07:03 | 22/02/2014
(PetroTimes) - Vào khoảng đầu thập niên 90, tạp chí Kiến thức ngày nay đã đưa tin: Hai vị tướng nước ta là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vinh dự được bầu chọn là hai trong mười vị tướng soái kiệt xuất thế giới. Bản tin làm nức lòng mọi người từ Bắc chí Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước đến nước ngoài.
Nguồn: Petrotimes
________________
Thợ cạo bỏ công lên Google, dò cả buổi vẫn không truy ra nguồn tin. Bạn nào biết chỉ giùm, tìm ra sự thật để người nước ngoài không đánh giá ta là dân tộc "tự sướng"!
QĐND - Thứ Sáu, 12/02/2010, 0:9 (GMT+7)
Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng
gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong
đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt Nam:
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc
biệt, trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên
Giáp còn sống. Nhân dịp Đại tướng bước sang tuổi 100, Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả Hồ Ngọc Sơn về thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp... (Trích phần giới thiệu)
Nhân kỷ niệm 100 sinh nhật của Cụ, nhiều weglog đã đăng lại bài này.
Trong đó có Chungta.com
Bình luận trong trang này:
Xin trích dẫn nguyên văn cụ thể
hoc sinh vietnam - Email: vu.nguyen313@gmail.com (20/07/2010 02:33:55 PM)
Một tờ báo vỉết phải có trích dẫn (
reference ) hoặc nguyên văn ( raw source ) của những đề tài mình nói.
Cho đến khi có những chứng dẫn cụ thể thì những lời báo viết chỉ tồn
tại là ý kiến chủ quan của một ai đó. Niềm tự hào có thể làm cho con
người ta vinh quang và cũng có thể mù quáng.
Chưa thể kiểm chứng thông tin về cuộc bầu chọn đó!
Đỗ Việt Dũng - Email: hungdaotk22@live.com (16/07/2010 01:34:02 PM)
Có thông tin về cuộc bình chọn 10 vị
danh tướng giỏi nhất TG do Hội Khoa học Hoàng gia Anh / Viện Hàn Lâm
Anh Quốc tổ chức được lưu truyền thế này:"Để chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Bách khoa toàn thư nước Anh, Hội Khoa học Hoàng gia Anh đã tổ chức phiên họp vào tháng 2-1984 để lựa chọn các tướng soái lừng danh trên thế giới xếp vào danh mục của từ điển. Trong phiên họp có 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự của các nước đã được mời đến và họ đề cử một danh sách gồm 98 thống soái của các nước trên thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay.
Phiên họp tiến hành bỏ phiếu và lựa chọn được 10 vị thống soái kiệt xuất. Trong số đó có 2 người con ưu tú của dân tộc VN là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Số phiếu được lựa chọn trong phiên họp:
1. Alexandre- Macedonia 100%
2. Hanibal- Cactagio 100%
3. César- La Mã 100%
4. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn- Việt Nam 100%
5. Cromwell- Anh 70%
6. Fredric- Phổ 71%
7. Napoleon- Pháp 100%
8. Kutuzov- Nga 72%
9. Gucov- Nga 100%
10. Võ Nguyên Giáp- Việt Nam 100%
- Cố GS Sử học Trần Quốc Vượng cũng từng cho biết: "Năm 1985 tôi đọc tin này trong Express ở thư viện tpHCM, tôi ghi vào sổ tay. Bây giờ chuyện này đã in trong Enxyclopédia Britannica, 1985, mục Military-Générals, trong thư viện Khoa học xã hội"
Tuy nhiên , tìm trên http://www.britannica.com/ebc/article-9382164 cũng không thấy nói gì về vụ này bình chọn của Viện Hàn lâm Anh quốc cả.
Tài năng của Hưng Đạo Vương, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn xứng đáng được tôn vinh & trân trọng trong lịch sử nước ta không vì những thông tin gián tiếp về bình chọn 10 vị tướng nào đó.
Laodong.com có bài của nhà sử học Dương Trung Quốc:
Về vị Đại tướng tròn 100 tuổi
“Great Military Leaders and Their Campaigns”.
Không có thông tin nào liên quan về "Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh..."
Wikipedia: Võ Nguyên Giáp
Đánh giá
"Tướng Giáp hoàn toàn tận tụy với nhân dân và đất nước."
Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ,
với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết
"Chiến tranh Nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
và thống nhất đất nước.
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn
đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến
tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp
là tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ. Thượng tướng Giáo sư
Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh
Việt Nam đã trả lời: "Giỏi nhất đương nhiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
rồi đến Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi đến Thượng tướng Nguyễn Hữu
An...". Với quân đội, ông thực sự là tấm gương sáng cho các thế hệ
tướng lĩnh về đạo đức, sự chuẩn mực, tài cầm quân, nghệ thuật chiến
đấu, chiến thắng. Ông là hình ảnh rực sáng, là tượng đài sừng sững
trong lòng cán bộ, chiến sĩ, những người đào hào trong chiến dịch Điện
Biên Phủ, những người đã xẻ dọc Trường Sơn, đào địa đạo Củ Chi đánh Mỹ.
Nếu dân gian có câu: "Người lính dũng cảm trong tay người tướng giỏi"
thì khi có ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những người
lính của đạo quân này vốn xuất thân từ nông dân đã trở thành những
chiến sĩ kiên cường nhất, bất khuất nhất và bách chiến bách thắng.
Nhiều tờ báo của Đảng, của Quân đội, cũng như của công chúng và các
kênh truyền hình trong nhiều năm nay đã luôn nhắc đến ông như là một
thiên tài quân sự kiệt xuất của người Việt.
