22/07/2012 19 PHẢN HỒI
Rất thú vị khi đọc bài viết dưới đây của Blogger Tranhung09 để biết ý kiến về ông Hun Sen của một cựu chiến binh đã từng trực tiếp tham gia xây dựng lực lượng kháng chiến Campuchia chống lại chế độ Polpot. (*)
Bài này của anh đưa ra một sự cảnh báo nghiêm khắc mà các nhà lãnh đạo Campuchia không nên xem thường.
Nhưng xét ở một góc độ khác thì loại cảnh báo này, mà mục đích của tác giả hẳn là gây lo ngại cho những người như Hun Sen, sẽ có thể dẫn đến 1 trong 2 tình huống:
1) Người ta sẽ quay lại với mình hoặc ít nhất là sẽ không dám làm điều gì gây tổn hại cho mình. (Điều này nếu xảy ra thì đúng với ý đồ của tác giả)
2) Khi sự lo ngại đã quá một mức giới hạn thì sự nghi kị và cảnh giác cũng sẽ tăng lên, và điều này có thể lấn át mối lo sợ ban đầu và làm kích động thêm tinh thần dân tộc của họ. Đây là một diễn biến tâm lý tự nhiên và cũng dễ đẩy người ta đi tìm một sự bảo vệ mới từ những thế lực mới đối địch với ta.
Với thế và lực hiện tại của đất nước ta, kể cả cái tâm và cái tầm của các nhà lãnh đạo đất nước ta hiện nay thì liệu tình huống nào sẽ xảy ra nếu Hun Sen nhận được thông điệp này của tác giả?
Như chủ trang này đã đề cập trong bài viết trước cùng chủ đề, việc cảnh báo Hun Sen về những tác hại mà ông ta, cũng như dân tộc Campuchia có thể phải gánh chịu trong tương lai khi ngả về Trung Quốc hôm nay là cần thiết, nhưng tôi thích cách cảnh báo của Hạ Đình Nguyên hơn:
“…Hunsen phải hiểu rằng mấy tỉ đôla, đổi lại là sự tràn ngập toàn diện mọi lãnh vực của người TQ trên đất Campuchia là một tai họa lâu dài, một cuộc diệt chủng êm thắm đối với dân tộc nầy. Campuchia sẽ chỉ còn là một bộ máy quan chức hình thức, giàu sụ nhờ vào tham nhũng, còn người dân sẽ lui dần vào các phum sóc hẻo lánh, nhường phố xá dọc ngang lại cho người TQ. Hunsen sẽ là người như thế nào lúc đó ?…”
Nếu bản chất của người Campuchia là “thường xuyên “thay đổi” các quan điểm chính trị, miễn sao có lợi cho mình” như nhận xét của Lê Mai trong một bài viết rất đáng đọc của ông(**) thì việc chúng ta có khởi phát một cuộc chiến đấu mới ở Campuchia trong 10 năm nữa thì nếu thành công cũng chỉ thay thế một Hun Sen hay thay đổi này bằng một nhân vật “rất Cambodia” khác có khi còn hay thay đổi hơn cả Hun Sen.
Thời thế bây giờ đã khác, đối với Campuchia mà bản chất dân tộc của họ là hay “thay lòng đổi dạ” thì càng cần phải xây dựng và củng cố lòng tin hơn là làm cho người ta thêm sợ hãi, nghi kị và tìm cách ngày càng xa lánh.
Đối với cá nhân Hun Sen thì điều này có thể chẳng là nghĩa lý gì mấy với chúng ta, mà quan trọng hơn nhiều là đối với dân tộc Campuchia vốn có những định kiến với Việt Nam mà công lao trong một vài năm của chúng ta giải thoát họ khỏi sự diệt chủng của bè lũ Polpot chỉ làm vơi đi chút ít cái định kiến đã ăn sâu trong tâm thức dân tộc họ hàng trăm năm. Giữ gìn để không làm xấu đi quan hệ với Campuchia, đồng thời tăng cường ảnh hưởng của mình bằng một chính sách đối ngoại khôn ngoan, củng cố và tăng cường nội lực của mình bằng một chính sách đại đoàn kết dân tộc thực sự thì sẽ bảo vệ được lợi ích cốt lõi của chúng ta.
