Tim thông tin blog này:

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Những hình ảnh về dòng họ Đèo và xứ Thái tự trị (I)

1. Xứ Thái
- Từ 1067 trở về trước : Mường Ngưu Hống (vương quốc Đại Lý).
– Từ 1067 đến 1280 : Mường Ngưu Hống (châu Đà Giang).
– Từ 1337 đến 1466 : Mường Lễ (châu Ninh Viễn).
– Từ 1466 đến 1490 : Thừa tuyên Hưng Hóa.
– Từ 1490 đến 1509 : Xứ Hưng Hóa.
– Từ 1509 đến 1831 : Trấn Hưng Hóa.
– Từ 1831 đến 1841 : Tỉnh Hưng Hóa.
– Từ 1841 đến 1890 : Phủ Điện Biên.
– Từ 1890 đến 1947 : Sip Song Chau Tai (Mười hai xứ Thái).
– Từ 1947 đến 1948 : Liên bang Thái tự trị (Fédération thaï).
– Từ 1948 đến 1950 : Khu tự trị Thái (Pays thaï), hoặc Sip Hoc Chau Tai (Mười sáu xứ Thái).
– Từ 1950 đến 1955 : Khu tự trị Thái.
– Từ 1955 đến 1962 : Khu tự trị Thái-Mèo.
– Từ 1962 đến 1975 : Khu tự trị Tây Bắc.


Vị trí xứ Thái trên bản đồ Đông Dương (1889 – 1891).
Xứ Thái (hình phóng to).
Vị trí xứ Thái trên bản đồ Việt Nam (thời điểm 1950).
Quang cảnh Lai Châu (ảnh chụp năm 1920).
Ngã ba sông Đà.
Hoa ban trắng – Biểu tượng đẹp của núi rừng Tây Bắc.
Những hình ảnh về đoàn thám hiểm của Auguste Pavie (Thống đốc Luang Prabang) trong chuyến thăm chúa Đèo Văn Trị, năm 1891 :
Bìa cuốn sách Auguste Pavie – nhà thám hiểm chân đất.
Lai Châu nhìn từ đất Lào.
Đoàn thám hiểm của Auguste Pavie dừng chân tại một bản Thái Đen (Táy Đăm).
Lê Quản Phong – một người Kinh.
Cầm Koui – một người Hoa.
Cầm Hưng.
Những chiếc thuyền nan của người Thái ở bến sông Đà.
Những người chèo thuyền đưa đoàn thám hiểm vượt ghềnh sang đất Lào.
Auguste Pavie (1847 – 1925) và đoàn tùy tùng người Thái Đen.
Chân dung Cầm Dọi – em trai của chúa Đèo Văn Trị.
Thiếu nữ Thái Trắng (ảnh chụp tại Lai Châu năm 1930).
Thiếu nữ Thái Đen (ảnh chụp tại Sơn La năm 1930).
Lá cờ Liên bang Thái tự trị (Fédération thaï), sử dụng từ 1948 đến 1955.
Huy hiệu của dòng họ Đèo.
Thứ tự các lãnh chúa họ Đèo :
Đèo Cầm Công (Lò Cầm Công) – cuối thế kỷ XVII
Đèo Kim Cát (Cầm Cát) – đầu thế kỷ XVIII
Đèo Văn An (Cầm Văn An) – cuối thế kỷ XVIII
Đèo Văn Sinh (Đèo Văn Seng, Cầm Văn Sinh) – đầu thế kỷ XIX
Đèo Văn Trị (1848 – 1908, Cầm Oun)
• Đèo Văn Ân (1884 – 1969, tạo So)
Đèo Văn Long (1887 – 1975, tạo Láy)
Đèo Nàng Tơi (1914 – 2008)
Huy hiệu Tiểu đoàn 1 (đơn vị lính Thái) trong liên quân Pháp-Việt.
Huy hiệu Tiểu đoàn 2 (đơn vị lính Thái) trong liên quân Pháp-Việt.
Huy hiệu Tiểu đoàn 3 (đơn vị lính Thái) trong liên quân Pháp-Việt.
Huy hiệu Tiểu đoàn Bảo an (đơn vị lính Thái) trong liên quân Pháp-Việt.
Huân chương và huy hiệu của các đơn vị lính Thái trong Liên quân Pháp-Việt.