Ducan Townson, tác giả cuốn Những vị tướng lừng danh xuất bản ở London, đã viết: “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh”.[14]
Tướng Peter Mac Donald,
nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh, đánh giá: “Từ năm
1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến
thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời
đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp
cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực
của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc
kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó
xưa nay chưa từng có”.[15]
Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng
Mỹ (xuất bản năm 1993) viết: “Tài thao lược của tướng Giáp về chiến
lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và
ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ
cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc
gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng
từng một thời là thầy giáo dạy sử”.[16]
Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay,
trong tác phẩm "Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
thiên tài của Việt Nam", sau khi điểm qua quá trình chỉ huy quân đội của
vị tổng tư lệnh, đã nhận xét: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ
trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự
lớn nhất của thế kỷ 20 và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất
của tất cả các thời đại... Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử
hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu
trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy
mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ
(một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu
vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại
của mọi thời đại”.[17]
Trong thời gian gần đây, tại các lễ hội,
mít tinh, giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong nhà, ngoài trời, nhiều
nam nữ thanh niên đã mang ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra
vẫy cổ động. Điều này cho thấy, ông không chỉ là thần tượng của thế hệ
kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây mà còn là hình ảnh lẫm liệt
trong lòng giới trẻ, thanh niên, trí thức ngày hôm nay. Thế hệ trẻ
nhìn nhận lịch sử và ngưỡng mộ ông một cách tự nguyện và chân thành
nhất.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở
Việt Nam mà bạn bè năm châu bốn biển khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp
đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin
rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền
độc lập hôm nay của họ.
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ
tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời
mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại
tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên
đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc
đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland
gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong Bách Khoa
Toàn Thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại
như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia)
đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật
làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân
vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...[18]
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ).
Một cuốn sách bề thế, dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh
màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames&Hudson dành để giới thiệu 59
nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới
trong 2500 năm qua. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật
thứ 59, liền kề với Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Đại chiến II.[19]
Thảo luận: huyền thoại "10 vị tướng tài"
- Trích dẫn: Năm 1987, Hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự hành đầu Thế giới được tổ chức ở Thủ đô Luân Đôn ( Vương quốc Anh) đã nhất trí bầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam là 1 trong số 10 vị tướng huyền thoại xuất sắc nhất của nhân loại mọi thời đại (Việt Nam có 2 người trong danh sách này, người còn lại là Trần Hưng Đạo).
Tôi sẽ cắt ngay phần này ra, bởi vì tin này là một trong những huyền thoại lớn nhất của Việt Nam hiện đại.
Báo chí trong nước lặp đi lặp lại, bảo là do Hội Hoàng gia Anh bầu
chọn, nhưng không hề cho biết 8 vị tướng còn lại là ai. Mấy năm trước
chuyên san Kiến thức ngày nay nhờ người ở Anh cất công đi hỏi Hội
Hoàng gia Anh, rồi Britannica, v.v... không ai nghe thấy cuộc bầu chọn
ngoạn mục ấy. Sau đó các báo khác tắt hẳn tiếng, nhưng dư âm của nó thì
vẫn còn đến bây giờ. Mới tháng trước có người bảo là Hội nghị sử gia thế
giới (xem Thảo luận:Nguyễn Huệ), hôm nay lại có người vào nói là "Hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự hành (sic) đầu Thế giới".
Xin vui lòng, tìm ra được nguồn trích dẫn tin cậy hẵng đưa vào. Không
có cuộc bầu chọn tưởng tượng đó thì tướng Giáp cũng xuất chúng rồi.
Avia (thảo luận) 07:55, 3 tháng 10 2006 (UTC)
- Đồng ý. Tôi cũng thắc mắc chuyện này từ khá lâu rồi. Tmct 08:09, 3 tháng 10 2006 (UTC)
- Ðồng ý với Avia và Tmct. Lê Thy 03:25, 22 tháng 11 2006 (UTC)
Hôm qua mình thật ngượng với mấy người bạn nước ngoài trên đất Nhật.
Trong lúc nói chuyện về lịch sử VN đời nhà Trần, mình có nhắc đến câu
chuyện 10 vị tướng tài, về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Các bạn ấy rất
quan tâm và có hỏi TL nào nói về cuộc bình chọn danh giá ấy, mình hứa
sẽ thông báo sau. Không ngờ về nhà tìm hiểu một đêm trên internet, kết
quả mình nhận được là một con số không, một câu trả lời gần như phủ định
về tính có thật của câu chuyện "bầu chọn 10 vị tướng" kia. Có ai giúp
mình với không! Nguyenbs 16:09, 21 tháng 11 2006 (UTC)
- Tôi có lần đọc tài liệu nói về việc bầu chọn này. Thấy tài liệu ấy nói bầu theo thời đại (Cổ đại, Trung Đại, Cận Đại và Hiện đại). Cổ đại có Xêda (thứ lỗi vì tôi không biêt tên ông này viết thế nào), Haniban. Trung đại có một mình Trần Hưng Đạo, Thời cận đại có Napoleon, Cromeo(?), thời Hiện đại có Võ Nguyên Giáp với lại ai đó không nhớ. Không nhớ tài liệu ấy ở chỗ nào nữa. Hề hề. 203.160.1.47 16:40, 21 tháng 11 2006 (UTC)
Tài liệu thì rất nhiều, thậm chí mô tả tỉ mỉ từ quy trình bầu chọn
đến việc đúc tượng đặt ở bảo tàng, như vậy ai đọc mà không tin kia chứ!
