Tim thông tin blog này:

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Chuyện về cái sự đi...

Mỗi người có quan niệm và mục đích cho mỗi chuyến đi và thực hiện nó còn tùy hoàn cảnh cá nhân. Có người đi chỉ để biết và có người đi để hiểu nơi mình đặt chân đến.

Người tôi ngưỡng mộ.
Một cô gái dân Sài Gòn, bỏ nhà ra đi cô độc để tìm lấy trải nghiệm của riêng mình. Tự tìm lấy đâu là sự giới hạn của con người, về mặt nào đó không khác mấy, như một sự hành xác. Hơn 10 năm tiếp cận và trải nghiệm đời sống ở Châu Á, Trung Đông... Tự quan sát, tự tìm hiểu con người các dân tộc, các tôn giáo, đã đến thánh địa đạo Phật, đạo Islam...

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2023

Đâu là sự thật về Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại.

Có mấy bản được đăng trên báo và mạng. Trong đó có bản ghi lại trong sách "Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam" của Bảo Đại. Bảo Đại sau khi kể lể, rồi cương lên Trẫm có 3 yêu cầu với chính phủ mới, mà thực ra là ông ta mong ước... (xem dưới)
Bản dưới đây có độ tin cây, phù hợp với tâm thế con người Bảo Đại. Đúng với bản chụp ở trung tâm lưu trữ quốc gia và trong hồi ký của Trần Trọng Kim xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn cũng có chép lại.
Nội dung trong phần phụ lục như sau:

Sư già trù trì chùa nọ muốn rèn luyện thử thách các sư trẻ.

Thầy bảo mọi người xếp hàng, mỗi người mang một cái trống ếch nhỏ dưới hạ bộ. Rồi cho gái đẹp vào lượn qua lượn lại. Thế là ban đầu nghe tiếng "Tum", rồi "Tum . Tum", càng lúc lúc càng rộ. Thầy đi qua từng người ai cũng vậy. Đến một sư trẻ, không nghe tiếng gì, thầy gật gù khen. Để cẩn thận, thầy vén áo cà sa lên coi thì hỡi ôi cái trống đã thủng tự bao giờ.

Hình minh họa thời nay, không liên quan câu chuyện tiếu lâm trên.









03/9/2023, mình phượt kiểm tra ngựa ô yêu quý.

Sau khi cỡi 13 năm chạy 140 ngàn cây số. Trong năm đã thay đồ cũ có bình xăng con, phuộc trước sau và nồi trước (mới). Xe chưa rớt máy. Nói chung toàn bộ đồ zin, xe hư đâu sửa đấy.
Đổ nhớt Motul 3100 MA2 cho xe số
Vận tốc trung bình chỗ ít người 65-75km/h
Thử tốc độ tối đa lên 105km/h.
Xăng tiêu hao 37,4 km/l
Thông tin theo chỉ số đồng hồ xe
Người + đồ mang theo = 60kg
Trong điều kiện phượt một mình đi Dầu Tiếng, Bà Đen
Khi hậu mát, mưa lắc rắc, không gió lớn
Đường DT có dải phân cách, tốt lẫn thường
Về, xe bình thường, máy không rêm



Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023

Gặp lại những linh hồn chưa một lần nắm tay con gái

Lê Đại Anh Kiệt

Đi 36 năm mới quay về Bình Hiệp, Bình Châu, Măng Đa ba địa danh trong những địa danh gắn liền với chiến tranh, gắn liền với một thời tuổi trẻ. Những gương mặt đã nằm yên trong quá khứ, đã nằm yên dưới lòng đất lạnh chợt sống dậy, cựa quậy trong tôi từng hồi thúc giục như phải viết về họ, những người con trai nằm xuống khi chưa kịp biết yêu, chưa một lần nắm tay con gái.
Gốc cây Bồ Đề của chùa Prayor. Nơi Ponpot đặt H12 và pháo 122 bắn vào TT Mộc Hóa mỗi ngày. Tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 4 đã đánh vào đây để dân quân lập chốt ở cầu Sư Đạo. Trời sương mù, nhờ vậy ta áp sát mà bọn Pốt không hay.

Vùng đất Giang Thành, Kiên Giang.

Chạy xe theo đường QLN1, cặp kênh Vĩnh Tế, từ hướng Châu Đốc xuống, qua Tịnh Biên, Ba Chúc, hết An Giang là đến địa phận Kiên Giang. Cánh đồng này giáp ranh Campuchia, ngày xưa là rừng tràm tái sinh xen lẫn ít ruộng. Ngày nay bạt ngàn đồng lúa, đất tốt có, nhiễm phèn có, lẫn lộn. Ruộng lúa, đường sá, kinh nước như ô bàn cờ...
Sau 1975, nhà nước đào kinh, mở đường để phát triển vùng đất hoang này. Dân chưa có đất được chính quyền cấp mỗi gia đình một lô, mỗi lô 2 ha, hỗ trợ cho xi măng tôn cất nhà để có chỗ ở khai phá đất hoang. Ai có sức thì xin đất làm thêm. Sau khi cải tạo đất, dân bán sang tay nhau qua nhiều đời chủ, người đi kẻ đến...

Làm ăn thất bại, vợ chống bỏ nhau, con cái bỏ học, gia đinh tan nát banh chành.

Ôi cái sự đời !

Mình kể về vùng đất Giang Thành ở Stt trước là do đi đòi nợ mà biết.
Ngược thời gian, chú em bà con phía vợ của mình ở Đồng Tháp là con út nên kế thừa của cha mẹ để lại hơn 2ha vườn. Chú xây cái nhà một mái chừng 200m2 rộng chà bá để mỗi lần cúng giỗ có chỗ cho bà con tề tựu, họ hàng nhậu nhẹt.
Chú thế chấp vườn để đầu tư trồng cam xoàn, ai dè cam bị dịch bệnh. Vợ mình đưa vàng cho mượn để vợ chồng chú mua xe tải nhẹ chạy buôn bán trái cây chợ đầu mối. Vốn ít nên không thành.
Sau đó, không có tiền đóng lãi và đáo hạn, ngân hàng thu vườn bán cho người khác. Chiếc xe đã trả góp được 2 năm, không có tiền góp tiếp, công ty tài chính lấy xe phát mãi.

Đăng ký xe chính chủ, nhà nước có hành dân không?

Không ít người nói mỗi cái việc mua xe mới hay cũ thì phải đi đăng ký sang tên đổi chủ nhưng không chịu làm. Kêu ca cái gì?
Người có điều kiện thuận lợi nên nói vậy, thực tế không đơn giản. Dẫn chứng như trường hợp của tôi, cách đây 10 năm mua chiếc xe mới, quy định phải về nơi có HK để đăng ký. Xa, bận việc không đi được, mà có đi được cũng tốn tiền. Hỏi người ta nếu bỏ tiền ra cho dịch vụ làm thì mất 2 triệu. Nên đành nhờ người khác tại chỗ đứng tên thay chủ. Vậy không hành là gì và biến công dân thành người trái luật.

Vì sao trước 1975 ở Miền Nam gọi học Ngoại ngữ là Sinh ngữ.

Đoạn phim ngắn dưới đây là một ví dụ sinh động về việc dạy và học tiếng Anh tại SG, năm 1968.
Cách đây nửa thế kỷ, mình quá ngạc nhiên! Thời ấy mà đã tổ chức và có phương pháp hiện đại. Có thể đây là một buổi học ở Trung tâm Hội Việt Mỹ, có phải không Dung Le, Trần Đình Nghĩa?. Rất tiếc các trường trung học ở MN không được như vậy, chỉ học chay.
Mình và bạn bè học ban C từ năm lớp 10, mỗi tuần học 8 tiếng Sinh ngữ (Anh 6 + Pháp 2), tức là chiếm 1/3 chương trình chung. Đến năm lớp 11 thì đã học đến cuốn V - English for Today Book Five. Mỗi em phải mua sách tham khảo hỗ trợ, cả chục cuốn từ Anh ngữ thực dụng, Tự điển, Văn phạm, Động từ, Tính từ, Đồng nghĩa phản nghĩa, Cách dùng từ, Lỗi thường gặp...

Cựu chiến binh 4 lần chỉ huy chữa cháy trong đời thường.

Kể nhân chuyện cháy chung cư mini ở Hà Nội. Không phải kể công mà chia sẻ để ai có làm trong ngành gỗ hay công ty nhớ có những nguyên nhân và tình huống khó lường..
Lần thứ nhất:
Cháy rất lớn vào ban đêm tại xưởng thành phẩm ở Kon Tum. Nguyên nhân từ giẻ lau gỗ dính dầu có hóa chất. Giẻ lau sử dụng rồi cuối ca phải đưa ra khỏi xưởng, rải phân tán để tận dụng tiếp hoặc đốt hủy thì công nhân bỏ chồng thành đống nhỏ, nó sinh nhiệt tự bốc cháy rồi cháy bùng. Sản phẩm bàn ghế bằng gỗ lau dầu nên cháy rất nhanh. Dập được lửa với lực lượng công nhân tại chỗ, không có xe PCCC. Nhờ trước đó, tôi đã đề xuất công ty xây hệ thống dẫn nước PCCC, có 2 bể ngầm lớn chứa với máy nổ cùng dây để sẵn

Tấm ảnh đắc giá có Tướng Vịnh - Huy Đức - Lưu Trọng Văn

Một người chỉ mặt, một người chỉ bụng và một người gãi tai.
Photo by Nguyen Thao



Nhận xét "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức, chủ yếu phần viết về Campuchia.