Bài hát của Tiểu đoàn 3 (văn bản được viết năm 1952).
Những người lính Thái Đen trong liên quân Pháp-Việt.
Bìa cuốn sách Tiểu đoàn Thái ở Đông Dương (1946 – 1954) của Michel David và Louis-Marie Regnier.
Tiểu đoàn lính Thái (ảnh chụp năm 1949).
Bản người Thái Trắng (ảnh chụp năm 1954).
Bà mẹ Thái Trắng.
Tiểu đội lính Thái hành quân vào chiến trường Điện Biên Phủ.
Tiểu đoàn Thái tham chiến ở Điện Biên Phủ.
Một cuộc họp của Hội đồng Liên bang Thái tự trị (khoảng năm 1950), người có chòm râu trắng là chúa Đèo Văn Ân.
Lối vào dinh thự của dòng họ Đèo.
Những hình ảnh về đội chiếu bóng trực thuộc dịch vụ xã hội của Lực lượng Bộ binh Viễn Đông (Forces Terrestre en Extrême-Orient, FTEO) tại châu Than Uyên (xứ Thái tự trị), ngày 27 tháng 12 năm 1951 :
Thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
Thân ái gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu,
Đã hơn 80 năm nay, đồng bào tỉnh nhà bị thực dân Pháp và Việt gian phản động áp bức, bóc lột, lừa bịp ; chưa hề được hưởng hạnh phúc, độc lập, tự do như đồng bào các nơi khác. Tôi và Chính phủ luôn luôn thương xót đồng bào.
Ngày nay đồng bào đã được bộ đội Chính phủ giải phóng khỏi ách thực dân và phản động ; tôi thay mặt Chính phủ thân ái gửi lời hỏi thăm đồng bào và cán bộ.
Sau đây tôi có mấy lời dặn đồng bào và cán bộ ghi nhớ và làm cho đúng :
1- Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau.
2- Giúp đỡ bộ đội diệt phỉ, trừ gian, giữ gìn trật tự.
3- Ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được ấm no.
4- Hết sức trung thành với Tổ quốc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Còn đối với những người trước đây đã lầm đường theo giặc nếu trở về với Tổ quốc thì Chính phủ sẽ khoan hồng.
Cán bộ thì phải thật sự gần gũi giúp đỡ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
Chúc đồng bào và cán bộ mạnh khỏe và cố gắng.
Chào thân ái và quyết thắng,
Ngày 12 tháng 12 năm 1953
HỒ CHÍ MINH
Sắc lệnh thành lập Khu tự trị Thái-Mèo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa :
SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH PHỦ SỐ 230-SL NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1955
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Chiểu theo nghị quyết của Quốc hội trong khóa họp thứ 4 về chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện,
Chiểu sắc lệnh số 229-SL ngày 29 tháng 4 năm 1955 về chính sách dân tộc,
Theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ,
RA SẮC LỆNH
Điều 1 : Nay ban hành bản quy định việc thành lập Khu tự trị Thái-Mèo.
Điều 2 : Thủ tướng Chính phủ, các Bộ chiểu theo sắc lệnh này mà thi hành bản quy định nói trên.
HỒ CHÍ MINH
(đã ký)
QUY ĐỊNH VIỆC THÀNH LẬP KHU TỰ TRỊ THÁI – MÈO
(do sắc lệnh số 230-SL ngày 29-4-1955 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành)
Chương 1 : TÊN KHU TỰ TRỊ, ĐỊA GIỚI, ĐỊA VỊ HÀNH CHÍNH
Điều 1 : Để tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc và tạo điều kiện cho các dân tộc ở Tây bắc tiến bộ mau chóng về mọi mặt, nay lập trong phạm vi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khu vực tự trị của các dân tộc ở Tây bắc, gọi là Khu tự trị Thái – Mèo.
Điều 2 : Khu tự trị Thái-Mèo phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây và phía Nam giáp Lào, phía Đông-Nam giáp vùng Mường Hòa Bình, phía Đông có dãy núi Phan Si Pan ngăn cách với các dân tộc tập trung ở lưu vực sông Hồng ; Khu tự trị bao gồm 16 châu : Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Tuần Giáo, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên (tức là toàn bộ hai tỉnh Sơn La, Lai Châu), Phong Thổ (Lao Cai), Than Uyên, Văn Chấn (Yên Bái). Địa giới định trên đây sau này có thể điều chỉnh lại ít nhiều tùy theo nguyện vọng và lợi ích của các dân tộc.