Nhưng vụ đó chỉ là tưởng tượng của Việt Nam ta thôi, vấn đề là ở đó. Chuyên san Kiến thức ngày nay từng kể rõ, tôi tìm lại chua đươc. Các bạn xem tạm bài này [2]. Có khả năng chuyện này ra đời do sự kiện có thật như sau: năm 1983, ngươi ta thêm vào Bách khoa toàn thư Anh quốc (Encyclopaedia Britannica) một số vị tướng, trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp! Mới được thêm vào, mà người Việt nghe thì mừng quýnh, cứ ngỡ là xếp đầu bảng! Avia (thảo luận) 02:53, 22 tháng 11 2006 (UTC)
Tôi có đọc một số bài viết, nói cuộc "bầu chọn" này chỉ là "bịa đặt",
một thông tin không chính thống và không kiểm chứng được, nên tôi cho
rằng: "Năm 1987, Hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự hành đầu Thế
giới được tổ chức ở Thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh) đã nhất trí bầu Đại
tướng Võ Nguyên Giáp" là không chính xác! NHHP 13:18, ngày 14 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- thiết nghĩ dù có hay không có cuộc bầu chọn đó thì VNG vẫn là 1 anh hùng dân tộc không ai có thể chối cãi được. VNG đã vận dụng các chiến lược quân sự 1 cách cực kỳ tinh xảo để kết hợp lại và đánh bại thực dân Pháp (tôi sẽ sử dụng từ đánh bại ở đây bởi vì tôi thấy nó xứng đáng). có thể các bạn nói tôi không nên dùng từ "đánh bại" nhưng các bạn có thể xem kỹ lại: "cái bánh ngọt" Đông Dương quả thật rất béo bở mà không có 1 cường quốc nào có thể cưỡng lại được (nhất là "cái bánh ngọt" VN) Pháp sẽ không rút chạy nếu như không bị thua xiểng liễng .trong 1 phim tài liệu tôi được xem thì anh bộ đội VN nhỏ choắt người ghí súng vào hàng chục lính Pháp giơ tay vẫy cờ trắng xin hàng. xin hỏi các bạn nếu người Pháp không thua thì tại sao lại đầu hàng vô điều kiện như vậy. còn một chi tiết nữa mà tôi muốn thêm vào là: khi được Tướng Pháp mời sang "thăm" Điện Biên Phủ, VNG đã chỉ nhìn tổng thể 1 lần duy nhất pháo đài ĐBP này và khi về đã vẽ lại sơ đồ y như đúc cấu trúc của nó và điều đó đã giúp ta "hạ thành" ĐBP 1 cách thuận lợi hơn. Võ Nguyên Giáp hay Trần Hưng Đạo điều là những huyền thoại không ai có thể chối cãi được. tôi không thích 1 ai đó vì không thích CSVN mà lại bôi nhọ VNG hay các vĩ nhân của VN 1 cách mù quáng điên khùng. tôi càng không thích đề cao quá mức như là bịa đặt cuộc bầu chọn này (có thể) chắc hẳn ông VNG cũng không thích như vậy đâu. họ như thế nào thì cứ nói sự thật không thêm thắt cũng như không xuyên tạc đạo đức, tư cách, tài năng của họ vì tất cả sự thật mọi người đều biết cả rồi.
- nếu bạn nào thấy ý kiến của tôi có gì sai lệch hoặc không đúng thì đính chính hoặc vào YM : tiachop911 để thảo luận trực tiếp với tôi
- Tiachop911 09:41, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)tiachop911Tiachop911 09:41, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)
- Wikipedia chỉ nên có các thông tin có thể kiểm chứng được và từ các nguồn tin cậy được. Các ý kiến, lối nhìn, niềm tin... của cá nhân hay người viết không thể mang vào Wikipedia vì đây không phải là một diễn đàn. Mekong Bluesman 16:59, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)
Phần đánh giá mang tính bốc thơm quá, ko trung lập rồi58.186.66.231 10:51, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
Quả thật hồi trước trên báo Kiến thức ngày nay có đưa thông tin đó,
nhưng giờ tìm trên net không thấy. Tôi nhớ danh sách đó có Alexandre Đại
đế, Thành Cát Tư Hãn, Napoleon, Kutuzov, Zhukov... cùng với 2 tướng
Việt Nam là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, giờ không thấy trên net, có
thể là cuộc bầu chọn do một tổ chức nhỏ nào đó chăng (nếu là hoàng gia
Anh thì phải có thông tin). Tôi search thử Trần Hưng Đạo + Võ Nguyên
Giáp + Zhukov thì chỉ ra kết quả một diễn đàn về lịch sử, các mem trong
đó ngồi bình chọn 10 vị tướng xuất sắc nhất, có nhắc đến 2 ông tướng của
ta. conbo 11:19, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)
- Một bầu chọn vui của các báo chí ta gồm một vài tướng châu Âu rồi búa xua tướng Cộng Sản, tôi nghĩ không cần phải bàn luận nhiều, ai dám bỏ vô thì người đó thực là không biết ngượng vậy Quycuocthat 07:28, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)
Ngượng thế nào hả bạn?? Bạn cảm thấy hai tướng VN không xứng đáng đứng trong top 10 thế giới sao? tôi đã xem kỹ danh sách 10 đó rồi, trong đó có 2 người của thời dân chủ tư sản (có Olivơ -Cromwen của Anh). VN phải có ít nhất 7 tướng giỏi hơn ông người Anh này! Tôi không quan tâm có cuộc bầu chọn top 10 thất hay ko nhưng nếu có thì tôi cũng thấy 2 đại diện VN là xứng đáng. Tự bản thân mình phải ý thức dân tộc mình có những thiên tài kiệt xuất, không thua kém dân tộc nào trân thế giới. Còn về cuộc bầu chọn này thì khi chưa có căn cứ rõ ràng thì không nên đưa vào các tài liệu chính thức, không nên viện dẫn trong tranh cãi cũng như đừng vội khoe với bè bạn 5 châu. Về tướng VNG, tôi phản đối các ý kiến bị ảnh hưởng bởi ác cảm chính trị với chủ nghĩa cộng sản mà phủ nhận tài năng và công lao của tướng VNG. Chúng ta cần có cái nhìn khách quan, cầu thị. (thân ái!) Daibangchinhchien (thảo luận) 03:30, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)
chính xác tướng Giáp còn là ủy viên TW và Phó thủ tướng đến năm 1991. còn cuộc bầu chọn hình như hoàng gia Anh hay hội đồng quân sự nào đó của Anh thật. không nhớ rõ. —thảo luận quên ký tên này là của 58.187.66.27 (thảo luận • đóng góp)
- Nếu không biết, không biết rõ hay không kiểm chứng được thì không mang vào Wikipedia được. Mekong Bluesman 18:05, ngày 12 tháng 9 năm 2007 (UTC)
- Nguồn: Vi.wikipedia.org/
VOA Tiếng Việt 13 tháng 3 2010
Khen quá lố, không nên!