Cuốn sách này một thời sôi nổi, có nhiều ý kiến trái chiều nhưng đa số đồng ý, tuy nó là ký sự nhưng có giá trị tài liệu tham khảo, bạch hóa quyền lực, đã bao quát và phản ánh mặt sau một thời của "Bên Thắng Cuộc".
Sách đã đụng đến nhiều chuyện thâm cung bí sử, đụng đến nhiều nhân vật lớn như ông trời, quan hệ ngoại giao cực nhạy cảm mà tác giả không bị bắt, đến giờ vẫn là một ẩn số chưa lời đáp.
Tôi nghĩ nếu tác giả tái bản chỉnh sửa, bổ sung sách sẽ hoàn chỉnh, thuyết phục người đọc hơn.

Biên giới của quốc gia còn tình người thì không biên giới.

Mình hiểu ra điều này từ năm 1978 khi đóng quân ở Ngả ba Đông Dương, có dịp tiếp xúc với người tỵ nạn Campuchia. Gần đây 2019, đã chạy xe máy một mình dọc đường tuần tra biên giới ở Miền Tây. Thôi thúc từ ký ức xưa một thời sống và chiến đấu ở CPC, đi như trả món nợ ân tình. Đi để được nhìn tận mắt và hít thở cái không khí của vùng biên giới. Mình đã đi ngang qua 5 cửa khẩu lớn nhỏ và một số trạm biên phòng, chốt dân quân địa phương.
Ngoài con đường chính ngạch còn lại là rất nhiều con đường tiểu ngạch dọc biên giới để dân đi lại sinh sống và giao thương. Rào dậu ở cửa khẩu để làm cảnh thôi, ở những nơi khác không vật gì ngăn cách để biết đó là ranh giới hai nước. Bên VN công sở của hải quan bề thế hoành tá tràng, bên CPC chỉ là cái nhà nhỏ. Qua cửa khẩu, thấy bộ mặt quan trọng hóa của hải quan VN, phát ghét. Tại sao phải vậy. Bên Cam thì cũng nghiêm túc nhưng thân thiện dễ thương.

Đại sứ Ngô Điền, một nhân cách lớn trong chính sách đối ngoại của VN

Ông là người có thời gian công tác lâu nhất, gắn bó với đất nước CPC 18 năm.
Một trí thức lớn, một nhà ngoại giao kỳ cựu khôn ngoan nhưng nhân hậu, khiêm tốn, nhã nhặn và có lối sống giản dị. Ông hết lòng tận tụy với công việc phụng sự chung đến nỗi trong ghi chép công tác gọi vợ là "Đồng chí". Chân thành với Bạn, bằng mọi nổ lực để vun đắp tình hữu nghị VN - CPC.
Bắt đầu từ năm 1956, biết Sihanouk khi làm phái viên, nhà báo của Thông tấn xã VN ở CPC. Sihanouk từng nói xỏ ông là "Thái thú", không muốn ông tiếp tục làm đại sứ. Ông về nước bằng xe, không kèn không trống, trong lúc đau bệnh phải nhập viện ngay khi ông về tới Sài Gòn. Sau đó Sihanouk đã gửi lời thăm hỏi.

Chiện đại úy què không có diên làm tình páo.

Thất nghiệp, chán đời, đang đi chơi lang thang, chợt nghĩ sao mình không quay lại Cam nhỉ. Thế là tìm cách liên lạc với anh thân tình ngày xưa, nay là thượng tá, nhờ giới thiệu. Cầm cái giấy viết tay, tìm đến cơ quan tình páo. Gặp tay trung tá phụ trách, trạc cùng tuổi, tình nguyện làm cộng tác viên.
Trung tá trưởng phòng hỏi: còn sinh hoạt đảng không? Đại úi đáp: chán, bỏ rồi. Sếp nói không hề gì. Hỏi tiếp: vợ con sao? Đáp: bỏ luôn. Sếp phân vân. Tui đoán không vợ con thì cơ quan lấy gì nắm thóp, dông qua Thái, rách việc sao.

Tình cảm không biên giới, những niềm vui nhỏ nhỏ.

..... Ông thầy già ở nửa vòng trái đất gửi thằng học trò ít tiền để nó có chút góp vui cùng bạn học. Một chú em tận ngoài Hà Nội nghe anh đau gửi cho ít tiền hỗ trợ điều trị. Một bạn quê gốc Nghệ An mua cho anh cây thuốc hút chơi. Một chú em của bạn công ty cũ đã mất móc túi đưa anh ít tiền tiêu vặt. Bạn bè biết nó tiền bạc eo hẹp, nhậu nhẹt góp tí thôi cho vui ....
Kể sao cho hết tình người đã cho tôi nhựa sống ở cuộc đời này .....

Tổ nghề sân khấu

 

Người LĐ thu nhập 26 triệu/ tháng, muốn gì nữa đây...?

Chuyện khó tin mà có thật. Một đội trưởng bảo vệ có thu nhập bằng ấy là ước mơ của nhiều người nhưng vẫn ôm tiền của công ty và mượn anh em rồi bỏ trốn. Mới đây, Công ty dịch vụ bảo vệ đã viết công khai giải thích nguyên nhân và hậu quả trường hợp này trên website của mình.
Từ một nông dân hiền lành chất phát ở Long An lên Sài Gòn kiếm sống để có tiền nuôi gia đình. Từ một nhân viên trưởng thành đội trưởng bảo vệ mẫu mực. Gắn bó với mọi hoạt động của Cty, từ thuở ban đầu đến khi phát triển nên Cty coi như "khai quốc công thần". Công ty có nhiều bài viết nêu gương người tốt việc tốt, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp của anh này.

Bạn đã từng bị chửi cỡ này chưa?

Đất nước ta có bao giờ được như thế này không hở cụ giáo?
Mình xem tin rao tuyển người trên mạng nên nhắn tin người đẹp:
Bác Cạo: Cần làm. Thiên Lý nói thêm về công việc.
Thiên Lý: Bạn cần việc gì?
Bác Cạo: Hỏi bạn rồi đó.
Thiên Lý: Lão già xạo lồn, cút mẹ mày đi.
Rồi khóa TK cái rụp. Lão hết sức tủi thân, mình ra rìa cuộc sống rồi à.



Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

Già rồi chết không cần mồ yên mả đẹp. Ước mơ khiêm tốn thôi, chắc là được!

 


Vấn đề một thời của Việt Nam với Campuchia.

Nói gì thì nói, nhưng người CPC chóng quên, người Việt mơ hồ và các nước yêu dân chủ công bằng trên thế giới phải thừa nhận sự thật:
Nếu không có giới cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn cổ súy thì Kh'mer Đỏ không thể xâm phạm biên giới, giết dân Việt Nam và diệt chủng nhân dân Campuchia.
Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Phương Tây, Trung Quốc đã không có động thái gì ngăn chặn tội ác đó. Mà còn bảo vệ tính chính danh cho chế độ KMĐ, thậm chí là tài trợ cho chúng tiếp tục cuộc chiến.
Nếu không có Việt Nam thì chẳng có nước nào cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng dù Việt Nam vì quyền lợi của nước mình trước tiên.

Cảm ơn chú em tốt bụng ở quê hương Phú An của đồng đội Ba Vẹn.

Hôm qua, tôi lên chơi và ăn cơm trưa với đồng đội thời ở chiến trường K và các em, nhân nhờ một việc. Ra khỏi nhà không xa, qua ngã tư, ghé vào quán cafe võng nghỉ, xế về. Mãi đến tối, tôi mới biết cái bóp trong túi không còn. Tâm lý lo lắng cực độ, nghĩ không lẽ tới hồi đời dí mình xui tận mạng! Không biết mất vào lúc nào, ở chỗ quán hay trên đường dài 28km ấy. Tiền không nói, cái hệ trọng là Căn cước CMND, 2 thẻ ATM, Bảo hiểm y tế, Giấy tờ 2 xe máy. Ôi bao rắc rối phía trước! Làm lại nhức cái đầu, biết bao công sức và thời gian.

Cạo cắn... 37

 

Cạo cắn... 36

 

Công đoàn máy lạnh bôi nhọ Đảng và Chánh phủ.

Dân vùng sâu vùng xa thì có thể chứ làm công nhân ở các tỉnh thành phố lớn thì đời sống không đến nỗi như vậy.
Tui khỏi điều tra, ngồi quạt máy thôi cũng cho ra thông tin cả nước luôn, có 100% dân ngày ăn cơm 2 bữa, tối ngủ thẳng cẳng. Ở vùng sâu vùng xa có người được ăn thịt chuột, cá thì không thèm nhai đầu mút xương.

Thế nào là "Hành vi không đúng chuẩn mực"?

Theo lời Đại tá Lâm Văn Long, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Phước thì như thế này:

Chuyện nghề - đệ tử nên tìm sư phụ giỏi như vậy.

Xem cái tút của bạn trẻ chủ tiệm sửa xe tay ga trong hẻm ở Sài Gòn, nghĩ mà tiếc cho mình vì hợp với cái tạng của lão. Nếu mình biết con cháu khả dĩ đạt thì giới thiệu ngay. Mấy chú em trước khi liên hệ nên đọc kỹ nội dung người chủ muốn gì... Dễ mà khó, ăn xổi ở thì chỉ làm phiền nhau.
Còn trẻ kiếm sống qua ngày không khó nhưng kiếm một nghề để sống với nó lâu dài là việc không đơn giản. Làm nghề gì mà có tâm, yêu nghề, trọng khách thì chả bao giờ thất nghiệp. Sẽ sống thư thái, đĩnh đạc cho dù có thể vất vả và không giàu.

Sáng kiến tiết kiệm hợp lý, đã móc chim thì phải rửa tay nghe mấy cha nội!

 

TQ xây sân bay trên đảo Tri Tôn để làm gì?

