--------------
1. Nguồn gốc tên gọi:
Hàn Quốc có tên đầy đủ là "Đại Hàn dân quốc", nằm ở bán đảo Triều Tiên phía đông Châu Á, phân giới tuyến quân sự với Triều Tiên ở phía bắc. Khoảng thế kỷ IV trước C.N, ở trung nam của bán đảo Hàn đã xuất hiện ba nước nhỏ: Mã Hàn, Biền Hàn, Chấn Hàn, trong sử sách là "Tam Hàn". Chữ "Hàn" trong "Tam Hàn" là ký âm tự của từ "Han" trong tiếng Hàn Quốc, có nghĩa là "đại" (lớn). Khi đó do Hàn Quốc chỉ có ngôn ngữ mà chưa có chữ viết, vì vậy không có cách nào dùng chữ viết để ghi lại tên những quốc gia này, cho nên đã phải dùng cách thông dụng thời đó là lấy chữ Hán ghi lại ngữ âm Hàn Quốc, mượn chữ "Hàn" trong chữ Hàn Quốc của lịch sử Trung Quốc.
Năm 1897, Triều Tiên Lý thị vương triều quân chủ Lý Hi (1852 - 1919) để duy trì phong kiến thống trị, quyết định đổi quốc hiệu là "Đại Hàn Đế Quốc", gọi tắt là "Đại Hàn" hay "Hàn". Tuy nhiên tuổi thọ của tên "Đại Hàn Đế Quốc" không dài. Tháng 8 năm 1910, đám giặc bán nước Triều Tiên Lý Hoàn Dụng cấu kết với chính phủ Nhật Bản đã ký kết "Hiệp ước Hiệp Tình Nhật - Hàn", khiến Triều Tiên bị mất chủ quyền, trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, triều đại Yi tuyên bố diệt vong, từ đó tên gọi "Hàn Quốc" cũng không còn tồn tại, sau đó, mới dần hồi phục thành Triều Tiên.
Bán đảo Triều Tiên vốn là một quốc gia thống nhất, sau thế chiến II, Liên Xô và Mỹ lấy "vĩ tuyến 38" làm ranh giới chia cắt để chiếm giữ Triều Tiên, chia lãnh thổ Triều Tiên làm hai. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, dân tộc Hàn thoát khỏi sự thống trị thuộc địa của Nhật Bản. Ngày 15 tháng 8 năm 1948, phần nửa phía nam tuyên bố thành lập "Đại Hàn dân quốc", gọi tắt là "Hàn Quốc".
2. Quốc kỳ:
Hình chữ nhật. Nền cờ màu trắng, ở giữa có hình Thái cực tròn, hay còn gọi là hình Âm Dương. Hình Thái cực do hai màu lam và đỏ tạo thành; xung quanh hình thái cực có phù hiệu bát quái màu đen đại diện cho trời, nước, lửa, đất.
3. Quốc huy:
Hình tròn. Trung tâm quốc huy là hình Thái cực do hai màu lam và đỏ tạo thành, xung quanh hình Thái cực có bông hoa dâm bụt vàng năm cánh. Người Hàn Quốc coi hoa dâm bụt là niềm tự hào dân tộc, tượng trưng cho tinh thần kiên nghị bất khuất. Quốc huy được trang trí bởi một dải trang trí, trên đó viết dòng chữa "Đại Hàn Dân Quốc" bằng tiếng Triều Tiên.
4. Quốc ca:
Nhạc: An Ích Thái - Lời: Không rõ tác giả
"a/ Đến khi nước biển Đông khô cạn, đá núi Bạch Đầu nát vụn, thì Thượng đế vẫn mãi mãi bảo vệ biên cương lãnh thổ nước ta. Đại Hàn dân quốc muôn muôn năm!
ĐK: Non sông gấm vóc ba nghìn năm, khắp nơi hoa nở bốn mùa. Người Đại Hàn thề chết giữ nước. Hàn Quốc đứng vững ngàn đời.
b/ Như cây tùng của núi Nam Sơn, ý chí như gang thép, dù cho gió dập mưa vùi, vẫn vững gan bền chí. (Trở lại Điệp khúc).
c/ Mong cho tinh thần Đại Hàn ta như trăng sáng giữa trời. Ánh sáng trong ngần chiếu rọi khắp nơi, kiên nghị hòa mục, ung dung. (Trở lại Điệp khúc).
d/ Chúng ta yêu nước với lòng trung son sắt, dù sướng hay khổ cũng đều hết lòng trung thành với Người. (Trở lại Điệp khúc)".
Indonesia - Nước của nhiều quần đảo
1. Nguồn gốc tên gọi:
Indonesia có tên đầy đủ là "Cộng hòa Indonesia", nằm ở Đông Nam Á, có vị trí vắt ngang qua xích đạo, do 13.667 hòn đảo lớn nhỏ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương hợp thành, được gọi là "nước của ngàn đảo".
Trong thư tịch Ấn Độ cổ, gọi "Indonesia" là "Nusantara" mang nghĩa "nước của nhiều quần đảo". Nghe nói, tên nước Indonesia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, do hai chữ "Indo" (nước) và "nesos" (đảo) hợp thành, mang nghĩa "đảo quốc trên biển". Một cách giải thích khác cho rằng: trước thế kỷ XVI, Indonesia bị nhiều vương quốc phong kiến chia cắt lâu dài, mãi vẫn chưa có tên gọi thống nhất. Cuối thế kỷ XVI, sau khi Hà Lan xâm chiếm, đã gọi chung các đảo ở đây là "Đông Ấn thuộc Hà Lan". Đây là tên thống nhất sớm nhất của vùng này.
Năm 1884, nhà địa lý và dân tộc người Đức là Bastin, theo kết quả nghiên cứu ngôn ngữ và nhân chủng của ông, lần đầu tiên đã gọi các đảo ở đây là "Indonesia", mang nghĩa "nước của quần đảo Ấn Độ". Năm 1922, một nhóm lưu học sinh Indonesia sang Hà Lan học tập, chính thức đề xướng lấy tên "Indonesia" làm tên nước, và lấy tên tổ chức chủ nghĩa dân tộc của mình là "Hiệp hội Indonesia". Năm 1928, Đại hội đại biểu thanh niên Indonesia quyết định: "Indonesia là một nước, một dân tộc, một ngôn ngữ". Từ đó, tên "Indonesia" được sử dụng chính thức làm tên nước. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, thành lập "Cộng hòa Indonesia". Tháng 11 năm 1949, đổi thành "Cộng hòa liên bang Indonesia", thuộc liên minh Hà Lan - Indonesia. Tháng 8 năm 1950, tuyên bố độc lập và lấy tên như hiện nay.