Tất nhiên, khi tình hình đã đi đến xấu nhất thì để bảo vệ lợi ích của đất nước mọi giải pháp đều phải được tính đến, không loại trừ giải pháp mà Blogger Tranhung09 nêu ra dưới đây nhưng đó phải là lựa chọn một cách bất đắc dĩ và là lựa chọn cuối cùng.
Hahien’s Blog
_______________________________________________________________________________________
_______________________________________________________________________________________
(*) Dưới đây là bài viết của Tranhung09:
ĐẠI ÚY QUÈ NHẮN THỦ TƯỚNG ĐỈNH CAO: HUN SEN, ÔNG HÃY LIỆU HỒN !
Thưa ông Hun Sen và độc giả,
Sau khi biết kết quả Hội nghị các bộ trường Asean, dư luận Việt Nam phẩn nộ với đối sách của chính phủ Campuchia, ông có thể xem thêm giới bloggers đánh giá ông ở Đây.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về hàng vạn đồng đội mình qua các thời kỳ. Những chàng trai mặt còn lông tơ đã bỏ xác xứ người. Máu, mồ hôi của họ đã thấm đẫm, rải khắp đất nước Campuchia. Người còn lại trở về Tổ quốc với vết chân tròn trên cát, mang theo mầm sốt rét, di chứng bệnh tật … được cái gì cho ngày hôm nay?
Tôi đã viết lời nhắn này hơn tuần rồi, nhưng phân vân liệu mình có tư tưởng sô vanh nước lớn và ngạo mạn với ông chăng? Nghĩ lại, từ góc độ cá nhân, chẳng thay mặt cấp, sao không nói với ông, người từng cầm súng chiến đấu như chúng tôi, có thời chúng ta cùng một hướng, đã từng trả giá vì chiến tranh. Nói thẳng nói thật thì ngôn từ có lẽ khó nghe, mong ông thấu hiểu…Dẫn chuyện:
Sau khi biết kết quả Hội nghị các bộ trường Asean, dư luận Việt Nam phẩn nộ với đối sách của chính phủ Campuchia, ông có thể xem thêm giới bloggers đánh giá ông ở Đây.
Tôi suy nghĩ rất nhiều về hàng vạn đồng đội mình qua các thời kỳ. Những chàng trai mặt còn lông tơ đã bỏ xác xứ người. Máu, mồ hôi của họ đã thấm đẫm, rải khắp đất nước Campuchia. Người còn lại trở về Tổ quốc với vết chân tròn trên cát, mang theo mầm sốt rét, di chứng bệnh tật … được cái gì cho ngày hôm nay?
Tôi đã viết lời nhắn này hơn tuần rồi, nhưng phân vân liệu mình có tư tưởng sô vanh nước lớn và ngạo mạn với ông chăng? Nghĩ lại, từ góc độ cá nhân, chẳng thay mặt cấp, sao không nói với ông, người từng cầm súng chiến đấu như chúng tôi, có thời chúng ta cùng một hướng, đã từng trả giá vì chiến tranh. Nói thẳng nói thật thì ngôn từ có lẽ khó nghe, mong ông thấu hiểu…Dẫn chuyện:
Trước khi sang Campchia tôi từng ở đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng cho quân khu Đông Bắc Campuchia trước 1979, đã từng chiến đấu, công tác 7 năm ở đất nước ông. Luôn trung thành với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh của đất nước tôi, đã luôn coi “Giúp bạn chính là tự giúp mình”. Là người ghét tư tưởng nước lớn và nằm trong số ít người thực sự tôn trọng đất nước, con người Campchia, tôi có đồng chí, đồng đội, có cha mẹ nuôi, người yêu là người Khmer. Tôi là người cầm súng có lý tưởng, đã tận tâm cống hiến vun đắp hết mình vì sự đoàn kết bền vững của hai dân tộc Việt nam – Campuchia…
Nói như vậy để ông biết tôi có am hiểu nhất định. Ông quá thừa hiểu chính trị là thủ đoạn, trước khi ông trở thành thủ tướng, ông từng là người lính, rồi làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông cũng quá hiểu quan hệ giữa hai nước, nó nhạy cảm phức tạp như thế nào! Hy vọng ông không cho rằng tôi là cái đinh gì mà trịch thượng ngạo mạn với ông.