Tri Tôn là một đảo cồn cát có diện tích lớn thứ ba ở Quần đảo Hoàng Sa, sau Phú Lâm và Linh Côn. Là vị trí ngoài Biển Đông do TQ kiểm soát gần đất liền VN nhất. Đảo nằm cách đảo Lý Sơn 121 hải lý (224 km) và cách mũi Ba Làng An thuộc Quảng Ngãi 134 hải lý (249 km).
Qua ảnh vệ tinh của Planet Labs PBC chụp ngày 15/8/2023, cho thấy trên đảo có vạch đường thẳng theo trục Đông - Tây, dài chừng 600 m. Nó chỉ có thể là sân bay, không gì khác.

Ghi chép ngắn cuộc đua chinh phục Mặt trăng

Và các quốc gia tiếp tục theo đuổi nhằm mục đích gì.
Liên Xô:
Vật thể - phi thuyền Luna 2 chạm bề mặt Mặt trăng đầu tiên trên thế giới là của LX vào năm 1959, thời gian bay 2 ngày.
Đến phi thuyền Luna 9 trở thành phi thuyền đầu tiên hạ cánh trên Mặt Trăng năm 1966, thời gian bay 3 ngày.

Chuyện phóng sanh trên rừng.

Coi dân mạng đang phản đối chuyện thiên hạ phóng sanh lấy phước, làm mình chợt nhớ lần ngồi nhậu với chú em ở miền núi, bia bọt vào thì lời ra mồi gì bén rồi tám qua bảo vệ động vật hoang dã.
 
Mình nói: nay làm gì có thịt thú rừng thứ thiệt mà nhai cho sướng. Họa hoằn nếu có cũng bị bọn săn bẩy bồi thêm chất độc hại bảo quản vì đi lâu ngày phải ướp và chôn lấp, về mới moi lên lấy đem bán.
 
Thằng em lắc đầu: không đâu anh, anh không biết còn đấy. Người ta cứu được mớ con, rồi mời báo chí nhà đài tới quay phim chụp hình, xong thả. Mà chúng chạy đâu có thoát, đã có lưới giăng sẵn ở mé rừng rồi, tóm lại bán tiếp.

Cá khô cũng rứa, thôi mình dô phát. Cốp. cốp, chết thằng tây nào! .

Chuyện tôi xây dựng cơ sở mật báo tin và kết quả không lường...

Nghe Cấp trên phổ biến phái viên có thể xây dựng cơ sở mật tại địa phương công tác, nếu có kết quả sẽ được tài trợ. Nói vậy, tôi rất ưng cái bụng vì muốn có tai mắt trong dân. Lính tráng đâu học nghiệp vụ gì, tôi chỉ nghĩ chọn người sao cho đúng và đã là cơ sở mật thì cố mà giữ bí mật, vậy thôi.
Tôi nhắm đến một anh là dân quân xã tên Son, nhỏ con, tuổi chừng 40, khá thân thiện với bộ đội Việt Nam. Anh này tôi chấm vì ảnh không phải gốc người địa phương mà từ Kompuông Thum đến trú.

Mỹ chế cái để trực thăng đổ quân dã chiến này quá hay!

Cái bệ sàn hình lục giác này, được làm bằng ống nhôm với bề mặt đi lại bằng lưới liên kết chuỗi mắt xích nhôm, được thiết kế để sử dụng cho địa hình gập ghềnh hoặc đầm lầy. Nó có thể được vận chuyển đến một vị trí được chỉ định bằng máy bay trực thăng, hạ xuống tại chỗ và được sử dụng ngay lập tức cho nhiều mục đích quân sự khác nhau từ đổ bộ binh sĩ đến sử dụng làm một sở chỉ huy hoặc trạm sơ cứu.
( Theo Manhhai)



Vì sao lá cờ VN thành màu trắng trên đảo Trường Sa Lớn trên hình ảnh vệ tinh.

Dân mạng, báo VOA, báo Việt có đưa tin. Người Việt xôn xao, nghi ngờ đủ thứ: nào là Google chịu sức ép nên thay đổi, nào là hacker TQ tác động vào, đòi tẩy chay dịch vụ. Đại diện của họ đã giải thích nhưng đa số không nghe, không chịu khó tìm hiểu trước lên án.
Google của Mỹ, làm ăn toàn cầu thì việc gì họ phải chơi cái trò mèo đó.

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

La Gi là 'la di', Cư Kuin là 'chư quynh'

ĐỖ THÀNH DƯƠNG
TTO - Nhân việc phụ trách chuyên mục giải đáp thắc mắc của các em học sinh trên một tờ báo, chúng tôi có nhận được câu hỏi của một học sinh ở tỉnh Bình Thuận: Thị xã LA GI của em đọc là "la ghi" hay "la di"?


La Gi là một thị xã thuộc tỉnh Bình Thuận; đầu năm 2017, La Gi được công nhận là đô thị loại III, đô thị lớn thứ nhì tỉnh Bình Thuận - sau TP Phan Thiết.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

Về việc lưu thông và đăng ký xe máy cũ chính chủ.

Theo tôi tìm hiểu như vầy, trao đổi với các bạn xem có đúng và nên không?

Trước hết là qui định pháp luật không cấm người chạy xe lưu thông không chính chủ. Chỉ rắc rối là khi xe lỡ bị tai nạn mà CSGT can thiệp. Tất nhiên CSGT sẽ tạm giữ xe, họ xem giấy đăng ký chủ quyền là tên người khác thì họ sẽ truy đến chủ xe. Nếu người đứng tên đã bán, cho tặng hợp lệ có chứng thực thì họ cũng không còn trách nhiệm với xe đó. Người sử dụng không sang tên phải chịu trách nhiệm tai nạn nếu lỗi thuộc về mình. Sau đó CSGT buột phải đăng ký sang tên chủ quyền mới lấy được xe ra.
Về mức phí phạt và trước bạ sang tên.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Chuyện giờ mới kể - "yêu nhầm nữ gián điệp TQ".

Nói yêu cho thêm phần số má chứ chỉ đến mức cảm tình nhau rồi bể độ. Chuyện thế này.

Năm 1981, mình được đi dự đại hội CSTĐ quân khu 5 tại bãi biển Mỹ Khê, ĐN. Cô nàng và mình là hai trong số những báo cáo viên điển hình. Mình là lính nên dĩ nhiên kể chuyện đánh địch còn cô nàng là gương người tốt việc tốt cứu trẻ sắp đuối nước. Trai tứ chiến gặp gái thuyền quyên, cả hai cùng trạc tuổi, mang quân hàm chuẩn uý.
Cô nàng tự giới thiệu: tên Hà Thị Luận y tá ở quân y viện 13 Quy Nhơn. Mang hai dòng máu dân tộc Tày - Mường ở Hà Giang. Theo cô ta kể có bố là đại tá, phó tư lệnh quân đoàn đang công tác ở biên giới phía Bắc, bị thương do trúng pháo của quân Trung Quốc...

Lần đầu tiên mình thấy lạ một cô gái dân tộc có nước da trắng như trứng gà bóc. Tóc thắt hai bím con rít, răng sưa nhỏ, dáng người nhỏ nhắn, dễ thương. Hớp hồn mình nữa là Luận ăn nói hoạt bát, tế nhị, có học thức, làm thơ cả chữ Hán. Lần ấy, mình và Luận đang ở hội trường xem văn nghệ, hai bên cưa nhau đối đáp qua giấy, rồi Luận ứng tác viết tặng mình một bài thơ. Rồi chia tay, nàng trao mình tấm ảnh cá nhân làm kỷ niệm.

Một lần về phép, mình tìm đến chỗ QYV13 thăm và ăn một bữa cơm với nàng.

Vậy là trong cùng thời gian ấy, một trùng lặp ngẫu nhiên, mình "yêu" với một cô gái mang hai dòng máu Kh'mer - Lào ở Stung Treng và đồng thời cảm mến một cô gái Tày - Mường ở Hà Giang. Và cả hai cùng tuổi như mình và đều là y tá.
Khi trở về đơn vị, hai bên thỉnh thoảng thư từ thăm hỏi nhau. Thế rồi, chuyện đến như sét đánh ngang tai! Tình cờ mình hỏi một bạn ở đơn vị cấp trên: có biết Luận ở QYV 13. Đồng đội ấy kể: nghe nói, cô ta là gián điệp, mạo nhận nhân thân lý lích, Trung Quốc cài vào phe Ta, tìm cách kết thân với các sĩ quan để thu thập tin tức tình báo. Sau đó đã bị quân báo ta phát hiện, bắt giam điều tra. Có điều là cô ta một mực kêu oan và tuyệt thực phản đối...

Mình ở xa nên chỉ biết vậy, không có điều kiện để hỏi thêm cho rõ ngọn ngành. Mình đang là sĩ quan đảng viên sợ cô ta khai ra những người từng quen biết. Sợ rắc rối nên mình đốt phi tang thư cùng tấm ảnh và bài thơ ký tặng.

Mình bận đủ thứ chuyện trong chiến đấu và công tác nên thời gian qua đi...
Dấu hỏi sao vậy, có thể chăng... vẫn còn đó.

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

Chuyện mua bán phụ tùng cũ Hayate đáng báo động.

QTV và anh em trong nhóm thân mến!
Tôi gõ đôi dòng về vấn đề này dưới góc độ người tiêu dùng a ma tơ. Tôi đã từng mua 3 món cũ ở group này, đã khen và cảm ơn người bán công khai. Và tôi cũng đã mua 2 món và một mớ đồ để dự phòng khi xe hư sẽ thay mà không ưng ý dù tôi nghe nói sao chuyển tiền vậy, không trả giá. Thuận mua vừa bán, không chắc thì đừng nói như đinh đóng cột. Thật thất vọng, không bóc phốt ai, ngu nên coi như là học phí.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

C4 có hai C4, đều thuộc D2.