Bùi
Tín viết riêng cho VOA
Ðầu năm nay, báo Quân đội nhân dân ở
trong nước đăng một số bài báo ca ngợi Ðại tướng Võ Nguyên Giáp "nhân
dịp đại tướng bước vào tuổi 100", trong đó nổi bật nhất là bài của tiến
sỹ Hồ Ngọc Sơn, nhan đề Thiên Tài Quân Sự Võ Nguyên Giáp.
Để giới thiệu bài viết này, ban biên tập báo Quân đội Nhân dân đưa lại tin: "Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có 2 vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống".
Tin trên đây đã được báo Quân đội Nhân dân đưa ra từ năm 1993, không nói rõ nguồn tin ấy lấy từ đâu, sau đó không được một cơ quan truyền thông quốc tế nào xác nhận, nhưng thỉnh thoảng lại được nhắc lại ở trong nước, nghiễm nhiên được một bộ phận độc giả trong nước coi là sự thật. Đến nay, tin ấy lại xuất hiện và tác giả Hồ Ngọc Sơn cũng truyền bá tin này và dựa vào đó để ca ngợi tướng Giáp bằng những thậm từ tuyệt đối.
Tôi luôn theo quan điểm tôn trọng sự thật đúng như nó có. Không thêm không bớt. Không tô hồng, cũng không bôi đen. Không đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại. Không vì ghét ai, giận ai thì tô vẽ họ xấu hơn thực tế dù chỉ một chút, cũng không thân với ai, ưa ai thì tả người ấy tốt hơn thực tế, che dấu bớt mặt xấu một chút. Làm như thế là thiếu công tâm, thiếu khách quan, thiếu lương thiện.
Quả thật đánh giá đúng, thật đúng một con người không dễ chút nào. Mỗi người đều vừa là tác nhân, là chứng nhân của lịch sử, vừa có thể là nạn nhân của lịch sử. Một việc làm có thể đúng về mặt này, trong phạm vi này, lại sai trái về mặt khác, trong phạm vi khác. Lại còn tuỳ theo điều kiện khách quan, tuỳ theo chỗ đứng và góc nhìn, lại còn tuỳ theo lập trường và nhãn quan chính trị.
Tôi có một quá trình quan hệ khá đặc biệt với tướng Giáp để hiểu khá rõ, không dám nói là sâu, là đúng về ông. Tôi gặp ông từ hồi 1948 khi ông còn đi xe đạp từ Việt Bắc về Quân khu IV ở gần Vinh, rồi sau đó ở Tuyên Quang để nghe ông phổ biến nghị quyết về chuẩn bị Tổng phản công. Rồi những cuộc họp tổng kết những chiến dịch lớn ở Việt Bắc và ở Hà Nội. Những lần ông đến thăm báo Quân đội Nhân dân. Đầu tháng 5-1975 ông vào Sài Gòn, yêu cầu tôi trực tiếp tổ chức rồi trực tiếp hướng dẫn cuộc đi xem xét tình hình: thăm cơ sở đặc công (ông Ba Mủ, Tư Chu...), cơ sở chính trị (ông Ba Thực), gia đình mẹ chiến sỹ (Má Tư cầu Muối ), thăm qua các phố xá Chợ Lớn. Sau đó ông cũng yêu cầu tôi đi cùng xuống Cần Thơ thăm Quân khu IX, gặp cả nhóm "đường mòn trên biển". Suốt 2 năm 1977 và 78 tôi đi cùng ông và Đoàn đại biểu quân sự sang Trung Quốc, Liên Xô, CHDC Đức, Ba Lan, Hungari, rồi đi nghỉ ở Sochi bên bờ Hắc Hải. Tôi làm nhiệm vụ trợ lý báo chí cho bộ trưởng, giúp ông trả lời các cuộc phỏng vấn, và mỗi buổi sáng là người đầu tiên làm việc, cùng ăn sáng với ông để báo cáo những tin tức quốc tế mới nhất tôi nghe, ghi được qua máy thu thanh và báo chí. Ở Hà Nội, tôi thường ghé nhà ông trao đổi tình hình, đặt bài ông viết cho báo Nhân dân Chủ nhật. Ông rất muốn biết tình hình xã hội. Ông có lần thốt lên: Như cậu Tín, làm nhà báo sướng thật, muốn vào Chợ Lớn, đi chợ trời, uống sinh tố vỉa hè, ăn sầu riêng Lái Thiêu, tha hồ tự do, mình thì họ cấm!" (vì bảo vệ, an ninh ngăn cản).
Tôi kể lể như trên để bạn đọc hiểu tôi có điều kiện quan sát rất gần, về nhiều mặt, khá cụ thể, sinh động về nhân vật này, huống gì tôi là nhà báo, tò mò, gặp dịp hiếm, cố gặng hỏi ông một số điều ít ai biết, để có điều kiện được nhận xét về ông, và sẽ viết về ông. Tôi đã có một số bài ngắn, mong góp phần nhỏ nhận xét về một nhân vật gắn bó với thời cuộc nước ta, nhưng vài bạn ngăn lại, "lúc này có bao nhiêu chuyện cần kíp khác".Tôi gác lại, để dịp khác.
Qua bài này tôi chỉ góp ý với báo Quân đội Nhân dân và tác giả Hồ Xuân Sơn về bài báo nói trên.