2. Quốc kỳ:
Do hai hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ và trắng tạo thành. Màu đỏ tượng trưng cho dũng cảm và chính nghĩa, màu trắng tượng trưng cho tự do, công bằng và thuần khiết. Lá cờ hai màu đỏ - trắng của Indonesia có lịch sử lâu đời, được gọi là thánh kỳ (cờ thánh). Khi vương triều phong kiến Madjapahit hùng mạnh nhất trong lịch sử được dựng lập tại Đông Java (1293 - 1478), đã bắt đầu sử dụng lá cờ hai màu đỏ trắng. Sau này, nhân dân Indonesia khi tiến hành chiến tranh chống thực dân Hà Lan đã lấy lá cờ đỏ trắng làm lá cờ chiến đấu. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, nước cộng hòa Indonesia thành lập, lá cờ đỏ - trắng chính thức là quốc kỳ của Indonesia.
3. Quốc huy:
Chế định năm 1950. Đồ án trung tâm của quốc huy là một con thần ưng vàng dang rộng hai cánh, hai chân dạng ra. Phần ức chim ưng có một tấm lá chắn. Thần ưng tượng trưng cho vinh quang và thắng lợi, tấm lá chắn tượng trưng cho sức mạnh tự vệ. Trên mặt tấm lá chắn có hai màu đỏ - trắng, giống với màu quốc kỳ. Trên mặt tấm lá chắn có 5 hình vẽ, tượng trưng 5 nền tảng xây dựng đất nước. Sao vàng tượng trưng cho thần đạo, trâu tượng trưng cho dân quyền, cây đa xanh lục tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc, vòng dây vàng tượng trưng cho chủ nghĩa nhân đạo, bông và lúa tượng trưng cho phúc lợi và cái ăn, cái mặc của nhân dân và chính nghĩa xã hội. Đường ngang màu đen giữa tấm lá chắn tượng trưng cho xích đạo, đi qua đất nước nghìn đảo này. Tám chiếc lông đuôi thần ưng biểu thị tháng 8, 17 chiếc lông ở mỗi bên cánh chim biểu thị ngày 17, nghĩa là ngày 17 tháng 8, ngày độc lập của Indonesia. Hai chân thần ưng quắp một dải trang trí, trên đó viết một câu cách ngôn bằng cổ văn Indonesia, nghĩa là "khác đường cùng đích".
4. Quốc ca:
Nhạc và lời: Rakai Rudolph Suprathman
"a/ Indonesia, Tổ quốc chúng ta, đất nước chúng ta sinh sống, ở nơi đó chúng ta đứng dậy, bảo vệ đất nước mình. Indonesia dân tộc chúng ta, nhân dân và đất nước chúng ta, nào chúng ta cùng hô vang: Indonesia thống nhất, chúc cho Tổ quốc muôn năm ,muôn năm, muôn muôn năm, toàn dân ta hưng thịnh phát triển! Chúng ta đứng thẳng lên, tinh thần phấn chấn, vì Indonesia.
ĐK: Indonesia lớn độc lập, đất nước vĩ đại thân yêu của chúng ta! Indonesia độc lập, muôn năm Indonesia".
Iran - Quốc gia sáng ngời
1. Nguồn gốc tên gọi:
Iran có tên gọi đầy đủ là "nước Cộng hòa Hồi giáo Iran", nằm ở tây nam châu Á, tên nước có nhiều nguồn gốc khác nhau:
a/ Người Ba Tư cổ tự xưng là "Ilan" mang nghĩa "ánh sáng". Năm 1935, đổi tên thành "Iran" dịch âm từ "Ilan".
b/ Thời cổ đại, các bộ lạc Iran do cư dân bản địa hòa hợp với các chi bộ lạc du mục trên vùng thảo nguyên hợp thành, dân tộc được hình thành như thế tự xưng là "Arian". Trong tiếng Ba Tư và tiếng Phạn cổ, Arian có nghĩa là cao quí, người Arian tức là giống dân cao quí, tên nước từ đó mang nghĩa "nước của người Arian". Tên Iran chuyển âm từ danh Arian.
Iran ngày xưa còn gọi là Ba Tư, An Tư. Ba Tư có nghĩa là nơi nuôi ngựa, do cao nguyên Iran nổi tiếng nuôi ngựa tốt; An Tư dịch từ tiếng Hán của Hoàng đế kiến lập quốc gia An Tức là Alsaxi II. Iran là một quốc gia lâu đời có hơn 4.000 năm lịch sử, thế kỷ VI trước C.N, Julushi đại đế kiến lập đế quốc Ba Tư thống nhất, xưng là vương triều Aquimeinid. Năm 330 trước C.N, đế quốc Ba Tư này bị Alexaxder ở Hy Lạp diệt vong. Sau khi Alexander chết, ở Iran kiến lập vương triều An Tức (năm 246 trước C.N - 224 C.N) và vương triều Sassania (224 - 651). Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVIII, người Ả Rập, người Mông Cổ, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kì lần lượt xâm nhập vào Iran. Từ thế kỷ XIX đến đại chiến Thế giới I, dần dần trở thành nước nửa thuộc địa, từ năm 1905 đến năm 1911, Iran bùng nổ cách mạng, thành lập chính thể quân chủ lập hiến. Cuối năm 1925 thành lập vương triều Palevi, năm 1935, đổi tên thành Vương quốc Iran, ngày 1 tháng 4 năm 1979, thành lập "nước Cộng hòa Hồi giáo Iran".
2. Quốc kỳ:
Năm 1979, sau khi nước cộng hòa Hồi giáo Iran thành lập đã sử dụng lá quốc kỳ mới do ba hình chữ nhật bằng nhau màu lục, trắng và đỏ nằm ngang song song tạo thành. Tháng 7 năm 1980, lại viết lên trên dưới hình chữ nhật màu trắng mỗi phía 11 câu dòng chữ bằng tiếng Ả Rập "Chân Chúa vĩ đại", hàm nghĩa là: ngày 11 tháng 2 năm 1979 là ngày thắng lợi của cách mạng Hồi giáo, ngày nay cũng là ngày 22 tháng 11 theo lịch mặt trời của lịch đạo Hồi, 22 câu "Chân Chúa vĩ đại" trên quốc kỳ biểu thị ngày 22 này, để kỉ niệm thắng lợi cách mạng của nước cộng Hòa giáo. Chính giữa quốc kỳ còn có một hình tròn do 4 vầng trăng non cong, một thanh bảo kiếm và một cuốn kinh Coran tạo thành.