Một C4 nổi tiếng ở địa bàn phức tạp, nhiều đông đội biết là C4 đóng quân ở BàLaKhanh của huyện Thala. Và một C nữa nguyên gốc C4 khác đóng quân ở xã khó khắc và ác liệt của huyện Siem Bouk.
 
C4 này có từ C3 huyện đội Quế Sơn thời đầu chiến dịch, đại đội trực thuộc BCHTN. T2, đóng quân ở Chương Khe - Kra Ché (dưới Ngả Ba QL13-19). Mà trong câu chuyện Đặng Ngọc Nga kể đã bị địch phục kích, hy sinh Trần Hữu Sáu, cùng đi có Trần Đình Phú, Trịnh Thanh Sáu, Nguyễn Văn Giảng.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2023

Lần đầu chạm Srây Ka, có ít cũng chơi. Lần sau tưởng địch, bắn nhầm 2 dân quân chết.

1.
Cơ sở mật báo có bọn Para về Kh'lê hoạt động, đông lắm. Thỉnh thoảng kéo về đóng quân gần rẫy dân, cách phum chừng 2 cây số. Phum nằm sâu trong rừng cách sông Mê Kông khoảng 13 cây số, cũng là nơi đội công tác đang trú đóng. Chúng vào làng tuyên truyền, mặc toàn đồ rằn ri, đi lại nghênh ngang. Xài đồ Mỹ, giao lưu với gái và hớt tóc cho trẻ em... Mình nghĩ bụng: hèn nào! gần đây Đội vào công tác, thấy dân thay đổi thái độ với ánh mắt ngờ vực và tránh mặt, không muốn tiếp xúc với bộ đội như trước.

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2023

Đêm tối, Địch Ta lẫn lộn rủ nhau nấu cơm.

Chuyện cũ trời ơi đất hỡi của Tà Hùng:

Số là một ngày nọ, dân báo là trẻ con chăn trâu về nói lại chúng thấy khói lãng đảng tại khu rừng ven suối, cách phum Siêm Bouk chừng 2 cây số. Tôi vặn hỏi: có dân nào làm gì, nấu nướng chi ở đó không? Dân khẳng định: không.

Sau đó, được dân dẫn đường chỉ nơi nghi ngờ có địch. Chúng tôi đi kiểm tra từ mé suối nhỏ lên vào dần trong rừng, tìm mãi thì phát hiện dấu vết có sự sống. Thấy một cái chòi nhỏ, mái lợp chằm bằng lá cây, sạp ken bằng cây, trong có một ruột nghé gạo, cái xoong, một cái bếp tàn tro còn ấm.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

Thả sổng địch, quân ta choảng quân mình.

Một tối nọ,
Sau khi ban ngày xã có lễ lạc hay sự kiện gì đó nên tới đêm như thường lệ, họ tổ chức ăn uống, múa hát tập thể ở bãi đất bên sông Mê Kông. Dĩ nhiên có dân quân xã và đội công tác Ta, Bạn tham gia cuộc vui. Khoảng 10 giờ tối, cả bọn đang vui thì bỗng nghe nghe tiếng nổ lớn của vài phát súng M79, tiếp theo vài loạt súng nhỏ từ hướng phum Th' Mai.
Phum này ở trong rừng cách sông chừng ba cây số đường chim bay. Tôi (đội trưởng) hội ý chớp nhoáng với anh em và xã đội. Nhận định chưa rõ mục đích của địch tấn công vào đó để làm gì? Nhưng dân quân làng chỉ vài tay súng thì chỉ có nước dấu súng mà thôi. Cho nên quân ta cần kéo nhau đi chi viên cho Phum đó gấp. Tà (ông) Hùng chứng tỏ cho họ thấy đã giữ đúng lời hứa danh dự là sẵn sàng chi viện bất kể lúc nào. 

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

Địch đói quá, vì hái xoài ăn mà mất mạng, xác bị neo sông.

Có một Phum tên Ô Loong nằm cuối xã, giáp tỉnh Kro Che. Sau khi đạị đội 6 rút đi thì bọn Pol Pot (địch) bắn vào làm cháy một số nhà rồi cướp đi lúa thóc của dân. Địch uy hiếp lòng dân vì nghĩ rằng người dân tộc Kui nghèo mà cứng đầu, nghiêng về phía bộ đội Việt Nam. Từ đó dân họ sợ nên cả Phum kéo nhau sang đảo ở, dựng nhà mới, phát quang làm rẫy. Đảo cách đất liền một lạch sông nhỏ, hằng ngày dân thường chèo thuyền về quê cũ để làm ruộng, trồng thuốc lá và hái trái cây.

Nghe dân phản ánh thỉnh thoảng địch có mò về vườn tược của họ. Phum cũ cách chỗ đội công tác đóng quân chừng 4 cây số. Vì vậy 1-2 tuần, tôi cho quân đi tuần tra một lần. Buổi sáng nọ, vào mùa khô, tôi dẫn 5 chiến sĩ đi dò xét tình hình. Khi đến gần Phum cũ, thay vì đi đường mòn dọc bờ sông Mê Kông xuống, tôi nảy ra ý tưởng thay đổi chiến thuật, dẫn anh em đi men mé rừng xuống để tránh địch phát hiện, tới cuối phum rồi đi lùng ngược lên.

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023

“ Campuchia, Miên, Kh'mer, Yuôn, Chệc, Hời, Mọi " có nghĩa là gì?

"Dân tộc học theo kiểu Thợ Cạo" là:

“Campuchia” - Bắt nguồn từ tiếng Sankrit (Bắc Phạn) là “Kamboja”, một xứ sở tại Ấn Độ xưa. có nghĩa là vùng đất lấy được bằng nỗ lực. Người CPC tự nhận “Kambuja” nghĩa là “Con cháu của dòng họ Kambu”.

“Cao Miên” - Là âm Hán Việt từ gốc chữ Hán mà Tàu dùng để phiên âm tộc danh “Kh'mer” do không có phụ âm thay thế, nên thành ra "Cao Mên". Người Việt gọi là dân nước này là Miên.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Về trận đánh vào căn cứ lõm ở Kbal Rô Mía và cái hậu.

Tháng 3 năm 1985. Tổ chuyên gia quân sự huyện Stung Treng đang ở cái nhà tranh vệ đường, sát mép sông trên đường đi Tiểu đoàn 23. Tôi lúc ấy là tổ phó, giúp tham mưu trưởng huyện đội. Nghe tin Nguyễn Chiến - phái viên phụ trách cụm xã gần QL19 báo là xã trong rừng có địch thường về. Tôi và... cùng Bạn đi xã Kbal Rô Mía để tìm hiểu địch và làm công tác dân vận.

Con hóng miết Cậu ơi, Cậu có thần giao cách cảm gì không.

Mỗi lần Cậu gửi thơ qua zalo, con thả chục quả tim liền. Thỉnh thoảng Cậu làm thơ ghi nhớ công ơn Hồ chủ tịch, con tán thành ngay vì hổng có Cụ thì con đâu sống được. Cách đây 30 phút Cậu gởi ảnh, con khen "Cậu đỏ da thắm thịt, đẹp lão quá. Cháu mừng! - Cậu nghe có mát tai không.
Ông cậu đại tá bác sĩ hơn chín chục xuân xanh, hiu ở thành phố biển Nha Trang. Con cái đề huề ngon lành, ăn uống có con lo, tháng mười mấy chai xài sao hết.

Uống nước đái để tạm đỡ khát?

Nói thì dễ nhưng với người lính nơi đánh nhau khốc liệt thì đó là nỗi ám ảnh, gần như bất khả thi!
Tôi chưa từng uống nhưng nghe nhiều anh em đồng đội ở chiến trường K kể:
Lính đánh nhau ở vùng mùa nắng khô hạn, nước mang theo chỉ dám uống từng nắp bi đông cho đến lúc không còn gì để uống. Nhưng súng vẫn nổ, người vẫn chết, lê lết bị thương. Không phải một trận hai trận, ngày một ngày hai. Hai bên quầng nhau thì phải vận động thường xuyên, áo thấm mồ hôi cứng khô muối trắng. Miệng đắng nghét, môi nức nẻ, không còn chút nước miếng để chép miệng. Thiếu nước làm cơ thể teo tóp, khô không khốc. Có cảm tưởng như máu đông đặc lại, người lờ đờ như sống trong ảo giác...

Thế nào là địch ngầm và chính quyền 2 mặt ở CPC:

Từ chuyện dân quân đòi bắn ông cố vấn, khui ra cả rổ!
Tôi được cấp trên phân công làm nhiệm vụ công tác cơ sở mà tiếng tăm chưa rành. Từ thanh niên đi bộ đội biết gì về cơ cấu, hoạt động của chính quyền đoàn thể và lực lượng vũ thang mà xây dựng cho Bạn. Tôi bỡ ngỡ và lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu?
Ngày tháng tiếp theo, tôi thấy dấu hiệu dân có vẻ vừa sợ sệt vừa lạnh nhạt xa lánh với bộ đội ta. Những khi lễ lạc, các cô gái Khơ Me ở làng bản không thích múa cùng bộ đội. Những ánh mắt khó hiểu, một không khí nặng nề, tôi có cảm giác bất an. Nghi ngờ có địch trong dân xúi dục tăng dần, chúng lẩn quẩn đâu đây nhưng đó là ai? Ngồi trên đống lửa mà không biết đâu mà lần!

Một số người Phi, họ coi lừa đảo qua mạng là một nghề nghiêm túc?