Nhân đây, tôi bày tỏ lòng cảm ơn ông đã cố gắng vượt qua sự kích động dân tộc hẹp hòi của phe đối lập, dành những tình cảm tri ân với quân tình nguyện Việt Nam (dù là ngoại giao đi nữa). Hơn 20 năm qua, ghi nhận ông đã không quay lưng với đồng chí mình, giữ vững mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Tôi không rõ ông có quyền lợi ra sao khi đi với Trung Quốc. Tôi là dân còn ông là nguyên thủ, nhưng ai có lòng yêu nước cũng đều coi lợi ích của dân tộc mình là trên hết.
Nhân đây, tôi bày tỏ lòng cảm ơn ông đã cố gắng vượt qua sự kích động dân tộc hẹp hòi của phe đối lập, dành những tình cảm tri ân với quân tình nguyện Việt Nam (dù là ngoại giao đi nữa). Hơn 20 năm qua, ghi nhận ông đã không quay lưng với đồng chí mình, giữ vững mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Tôi không rõ ông có quyền lợi ra sao khi đi với Trung Quốc. Tôi là dân còn ông là nguyên thủ, nhưng ai có lòng yêu nước cũng đều coi lợi ích của dân tộc mình là trên hết.
Thực tế đã cho thấy và những vấn đề không né tránh trong quan hệ giữa hai nước:
- Lịch sử 300 năm gần đây, dưới bất kỳ chế độ nào cầm quyền ở hai nước, về tổng quan Campuchia chưa bao giờ qua mặt được Việt Nam và Campuchia chưa bao giờ nằm ngoài sự ảnh hưởng của Việt Nam.
- Gần đây, chế độ Sihanouk tranh thủ viện trợ của phe Tư bản lẫn Xã hội chủ nghĩa nên đã chơi bài ba lá. Kết cục Sihanouk bị hạ bệ, buột phải dựa Trung Quốc nuôi dưỡng và trở thành con cờ hào nhoáng để các bên, trong nước lẫn nước ngoài lợi dụng. Nếu tôi nhớ không lầm là Sihanouk sau khi phục hồi ngai vàng, trong một chuyến viếng thăm Việt Nam phải công nhận rằng, đại ý: quan hệ Việt Nam – Campuchia, dù muốn hay không, Campuchia không thể đứng ngoài sự chi phối của người bạn láng giềng việt Nam.
- Nếu không có ngày 07.1.1979 thì Hun Sem là quân phản động bị truy sát, Sihanouk đến cuối cuộc đời vẫn là tù nhân của chính mình. Ông cùng những người lãnh đạo hiện nay từ đâu ra, làm sao giòng họ Norodom lưu vong quay về để chia sẻ quyền lực, nhân dân Campuchia có cuộc sống như ngày hôm nay trên cái nền nào?
Dẫu biết rằng Việt Nam giải phóng Camuchia, trước hết vì quyền lợi của chính mình nhưng phần lớn nhân dân Việt coi ông và bộ máy cầm quyền của ông là đồ vô ơn, bội nghĩa, vì lẽ đơn giản là con em họ đã hy sinh mất mát quá nhiều ở biên giới và trong đất nước ông.
Dẫu biết rằng Việt Nam giải phóng Camuchia, trước hết vì quyền lợi của chính mình nhưng phần lớn nhân dân Việt coi ông và bộ máy cầm quyền của ông là đồ vô ơn, bội nghĩa, vì lẽ đơn giản là con em họ đã hy sinh mất mát quá nhiều ở biên giới và trong đất nước ông.