3. Quốc huy:
Do bốn vầng trăng non cong, một thanh kiếm và một cuốn kinh Coran cổ hợp thành. Trăng non cong là biểu tượng truyền thống của quốc gia Hồi giáo, cuốn kinh Coran nằm phía trên thanh bảo kiếm và trăng non tượng trưng giáo lý của đạo Hồi cao hơn tất cả, kinh Coran là căn cứ chuẩn mực hành vi của nước cộng hòa, là bộ luật tối cao; bảo kiếm tượng trưng cho kiên định và sức mạnh, có lưỡi lớn mài trời; sức chém yêu ma. Bốn vầng trăng non và cuốn kinh Coran lại xếp thành chữ "Ala" theo tiếng Ả Rập. Trăng non và bảo kiếm còn biểu thị niềm tin đối với đạo Hồi và sức mạnh. Toàn bộ đồ án có hình tròn, tượng trưng cho quả đất, biểu thị tư tưởng Hồi giáo của Ala phổ biến khắp toàn cầu. Hồi giáo là quốc giáo của Iran. Màu lục là màu tốt lành mà các quốc gia Hồi giáo yêu thích nên quốc huy được chọn làm màu lục. Hình vẽ quốc huy đã phản ánh tư tưởng chỉ đạo của nước này là thần quyền cao hơn hết thảy. Quốc huy này được chế định năm 1979, khi nước cộng hòa Hồi giáo Iran thành lập.
4. Quốc ca:
Nhạc: Muhamad Begrali - Lời: Aborcasem Harat
"a/ Nước cộng hòa Islam đã được thành lập, chúng ta đã có tín ngưỡng, đã có chỗ dựa. Mưa to gió lớn của cách mạnh Iran đã lật đổ kẻ áp bức xuống bùn đen. Ý nguyện của nhân dân sẽ quyết định tương lai. Chúng ta có sức mạnh vô cùng, từ sự đoàn kết và tín ngưỡng. Chân Chúa dang tay ra với chúng ta, dẫn dắt ta đánh thắng quân thù, dưới sự che chở của Goran, Iran sẽ trường tồn với trời đất.
b/ Được máu nóng của các anh hùng tưới đẫm đóa hoa tự do nở khắp mọi nơi. Tiếng hát ngợi ca cao vút tầng mây, tên các chiến sĩ của Tổ quốc ghi tạc sử xanh. Tin vào tôn giáo của nước cộng hòa, chúng ta có sức mạnh vô biên. Giành lấy tự do và phúc lợi bằng vũ khí trong tay chúng ta. Những ngày khổ nạn đã đi qua, mặt trời hạnh phúc đã chiếu rọi. Dưới sự che chở của Goran, Iran sẽ trường tồn với trời đất".
Iraq - Huyết quản của người Ả Rập
1. Nguồn gốc tên gọi:
Iraq có tên gọi đầy đủ là "nước Cộng hòa Iraq", ở giữa vùng cao nguyên Iran, phần trên bán đảo Ả Rập. Nguồn gốc tên nước có nhiều cách nói khác nhau:
a/ Trong tiếng Ả Rập, hàm nghĩa của Iraq là "vách đá cheo leo". Iraq nằm trên đồng bằng Mesopotamia, nhưng vùng đất biên giới tây nam giáp với sa mạc Ả Rập có nhiều vách núi đá vôi cao khoảng 7m, trong đó có đoạn rất dài theo hướng của con sông Euphrates. Một sự đối lập rõ ràng giữa đồng bằng và núi đá, từ đó được mọi người gọi là "Iraq" mang nghĩa trên, sau trở thành tên nước.
b/ Tên "Iraq" trong tiếng Ả Rập còn mang ý nghĩa là "huyết quản". Do hai sông Tigre và Euphrates cùng giao nhau với sông Ả Rập hợp thành một hệ thống đường thủy, trên vùng đồng bằng màu mỡ có bố cục như những dìng máu trong cơ thể người, từ đó người Ả Rập gọi là "Iraq".
c/ Lấy tên một bộ phận của địa danh Iraq Arabi mà các dân bản địa đã sử dụng từ rất lâu đời. "Iraq" mang nghĩa là "đất thấp" hay "đất canh tác". Do miền bắc Iraq ngang theo cao nguyên Armenia, phía đông và tây là cao nguyên Iran và Ả Rập bao bọc, hình thành nên vùng đồng bằng chỉ rộng 100km và dài khoảng 600km, từ đó lấy tên "Iraq".
Iraq là một trong những cái nôi văn minh cổ đại của thế giới. 4700 năm trước C.N, nơi đây thành lập các vương quốc: Sumalen, Babylon, Assyria và hậu Babylon, về sau đều bị sát nhập vào vương quốc Ba Tư. Thế kỷ VII thì trở thành bộ phận của đế quốc Ả Rập. Đầu thế kỷ XVII, trở thành vùng đất của đế quốc Ottoman. Năm 1920, là thuộc địa chịu sự thống trị ủy nhiệm của Anh. Tháng 8 năm 1921, trở thành vương quốc độc lập. Ngày 14 tháng 7 năm 1958, thành lập nước "Cộng hòa Iraq".
2. Quốc kỳ:
Do ba hình chữ nhật bằng nhau màu đỏ, trắng và đen tạo thành. Phần giữa màu trắng có 3 ngôi sao năm cánh màu lục sắp xếp theo một khoảng cách bằng nhau. Giữa các ngôi sao năm cánh viết dòng chữ "Chân Chúa chí cao vô thượng" bằng tiếng Ả Rập màu lục. Bốn màu đỏ, trắng, đen và lục cũng là màu của Pan-Arabia, bốn màu này lần lượt tượng trưng cho 4 vương triều đời sau của Mohammed là Abbas, Umayyard, Fatima, Hashemite. Màu đỏ vừa tượng trưng cho dũng cảm, vừa tượng trưng cho cách mạng. Màu trắng vừa tượng trưng cho cao thượng, vừa biểu thị hòa bình. Màu đen vừa tượng trưng cho thắng lợi của cuộc Thánh chiến chống Thập tự quân đông chinh, vừa biểu thị dầu mỏ. Màu lục vừa là màu tốt lành truyền thống của đạo Hồi, vừa biểu thị đất đai xanh tươi. Ba ngôi sao năm cánh màu lục tượng trưng cho thống nhất, tự do, chủ nghĩa xã hội. Năm 1920, Iraq trở thành khu thống trị ủy nhiệm của Anh. Năm 1921, được độc lập. Năm 1958, tuyên bố thành lập nước cộng hòa. Năm 1963, chế định lá quốc kỳ này. Năm 1993, thêm vào giữa nền cờ dòng chữ có nghĩa là "Chân Chúa chí cao vô thượng".