Họ không phải giới xã hội đen mà có gia đình vợ con đàng hoàng. Họ tự hào là khôn hơn người mới lừa được kẻ khác. Họ giỏi tiếng Anh giao tiếp, biết sử dụng laptop và smartphone thành thạo.
Tầm hoạt động xuyên biên giới. Con mồi không cứ quốc tịch nào nam hay nữ. Hầu hết là người đã có tuổi đang sống cô đơn có nhu cầu tình dục hoặc chia sẻ tình cảm nọ kia.
Sau khi lừa thành công, họ ăn chia theo công đóng góp từng người, tan rồi chờ có dịp thì lừa tiếp.
....

Phu Trạm và Dịch Trạm Triều Nguyễn.

Phu trạm là người chạy đưa công văn hỏa tốc, ví von chạy như cờ lông công ra đời từ đây.
Dịch trạm là nơi tạm trú cho quan chức và cử người đi hộ tống và khiêng mang vác hành lý.
Xem thêm:
https://vnexpress.net/truyen-thong-thoi-phong-kien...
https://tptuyhoa.phuyen.gov.vn/.../dich-tram-phu-vinh...
https://baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=18&macmp=18...

Siêm Riệp, ánh mặt trời đẹp đến ngỡ ngàng!

Thiên nhiên đã ban tặng cho Campuchia cảnh vật đồng quê yên bình và ánh sáng mặt trời huyền diệu.
Tụi mình chưa thật sự là người yêu thiên nhiên nên không có kế hoạch sẽ ngắm bình mình và hoàng hôn ở Siêm Riệp như khách du lịch đã ca ngợi hay dân săn ảnh.
Trời chưa sáng, tụi mình đã dậy lên đường đi Kompong Thom. Khi xe máy rời thành phố chừng mười mấy cây số thì bất ngờ thay, bắt gặp cảnh rất kỳ lạ, không thể không dừng lại.

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2023

TIẾNG KHÓC TRÊN ĐÈO CÙ MÔNG

(Ảnh Đèo Cù Mông chụp những năm 20 thế kỷ XX)
Núi Cù Mông nằm ở phía bắc huyện Đồng Xuân và huyện Sông Cầu. Nửa núi phía bắc thuộc về địa giới huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, trên núi có trạm Bình Phú là một trạm dịch để liên lạc, thông tin, chạy giấy tờ giữa các địa phương; Phía tây có núi Nhuệ, núi Giả và Hùng Sơn, phía đông có núi Hùng, phía bắc có núi Qui. Núi đồi trùng điệp, địa thế rất hiểm yếu. Nằm chếch lên hướng tây có núi Phú Cốc, còn có tên khác là núi Hổ có hình giống như con hổ nằm phủ phục.

Nhớ thời còn nhỏ chơi ping pong ở Kontum

Hồi học Đệ nhị cấp ở trường TH Hoàng Đạo, tụi mình chơi ở mấy chỗ này:

Một là chỗ có bàn cho thuê theo giờ ở hẻm đường Nguyễn Đình Chiểu (qua khỏi nhà thầy Quang dạy Anh văn. Ông chủ là một cao thủ, thỉnh thoảng mình thấy ông đánh có cú rờ ve bất ngờ cực hiểm. 

Hai là chỗ nhà lầu ở bên trái đường Lê Văn Duyệt trên ngả tư Lê Thánh Tôn xíu. Chỗ này hình như có 2 bàn. 

Tưởng nhớ người Thủ trưởng đôn hậu.


Tội định tháng Tám này sẽ gặp gỡ anh em đồng đội của Đoàn, nhân dịp tỏ lời cảm ơn người thủ trưởng cũ ngày xưa đã không quở trách. Một chuyện nhỏ thôi nhưng cho thấy tình thương yêu của ông với cấp dưới.

Vì sao tôi rất muốn về lại nơi đã từng gắn bó ở CPC nhưng đắn đo thận trọng?

Ở xã Siêm Buôk có ngôi nhà lớn nhất, chiếc thuyền lớn nhất và giàu nhất xã là của đối tượng mà tôi thầm nhủ: nếu có biến, tôi sẽ bắn 1 trong 2 người đầu tiên.
Trước khi đi, tôi đã hỏi các cựu chiến bình, thì ai cũng nói tình hình an ninh bên ấy ổn. Và cũng biết thời gian quá lâu, những người mình từng va chạm thì nay lớn tuổi chết là phần nhiều. Nhưng ai biết, còn con họ sẽ đối xử sao nếu mình tiết lộ danh tánh ngày xưa. Đi là để trải lòng và cảm ơn với bà con một thời mình yêu mến chứ đâu phải núp lùm!

Hồi tưởng thời tị nạn của GS Nguyễn Văn Tuấn.

Khá lâu rồi, mình hiếm khi đọc sách và bài viết dài, nếu có đọc cũng lướt qua nắm ý là chính. Nhưng lần này thì Có.
Câu chuyện khá dài dưới đây của ông viết theo kiểu nhớ gì bổ sung thêm dần đấy. Tuy không phải tiểu thuyết hay truyện ly kỳ mạo hiểm nhưng không hề khô khan, xem rất hấp dẫn và bổ ích. Xem để hiểu đời sống trong trại tỵ nạn, người Việt cùng da vàng máu đỏ họ đối xử nhau thế nào. Cùng thân phận tỵ nạn, người Việt coi thường người Campuchia, Lào với cả người Thái sở tại ra sao. Người miền Nam hay tự hào Sài Gòn hoa lệ - "Hòn ngọc Viễn Đông", xem để biết Việt Nam đã tuột hậu so vơi Thái Lan từ rất lâu rồi.

Chiêu gài kèo đánh bài một cách chuyên nghiệp.

Một nhóm có tổ chức, dưới mác quan chức, việt kiều, đại gia sang trọng cần hợp tác làm ăn. Nói ra là tiền tỷ tỷ để dẫn dụ con mồi. Người viết Stt dưới đây kể lại việc bị đưa vào tròng nhưng thoát được. Sau đó đã báo công an. Xem các comments, té ra không ít người ở nhiều nơi đã bị sập bẩy tương tự mà nay mới nói ra...
_______________________

KTS Nguyễn Viết Khim

Quân đội Campuchia thời VN trên đất CPC.

So sánh với quân VN, theo tôi chứng kiến thế này:
Về cơ cấu tổ chức, được hình thành chủ yếu từ cuối năm 1979 do QĐNDVN giúp xây dựng lực lượng. Tổ chức biên chế y như QĐNDVN, cũng ban bệ, ngành dọc ngang, trên dưới.
Các đơn vị ít chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp trên mà chủ yếu bàn bạc phối hợp tác chiến với cấp chỉ huy quân VN tại địa bàn. Mỗi đơn vị cấp đại đội có một phái viên tiểu đoàn của VN cử sang làm chuyên gia (cố vấn).

Vài nét về Quân đội Hoàng gia Campuchia.

Quân đội Hoàng gia CPC có Lục quân, không quân, hải quân, hiến binh và Lực lượng đặc nhiệm. CPC có 11 sư đoàn...
Hiến binh hay quân cảnh có nhiệm vụ giữ an ninh trật tự nếu có xáo trộn mạnh. Trung đoàn đặc nhiệm 911 đào tạo như biệt kích có nhiệm vụ phản ứng nhanh, chống khủng bố.
Có 5 vùng quân sự:
Vùng Một: Trụ sở đóng tại Stung Treng, bao gồm các tỉnh Stung Treng, Kratie, Ratanakiri và Mondulkiri.

Dâu da, nhớ cái trái này mà tởn tới già!

Thế mà nay, người bán không hề khuyên ăn trái dâu da không nên nuốt cả hột.
Hồi ở K, mình đi công tác về theo đường rừng. Đang lầm lũi đi thì thấy ven đường có cây to, trái màu vàng trĩu quả. Đoán chừng ăn được nên treo lên hái mấy chùm liệng xuống. Cạp thử vở ăn múi bên trong chua chua hơi ngọt, hột lớn thì lưỡi lừa ra phun bỏ, hột nhỏ nuốt luôn. Gần trưa, bụng đói nên cứ thế mà đai, đã thì thôi.
Về đơn vị, qua ngày hôm sau đi cầu rặn ra không được, nặng đầu dưới. Mình đoán chừng hột nó kết lại làm tắc nghẽn đường hậu nên ra bìa rừng, chổng khurồi dùng que cây cạy ra. Hú hồn! từ đó, thấy nó không ham nữa, có ăn thì chỉ mút thôi, phun bỏ tất cả hạt.



Cách tính để muốn biết 1 lít xăng, xe chạy được bao nhiêu km, làm vầy mới chính xác:

Lần đầu: đổ xăng đầy bình, ghi số công tơ mét.
Ba lần sau: đổ đầy bình, ghi giá xăng và số tiền đã trả.
Lần cuối: đổ đầy bình, ghi số công tơ mét.
Xong tính:
- Lấy số công tơ mét lần cuối trừ số công tơ mét lần đầu = tổng số km đã chạy.
- Từng lần ghi số tiền, lấy số tiền đã đổ chia cho giá xăng = số lít đã đổ. Cộng dồn số lít 3 lần đã đổ = Tổng số lít đã tiêu hao.

Nhớ chiện ở K: Lén lượm xoài rụng ăn và ăn xoài cả bao.

Giữa năm 1979, đại đội 4 chúng tôi đóng quân cuối bản Tà Đẹt, ven sông Sê Kông. Cái phum nhỏ này có nhiều cây xoài cổ thụ tàng rộng rất cao, trái khá sai nhưng vỏ dày, cuống nhiều mủ, hột to xơ nhiều. Có lẽ xoài nhà lâu năm, không ai chăn sóc nên trở lại thành xoài rừng. Mỗi khi có gió, rụng xung quanh gốc rất nhiều, người lớn trẻ con ăn chán chê, bỏ thí chứ không bán đổi chác gì được. Kỷ luật quân đội lúc mới sang K rất nghiêm, thấy họ bỏ mà lính đâu dám xin.