- Ông không quên chứ? Năm 1993, Chakrapong nguyên Phó Thủ tướng: sau khi phe của CPP bị thất thế trong tổng tuyển cử và vì tranh giành quyền lực với người anh Ranariddhcùng cha khác mẹ với của mình (hình như ông có xủi bẩy thì phải?), đã liên lạc với tình báo Việt Nam, yêu cầu được hổ trợ để ly khai, thành lập vùng tự trị Samdech Euv gồm một số tỉnh Miền Đông. Việt Nam đã từ chối, nguy cơ có thể dẫn đến nội chiến, cát cứ. Còn mấy tỉnh Đông Bắc giáp Việt Nam và Lào, từ lâu gắn bó với Việt Nam, người dân tộc đã tin ai là tin tới cùng.- Nhiều người ngợi ca cái tầm của ông, hình như bản thân ông cũng nghĩ vậy: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia , Tôi nhìn nhận có phần khác: Campuchia dưới quyền cai trị của ông, đất nước bị thả lỏng, ở xứ này hoàn toàn đúng với câu:”Tiền là Tiên, là Phật, là sức bật…”. Nạn tham nhũng sâu xa, tràn lan đang tàn phá tài nguyên, lòng dân mà ông là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Ông, Đảng và chính phủ của mình đang đối mặt với sự bất mãn của nhiều tầng lớp: dân nghèo, dân tộc thiểu số, trí thức yêu nước… Tình hình ở Việt Nam cũng tệ hại, không khác Campuchia là mấy, dù sao cơ chế kiểm soát còn khả dĩ chống chèo.
- Và điều cuối làm đau đầu nhà cầm quyền Campuchia là không cơ quan nào thống kê đầy đủ có bao nhiêu người gốc Việt hiện đang sinh sống ở Campuchia, một con số có thể là 600 ngàn. Mạng tình báo Việt Nam dư sức cắm và nắm tình hình đến tận cơ sở, lợi dụng lực lượng này vào mục đích khuynh đảo xã hội Campuchia, khi cần. Chính quyền không thể đuổi họ ra khỏi Campuchia vì đây là những người di dân tự nhiên kiếm sống và Chính quyền đã mặc nhiên chấp nhận. Nhà cầm quyền có thể hạn chế nhập cư tiếp nhưng không thể truy quét họ ra khỏi đất nước mình.
Ông và Đảng của mình có quyền chơi với ai, tranh thủ viện trợ, đầu tư để cải thiện kinh tế không có gì để nói, quan chức kiếm bao nhiêu trong đó là chuyện nội bộ đất nước Campuchia. Đa phương hóa quan hệ quốc tế, đồng thời giữ vũng độc lập chủ quyền quốc gia, đó là chủ trương mà Việt Nam cũng đang hướng đến.
Nhưng các ông từng bước đưa đất nước mình xa dần người bạn láng giềng Việt Nam và có xu hướng để Trung Quốc làm bàn đạp chống lại đất nước tôi. Ông thừa biết tôn trọng độc lập chủ quyên quốc gia khác là câu nói cửa miệng của đối ngoại, trên thực tế không có nước nào là không gián tiếp can thiệp vào nội bộ của nước khác nhất là quốc gia láng giềng để bảo vệ quyền lợi nước mình. Quan hệ với Campuchia là vấn đề quyền lợi cốt lõi của Việt Nam.
Nhưng các ông từng bước đưa đất nước mình xa dần người bạn láng giềng Việt Nam và có xu hướng để Trung Quốc làm bàn đạp chống lại đất nước tôi. Ông thừa biết tôn trọng độc lập chủ quyên quốc gia khác là câu nói cửa miệng của đối ngoại, trên thực tế không có nước nào là không gián tiếp can thiệp vào nội bộ của nước khác nhất là quốc gia láng giềng để bảo vệ quyền lợi nước mình. Quan hệ với Campuchia là vấn đề quyền lợi cốt lõi của Việt Nam.
Ông có tự tin giữ vừng cái ghế của mình bằng nhân dân tệ và lực lượng vũ trang, mật vụ mà đếch cần sự ủng hộ của Việt Nam chăng?
Tôi nghĩ vô hình trung các ông đã và đang ngã về phía Trung Quốc, uy hiếp sự sống còn của người bạn láng giềng. Chúng tôi không thể ngồi nhin để lưỡi dao thọc vào sườn, buột phải hành động. Tôi tưởng tương tai mắt của bộ máy Tổng cục II Tình báo quốc phòng của chúng tôi đang vận hành hết công suất và… sẵn sàng chờ lệnh, thưa ông!