3. Quốc huy:
Đồ án là một chim ưng Salah al - Din, nó tượng trưng cho nền văn minh trên lưu vực hai con sông lớn Tigria và Euphrates thể hiện lòng cao thương, dũng cảm, mạnh mẽ của nhân dân Iraq. Ở ức chim ưng trống có một tấm lá chắn mà hình vẽ trên đó và hàm nghĩa giống như trên quốc kỳ. Trên bệ chim ưng đứng có dòng chữ "Nước cộng hòa Iraq" bằng tiếng Ả Rập. Quốc huy được chế định năm 1965, khi đó hình vẽ quốc kỳ trên tấm lá chắn ở ngực chim ưng nằm theo chiều dọc. Năm 1993, sau khi trên quốc kỳ có thêm dòng chữ "Chân Chúa chí cao vô thượng", hình vẽ lá quốc kỳ trên quốc huy đổi sang nằm theo chiều ngang.
4. Quốc ca: Đất nước của hai lưu vực sông
Nhạc: Wald Georges Goleraih - Lời: Shapik Abduuabal Al-Karami
"a/ Tổ quốc trải cánh trên đường chân trời, khoác lên mình trang phục văn minh cổ rực rỡ chói lọi. Chúc phúc Người, đất nước của lưu vực hai sông. Dân tính quả đoán, khoan dung cao cả, tiếng tốt vang vọng khắp nơi.
b/ Chân Chúa đã dùng vinh dự sáng ngời đúc tạo nên Tổ quốc, đứng trên cao thế giới, có non sông tráng lệ, Babilon Và Assyria đại diện cho ánh sáng lịch sử. Chúng tôi có cả sự thận trọng tiên tri và lẫn sự cứng rắn của bảo kiếm.
c/ Để gây dựng lại vinh quang của dân tộc, mãnh sư phương Đông không nề hà gian khổ phấn đấu, dâng hiến tất cả. Phát triển sự nghiệp sáng ngời của Rashd. Dẹp sạch mọi chông gai, dũng cảm tiến phía trước, đi đến thắng lợi.
d/ Bước theo vết chân của các bậc tiên liệt tiếp tục tiến lên. Tổ quốc văn minh đã mang diện mạo mới, đã mang diện mạo mới. Iraq, ánh sáng của Người rạng rỡ như mặt trời. Toàn thể người Ả Rập có Người che chở".
Israel - Chiến sĩ của các vị thần
1. Nguồn gốc tên gọi:
Israel nằm ở phía tây Palestine, phía tây Châu Á, tên nước có hai cách giải thích:
a/ Bắt nguồn từ tên bộ lạc người Hebrew, tức là người Do Thái, có nguồn gốc từ thần Israel. Trong Thánh kinh, Zage là tổ tiên đời thứ ba của người Do Thái, chiến thắng trong cuộc đấu sức với các thiên thần, được ban tên là "Israel", mang nghĩa là "chiến sĩ của các vị thần" hay "tỉ võ công cùng các thần", hậu duệ của ông là "những người Israel", từ đó lấy làm tên nước.
b/ Các học giả Ả Rập cho rằng, ghi chép sớm nhất về tên gọi Israel từ khoảng thế kỷ XIII trước C.N trong bia khắc kỷ niệm chiến thắng của vương triều Melunputaha của Ai Cập, mang ý nghĩa xuất phát từ một trong những dân tộc bị chinh phục. Nước Israel ngày nay là quốc gia của người Do Thái được thành lập trong lãnh thổ Palestine. Tổ tiên người Do Thái là một nhánh của tộc người Hebrew. Thế kỷ XII trước C.N, người Hebrew từ Ai Cập xâm nhập vào vùng đất phía nam của Palestine, bắt đầu định cư ở đấy. Thế kỷ I tr. CN, đế quốc La Mã chinh phục người Do Thái, thành lập vương quốc Maccabi, giết hại hơn 1 triệu người Do Thái, số còn lại phiêu tán khắp nơi trên thế giới. Năm 1897, tổ chức "Chủ nghĩa phục quốc Do Thái thế giới" được thành lập. Ngày 29 tháng 11 năm 1947, Liên Hiệp Quốc thông qua quyết định phân chia Palestine. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, nước Israel chính thức được thành lập.
2. Quốc kỳ:
Hình chữ nhật. Nền cờ màu trắng, phía trên và phía dưới đều có một dải sọc màu lam nhạt bằng nhau, chính giữa nền cờ có một biểu tượng ngôi sao sáu cánh của Do Thái giáo. Màu sắc của quốc kỳ bắt nguồn từ tấm choàng của tín đồ Do Thái dùng khi cầu nguyện, tấm choàng này có hai màu lam và trắng. Chính giữa phần màu trắng trên nền cờ là ngôi sao của vua David, gọi là hiệu khiên của vua David. Theo ghi chép trong "Thánh kinh" của đạo Cơ Đốc thì David là quốc vương của vương quốc Israel cổ. Đồ án quốc kỳ này nguyên là lá cờ mà những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái sử dụng. Ngày 14 tháng 5 năm 1948, nước Israel thành lập và đã quyết định dùng lá cờ này làm quốc kỳ.
3. Quốc huy:
Hình tấm lá chắn (khiên) vuông. Mặt khiên nền màu lam, trên đó có một giá nến 7 nhánh, theo truyền thuyết thì hình dạng giá nến này được làm theo hình dạng một loài cây thời cổ đại. Theo như ghi chép, giá nến này là vật trên tế đàn trong Thánh điện Jerusalem. Hai bên giá nến được trang trí bằng cành ôliu, tượng trưng cho khát vọng hòa bình của người Do Thái. Phía dưới giá nến là dòng chữ "nước Israel" bằng tiếng Hebrew. Quốc huy này được chính thức sử dụng năm 1949.