Năm 1994 và 1996 tôi sang London theo lời mời của nhà xuất bản HURST. Bà Judie Stowe trưởng ban Việt ngữ hãng BBC đưa tôi đến thăm Viện nghiên cứu Viễn Đông và Thư viện Hoàng gia. Tôi cố tìm xem có một tin nào về Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh "bàn và bầu ra 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại" hay không, thì đều được trả lời là không! Tôi mở máy computơ tại chỗ, tra cứu, đều không thấy gì.Vậy thì đó chỉ là chuyện tưởng tượng, phao tin, bịa đặt, kẻ tung người hứng trên đất ta.
Tôi sang Mỹ nhiều lần, thường ghé qua Thư viện Quốc hội Mỹ - Library of Congress - kho lưu trữ sách báo đồ sộ nhất thế giới, tại đó có thể tìm đọc những báo Nam Phong, Thanh Nghị, Cứu quốc, Nhân dân... từng trang được lưu cẩn thận trên phim, muốn có phiên bản trang nào là có thể có ngay. Tại đó tôi thử tìm tin về 10 hay 100 nhận vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại đều không thấy.
Bởi vì năm 1993, báo Quân đội Nhân dân cùng báo Lao động và Thanh niên còn đưa tin là tháng 2- 1984 cũng Hội đồng Hoàng gia Anh đã chọn trong một danh sách 98 viên danh tướng từ cổ chí kim, bỏ phiếu bầu ra 10 vị kiệt xuất nhất để đúc tượng vàng(!) sẽ được đặt tại Viện bảo tàng London (!). Để cho đáng tin, người bịa tin này kể ra tên 3 viên tướng thời Cổ đại là Alexandre Đại đế, Hannibal và César, thời Trung đại là Hưng Đạo Đại Vương, thời dân chủ tư sản là Cromwell và Fredéric Đại đế (nước Phổ), thời Cận đại là Napoléon đệ Nhất và Kutuzov (Nga), thời cận đại là Zukov và Võ Nguyên Giáp.
Để thêm dấm ớt cho tin bịa đặt giật gân trên đây,bản tin còn ghi thêm là Frédéric Đại đế chỉ được 71 % số phiếu bầu, Kutuzov được 72 % số phiếu trong khi Napoléon, Zukov và Võ Nguyên Giáp đều được 100 % số phiếu.
Tôi đã hỏi nhà báo Đỗ Văn, nguyên quyền trưởng ban Việt ngữ của hãng BBC, London, anh trả lời: "Tôi xác định không hề có việc vinh danh như vậy; đó là một tin hoàn toàn vô căn cứ". Anh cho biết thêm: Năm 1992, tiến sỹ John Lewis Pimlott viết cuốn sách "Vietnam-the Decisive Battles" - Việt Nam, Những Trận Ðánh Quyết định - lúc ấy tác giả là giáo sư tại Học viện Quân sự Hoàng gia Anh - Royal Military Academy - trong cuốn sách ấy tác giả ca ngợi trận Điện Biên Phủ và tướng Giáp, không hề nói gì đến các tướng của nước khác.
Thế là mọi sự đều rõ. Tôi để công tra cứu trên mạng Google và mạng Wikipedia - bách khoa toàn thư mở cho toàn thế giới - cũng không có chuyện bình chọn quốc tế này.
Tôi muốn nhắn Ban biên tập báo Quân đội Nhân dân kiểm tra kỹ những bài đăng trên báo, tôn trọng người đọc, bảo đảm tính chân thật, tin quan trọng cần có bằng chứng cụ thể. Tôi cũng nhắn tác giả Hồ ngọc Sơn có dũng khí cải chính trên báo, xin lỗi bạn đọc và xin lỗi tướng Võ Nguyên Giáp. Vì nói sai về người khác, dù cho bôi xấu hay khen quá lố đều là không nên. Con người có nhân cách tự trọng không bao giờ muốn người khác khen quá lời về bản thân mình... (trích)
Để giới thiệu bài viết này, ban biên tập báo Quân đội Nhân dân đưa lại tin: "Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có 2 vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống".
Tin trên đây đã được báo Quân đội Nhân dân đưa ra từ năm 1993, không nói rõ nguồn tin ấy lấy từ đâu, sau đó không được một cơ quan truyền thông quốc tế nào xác nhận, nhưng thỉnh thoảng lại được nhắc lại ở trong nước, nghiễm nhiên được một bộ phận độc giả trong nước coi là sự thật. Đến nay, tin ấy lại xuất hiện và tác giả Hồ Ngọc Sơn cũng truyền bá tin này và dựa vào đó để ca ngợi tướng Giáp bằng những thậm từ tuyệt đối.
Tôi luôn theo quan điểm tôn trọng sự thật đúng như nó có. Không thêm không bớt. Không tô hồng, cũng không bôi đen. Không đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại. Không vì ghét ai, giận ai thì tô vẽ họ xấu hơn thực tế dù chỉ một chút, cũng không thân với ai, ưa ai thì tả người ấy tốt hơn thực tế, che dấu bớt mặt xấu một chút. Làm như thế là thiếu công tâm, thiếu khách quan, thiếu lương thiện.
Quả thật đánh giá đúng, thật đúng một con người không dễ chút nào. Mỗi người đều vừa là tác nhân, là chứng nhân của lịch sử, vừa có thể là nạn nhân của lịch sử. Một việc làm có thể đúng về mặt này, trong phạm vi này, lại sai trái về mặt khác, trong phạm vi khác. Lại còn tuỳ theo điều kiện khách quan, tuỳ theo chỗ đứng và góc nhìn, lại còn tuỳ theo lập trường và nhãn quan chính trị.