Điều 3 : Khu tự trị Thái-Mèo là một bộ phận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền Khu tự trị là một cấp chính quyền địa phương, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ trung ương. Chính quyền và nhân dân Khu tự trị phải tuân theo đường lối, chính sách chung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà quản lý những việc trong Khu tự trị.
Chương 2 : TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN KHU TỰ TRỊ
Điều 4 : Hệ thống tổ chức chính quyền Khu tự trị Thái-Mèo có ba cấp : Khu, Châu và Xã (bỏ cấp tỉnh). Xã là đơn vị hành chính thấp nhất.
Điều 5 : Chính quyền Khu tự trị tổ chức theo chế độ dân chủ tập trung.
Điều 6 : Bộ máy chính quyền Khu tự trị gồm : Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Tùy theo sự cần thiết sẽ tổ chức các ngành chuyên môn giúp việc. Thành phần Hội đồng nhân dân phải có đủ đại biểu các dân tộc ; cần chiếu cố đến các dân tộc ít người khi bầu cử Uỷ ban hành chính.
Điều 7 : Trong khu tự trị Thái-Mèo, nơi nào có một dân tộc thiểu số khác ở tập trung sẽ thành lập vùng tự trị của dân tộc đó. Chính quyền vùng tự trị này sẽ trực tiếp với cấp khu hay là cấp châu, tuỳ theo vùng đó to hay nhỏ.
Điều 8 : Trong Khu tự trị, những nơi có người Kinh ở tập trung, thì không lập vùng tự trị, mà tổ chức chính quyền theo chế độ chung trong toàn quốc. Nếu là thị trấn và xã thì chính quyền ấy do cấp châu chỉ đạo. Nếu là bản thì thuộc chính quyền xã.
Chương 3 : THỰC HIỆN QUYỀN LỢI TỰ TRỊ VỀ CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ
Điều 9 : Các dân tộc trong khu tự trị Thái-Mèo được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ như các dân tộc khác trong toàn quốc.
Khi có Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dân các dân tộc trong Khu tự trị có quyền bầu cử và ứng cử.
Người các dân tộc trong Khu tự trị tùy theo tài đức của mình và sự tín nhiệm của nhân dân, có thể tham gia các cơ quan của khu tự trị, và các cơ quan của Chính phủ Trung ương.
Điều 10 : Chính quyền Khu tự trị có quyền mở trường huấn luyện, cử người đi học… để đào tạo cán bộ chính trị, quân sự và chuyên môn cần thiết cho mọi mặt công tác trong khu tự trị.
Điều 11 : Dựa trên luật pháp chung của nước nhà, và căn cứ vào tình hình đặc biệt ở địa phương, chính quyền Khu tự trị được quyền quy định những luật lệ riêng. Những luật lệ riêng nay sau khi được Chính phủ Trung ương thông qua mới thi hành.
Điều 12 : Dưới chế độ quân sự thống nhất của nước nhà, chính quyền Khu tự trị được tổ chức bộ đội địa phương, dân quân du kích và công an Khu tự trị, để bảo vệ an toàn của Khu tự trị và giữ gìn trật tự trong Khu. Bộ đội địa phương, dân quân du kích và công an Khu tự trị chủ yếu phải lấy người các dân tộc của Khu tự trị mà tổ chức nên. Bộ đội địa phương và dân quân du kích Khu tự trị là những bộ phận trong Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc quyền chỉ đạo tối cao của Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh. Công an Khu tự trị là một bộ phận trong tổ chức công an toàn quốc thuộc quyền chỉ đạo của Bộ Công an.
VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI
Điều 13 : Mỗi dân tộc trong khu tự trị có quyền tự do tín ngưỡng và có quyền giữ gìn hoặc cải thiện phong tục, tập quán của mình. Những cải thiện về phong tục, tập quán ở một dân tộc nào, đều phải căn cứ vào ý nguyện của đại đa số nhân dân dân tộc đó và ý kiến của những người có uy tín trong nhân dân. Tuyệt đối không được mệnh lệnh cưỡng ép.