4. Quốc ca: Hy vọng
Nhạc: Làn điệu truyền thống - Lời: Naphtali Herz Imbel
"Chỉ cần trong lồng ngực của chúng ta còn âm linh của người Do Thái, mắt hướng về phương Đông, thì còn nhìn thấy núi Zion và Jerusalem. Hy vọng trong suốt hai nghìn năm không thể tan thành bọt nước, chúng ta sẽ trở thành dân tộc tự do, đứng chân ở núi Zion và Jerusalem. Chúng ta sẽ trở thành dân tộc tự do, đứng chân ở núi Zion và Jerusalem".
Jordan - Nước chảy mạnh xuống
1. Nguồn gốc tên gọi:
Jordan có tên đầy đủ là "Vương quốc Hashemite Jordan", nằm ở tây bắc bán đảo Ả Rập. Tên nước này lấy từ tên sông Jordan. Tên Jordan bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, mang nghĩa là "nước chảy mạnh từ trên cao xuống" hay "cuộn chảy". Sông Jordan có nguồn từ núi Hermont giữa vùng biên giới Syria và Lebanon, chảy xuống phía nam đổ vào hồ Tiberias, cuối cùng đổ ra biển Chết. Đoạn sông Jordan chảy từ hồ Tiberias ra biển Chết dài khoảng 100km, trong đó có đoạn khoảng 180m nước chảy rất mạnh và xiết.
Hashemite và tên gia tộc lớn của vương quốc. Vùng đất này vốn là bộ phận của Palestine. Khoảng năm 630 CN, thuộc vào bản đồ đế quốc Ả Rập. Năm 1517, bị đế quốc Ottoman chiếm cứ, sau Thế chiến II trở thành thuộc địa ủy nhiệm của Anh. Năm 1921, Anh phân Palestine thành hai bộ phận, sông Jordan trở về phía tây là Palestine, còn trở về phía đông là Jordan vẫn do Anh khống chế, gọi là Transjordan. Ngày 25 tháng 5 năm 1946, Anh buộc phải công nhận Jordan độc lập. Ngày 25 tháng 5 năm 1947, đổi thành vương quốc Hashemite Transjordan. Năm 1950, phần tây và đông sông Jordan hợp nhất, đổi tên thành "Vương quốc Hashemite Jordan".
2. Quốc kỳ:
Vốn là lá cờ ba màu đen, lục, trắng. Năm 1946, Ngoại Jordan (Transjordan) được độc lập, đổi tên thành vương quốc Jordan Hashemite, Abdulah lên ngôi vua, đã điều chỉnh thứ tự các màu trên lá quốc kỳ cũ thành ba màu đen, trắng và lục, đồng thời thêm vào phía cán cờ một hình tam giác đỏ và một ngôi sao bảy cánh màu trắng. Năm 1950, bờ Tây và bờ Đông sông Jordan hợp lại với nhau, lấy tên là vương quốc Jordan Hashemite, quốc kỳ này vẫn được tiếp tục sử dụng. Bốn màu đỏ, đen, trắng và lục là màu của Pan Arabia, ngôi sao bảy cánh màu trắng tượng trưng cho kinh Cora, biểu thị niềm tin vào đạo Hồi.
3. Quốc huy:
Cả hồ án nằm trong dải phủ của chiếc vương miện. Một con chim ưng Salah ai - Din dang cánh đứng trên quả cầu màu lam. Hai bên quả cầu được trang trí bằng thanh bảo kiếm và cung tên Ả Rập, hai lá quốc kỳ của vương quốc lần lượt trang trí ở hai bên chim ưng. Phía dưới quả cầu có vẽ bông lúa mạch và cành cọ. Vương miện tượng trưng Jordan là một vương quốc quân chủ lập hiến; chim ưng đứng trên quả cầu tượng trưng giáo lý Hồi giáo sẽ được truyền bá khắp toàn cầu; bảo kiếm và cung tên tượng trưng cho thắng lợi của Hồi giáo. Bông lúa mạch và cành cọ tượng trưng cho nền nông nghiệp của Jordan. Phần dưới quốc huy có trêo phù hiệu đạo Hồi, trên mặt phù hiệu có một dải trang trí màu vàng, trên đó viết tên quốc vương và lời cầu nguyện của ông bằng tiếng Ả Rập: "Chân Chúa ban cho Người hạnh phúc và sự trợ giúp". Quốc huy này được chế định năm 1921.
4. Quốc ca:
Nhạc: Abdul Kadil Ath-Tanil - Lời: Abdulmen Im Al-Rifali
"Muôn năm, muôn năm, vua của ta tối cao vô thượng, lá cờ của Người quang vinh đón gió phấp phới bay cao".
Kazakhstan - Nông nô được giải phóng
1. Nguồn gốc tên gọi:
Kazakhstan có tên đầy đủ là "nước Cộng hòa Kazakhstan", nằm sâu trong lục địa Á Âu, phía Tây Nam Nga. Tên gọi có nguồn gốc từ danh xưng dân tộc.
Tổ tiên người Kazaks từ thời đồ đồng đã quần cư tại vùng đất này, lần lượt có các dân tộc khác đến như người Nga, Ukrainians, Uzbeks... Tên gọi Kazaks trong tiếng Uzbeks mang ý nghĩa là "Những nông nô được giải phóng". Người Kazaks là một phân nhánh của người Uzbeks, sinh sống và chăn nuôi gia súc ở vùng thảo nguyên rộng lớn, tính cách cương trực, thô lỗ, hào phóng, dần dần hình thành một dân tộc riêng, lấy Kazaks đặt tên cho quốc gia của mình.
Người Kazaks từ thế kỷ III trước CN, tại nơi ở của mình đã hình thành một xã hội có giai cấp. Thế kỷ VI trước CN, thành lập Hãn quốc Tú chuch các quốc gia phong kiến. Cuối thế kỷ XV thành lập Hãn quốc Kazaks, giữa thế kỷ XIX bị sát nhập vào đế quốc Nga, đến tháng 11 năm 1917, thành lập chính quyền Xô Viết, thuộc Liên bang Nga, ngày 19 tháng 4 năm 1925, gọi là nước Cộng hòa Tự trị Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Kazakhstan, ngày 25 tháng 12 năm 1936, định tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Kazakhstan, gia nhập Liên Xô, trở thành một trong 15 nước cộng hòa thuộc Liên Bang Xô Viết, ngày 25 tháng 10 năm 1990, Xô Viết tối cao Kazakhstan thông qua tuyên ngôn chủ quyền quốc gia. Ngày 10 tháng 12 năm 1991, đổi tên thành "nước Cộng hòa Kazakhstan". Ngày 16 tháng 12 cùng năm tuyên bố độc lập.
