ
Ngày 14-3-1988, sau khi bắn chìm hai tàu vận tải HQ 604, và HQ 605, đối phương chĩa súng vào tàu HQ 505, hầu hết bắn vào mạn bên phải, với đạn pháo 100- 105 ly, bắn thẳng ở cự ly gần. Toàn bộ các khoang, các hầm bốc cháy dữ dội. Buồng báo vụ VTD, phòng buồng mạn phải trúng đạn, nước vào, hầm dầu trôi ra lênh láng cả. “Lúc đó, tôi xác định mình là thuyền trưởng, đồng thời mình lớn tuổi nhất bình tĩnh bàn bạc tìm cách quyết tâm không để tàu chìm. Lúc đó, gió mùa đông bắc thổi mạnh, tàu quay ngang, máy bị bắn hỏng. Toàn bộ tàu mất điện, tối om anh em hầm máy mò mẫm đấu ác quy sửa máy. Trên đài chỉ huy, tôi chỉ đạo bằng mọi giá đưa tàu lên đảo, nếu để chìm ở độ sâu trên một ngàn mét này thì anh em chết hết mà đảo cũng không giữ được” ông kể.
Lại một loạt quả đạn nữa làm trục lái kẹt cứng, điện mất. Tàu cứ trôi ra xa đảo, mà tàu chưa sửa xong. Từ phía địch pháo vẫn tới tấp bắn phá, tàu bốc cháy dữ dội. Tôi chỉ huy, anh em vừa chữa cháy, vừa cứu chữa thương binh, tập trung sửa chữa máy. Sau 15- 20 phút, sửa được máy, tàu quay mũi về phía đảo Cô Lin. Họ thấy mình quay mũi, bắn rất ác. Tàu HQ 505 dùng hết tốc lực lấy đà lao lên đảo Cô Lin, 1/3 thân tàu nằm trên san hô. Đối phương bắn tiếp đợt 5 phút nữa, nhưng không làm gì được khi cả con tàu như ngôi nhà 5 tầng làm cột mốc chủ quyền trên đảo.
Từ đây, tôi nhìn sang đảo Gạc Ma, cách 4 km, thấy anh em thương vong. Tôi hạ xuồng cứu sinh sang vớt. Đối phương không cho vớt, đe dọa, anh em quyết tâm sang, vớt được 44 người cả thương binh, tử sĩ, đưa về tàu HQ 505 băng bó, sơ cứu chữa, rồi chuyển về đảo Sinh Tồn (cách đó 8 hải lý). Số hi sinh đa số thuộc E83 Công binh Hhải quân, một số là học viên của Học viện Hải Quân. Đến tối 14-3, tôi đề nghị quân chủng cho tôi và 9 đồng chí nữa ở lại tàu, giữ đảo, còn lại cho anh em về đảo Sinh Tồn ổn định tư tưởng, thay quần áo, tắm giặt. Quân chủng đồng ý. Thế là tôi ở lại tàu HQ 505, ở trên đảo Cô Lin đến gần 2 tháng sau mới về.
Sau đó, quân chủng cử đoàn ra đảo Cô Lin tìm mọi cách trục vớt, hàn lại toàn bộ lỗ thủng, gia cường, bơm sạch hết nước kéo ra làm nhà bảo tàng nổi. Máy để lâu kẹt cứng. Khi HQ 505 được kéo về cách Vũng Tàu gần 100 hải lý thì chìm, ở độ sâu trên 3 ngàn mét. Bởi, tàu bị thương tích quá nhiều, lại bị gãy dập nhiều... (trích từ: Chuyện về thuyền trưởng tàu HQ 505 trong chiến dịch CQ 88)
Xem thêm: Lý lịch 30 chiến hạm ‘gốc Việt’ trong Hải quân Philippines
HQ-505
Thời của Mỹ
Thuộc HQ.NDVN tham gia giải phóng Campuchia
HQ-505 trước giờ định mệnh
HQ-505 ủi bãi Cô lin
Tàu HQ-505 với những vết thương
Phỏng vấn các chiến sĩ trên tàu 505, con tàu mặc dù đã bị quân Trung Quốc xâm lược bắn cháy vẫn lao lên đảo Cô Lin giữ đảo, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
Đảo chìm Cô Lin ngày nay.
VNCH HQ-501
Tàu HQ-501 đang tiến đánh vào Cô Công, CPC
Một chếc Mi-8 chuẩn bị đáp lên boong tàu
HQ-503
Tàu HQ 503 cùng loại với tàu HQ 505 vận chuyển vật liệu ra xây dựng Đảo.
Năm 1976 Bộ tư lệnh ngự HQ50X ra thăm Trường Sa mang theo cả trực thăng UH-1
3 chiếc sang Philippines
VNCH HQ 500 - Cam-Ranh
Ở bãi biển Nha Trang
BPR Zamboanga Del Sur (LT-86) Batangas, Philippines, 7 January 1995
VNCH - HQ 502 Thị-Nại
BPR Cotabato Del Sur (LT-87) Batangas, Philippines, 31 December 1989
VNCH - HQ 505 Nha-Trang
Philippines naval service as BRP Agusan Del Sur (LT-54) at anchor, 27 June 1986
http://www.navsource.org/archives/10/16/1016084809.jpg
Xem thêm:
Lý lịch 6 tàu đổ bộ trên ở website Navy Mỹ:
- HQ-500 Cam Ranh, trước là USS Marion County, LST-975
- HQ-501 Đà Nẵng, trước là USS Maricopa County, LST-938
- HQ-502 Thị Nại, trước là USS Cayuga County, LST-529
- HQ-503 Vũng Tàu, trước là USS Coconino County, LST-603
- HQ-504 Qui Nhơn, trước là USS Bulloch County, LST-509
- HQ-505 Nha Trang, trước là USS Jerome County, LST-848