Điều 14 : Chữ Thái và chữ quốc ngữ đều dùng trong công việc hành chính, tuyên truyền, giáo dục (trường hợp nào chữ Thái tiện thì dùng chữ Thái ; trường hợp nào dùng chữ quốc ngữ tiện thì dùng chữ quốc ngữ). Đối với các dân tộc không có chữ riêng, sẽ nghiên cứu cách phiên âm tiếng nói của các dân tộc đó. Các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong mọi việc.
Điều 15 : Chính quyền Khu tự trị có quyền lập trường học, mở nhà thương, và tổ chức những cơ quan văn hoá, xã hội… của các dân tộc trong khu tự trị.
VỀ KINH TẾ TÀI CHÍNH
Điều 16 : Dưới chế độ tài chính thống nhất của nước nhà, chính quyền khu tự trị được quyền quản lý nền tài chính trong Khu tự trị, tức là tự quản lý thu, chi trong Khu tự trị. Khu tự trị sẽ trích một phần trong số thu của mình để đóng góp vào ngân sách toàn quốc ; lúc cần thiết Chính phủ Trung ương sẽ trích một phần trong ngân sách toàn quốc để trợ cấp cho Khu tự trị. Ngân sách hàng năm của Khu tự trị do Chính phủ Trung ương duyệt y.
Điều 17 : Dưới chế độ kinh tế và theo kế hoạch xây dựng kinh tế chung của nước nhà, Khu tự trị sẽ có kế hoạch kinh tế riêng để phát triển nền kinh tế của Khu, hợp với hoàn cảnh và điều kiện riêng của Khu tự trị.
Chương 4 : NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI KHU TỰ TRỊ
Điều 18 : Các ngành ở Trung ương phải tôn trọng quyền lợi tự trị của Khu tự trị Thái-Mèo và giúp đỡ thực hiện những quyền lợi tự trị đó.
Điều 19 : Các ngành ở Trung ương phải chú ý đến những đặc điểm và tình hình cụ thể của Khu tự trị để đề ra chủ trương công tác vừa phù hợp với đường lối chính sách chung của Chính phủ, vừa thích hợp với đặc điểm và tình hình riêng của Khu tự trị.
Điều 20 : Các ngành ở Trung ương phải giúp đỡ chính quyền Khu tự trị phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ; giúp đỡ trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ địa phương.
Điều 21 : Chính phủ Trung ương phải giáo dục và giúp đỡ nhân dân các dân tộc xây dựng quan điểm bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẵn nhau giữa các dân tộc, tẩy trừ tư tưởng dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi.
Thư gửi đồng bào Khu tự trị Thái-Mèo của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
Thân ái gửi đồng bào khu tự trị Thái-Mèo,
Từ một năm nay, vùng Tây Bắc ta được hoàn toàn giải phóng. Đó là do các dân tộc đoàn kết chặt chẽ, hăng hái kháng chiến ; do bộ đội ta anh dũng đánh giặc ; do Đảng và Chính phủ ta lãnh đạo sáng suốt.
Nay do Đảng đề nghị và Chính phủ quyết định lập khu tự trị Thái-Mèo.
Mục đích lập khu tự trị Thái-Mèo là : làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lý lấy mọi công việc của mình, để mau chóng phát triển kinh tế và văn hoá của mình, để thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt.
Khu tự trị Thái-Mèo là một bộ phận khăng khít trong đại gia đình Việt Nam, cùng với dân tộc anh em khác đoàn kết thành một khối như ruột thịt. Nó sẽ luôn luôn được sự giáo dục và lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, và sự giúp đỡ của các dân tộc anh em khác.
Khu tự trị Thái-Mèo của chúng ta ngày nay là dân chủ, do nhân dân làm chủ, nó khác hẳn với “Xứ Thái tự trị” giả hiệu của địch mà mục đích là để chia rẽ và áp bức các dân tộc.
Hôm nay là ngày kỷ niệm quân và dân đại thắng ở Điện Biên Phủ, cũng là ngày Khu tự trị Thái-Mèo chính thức thành lập. Cho nên hôm nay là một ngày lịch sử rất vẻ vang của đồng bào Tây Bắc và của cả nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đồng bào Tây Bắc có cái vinh dự đặc biệt là thành lập khu tự trị đầu tiên. Vì vậy, đồng bào Tây Bắc cũng có cái nhiệm vụ đặc biệt là phải cố gắng làm gương mẫu cho những khu tự trị khác sẽ dần dần thành lập sau này.