2. Quốc kỳ:
Lá cờ hình chữ nhật màu lam nhạt. Giữa nền cờ có một mặt trời vàng rực rỡ, phía dưới mặt trời là một con chim ưng vàng đang sải cánh. Phía bên trái sát cán cờ có một dải hoa văn màu vàng truyền thống của người Kazakhstan nằm dọc qua nền cờ. Tháng 11 năm 1917, thành lập chính quyền Xô Viết. Năm 1936, thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Kazakhstan, sau trở thành một nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Tháng 12 năm 1991, tuyên bố độc lập, sau khi độc lập đã chế định lá quốc kỳ này.
3. Quốc huy:
Quốc huy hoa văn hình tròn. Trên mặt quốc huy có hình đỉnh tròn cái lều nỉ mà người Kazakh sử dụng. Mỗi bên của quốc huy có một con tuấn mã. Phía trên quốc huy là một ngôi sao năm cánh, phía dưới là một tấm biển vàng, trên đó viết dòng chữ "Kazakhstan" bằng tiếng Kaxakh. Quốc huy trên được chế định theo luật quốc huy do Xô Viết Kazakhstan thông qua ngày 6 tháng 4 năm 1992. Hai loại quốc huy màu và quốc huy đen trắng đều được sử dụng.
4. Quốc ca:
Nhạc: Yephgeny Brusilovski, Mukhan Tulebaev, Radip Hamiki - Không lời
Kirghizia - Dân du mục trên thảo nguyên
1. Nguồn gốc tên gọi:
Kyrghizia có tên đầy đủ là "nước Cộng hòa Kyrghizia", nằm ở khu vực Trung Á, quốc gia trên núi cao thuộc phân nhánh hướng tây hệ thống Thiên Sơn. Tên gọi bắt nguồn từ tên dân tộc.
Kyrgyzstan mang ý nghĩa là dân du mục trên thảo nguyên, xưa kia là Hãn quốc Kyrgyzstan được thành lập từ thế kỷ VI. Trong giai đoạn đầu có mối liên hệ với các dân tộc du mục Trung Quốc như Hung Nô, Đinh Linh, Ô Tôn... sau người Mông Cổ xâm nhập vào Trung Á, bộ phận dân Tú chuch dần dần di cư về phía tây, và mở rộng về nam đến hệ thống núi Pamir. Năm 1876, Kyrghizia bị sáp nhập vào Nga.
Năm 1917, thành lập chính quyền Xô Viết, năm 1924 thành lập châu tự trị Kala - Kyrghizia thuộc Liên bang Nga. Tháng 2 năm 1926, đổi thành nước Cộng hòa Tự trị Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Kyrghizia. Ngày 5 tháng 12 năm 1936, là nước cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết. Ngày 12 tháng 12 năm 1990, tuyên bố tuyên ngôn chủ quyền, ngày 31 tháng 8 năm sau tuyên ngôn độc lập, trở thành "nước Cộng hòa Kyrghizia".
2. Quốc kỳ:
Lá cờ hình chữ nhật màu đỏ. Giữa nền cờ có một mặt trời vàng lấp lánh, tượng trưng cho sự ra đời của nước cộng hòa độc lập. Năm 1936, thành lập nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Kyrghizia rồi trở thành một nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Tháng 12 năm 1990, đổi tên thành nước cộng hòa Kyrghyzstan. Tháng 8 năm 1991, tuyên bố độc lập và chế định lá quốc kỳ trên. Tháng 5 năm 1993, đổi tên thành nước cộng hòa Kirghizia, quốc kỳ chưa thay đổi.
3. Quốc huy:
Hình tròn. Trên mặt quốc huy có một vầng mặt trời đỏ mọc lên từ đỉnh núi tỏa sáng bốn phương, tượng trưng cho sự ra đời của nước cộng hòa. Trên mặt quốc huy còn có một con chim ưng trống dang cánh. Hai bên quốc huy có quả bông và bông lúa mạch, tượng trưng cho các nông sản chủ yếu của đất nước này. Phía trên và phía dưới mặt quốc huy là dòng chữ "nước cộng hòa Kirghizs" bằng tiếng Kirghiz.
4. Quốc ca:
Nhạc: Vladimir Vlasov, Vladimir Fere, Apgeras Maldebaev - Không lời
Kuwait (Cooet) - Tòa thành nhỏ
1. Nguồn gốc tên gọi:
Kuwait có tên đầy đủ là "nước Kuwait", nằm ở phía tây bắc vịnh Persian khu vực Tây Á, đông bắc bán đảo Ả Rập. Tên nước này có từ tên thành phố.
Theo lịch sử, thế kỷ XVII, mảnh đất Kuwait ngày nay được gọi là "Gulaiyin", mang ý nghĩa là một góc nhỏ. Năm 1614, tù trưởng gia tộc Halid của vùng Gulaiyin là Yben Aulaiyial xây dựng một tòa thành lũy gần biển ở vị trí thành phố Kuwait ngày nay, đặt tên thành Aulaiyialkurt. "Kurt" trong tiếng Kuwait mang nghĩa là thành lũy, điểm quan trọng.
Nửa sau thế kỷ XVIII, sau khi tù trưởng Sulayyiman của gia tộc Halid mất được 8 năm, tức vào năm 1760, từ Jahra đến ven biển xây dựng một bức tường thành, ngoài tường thành có đào hào bảo vệ tạo thành một thành phố có ba mặt và một mặt giáp biển. Người Kuwait dựa vào bức thành kiên cố này để chống lại những thế lực xâm nhập từ bên ngoài, bảo vệ cuộc sống của cư dân. Từ đó, Kuwait rất thích bức thành này, và gọi với tên thân thiết "tòa thành nhỏ".