Vì sao có câu: "Nhất gái La Hai... "

Phổ biến nhất là câu “Nhất gái La Hai, nhì trai Đồng Cọ”, ngoài ra có: “Nhất gái La Hai, nhì trai Đồng Nghệ”, “Nhất gái La Hai, nhì trai Phường Lụa”, … “Nhì trai” thì có nhiều dị bản nhưng “nhất gái” chỉ có một La Hai mà thôi.
Người ta dựa vào thiên nhiên mà phỏng đoán: Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, con gái ở đây đã được uống dòng nước La Hiên (thượng nguồn sông Kỳ Lộ) được chắt chiu từ rễ những cây thuốc quý chỉ có ở núi La Hiên? Hay bởi được bao bọc xung quanh là dãy núi cao một thời đầy ắp trầm hương, gió mang hương trầm về tắm mát thịt da con gái nơi này?.
Nhưng thực tế thì sao, mời các bạn xem tiếp một câu chuyện:

VN thua là cái chắc!

Cái bạn Indonesia bày tầm bậy tiếng Indonesia cho bạn CDV Việt Nam.
Việt Nam Akan Kalah / Việt Nam sẽ thua

(Yduong Bya)

"Gửi xuống dưới cho cháu nó đua tiếp"

 

Tui có tiền cũng không mua xe ô tô điện mini.

Với mạng đường sá và giao thông như ở VN hiện nay thì xe bốn bánh hay hai bánh đều cần dàn khung chắc nặng. Xe máy lỡ bị đụng thì người còn văng ra chứ trong hộp diêm hàng mã thì bẹp như con gián!.



Chuyện mất súng M79 thì bù lại B41.

Bắn thử, lính bò, đàn bà trẻ con khóc ré!

Ngày phát động quần chúng và lễ ra mắt chính quyền xã lâm thời tại phum Siem Bouk, đầu năm 1980. Như thương lệ mỗi lần lễ lạc, từ đầu đêm dân đã tổ chức ăn uống múa hát nhảy múa. Anh em đội công tác vào tham gia sinh hoạt. Khuya, ai mệt thì nghỉ, ai còn hăng thì chơi tiếp. Bộ đội trẻ tập tành uống rượu nên say quá, về nhà sàn lớn treo võng, mạnh ai nấy lăn ra ngủ quên không gác xách. Dân và cán bộ phum ở xa ngủ lại cũng chỗ nhà sàn. 

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

ĐÃ TÌM RA CHÂN DUNG VUA QUANG TRUNG?

Tác giả: NGUYỄN DUY CHÍNH

1. HÌNH ẢNH VUA QUANG TRUNG THEO SỬ CŨ

Cho đến gần đây, khuôn mặt vua Quang Trung vẫn còn là một câu hỏi. Tuy chính sử và ngoại sử cũng có những chi tiết đề cập đến dung mạo, hình dáng và y phục của ông nhưng quá mơ hồ và đáng tin đến mực nào thì vẫn không ai dám khẳng định.

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( phần 10 )

Lê Sĩ Tuấn

Chiến tranh biên giới Tây Nam , giải phóng Campuchia
( Sư đoàn bộ binh số 9 )
Ngồi với Sơn ở trạm phẫu sư đoàn bộ , nhìn ra ngoài đường , một xe tải đầy bụi đường dừng lại . Bộ đội chắc từ viện về lục tục nhảy xuống , trong số đó có một bóng dáng nhỏ nhắn quắt queo quen thuộc , đôi tai to và mỏng có tên như con gái . Tôi bước ra vẫy tay gọi nó . Thuý người xã Thanh Minh cùng thị xã Phú Thọ với tôi và cùng nhập ngũ đơn vị huấn luyện ngoài bắc , rồi bổ sung vào tiểu đoàn 5 trung đoàn 2 sư đoàn 9 .

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( Phần 9 )

Lê Sĩ Tuấn

( Chiến tranh biên giới Tây Nam - sư đoàn bộ binh số 9 )
*
* *
Rồi ngày trôi qua trong ánh nắng chói chang của mùa hè , trên miền biên giới xứ Tây Ninh bụi đỏ . Phẫu tiền phương K23 của trung đoàn 2 sư đoàn 9 , nằm tách biệt trong rừng cây ven bàu Tà Ôn sát biên giới . Cách vành đai phòng ngự của quân đoàn 4 khoảng 20 - 30 km .
Nhìn quanh các lán thương binh đang điều trị . Các đồng đội của mình băng đủ kiểu trên thân thể , họ bình thản ngồi trò chuyện với nhau .

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( phần 8 )



Lê Sĩ Tuấn

( Chiến tranh biên giới Tây Nam - Sư đoàn bộ binh số 9 QĐ 4 )
Đã bao ngày tháng dọc ngang bên miền đất Campuchia , triền miên trong lửa đạn , hôm nay 17/05/1978 được trở về trên đất MẸ .
Tuy cánh rừng nằm ven bàu Tà Ôn vẫn còn nhiều dấu vết của chiến tranh , nhưng cây cối đã có những chồi non xanh của đầu mùa mưa , lác đác chim chóc đã bay về làm tổ . Một cảm giác bình yên đến lạ lẫm , nhưng cảnh vật " trời của ta , đất của ta " lại vô cùng trìu mến thân thương .

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( phần 7 )

Lê Sĩ Tuấn

( Chiến tranh biên giới tây nam - sư đoàn bộ binh số 9 QĐ 4 )
Gần sáng tiếng súng nổ thưa thớt rồi tắt hẳn . Có vẻ cuộc chiến đã tạm tàn .
Rồi hừng đông ló dạng , những con chim xào xạc vỗ cánh bay ngang qua kiếm ăn . Chúng bay tự do trên bầu trời mà không thể hiểu tại vì sao lại có những tiếng nổ rung trời , những cột lửa khói bốc lên trên mặt đất .

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH '' PHẦN 6 ''

Lê Sĩ Tuấn

( Chiến dịch 26/04/1978 sư đoàn 9 quân đoàn 4 )
Sau khi bộ đội các hầm chốt tiền tiêu đã lui về trong tối 13/05/1978 , những người bị thương còn đi được thì tiếp tục tự di chuyển về tuyến sau . Những chiến sĩ còn lại của đại đội 7 tiểu đoàn 5 trung đoàn 2 sư đoàn 9 chúng tôi , theo lệnh anh Thu quyền đại đội trưởng dàn theo chiến hào chờ địch .
Một số thi hài của những chiến binh đã hi sinh và vài người bị thương nặng , trong đó có đại đội trưởng trung úy Nguyễn Minh Nhượng vẫn chưa thấy tải thương lên để đưa về .
Tiểu đội cối 60 vác các bộ phận súng chạy về phía sau lưng ban chỉ huy đại đội lập trận địa mới , tôi hỏi Thường y tá :

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( PHẦN 5 )

Lê Sĩ Tuấn

( Biên giới Tây nam 1978 - sư đoàn 9 quân đoàn 4 )
*
* *
Ngày hôm sau 06/05/ 1978 cho đến 09/05/1978 . Bọn KhMer đỏ có vẻ ngán hướng đơn vị chúng tôi , chúng không có cuộc tập kích nào , trả lại sự bình yên trên khu vực này .
Nhưng chếch về bên tay trái phía trên , cách tiểu đoàn 5 chúng tôi khoảng hơn 3km . Tiểu đoàn 6 trung đoàn 2 sư đoàn 9 , dưới sự chỉ huy của đại úy Vương Minh Châu đang gặp khó khăn .

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( PHẦN 4 )

Lê Sĩ Tuấn

( Biên giới Tây nam - sư đoàn 9 quân đoàn 4 )
*
* *
Ngày 04/5/1978 mùa mưa đã đến , những cơn mưa lớn bắt đầu ập xuống làm cho ruộng đồng bắt đầu lấp xấp nước .
Hầm hào chiến đấu bùn lầy nhão nhoét . chúng tôi phải tìm những tấm gỗ hoặc dỡ cột nhà đặt đáy hầm . Những khó khăn gian khổ mới đang đến trong mùa mưa này .

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( PHẦN 3 )