Để xứng đáng với vinh dự to lớn ấy, và đề làm tròn nhiệm vụ cao quý ấy, đồng bào Khu tự trị Thái-Mèo cần :
- Phải đoàn kết chặt chẽ giữa tất cả các dân tộc, phải thương yêu giúp đỡ nhau như anh em.
- Phải thi đua tăng gia sản xuất, làm cho mọi người áo ấm cơm no.
- Phải luôn luôn tỉnh táo, và sẵn sàng giúp bộ đội và công an chống âm mưu địch chia rẽ và phá hoại.
Cán bộ thì, cán bộ cũ và cán bộ mới, cán bộ địa phương và cán bộ từ nơi khác đến làm việc, cán bộ quân sự và cán bộ Đảng, Chính phủ, cần phải thật thà đoàn kết một lòng một dạ phục vụ nhân dân.
Phải kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí.
Nhân dịp này, Chính phủ lại thiết tha kêu gọi những người ở Tây Bắc đã lầm đường lạc lối, mau mau cải tà quy chính về với nhân dân làm ăn lương thiện. Chính phủ và đồng bào luôn luôn khoan hồng đối với những người biết hối cải.
Đảng và Chính phủ tin vào tinh thần yêu nước và lực lượng phấn đấu của đồng bào Khu tự trị Thái-Mèo, mong toàn thể nhân dân hiệp lực, làm cho khu tự trị ngày thêm phát triển và tiến bộ, để góp phần xứng đáng vào công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ khắp cả nước Việt Nam yêu quý của chúng ta.
Chào thân ái và quyết thắng,
Ngày 7 tháng 5 năm 1955
HỒ CHÍ MINH
Đoàn đại biểu nhân dân các dân tộc Khu tự trị Thái-Mèo về thăm thủ đô Hà Nội ngày 15 tháng 9 năm 1955.
Thư gửi đồng bào, bộ đội và cán bộ Tây Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
Ngày 24 tháng 3 năm 1958
Thân ái gửi đồng bào, bộ đội và cán bộ ở Tây Bắc,
Nhân dịp Phó thủ tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Tây Bắc, tôi thay mặt Đảng và Chính phủ thân ái gửi lời thăm hỏi toàn thể đồng bào thuộc các dân tộc, toàn thể bộ đội và cán bộ ở Tây Bắc. Chúc tất cả mạnh khỏe, vui vẻ, đoàn kết, tiến bộ.
Từ khi Tây Bắc ta được giải phóng, khu tự trị Tây Bắc được thành lập, đồng bào thuộc các dân tộc ở Tây Bắc đã gia sức tăng gia sản xuất, thực hiện kế hoạch Nhà nước, nhờ đó mà đời sống vật chất và văn hóa đã được cải thiện hơn trước, tình đoàn kết anh em giữa các dân tộc cũng tăng thêm.
Bước sang năm nay, chúng ta đi vào kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa. Đồng bào ta ở Tây Bắc phải ra sức cố gắng hơn nữa, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, ra sức học hành và thực hiện vệ sinh phòng bệnh, để làm cho khu tự trị ngày càng phồn thịnh, đời sống của đồng bào ngày càng no đủ tươi vui.
Bội đội ta trước đây đã ra sức giúp đỡ nhân dân, chiến đấu giết giặc giải phóng Tây Bắc thì ngày nay càng phải ra sức giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ biên giới, bảo vệ cho đồng bào được yên ổn làm ăn. Đồng thời để góp phần làm cho khu tự trị giàu có thêm, bộ đội cần phải tham gia sản xuất, xây dựng những nông trường gương mẫu. Bộ đội phải giúp đỡ đồng bào về mọi mặt. Đồng bào phải hết lòng giúp đỡ bộ đội. Quân dân đoàn kết cùng nhau củng cố và mở mang Khu tự trị.
Tất cả các cán bộ công tác ở Tây Bắc, không phân biệt cán bộ miền xuôi hay miền ngược, đều phải dốc lòng phấn đấu để củng cố và mở mang Khu tự trị đoàn kết với nhau, ra sức phục vụ nhân dân, chấp hành đúng đắn chính sách dân tộc của Đảng và Chính phủ. Phải xung phong gương mẫu trong mọi việc.