Tên "tòa thành nhỏ", trong tiếng Ả Rập có âm là "Kuwait". Về sau, Kuwait trở thành tên gọi của thành phố. Thế kỷ VII, trở thành một bộ phận của đế quốc Ả Rập. Năm 1756, thành lập nước tù trưởng Kuwait. Năm 1871, trở thành một huyện của tỉnh Basra thụôc đế quốc Ottoman. Năm 1899, nước Anh trở thành nước tông chủ của Kuwait. Năm 1939, Kuwait chính thức trở thành nước bảo hộ của Anh. Ngày 19 tháng 6 năm 1961, tuyên bố độc lập, xác định tên nước là "Kuwait", vừa là tên nước, vừa là tên thủ đô, vừa là tên một tỉnh, cũng vừa là tên tỉnh lị. Việc dùng chung này trên thế giới quả là hiếm thấy.
2. Quốc kỳ:
Hình chữ nhật. Bên sát cán cờ là một hình thang màu đen, bên phải là ba dải màu lục, trắng và đỏ chiều rộng bằng nhau nằm song song nhau tạo thành. Màu đen vừa tượng trưng cho có đủ sức đánh bại kẻ địch, vừa biểu thị chiến trường; màu lục tượng trưng cho đất đai màu xanh; màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết trong mục đích và hành vi của nhân dân; màu đỏ vừa tượng trưng cho sự đổ máu vì tổ quốc, vừa biểu thị tương lai xán lạn. Năm 1939, Kuwait trở thành nước bảo hộ của nước Anh. Ngày 19 thàng 6 năm 1961, chế định lá quốc kỳ bốn màu này khi đất nước độc lập.
3. Quốc huy:
Đồ án trung tâm là một hình tròn. Trên mặt quốc huy có trời xanh mây trắng và một chiếc thuyền buồm trắng Ả Rập đang lướt trên sóng biển lấp loáng. Nó tượng trưng cho ngành hàng hải và mậu dịch thông thương của Kuwait. Phía trên hình tròn viết dòng chữ Ả Rập "nước Kuwait"; phía dưới là một con chim cắt trắng dang rộng đôi cánh, giữa ức chim cắt có hình chiếc khiên màu sắc giống như quốc kỳ.
4. Quốc ca:
Nhạc: Ibrahim Nasim Al-Sula - Không lời
Lào - Xứ sở vạn tượng
1. Nguồn gốc tên gọi:
Nước Lào có tên gọi đầy đủ là "Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", nằm ở phía tây bắc bán đảo Đông Dương. Tên quốc gia được mượn từ tên dân tộc. Bởi vì hai phần ba dân số toàn quốc là dân tộc Lào.
Khoảng thế kỷ II trước CN, người Lào đã đến Jarres và ở đó, người Lào lấy tự do, bình đẳng làm tín điều sống cao nhất của mình. Nam nữ của dân tộc này đều bình đẳng, họ không lấy gia đình, huyết thống để phân chia cao thấp, cũng không thích chia giai tầng khác nhau theo tuổi tác. Họ thành tâm tín ngưỡng Phật giáo, cho rằng con người sống chỉ như một cây lúa, chết rồi sẽ trở về với đất. Họ đã lấy tên của dân tộc đặt thành tên quốc gia, gọi là Lào (ý chỉ con người).
Dân tộc Lào cũng gọi là "tộc Liêu", nước Lào cổ cũng gọi là nước Liêu. "Lao" và "Liêu" là hai cách phiên dịch của tiếng Trung Quốc, nhưng lại là một trong tiếng Lào. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lực lượng yêu nước Lào gọi nước mình là "Bateliao". "Bate" ý chỉ đất nước, "Bateliao" nghĩa là "đất nước của người Liêu".
Lào lập quốc năm 749, thời đó gọi là "Vương quốc Lane Xang", quốc vương là Kunluo. Trong tiếng Lào, hai chữ "Lane Xang" có nghĩa là "triệu voi", ý chỉ đất nước Lào có rất nhiều voi, vì thế Trung Quốc cổ cũng Lào là "Vạn tượng chi bang".
Năm 1893, Pháp lập chế độ bảo hộ ở Lào, tháng 9 năm 1940, bị Nhật Bản chiếm, ngày 12 tháng 10 năm 1945, tuyên cáo độc lập. Tháng 3 năm 1946, Pháp lại xâm lược lần nữa, năm 1954, Pháp mới thừa nhận Lào độc lập. Tháng 12 năm 1975, thành lập "nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào".
2. Quốc kỳ:
Do ba hình chữ nhật nằm ngang song song tạo thành, hình chữ nhật ở giữa có màu lam, chiếm một nửa nền cờ, trên và dưới là hình chữ nhật màu đỏ, mỗi hình chiếm 1/4 nền cờ. Giữa phần màu lam là một vầng trăng tròn màu trắng, đường kính của trăng tròn bằng 5/5 chiều rộng của phần màu lam. Màu lam vừa tượng trưng cho đất nước xinh đẹp, màu mỡ, vừa biểu thị lòng yêu đất nước của nhân dân, sống một cuộc sống hòa bình yên lành; màu đỏ tượng trưng cho cách mạng, biểu thị nhân dân không tiếc máu xương bảo vệ tổ quốc; vầng trăng tròn màu trắng biểu thị sự lãnh đạo của đảng nhân dân cách mạng Quốc kỳ này vốn là lá cờ của Mặt trận yêu nước Lào, tháng 12 năm 1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập và quyết định lấy lá cờ này làm quốc kỳ.
3. Quốc huy:
Hình tròn. Trên mặt quốc huy có ngôi tháp lớn, con đập, cánh đồng xanh biếc, rừng rậm, cột điện cao áp và kênh thủy lợi v.v... phía dưới quốc huy còn có nửa bánh răng. Tháp lớn là biểu tượng của Lào, nhân dân quen gọi là "Thạp luổng", "Tháp Vua", luôn được các giáo đồ Phật giáo coi là nơi thiêng liêng trong sạch. Các hình vẽ khác trên quốc huy đều tượng trưng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, rừng và nước phong phú của đất nước Lào. Nửa bánh răng cưa tượng trưng cho nền công nghiệp mới phát triển của nước này. Bên ngoài của quốc huy còn có hai bó lúa và dải đỏ quấn quanh quốc huy, tượng trưng nước Lào vẫn là một nước nông nghiệp. Trên dải trang trí có dòng chữ tiếng Lào "Hòa bình, Độc lập, Dân chủ, Thống nhất, Phồn vinh hưng thịnh"; câu ở giữa là "Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào". Quốc huy này được chế định năm 1990.