Lê Sĩ Tuấn

( Chiến dịch 26/4/1978 sư đoàn 9 quân đoàn 4 )
Biên giới Tây nam
Sau khi cả nghìn quân của hai bên choảng nhau dữ dội và tảng sáng được pháo của trung đoàn 42 bắn dọn đường , bộ binh trung đoàn 2 đã đồng loạt nhào lên đuổi bọn Khmer đỏ chạy dài ở khu vực phía đông cầu sắt ngày 1/5/1978 . Tiêu diệt hơn 1 đại đội địch .
Trung đoàn 2 chúng tôi được lệnh hành quân về hướng chùa Bạch Bột và chùa Bơt phơ lang ( ngã tư nhà thương ) để trở về đội hình của sư đoàn 9 .
Cho đến nay sau 5 ngày chiến dịch , Sư đoàn 341 đã làm chủ từ cửa khẩu Mộc Bài , theo dọc quốc lộ 1 Campuchia , trải dài đến cầu Pra sốt và bờ đông sông Basak .
Sư đoàn 7 đã bình định xong một dải địa hình từ Korkisaom lên đến Chóp ( Kampong chak ) .
Sư đoàn 9 chiếm giữ ngã tư nhà thương , ngã ba Xiama ( lính đặt tên là ngã 3 giếng xây ) và chùa Bạch Bột .
Như vậy 3 sư đoàn thuộc quân đoàn 4 của tướng Hoàng Cầm từ đây đã hình thành thế vòng cung , áp sát chỉ còn cách thị xã Svay Riêng từ 4 km đến 8km .
Gây áp lực mạnh mẽ , uy hiếp đe dọa tiềm tàng lên cơ quan tiền phương tổng tham mưu địch , chỉ huy mặt trận đông Svay Riêng đóng tại thị xã , thủ phủ của tỉnh lỵ Svay riêng .
Chúng tôi được lệnh chốt lại ở bắc ngã tư nhà thương . Cũng may có những hầm cũ của các đơn vị trước đó hoặc của địch , nên công tác chuẩn bị để chốt giữ cũng đỡ vất vả .
Buổi chiều hôm đó tiểu đoàn 5 không có cuộc chạm súng nào , đêm xuống lại phân công gác và ngủ .
Sáng hôm sau anh Tá gọi một tổ 3 người gồm tôi , tiểu đội trưởng Binh và thằng Xuân lên đại đội nhận nhiệm vụ . Ba thằng kéo nhau đi về ban chỉ huy đại đội gặp chuẩn úy Thu quyền đại đội trưởng . Đến nơi anh Thu nói :
- Lệnh của tiểu đoàn là tiểu đội đi đến một chiếc cầu sắt phía sau lưng tiểu đoàn 4 với nhiệm vụ chốt giữ cầu , ngăn chặn không để đặc công của địch lọt vào đặt mìn phá cầu . Qua 12 giờ trưa thì rút về đơn vị .
Anh cũng cho biết anh Nhượng đại đội trưởng đang trên đường về đơn vị để nhận công tác . Chúng tôi rất vui vì trung úy Nguyễn Minh Nhượng là một sỹ quan rất nổi tiếng trong sư đoàn . Anh chiến đấu và chỉ huy rất dũng cảm , là người bắt tù binh đầu tiên của sư đoàn 9 trong trận đầu chiến tranh biên giới . Người thủ trưởng sống rất tình cảm và kiên định được lính dưới quyền yêu quí .
Ba người đi ngang về phía tay trái khoảng hơn 1km thì đến nơi , nhìn thấy chiếc cầu sắt nằm trên đường lộ đất đỏ , bắc qua một con kênh lớn . Chúng tôi phân công nhau nhìn ra các hướng có thể bị đột nhập .
Phía trước mặt trên kia , tiểu đoàn 4 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Tiến . Trong các cán bộ chỉ huy có anh Huỳnh Ngọc Sơn đại đội trưởng đại đội 1 ( anh Sơn sau này là thượng tướng , phó chủ tịch Quốc hội ) . Đang giao tranh dữ dội ở gần một hồ nước , đối đầu một bộ phận quân của sư đoàn 703 địch .
Tiếng thiết giáp M113 của địch ì ầm , đôi lúc những viên đạn 12 ly 8 cuối tầm bắn ra từ thiết giáp M113 bay qua nghe tiếng u u trên đầu , nên cả 3 thằng rúc xuống cầu tránh đạn . Tôi tranh thủ cởi quần áo lấm lem ra giặt và phơi trên thảm cỏ rồi tắm cho mát .
Cuộc chiến kéo dài từ sớm đến trưa , do cây cối khuất tầm nên chẳng thấy gì . Ngồi nghe những tiếng nổ bình bàng của hỏa lực , tiếng tiểu liên nổ râm ran ở trên đó và nghe tiếng thiết vận xa của địch gầm gừ bắn 12 ly thùng thùng , làm cho chúng tôi lo lắng cầu mong cho ta giữ được vị trí .
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao , hơn 12 giờ trưa chúng tôi quay trở về đại đội . Vào lúc này trước mặt đơn vị bọn khơ me đỏ đang có động thái bổ sung thêm quân lên chốt giữ . Thỉnh thoảng thấy những bóng áo đen ẩn hiện trên đồng , chúng tôi vào vị trí sẵn sàng chiến đấu .
Trưa hôm nay được anh nuôi cho ăn cơm nắm với thịt hộp thật là ngon . Lác đác có những cuộc đấu súng lẻ tẻ với những tên địch lúc ẩn lúc hiện về phía bên kia .
Lúc 3 giờ chiều tôi rời vị trí đi lên hầm trên bên phải để xin 1 điếu thuốc rê , đang dựa vào cây thốt nốt đứng châm thuốc thì nghe một tiếng súng nổ từ đằng xa , úi giời , viên đạn cắm phập vào cây ngay cạnh đầu , tôi vội vàng nằm xuống . Một thằng trong hầm la lên
- Nó bắn tỉa đấy , coi chừng .
Hết cả hồn , tôi bò như cua trở về vị trí .. có điều lạ là khi bò về đến hầm , tinh thần hoảng loạn mà vẫn thấy còn điếu thuốc kẹp trên tay , nhưng còn tâm trí gì mà hút nữa . Anh Tá đứng trong hào giao thông nói :
- Số em cao đấy .
Rồi anh cứ nhìn xoáy vào chiếc áo tôi đang mặc :
- Ô em mới giặt áo à ?
- Vâng anh , sáng nay gác ở cầu sắt em tranh thủ giặt cả quần lẫn áo
Anh nói :
- Ối giời , cái áo mày giờ nó trắng bạc hết như thế này thì thành mục tiêu là phải rồi , cởi ra anh xem nào .
tôi cởi áo đưa cho anh , anh cầm chiếc áo xem rồi nói :
- May quá phía trong nó vẫn còn màu rêu , mặc lộn trái ra nhé .
( Nhưng rồi gần 2 tháng sau chính anh Tá đã hy sinh vì bọn Khơ Me đỏ bắn tỉa ... Hỡi người anh , người đồng đội , người chỉ huy dũng cảm đã từng có những tháng ngày bên nhau xông pha trong lửa đạn diệt thù , chia sẻ cho nhau miếng cơm hớp nước , anh hãy yên nghỉ anh nhé ) .
Bộ quân phục mà quân đội phát cho tôi sợi thì thô , dệt thưa và nhũn nhẽo , nó không chịu nổi cái nắng mưa và những ngày lăn lộn chinh chiến . Nó đã rách vài chỗ , từ màu rêu hơi vàng hiện tại nó đã trắng bạc . Giờ thì tôi phải mặc lộn trái như 1 thằng hề , nhưng hình như với lính chiến thì việc đó là bình thường nên chẳng ai để ý .
Lại nữa là tôi có một đôi giày cao cổ của Trung Quốc rất bền . Khi nhập ngũ cha tôi đã đưa cho tôi . Nó đã theo tôi đi cùng cuộc chiến . Đầu chiến dịch các anh lính cũ bảo cắt mõm và gót , họ bảo :
- Khi chạy vào ruộng nước nếu không có lỗ nước ra đố mày chạy được .
Thế là tôi cắt phăng mõm và gót giày . Qua thực tế chiến trận thì mới thấy lời các anh ấy nói quá đúng .
Địa bàn chúng tôi chốt giữ dựa lưng vào phum làng bỏ hoang , phía trước mặt là một cánh đồng cực rộng lác đác có những con mương thủy lợi to nhỏ .
Trên đồng có những cây thốt cô đơn , thỉnh thoảng có vài cụm cây thốt nốt và những phum nhỏ nhà vườn mọc lên như ốc đảo . Nằm phía tay phải ngã tư nhà thương .
Tiểu đoàn 6 của đại úy Vương Minh Châu đã thay vị trí cho tiểu đoàn 4 hành quân sang hướng phải chốt giữ bắc NGÃ TƯ NHÀ THƯƠNG trên một cánh đồng , trước mặt họ là một rừng cây thưa trải dài về phía xa .
Buổi sáng ngày mới bắt đầu . Anh nuôi lên thông báo hôm nay ngày 03/5/ 1978 Việt Nam đổi tiền trên toàn quốc , ai có tiền thì nộp để quản lý đại đội đi đổi hộ . Lính chiến giờ này thì ai có đồng nào đâu mà đổi .
Cường độ tiếng súng nổ hôm nay của 2 phía vờn nhau tăng hơn trước , bọn Khmer đỏ bố trí súng bắn tỉa nên bộ đội ta rất cảnh giác không còn dám nghênh ngang đi lại .
Đã có tiếng ì ì của xe tăng địch ở phía xa . Chúng tôi đang đối đầu với sư đoàn 703 được cho là thiện chiến của quân đội Khmer đỏ .
Khoảng hơn 4 giờ chiều , phía bên địch có 2 con trâu mẹ và con phóng chạy trên đồng về hướng chúng tôi . Tiếng súng của bọn địch nổ đì đẹt bắn trâu nhưng không thấy trúng .
Khi 2 con trâu chạy đến cách chốt của ta khoảng hơn 30 mét thì dừng lại vì thấy người . Một thằng trong trung đội kê súng bắn trúng đầu con trâu mẹ , nó dạng 4 chân ra rồi từ từ ngã xuống , nghé con cứ đứng kêu è è bên mẹ rồi cũng trúng đạn .
Một người vác dao lom khom chạy lên xẻo thịt , lập tức bọn Khơ me đỏ nổ súng . Thế là phải nằm xuống bò lên chỗ trâu chết , xẻo một đùi bò về .
Anh em đem đùi trâu cắt ra chia nhau . Mấy thằng tôi đưa thịt trâu vào ngôi nhà hoang ngồi sơ chế , cắt toàn miếng to vật bằng bàn tay rồi nhóm lửa đun ngồi chờ .
Khi nước nồi thịt đang bắt đầu lăn tăn sôi , thì phía tiểu đoàn 4 nằm cách chúng tôi khoảng hơn 1 km đang đánh nhau từ xế chiều , họ đang sắp hết đạn .
Anh Tá nhận lệnh của đại đội hô trung đội tôi cùng cả đại đội lên ứng cứu tiểu đoàn 4 , đánh tạt sườn địch .
Thế là mất bữa thịt trâu , chúng tôi vội vàng tập hợp , nhưng tôi không quên lấy que củi khô xiên một miếng tái vừa chạy vừa xơi . Trung đội chạy tạt chéo về cánh phải , hướng vào rừng cây lúp xúp trước mặt tiểu đoàn 4 .
Khuất bên kia rừng cây thưa tiếng đạn 12 ly 8 và pháo của xe tăng bắn dữ dội . Những mảnh khói súng đầu nòng của địch bốc lên trên những tán cây .
Tiếng súng của 2 bên đang đấu nhau loạn xạ . Chúng tôi chạy dưới bờ mương thủy lợi khô chỉ sâu đến ngang đùi . Lúc đó tôi chỉ ước con mương nó sâu ngang ngực để đỡ sợ trúng đạn và đỡ bị địch phát hiện .
Chạy được hơn 1 km thì đến gần bìa rừng giáp địch , trung đội bắt đầu nổ súng , không hiểu tại sao lúc đó tôi lại hăng máu chạy đầu . Sau lưng tôi khoảng 5 , 6 mét thằng Nhất cầm khẩu trung liên vừa chạy vừa thỉnh thoảng khạc vài viên , tôi lạnh hết cả lưng quay lại hét lên quát nó :
- Mày muốn bắn thì chạy lên trên mà bắn .
Chỉ sợ ông mãnh cho mình lãnh một viên vào lưng . Rừng cây che khuất chỉ nhìn thấy những mảng khói nhỏ và tiếng các loại súng nổ điên cuồng về phía tiểu đoàn 4 và tiếng xe tăng rồ ga .
Mặc kệ không thấy địch , chúng tôi dàn ngang đội hình vừa chạy vừa nã đạn AK , trung liên và M79 cùng B40 , B41 bừa bãi vào trong đó . Hình như địch bất ngờ khi bị đánh chọc sườn nên bắt đầu rút chạy , tiếng xe tăng lui dần .
Lúc này chúng tôi mới thấy 4 xe tăng của chúng đang chạy lùi , rất đông lính nữ quần áo đen . Đứa nào cũng đeo khăn cà ma đang ba chân bốn cẳng chạy trên những thửa ruộng bên kia bìa rừng . Phía tiểu đoàn 4 cũng được đà xông lên vãi đạn túi bụi vào địch .
Tấn công đến bìa rừng anh Tá ra lệnh dừng lại , anh bảo tiến sâu vào trong đó sợ tiểu đoàn 4 tưởng địch lại phang nhầm . Cả trung đội dàn hàng ngang đứng dạng chân quất đạn tiếp cho đến khi không còn nghe tiếng xe tăng .
Khẩu AK cũ của tôi bắt đầu dở chứng , bắn được vài viên thì bị kẹt đạn và nóng rất nhanh , nó khô hết dầu , may mà chưa gặp trường hợp nào phải cận chiến đối mặt
Lại được lệnh đào hầm chốt lại , mấy ông lính vửa thở hổn hển vừa khoét cho mình một chiếc hố nông choèn dài bằng người rồi nằm lọt thỏm trong đó .
( Còn nữa )