Tôi có một quá trình quan hệ khá đặc biệt với tướng Giáp để hiểu khá rõ, không dám nói là sâu, là đúng về ông. Tôi gặp ông từ hồi 1948 khi ông còn đi xe đạp từ Việt Bắc về Quân khu IV ở gần Vinh, rồi sau đó ở Tuyên Quang để nghe ông phổ biến nghị quyết về chuẩn bị Tổng phản công. Rồi những cuộc họp tổng kết những chiến dịch lớn ở Việt Bắc và ở Hà Nội. Những lần ông đến thăm báo Quân đội Nhân dân. Đầu tháng 5-1975 ông vào Sài Gòn, yêu cầu tôi trực tiếp tổ chức rồi trực tiếp hướng dẫn cuộc đi xem xét tình hình: thăm cơ sở đặc công (ông Ba Mủ, Tư Chu...), cơ sở chính trị (ông Ba Thực), gia đình mẹ chiến sỹ (Má Tư cầu Muối ), thăm qua các phố xá Chợ Lớn. Sau đó ông cũng yêu cầu tôi đi cùng xuống Cần Thơ thăm Quân khu IX, gặp cả nhóm "đường mòn trên biển". Suốt 2 năm 1977 và 78 tôi đi cùng ông và Đoàn đại biểu quân sự sang Trung Quốc, Liên Xô, CHDC Đức, Ba Lan, Hungari, rồi đi nghỉ ở Sochi bên bờ Hắc Hải. Tôi làm nhiệm vụ trợ lý báo chí cho bộ trưởng, giúp ông trả lời các cuộc phỏng vấn, và mỗi buổi sáng là người đầu tiên làm việc, cùng ăn sáng với ông để báo cáo những tin tức quốc tế mới nhất tôi nghe, ghi được qua máy thu thanh và báo chí. Ở Hà Nội, tôi thường ghé nhà ông trao đổi tình hình, đặt bài ông viết cho báo Nhân dân Chủ nhật. Ông rất muốn biết tình hình xã hội. Ông có lần thốt lên: Như cậu Tín, làm nhà báo sướng thật, muốn vào Chợ Lớn, đi chợ trời, uống sinh tố vỉa hè, ăn sầu riêng Lái Thiêu, tha hồ tự do, mình thì họ cấm!" (vì bảo vệ, an ninh ngăn cản).
Tôi kể lể như trên để bạn đọc hiểu tôi có điều kiện quan sát rất gần, về nhiều mặt, khá cụ thể, sinh động về nhân vật này, huống gì tôi là nhà báo, tò mò, gặp dịp hiếm, cố gặng hỏi ông một số điều ít ai biết, để có điều kiện được nhận xét về ông, và sẽ viết về ông. Tôi đã có một số bài ngắn, mong góp phần nhỏ nhận xét về một nhân vật gắn bó với thời cuộc nước ta, nhưng vài bạn ngăn lại, "lúc này có bao nhiêu chuyện cần kíp khác".Tôi gác lại, để dịp khác.
Qua bài này tôi chỉ góp ý với báo Quân đội Nhân dân và tác giả Hồ Xuân Sơn về bài báo nói trên.
Năm 1994 và 1996 tôi sang London theo lời mời của nhà xuất bản HURST. Bà Judie Stowe trưởng ban Việt ngữ hãng BBC đưa tôi đến thăm Viện nghiên cứu Viễn Đông và Thư viện Hoàng gia. Tôi cố tìm xem có một tin nào về Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh "bàn và bầu ra 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại" hay không, thì đều được trả lời là không! Tôi mở máy computơ tại chỗ, tra cứu, đều không thấy gì.Vậy thì đó chỉ là chuyện tưởng tượng, phao tin, bịa đặt, kẻ tung người hứng trên đất ta.
Tôi sang Mỹ nhiều lần, thường ghé qua Thư viện Quốc hội Mỹ - Library of Congress - kho lưu trữ sách báo đồ sộ nhất thế giới, tại đó có thể tìm đọc những báo Nam Phong, Thanh Nghị, Cứu quốc, Nhân dân... từng trang được lưu cẩn thận trên phim, muốn có phiên bản trang nào là có thể có ngay. Tại đó tôi thử tìm tin về 10 hay 100 nhận vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại đều không thấy.
Bởi vì năm 1993, báo Quân đội Nhân dân cùng báo Lao động và Thanh niên còn đưa tin là tháng 2- 1984 cũng Hội đồng Hoàng gia Anh đã chọn trong một danh sách 98 viên danh tướng từ cổ chí kim, bỏ phiếu bầu ra 10 vị kiệt xuất nhất để đúc tượng vàng(!) sẽ được đặt tại Viện bảo tàng London (!). Để cho đáng tin, người bịa tin này kể ra tên 3 viên tướng thời Cổ đại là Alexandre Đại đế, Hannibal và César, thời Trung đại là Hưng Đạo Đại Vương, thời dân chủ tư sản là Cromwell và Fredéric Đại đế (nước Phổ), thời Cận đại là Napoléon đệ Nhất và Kutuzov (Nga), thời cận đại là Zukov và Võ Nguyên Giáp.
Để thêm dấm ớt cho tin bịa đặt giật gân trên đây,bản tin còn ghi thêm là Frédéric Đại đế chỉ được 71 % số phiếu bầu, Kutuzov được 72 % số phiếu trong khi Napoléon, Zukov và Võ Nguyên Giáp đều được 100 % số phiếu.
Tôi đã hỏi nhà báo Đỗ Văn, nguyên quyền trưởng ban Việt ngữ của hãng BBC, London, anh trả lời: "Tôi xác định không hề có việc vinh danh như vậy; đó là một tin hoàn toàn vô căn cứ". Anh cho biết thêm: Năm 1992, tiến sỹ John Lewis Pimlott viết cuốn sách "Vietnam-the Decisive Battles" - Việt Nam, Những Trận Ðánh Quyết định - lúc ấy tác giả là giáo sư tại Học viện Quân sự Hoàng gia Anh - Royal Military Academy - trong cuốn sách ấy tác giả ca ngợi trận Điện Biên Phủ và tướng Giáp, không hề nói gì đến các tướng của nước khác.
Thế là mọi sự đều rõ. Tôi để công tra cứu trên mạng Google và mạng Wikipedia - bách khoa toàn thư mở cho toàn thế giới - cũng không có chuyện bình chọn quốc tế này.