Những giải pháp mà Việt Nam có thể ra tay, một vài hay tất cả, liều lượng tới đâu, tùy ở ông:
1/ Khơi dậy tội ác của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc đứng sau tập đoàn diệt chủng Pôl Pốt trong quá khứ. Xây dựng phái thân Việt Nam, chống lại khuynh hướng thân Trung Quốc trong nội bộ đảng CPP…
2/ Ủng hộ phe đối lập với đảng CPP. Khoét sâu mâu thuẫn lòng dân đang bất mãn vì không được hưởng lợi từ chính sách của chính phủ Campuchia mở cửa, thu hút đầu tư. Gián tiếp khuyến khích mở chiến dịch tố cáo ông là trùm tham nhũng. Đồng thời tích cực tác động làm suy giảm quyền lực của ông, tiến đến gạt ông ra khỏi chính trường…
3/ Ủng hộ Thái Lan trong tranh chấp biên giới với Campuchia, không đứng về phía Campuchia trên các diễn đàn quốc tế. Ngưng các dự án hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Campuchia…
4/ Ngấm ngầm tài trợ, nuôi lực lượng ly khai thân Việt Nam và dân tộc thiểu số đòi quyền tự trị, chống lại chính quyền Trung ương. Đây là tình huống xấu nhất, hạ sách, nhưng không miễn trừ…
…. những chấm này nữa là con bài tẩy mà tầm của tôi chưa nghĩ ra hết.Ông và các cộng sự đã từng sống kề cận những đồng chí Việt, ông thừa hiểu họ kém xa Tàu về sự thâm độc, thua xa Mỹ về bài bản nhưng chắc chắn rằng họ nằm trong top đầu thế giới về chính trị, giỏi về tổ chức nhân sự và trùm chơi chiêu lôi kéo quần chúng…
Tôi là người dân, đã ra khỏi cuộc chơi còn ông đang ở chót vót quyền lực, làm sao có quyền để đe dọa ông, thực tình mong ông hãy nghĩ lại, đừng quá tự tin, cầm chịch được cuộc chơi.
Đừng để Việt Nam phải hành xử điều họ gọi là cực chẳng đã phải vậy với người bạn của mình. Ông từng là người lính, hơn ai hết hiểu rằng để có ngày hôm nay biết bao người, bao thế hệ đã phải vùi thây trong đất vì quan hệ Campuchia – Việt Nam.
Đừng để Việt Nam phải hành xử điều họ gọi là cực chẳng đã phải vậy với người bạn của mình. Ông từng là người lính, hơn ai hết hiểu rằng để có ngày hôm nay biết bao người, bao thế hệ đã phải vùi thây trong đất vì quan hệ Campuchia – Việt Nam.
Tôi đã đăng Hun Sen – Nhân vật xuất chúng của Campuchia trên blog và hôm nay là những dòng này cho ông và bạn bè blog. Không gian và địa vị xa cách, nhưng vẫn hy vọng mơ hồ, biết đâu phước chủ may thầy, hồn thiêng đế chế Angkor vĩ đại chuyển thông điệp này đến cho ông.
Tranhung09 – Đại úy CCB Chiến trường K
_________________________________________________________________________
Kỷ niệm của chủ blog:
Chú thích theo trí nhớ: Ngày 22.12.1980, trước Hoàng Cung, hàng trước từ trái qua phải :
Thứ 1, mặc lễ phục: Sai Bu Thoong – Thường trực BCT, bí thư TW Đảng.
Thứ 2, mặc áo trắng: Ngô Điền – Đại sứ Việt Nam tại Campuchia.
Thứ 3, mặc lễ phục: Chanh Si – Phó Thủ tướng.
Thứ 5, mặc áo trắng: Heng Somrin – Chủ tich nước.
Thứ 7, dáng cao nhất: Đại tá – trưởng đoàn QĐNDVN.
Thứ 10, nhỏ nhất: Thượng sĩ tui.
Cuối hàng, mặc áo trắng: Bu Thoong – Uỷ viên BCT, BT Quốc phòng.
Thiếu tá Tửu QĐ 4 và thượng sĩ em MT 579, bạn thấy đẹp giai hông?
Bạn thấy Quân viễn chinh Việt Nam có mắc cười hông? hình chụp trước nhà đội Công tác xã, đội trưởng – chủ blog cùng 3 chiến sĩ phò tá. Rất oách: áo bộ đội, quần jeans, khăn rằng quấn cổ, dép râu, vác AK (dù lên đến cấp thượng úy ở K, chưa có dịp giải quyết khâu oai mang súng ngắn bao giờ!).