4. Quốc ca:
Nhạc: Thoangdi Sontonavichi - Lời: Xisana Xisan
"Nhân dân Lào ta từ xưa truyền lại nồng nàn yêu Tổ quốc, đồng tâm hiệp lực, đoàn kết nhất trí, sức mạnh vô biên. Vai kề vai, dũng cảm tiến lên, giữ gìn sự tôn nghiêm của Tổ quốc. Nhân dân các dân tộc bình đẳng với nhau, cùng làm chủ đất nước. Chúng ta quyết không để bọn đế quốc và bọn bán nước trở lại, đồng lòng bảo vệ Tổ quốc độc lập - tự do, mãi mãi không bị xâm lăng. Kiên quyết đấu tranh giành thắng lợi, để đất nước Lào phồn vinh thịnh vượng".
Philippines - Lấy từ tên Người nước ngoài
1. Nguồn gốc tên gọi:
Philippines có tên đầy đủ là "Cộng hòa Philippines", nằm ở quần đảo Philippines ở đông nam Châu Á, do Luzon, Mindanao... và hơn 7.000 đảo lớn nhỏ hợp thành.
Tên gọi Philippines có nguồn gốc từ tên người nước ngoài. Ngày 17 tháng 3 năm 1521, nhà hàng hải Bồ Đào Nha Magellan trong cuộc hành trình bằng thuyền vòng quanh thế giới của mình đã đặt chân đến đây, đúng vào tiết "Thánh Lazalas", bèn đặt tên vùng đất này là "quần đảo Saint Lazalas". Năm 1543, Tây Ban Nha chiếm lĩnh cả quần đảo và di dân định cư. Lúc bấy giờ, thực dân Tây Ban Nha là Biliya Levos đã lấy tên Thái tử Tây Ban Nha (tức vua Philipinas II sau này) để đặt tên cho đảo Leyte và các đảo xung quanh thành "Philippines". Về sau, tên "Philippines" được dùng rộng rãi để gọi chung cho cả quần đảo.
Philippin bị người Tây Ban Nha chiếm từ năm 1565, trở thành thuộc địa lâu đến 330 năm. Ngày 12 tháng 6 năm 1898, Philippines tuyên bố độc lập, trở thành nước Cộng hòa đầu tiên trong lịch sử. Năm đó sau chiến tranh Mỹ và Tây Ban Nha, Philippines bị Mỹ chiếm lĩnh. Năm 1942, bị Nhật Bản chiếm. Ngày 4 tháng 7 năm 1946, quần đảo này độc lập lần thứ hai, vẫn dùng tên trước là "Cộng hòa Philippines".
2. Quốc kỳ:
Nền cờ phía bên cán cờ là hình tam giác đều màu trắng, giữa hình tam giác có một Mặt trời màu vàng, mặt trời phát ra tám chùm ánh sáng. Ở mỗi góc hình tam giác là một ngôi sao vàng năm cánh. Từ đỉnh của tam giác chỗ giữa nền cờ đến cạnh bên phải nền cờ phía trên là màu lam, phía dưới màu đỏ. Nhưng vị trí của hai màu lam và đỏ có thể thay đổi. Thời bình màu lam ở trên, còn thời chiến thì màu đỏ ở trên. Hình mặt trời và tám chùm ánh sáng tượng trưng cho ánh sáng tự do chiếu khắp đất nước Philippines, trong đó tám tia tương đối dài trong tám chùm sáng đó đại diện cho tám tỉnh đầu tiên khởi nghĩa giành độc lập và giải phóng dân tộc, những tia sáng còn lại biểu thị các tỉnh khác. Ba ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho ba khu vực lớn của Philippines: Luzon, Samar và Mindanao. Màu lam biểu thị lòng trung thành, chân thật và chính trực; màu đỏ biểu thị lòng dũng cảm và can đảm; màu trắng tượng trưng cho hòa bình và thuần khiết. Lá quốc kỳ này ra đời trong cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha, giành lấy độc lập tự do của nhân dân Philippines. Ngày 12 tháng 6 năm 1898, Philippines tuyên bố độc lập và đã chính thức tuyên bố lấy lá cờ này làm quốc kỳ.
3. Quốc huy:
Hình tấm khiên bầu dục, trung tâm quốc huy là một Mặt trời vàng với tám chùm ánh sáng, hàm nghĩa của nó giống như của quốc kỳ. Trên mặt tấm khiên phần màu trắng có ba ngôi sao vàng năm cánh, đại diện cho Luzon, Samar và Mindanao. Phía dưới trái là nền màu lam, trên đó vẽ một con chim ưng đầu trắng, phía dưới bên phải là nền màu đỏ, trên đó vẽ một con sư tử đực màu vàng đang đứng. Chim ưng đầu trắng bắt nguồn từ hình vẽ phù hiệu trong thời kỳ Mỹ thống trị, sư tử vàng bắt nguồn từ hình vẽ phù hiệu trong thời kỳ Tây Ban Nha thống trị. Chúng lần lượt biểu thị nhân dân Philippines giành được độc lập là từ cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha và sự chiếm đóng của Mỹ. Phần dưới quốc huy là một dải trang trí màu trắng, trên đó viết dòng chữ màu vàng bằng tiếng Anh "Nước Cộng hòa Philippines". Quốc huy này được chế định năm 1946, sau khi Philippines được độc lập.
4. Quốc ca:
Nhạc: Julien Phillip - Lời Jose Parma
"Mặt đất buổi sớm, hậu duệ của Mặt trời, chúng ta hãy cùng ca tụng Người. Sông núi linh thiêng, cái nôi của anh hùng, bọn xâm lược đừng hòng đặt chân lên bờ. Trong bầu trời và trong tầng mây của Người trên núi cao trên biển lớn, khắp nơi chúng ta nhìn thấy ánh sáng rực rỡ của tự do. Trên quốc kỳ của Người, Mặt trời và các vì sao tỏa sáng, không còn bạo chúa làm lá cờ biến sắc, cờ mãi tung bay phấp phới. Đất nước xinh đẹp, huy hoàng xán lạn, lòng người vui vẻ vô cùng; nhưng chúng ta lấy làm tự hào vì được chịu khổ và hy sinh nếu Tổ quốc bị xâm phạm".
Theo Nguồn gốc tên gọi các nước trên thế giới - NXB VHTT