Tôi muốn nhắn Ban biên tập báo Quân đội Nhân dân kiểm tra kỹ những bài đăng trên báo, tôn trọng người đọc, bảo đảm tính chân thật, tin quan trọng cần có bằng chứng cụ thể. Tôi cũng nhắn tác giả Hồ ngọc Sơn có dũng khí cải chính trên báo, xin lỗi bạn đọc và xin lỗi tướng Võ Nguyên Giáp. Vì nói sai về người khác, dù cho bôi xấu hay khen quá lố đều là không nên. Con người có nhân cách tự trọng không bao giờ muốn người khác khen quá lời về bản thân mình... (trích)
Bàn về 10 vị tướng vỹ đại nhất của mọi thời đại
Trích:
Từ giữa thập kỷ 80 (XX), rộ lên "Câu chuyện về mười vị tướng". Người
đầu tiên đưa thông tin này có lẽ là Trần Quốc Vượng: "Năm 1985, tôi đọc
tin này trong Express ở thư viện thành phố Hồ Chí Minh"... Nghe thông
tin này, Nông Quốc Chấn làm thơ đầy tự hào "những người bỏ phiếu đã dành
cho Việt Nam hai danh tướng quân". Từ đó rất nhiều bài báo, tạp chí
đăng tin và bình luận về sự kiện này. Có đến vài chục bài. Đầu năm 1994
Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội phát hành quyển sách "Mười danh
tướng thế giới". Cuốn sách chất lượng chưa cao nhưng cũng cung cấp được
tiểu sử vắn tắt của mười danh tướng thế giới. Phần mở đầu tác giả Trần
Thị Vinh - Viện sử học Việt Nam - giới thiệu khá chi tiết quá trình
người ta tổ chức giới thiệu, bầu chọn và tôn vinh các danh tướng kể kẻ
việc đúc tượng vàng đặt ở bảo tàng quân sự Luân Đôn. Người ta không quên
đưa cụ thể thời gian tuyển chọn (tháng 2/1984) số lượng các nhà Khoa
học quốc tế dự bầu và tỷ lệ số phiếu giành cho mỗi danh tướng. Các số
liệu này làm cho thông tin càng trở nên hấp dẫn.Suốt mấy năm, câu chuyện Mười vị tướng lan rộng. Đông đảo người mình nhắc lại thông tin này một cách chân thành với niềm tự hào chính đáng. Bởi người ta nghĩ rằng cả thế giới chỉ chọn được mười người mà Việt Nam chiếm tới hai vị là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, là những danh tướng Việt Nam có tính huyền thoại.
Nhưng cũng có người phân vân nên đặt câu hỏi cho chương trình KCT của Vô tuyến truyền hình và Nguyễn Lân Dũng đã trả lời thận trọng. "Đây chỉ mới là tin đồn". Người ta thắc mắc, phân vân cũng phải, bởi vì tất cả các tin bài trên các báo, kể cả tập sách của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội nói trên đều không ghi một xuất xứ nào cụ thể. Ngay tạp chí lịch sử quân sự (số 2/1993) cũng chỉ ghi theo Bách khoa thư của Anh (1985). Các báo khác lại ghi "Theo tài liệu của PTS Trần Thị Vinh - Viện sử học". Bản thân tác giả này cũng chỉ ghi "theo Bách khoa thư Anh 1985". Không một ai đưa được một xuất xứ cụ thể như báo nào ở nước Anh ngày nào tường thuật việc bình chọn dnh tướng này...
Năm tháng đi qua, câu chuyện về Mười vị tướng tưởng như dừng lại và trở thành một huyền thoại. Không ngờ Hội nghị Trung ương ba khoá VIII, mùa hè 1998 nêu lại vấn đề và đưa ra một kết luận (cùng với kết luận về hai vấn đề khác) khẳng định về câu chuyện Mười vị tướng rằng: "đây là tin hoàn toàn không đúng sự thật. Việc không có mà bịa đặt ra như vậy là xúc phạm danh dự của dân tộc, và đến cả những cá nhân có liên quan".
Kết luận này được phổ biến rộng rãi - nhiều người có hiểu biết rất phân vân về kết luận này của Hội nghị Trung ương vì ba lẽ:
Một là mấy chục năm qua có biết bao vấn đề lịch sử lớn liên quan đến vai trò của Đảng và rất bức xúc như vụ "Nhóm chống Đảng", các vụ xử lý oan sai... Nhân dân rất mong có kết luận. Trong khi đó câu chuyện "Mười vị tướng" liên quan đến giới sử học trong và ngoài nước, sao không để giới sử học tìm tòi xác định mà Trung ương lại tự mình đưa ra kết luận? Hai là câu chuyện này đang có tính chất truyền miệng gần như huyền thoại trong dân gian, dù có, dù không, dù xuất xứ chưa rõ, cứ để vậy nếu không có lợi thì cũng không có hại gì. Có gì cấp thiết, nguy hại đâu mà Trung ương phải ra tay ngăn chặn. Ba là, kết luận của Trung ương cho rằng "việc này xúc phạm danh dự của dân tộc..." e rằng không thể thoả đáng. Người ta tôn vinh các danh tướng thế giới trong đó có danh tướng Việt Nam. Tuy chưa hẳn là sự thật nhưng việc tôn vinh đó cũng hợp đạo lý, hợp lòng người nên không thể coi là một sự xúc phạm!
Có chăng, qua kết luận này, người ta có thể hiểu được "ý tứ" của người chuẩn bị dự thảo và người đưa ra Trung ương bản kết luận này. Oái oăm là giữa tháng 9/1998, một tháng sau khi có "kết luận" trên, báo Pháp luật vẫn tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng và bị Ban Văn hoá tư tưởng phê phán. Và tạp chí Thông tin công tác tư tưởng tháng 10/1998 lại có bài mạnh mẽ "đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng". Trong đó có đoạn phê phán việc các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng. Bài báo này lại gây ra một đợt tranh luận mới, tuy không thêm được thông tin gì mới và cũng không đi tới đâu nhưng hậu quả đi ngược lại với mong muốn của cơ quan văn hoá tư tưởng.