Dám tự hào là đi bất cứ địa bàn chả ngán thằng cóc nào, đã quầng bọn địch ngầm sổ mình đấy! nhổ từng chú chui sâu trong dân ra khỏi địa bàn đảm nhiệm.
Hình kỷ niệm của Hun Sen:
Căn cứ Long Giao (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) là nơi khởi đầu cho công cuộc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết Campuchia. Tại đây, Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia trong việc xây dựng lực
Ngày 12/5/1978, tại Suối Râm (Long Giao, Cẩm Mỹ, Đồng Nai), lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia được thành lập gồm hơn 200 người lấy phiên hiệu là Đoàn 125 do chính Hun Sen (hiện là Thủ tướng Campuchia) làm Chỉ huy trưởng. Đây là đơn vị tiền thân đầu tiên của quân đội Campuchia. |
Tại đây, quân đội Việt Nam đã giúp Campuchia xây dựng lực lượng và huấn luyện tác chiến. Trong ảnh là một buổi huấn luyện thông tin liên lạc. |
Đại tướng Văn Tiến Dũng (lúc đó là Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhân dân Việt Nam) đến thăm và kiểm tra Đoàn 125. |
Năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng cách mạng Campuchia đã sát cánh phối hợp tiến công đánh vào thủ đô Phnom Pênh. |
Quân tình nguyện Việt Nam và quân đội Campuchia bắt nhiều tên Pol Pot. |
Tù binh Pol Pot. |
Ngày 7/1/1979, cùng với sự giúp đỡ của Việt Nam, Campuchia được giải phóng khỏi chế độ Pol Pot. Trong ảnh là lễ diễu binh ngày chiến thắng. |
Nhân dân Campuchia vui mừng đón quân giải phóng. |
Còn các nữ quân nhân Đoàn 125 cũng bắt tay chung vui ngày giải phóng. |
Tại lực lượng vũ trang Miền đông Nam bộ, lễ bàn giao xe (hiện vật lịch sử) của Hun Sen - Chỉ huy trưởng lực lượng cách mạng Campuchia lúc bấy giờ. |
Nhân kỷ niệm 33 năm ngày Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, tại Long Giao (Đồng Nai), quân đội Việt Nam và Campuchia đã có buổi gặp mặt. Trong ảnh là đại tướng Phạm Văn Trà (nguyên Bộ trưởng Quốc phòng) và Thống tướng Tia Banh (Phó thủ tướng Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Campuchia) chia vui |
(Ảnh tư liệu)/ Vnexpress
_________________
(**) Nhấn vào ĐÂY để đọc thêm bài của tác giả Lê Mai: Từ Sihanouk đến Hun Sen
......
Nguồn: Hahien
Bài của bác rất thuyết phục và rất thú vị. Thêm nữa, bác lại là người “trong cuộc”, người từng chiến đấu ở chiến trường Cambodia, bác hiểu rất sâu sắc về lịch sử Cambodia và Hun Sen. Và, bác rất đẹp trai – tất nhiên.
Nhiều ý kiến của bác sẽ làm Hun Sen “giật mình”, tuy rằng, câu chữ của bác rất kín kẽ. Thế giới ngày nay thật khó lường và Asian 45 là một thí dụ. Tôi không cho rằng VN hoàn toàn bị bất ngờ. Tính lô gích của sự vật buộc nó phải phát triển như thế.
Xin nói thêm một ý với bác, với những nước nhỏ, họ phải có cách tồn tại riêng trước những biến động ghê gớm của thế giới. Chỉ tiếc rằng, Cambodia không phải là Thụy Sỹ và Hun Sen chưa phải là “thiên tài”. Do đó, chừng nào ông ta nghĩ VN hết vai trò lịch sử, chừng đó ông ta còn phạm sai lầm. Đó là thông điệp của chúng ta, phải không bác?
Người Tàu hiện nay không chế nền kinh tế CPC, mua đất CPC dọc theo biên giới VN rồi cho các công ty VN thuê và những xung độc với dân địa phương đều đổ tội cho “Yuon” đay là thủ đoạn của Tầu chia rẽ lâu dài dân K và VN…Ta trách Hun Xen cần xem lại chính sách ngoại giao của mình….
Chã nhẽ gã này không sợ bị “gọi hồn” ?