Chúng ta phải đoàn kết và quyết tâm. Đồng bào các dân tộc phải đoàn kết, nhân dân và bộ đội phải đoàn kết, cán bộ và nhân dân cùng bộ đội phải đoàn kết. Tất cả mọi người phải quyết tâm làm tròn nhiệm vụ.
Tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ, với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em trong cả nước, với sự đoàn kết và quyết tâm của mọi người, Khu tự trị Tây Bắc ta nhất định sẽ ngày càng giàu có, đời sống nhân dân sẽ ngày càng đầy đủ. Như vậy tức là góp phần củng cố miền Bắc và đấu tranh để thống nhất nước nhà.
Tôi chúc đồng bào, bộ đội, cán bộ ở Tây Bắc mạnh khỏe, đoàn kết và thành công.
HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng bức trướng lưu niệm cho lãnh đạo Khu tự trị Thái-Mèo trong chuyến thăm ngày 7 tháng 5 năm 1959.
Thư gửi bộ đội, đồng bào và cán bộ Tây Bắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
Thân ái gửi bộ đội, đồng bào và cán bộ Tây Bắc,
Bác rất vui lòng trong những ngày 14, 20 và 22-6-1965 quân và dân Mộc Châu và Sơn La đã bắn rơi chín máy bay Mỹ, bắt sống một số phi công Mỹ.
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác gửi lời khen ngợi bộ đội, đồng bào và cán bộ các dân tộc Tây Bắc đã anh dũng chiến đấu, thắng lợi vẻ vang.
Bác nhắc nhở bộ đội, đồng bào và cán bộ Tây Bắc phải luôn luôn cảnh giác, chớ vì thắng lợi mà chủ quan, khinh địch.
Quân đội và đồng bào Tây Bắc hãy phát huy truyền thống vẻ vang Điện Biên Phủ, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc anh em, giữa bộ đội và nhân dân, thi đua sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, quyết giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa.
Chào thân ái và quyết thắng,
Ngày 23 tháng 6 năm 1965
BÁC HỒ
2. Chúa Đèo Văn Ân (1884 – 1969)
Chúa Đèo Văn Ân và phu nhân (ảnh chụp tại Sài Gòn).
3. Chúa Đèo Văn Trị (1849 – 1908)
Chân dung chúa Đèo Văn Trị.
Chúa Đèo Văn Trị (ngồi bên trái), Cầm Dọi và toán quân Hắc Kỳ (ảnh chụp năm 1890).
Chúa Đèo Văn Trị (đứng thứ hai từ phải sang) và những người thân tín.
Chúa Đèo Văn Trị (đứng thứ ba từ trái sang) và nhà thám hiểm Auguste Pavie (người râu rậm).
Chúa Đèo Văn Trị và các nhà thám hiểm Pháp (ảnh chụp tại Chợ Bờ năm 1891).
Chúa Đèo Văn Trị và một nhà thám hiểm Pháp.
Chúa Đèo Văn Trị (ngồi thứ hai từ phải sang) và đoàn thám hiểm tại bến sông.
Chúa Đèo Văn Trị mặc quan phục triều Thanh.
Lăng mộ thờ chúa Đèo Văn Trị.
4. Chúa Đèo Văn Long (1887 – 1975)
Chân dung chúa Đèo Văn Long.
Chúa Đèo Văn Long (bận áo the) trong lễ cưới con gái (Đèo Nàng Tơi) : đứng kế chúa Đèo Văn Long là phu nhân Lò Thị Thịnh, đứng thứ ba từ trái sang là cô dâu Đèo Nàng Tơi, kế bên là hôn phu Louis Bordier (ảnh chụp năm 1940).
Chúa Đèo Văn Long và phu nhân Lò Thị Thơm.
Một buổi dạ tiệc được tổ chức tại dinh thự của chúa Đèo Văn Long.
Đội múa xòe của chúa Đèo Văn Long.
5. Chúa Đèo Nàng Tơi (1914 – 2008)
Chúa Đèo Nàng Tơi (ảnh chụp tại Hà Nội năm 1952).
Chúa Đèo Nàng Tơi (ảnh chụp tại Paris).
Chúa Đèo Nàng Tơi kết hôn với một người Pháp, bên trái là cháu gái Laetitia Lanqüe Garaud và bên phải là cháu trai Gwenaël Louis Garaud (ảnh chụp năm 1984).

Tìm kiếm Blog này