Sự kiện "Mười vị tướng thế giới" liên quan đến "Việt Nam và thế giới trong thế kỷ 20" cho nên người viết tập này cố gắng góp phần tiếp cận lịch sử. Theo yêu càu trên tình bạn, Vương Thừa Phong, Đại sứ nước ta ở Anh (từ 2001) có gửi cho người viết những hàng này một tập tư liệu gồm các thư của một số cơ quan hữu quan Anh trả lời nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Trí hồi 1993 - 1994. Xin được trích vài đoạn:
1. Hội đồng Hoàng Gia Anh
"Rất tiếc là chúng tôi không có thông tin gì về chuyện Hội đồng khoa học Hoàng Gia Anh năm 1984, kể cả việc tuyển chọn mười danh tướng lịch sử". Đây không phải là lĩnh vực mà tổ chức này quan tâm.
Có thể có một nguồn thông tin mà chúng tôi có thể gợi ý nếu các bạn chưa tìm đến. Đó là Bảo tàng chiến tranh Hoàng Gia (có thể coi như là Bảo tàng quân đội)".
Alan J. Clark 29-11-1993
2. Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia
"Rất cảm ơn các bạn về bức thư ngày 18/11. Tôi e rằng chúng tôi không biết gì về nội dung bức thư đề cập đến và chuyện ấy cũng không được triển lãm ở đây".
Alan Borg 23 - 11 - 1993
3. Bảo tàng Anh (The Brilish Museum)
“Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các nơi nhưng không thể tìm được nguồn gốc câu chuyện về Mười vị tướng vĩ đại. Chắc chắn rằng Bảo tàng Anh chưa bao giờ có một triển lãnh như vậy. Một khả năng khác có thể có là một cuốn sách, một bài báo, một chuyện kể nào đó trên tivi. Tôi có thể nhớ lại đôi điều trong đó có nói về tướng Giáp nhưng số lượng đề cập đến là 100 hoặc 50”...
Ml.Caygill 2-12-1993
4. Thư viện Anh
“Chúng tôi đã đọc tất cả các số báo “Ngôi sao buỏi sáng” (The Morning Star) tháng 2/1984, không có bài nào nói về chuyện liên quan đến các danh tướng trong đó có tướng Giáp và Hưng Đạo Vương. Tôi cũng đã soát lại mục lục báo thời đại (The time) cả năm 1984 và cũng không thấy nói đến vấn đề này, kể cả Hội đồng Khoa học Hoàng Gia, chắc chắn không có những sự kiện đã diễn ra trùng với thời gian bạn đề cập; không thể tìm thấy bất cứ điều gì qua lưu trữ báo của thư viện”
***** 26-4-1994
Các thông tin trên từ các cơ quan có liên quan và có thẩm quyền từ nước Anh có thể góp phần giải đáp khá rõ ràng có hay không có việc tuyển chọn và trưng bày tượng Mười danh tướng thế giới.
Tuy nhiên các sách báo Việt Nam về việc này đều có nhắc đến từ điển bách khoa Anh (Encyclopedia Britannica) 1985 (EB). Chúng ta hãy đến với bộ sách này: ở đây dựa vào sự tra cứu khá công phu của Minh Hiền. Minh Hiền tham gia soạn thảo từ điển Bách khoa Việt Nam, có điều xuất bản lần thứ 14 năm 1973 rất đồ sộ, gồm tới 30 volumes, nhưng đến năm 1983, hội đồng biên soạn EB điều chỉnh bổ sung để tái bản lần thứ 15 và lấy tên là The New Encyclopedia Britanica (TNEB). TNEB ra đời năm 1983 có bổ sung thêm những vị tướng soái kiệt xuất thế giới mà các lần xuất bản trước chưa có, trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Mục từ Trần Hưng Đạo có 38 giòng, 270 từ, đánh giá: “Hưng Đạo Vương một gương mặt hình như huyền thoại của lịch sử Việt Nam, nhà chiến lược quân sự xuất sắc đã đánh thắng quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, và là người anh hùng dân tộc trong nền văn hoá của Việt Nam ngày nay...”. Mục tư Võ Nguyên Giáp có 70 giòng, 490 từ, đánh giá: “Tướng Giáp nhà lãnh đạo chính trị, quân sự đã hoàn thiện chiến lược, chiến thuật của chiến tranh du kích và chiến tranh quy ước, lãnh đạo Việt Minh đánh thắng Pháp, chấm dứt nền thống trị thực dân ở Đông Nam á, và sau đó đã đưa đến thắng lợi của Bắc Việt Nam đánh thắng Mỹ”... Phải chăng việc Hội đồng biên soạn EB thẩm định lại bổ sung các từ mục về các danh tướng (Inilita** generals) trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp để xuất bản thành TNEB năm 1983 có ít nhiều liên quan đến “tin đồn” về”Mười danh tướng thế giới” và huyền thoại về hai danh tướng Việt Nam được thế giới tôn vinh. Người ta chú ý mấy chỗ trùng hợp: Tin nào cũng nêu Bách Khoa từ điển Anh, thời gian xuất hiện 1983 - 1984, tên tuổi hai danh nhân Việt Nam và sự nhìn nhận của thế giới.
Trong lịch sử thế giới và Việt Nam có những anh hùng kiệt xuất được người kính trọng, tôn thờ và trở thành những nhân vật huyền thoại, được truyền tụng muôn thuở. Dân gian có muôn ngàn cách để huyền thoại hoá thần lượng của mình. Phải chăng”câu chuyện Mười vị tướng” được xây dựng, lưu truyền rộng rãi. lưu truyền với lòng tự hào và thành kính, là một trong muôn ngàn huyền thoại ấy. Phải chăng đấy là ý nghĩa triết học sâu sắc nhất của câu chuyện “Mười vị danh tướng thế giới”.
Theo: Lichsuvn.info/