Nguồn: Lê Sĩ Tuấn



ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( PHẦN 2 )

Lê Sĩ Tuấn

( Chiến dịch 26/4/1978 sư đoàn 9 quân đoàn 4 )
Biên giới Tây nam
Màn đêm buông xuống , Đại đội trưởng phân công vị trí từng trung đội , anh Tá lệnh cho chúng tôi đào hố chiến đấu cá nhân để chốt lại .
Cả ngày đã mệt mỏi ai cũng uể oải dùng xẻng cá nhân khoét cho mình một cái hố nông choèn vừa đủ nằm bằng mặt đất . Bộ đội ngồi gặm lương khô trong đêm tối . Đêm lặng lẽ trôi , những người được phân công gác còn lại thiếp đi trong giấc ngủ nặng nề .

ĐƯA CHIẾN TRANH SANG ĐẤT ĐỊCH ( PHẦN 1 )

Lê Sĩ Tuấn

Biên giới Tây nam - Chiến dịch 26.04.1978 sư đoàn 9 quân đoàn 4
" Sau 30 năm đánh Pháp đuổi Mỹ xâm lược , nỗi đau chưa dứt , mất mát chưa nguôi . Năm 1977 dân tộc Việt nam lại buộc phải bước vào một cuộc chiến tranh mới , tàn khốc đầy máu và nước mắt . Đối đầu với bọn phản động diệt chủng Pôn pôt ở Campuchia " Trích : ( Biên giới tây nam cuộc chiến tranh bắt buộc)
Cuối tháng 2/1978 đoàn Vĩnh Phú chúng tôi được bổ sung vào sư đoàn 9 , quân đoàn 4 . Lúc đó đang có nhiệm vụ chốt giữ địa bàn biên giới tỉnh Tây Ninh .
Thời điểm đó các sư đoàn Khmer đỏ bị quân đội Việt Nam đánh tổn thất nặng , chúng đang bổ sung quân số nên ít xẩy ra những trận giao tranh ác liệt .

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

Có chiên da nước nào như dzầy hông? - Tính mạng treo cành cây.

Năm kia, trong bữa nhậu chơi, mình tình cờ quen một bạn. Sau khi cụng ly dăm bận, nói qua nói lại, té là cùng lính ở K. Rồi biết tuổi tác chú ấy nhỏ hơn, thuộc lớp lính sau, khi ra quân cấp thượng úy. Lính tráng mà, câu chuyện trở nên rôm rả.

Em ở đơn vị nào?
- Em gốc Trung đoàn Gia Định - con cưng của Thành phố, thuộc Quân khu 7 rồi sang K. Mì tôm, thịt hộp ăn riết phát ngán!

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Cách sống và cách chơi của một số người khá giả ở Bảo Lộc.

Một nhà - đồi, tôi thấy thế này:
Họ tìm mua một ngọn đồi nhỏ. Tự mở đường vào và đặt tên. Đầu đường và chỗ rẽ có bảng chỉ đường, ví dụ "Đồi Hoa Nắng". Bắt gặp ngoài cùng là cái cổng ngói đỏ. Leo dốc ngắn lên tới nhà. Nơi ở, họ xây nhà sàn có mái xuôi kiểu dân tộc.
Kế nhà chính là "chòi" kiểu thủy tạ, nền cao, hình lục giác, chóp tròn làm chỗ ăn uống hoặc tiếp khách. Gần đấy là mảnh vườn rau. . Họ dùng điện mặt trời để tắm và nấu nước.
Cách chếch sân vườn, còn có một hai cái nhà nữa để người nhà ở riêng. Họ trồng đủ các loại hoa bên lối đi, có khắp mọi nơi. Phía dưới trước nhà, họ đào hồ nước, xung quanh có đặt một số dù ngồi chơi nghỉ mát và câu cá. Vườn đồi, họ trồng cây ăn trái...

Hình ảnh bi thương chưa từng thấy trong Chiến tranh Việt Nam.

Tại Hiếu Xương, Tuy Hòa ngày 21/3/1975 - Liên quan câu chuyện về cuộc di tản đẫm máu trên đường 7 của Phú Đặng.
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)


Dân Tuy Hòa, bạn có nghe người lớn nói "Đứt cầu máng" chưa?

Nếu không có Đập Đồng Cam thì Phú Yên mình đến nay vẫn chưa khá.
Đập Đồng Cam có được nhờ tầm nhìn của Thực dân, với sự tài hoa của hai kỹ sư Pháp và công sức hàng ngàn người Việt.
Nhờ nó mà Phú Yên tự hào có cánh đồng lúa lớn nhất miền Trung.
Nhờ có mà Việt Minh huy động bà con đóng góp lương thực chi viện cho Liên khu 5.
Pháp biết vậy cho máy bay ném bom để chặn nguồn tiếp tế. Hậu quả là Cầu máng phía Nam và phía Bắc bị bể, cánh đồng Tuy Hòa hạn hán nặng. Từ 1952 đến 1954, dân Phú Yên đói thê thảm phải ăn độn...

"Cái đầu Trần Quí Thanh THP !".

Theo lời người làm ăn quen biết TQT kể với VOA:
____________

Cách làm ăn quyết liệt, nhạy bén cùng một chút may mắn đã giúp ông Trần Quí Thanh xây dựng nên đế chế Tân Hiệp Phát, nhưng từ khi ông chuyển qua cho vay nặng lãi trên thị trường bất động sản thì xuất hiện nhiều lời ta thán cuối cùng dẫn đến việc ông và hai con gái bị bắt, một đối tác từng làm ăn nhiều năm với tập đoàn này cho VOA biết.

Hết tin tính hàn lâm của Tây!

Tháng trước thì Oscar trao giải lớn về tay một bộ phim với hai người gốc Hoa, mà mình thấy không có gì đặc biệt. Mình nghi ngờ có mua chuộc.
Tháng này thì Cino Del Duca trao giải tôn vinh nhân cách và cống hiến nhân văn cho bà Dương Thu Hương. Mình cho rằng mang màu sắc chính trị. DTH, mình có đọc chừng 3 cuốn của bà này, trước là tò mò, sau là không mê nổi. Có lẽ họ đánh giá cao tinh thần chửi hăng chứ văn chương thì mình thấy thường. Giải còn được ví như một "phòng chờ" của giải Nobel Văn học nữa chớ!
Mình chỉ nể bà ấy dám viết những điều cấm kỵ mà giới nhà văn đàn ông sợ. Nhưng chưa bao giờ nể những người từng một thời sống chết và ca ngợi rồi quay lưng chửi thậm tệ, với giọng văn bươi móc chì chiết chế độ ấy. Đấu tranh cho dân chủ, chửi bới không phải là phê phán vì sự tiến bộ của XH.

Việt Nam - Campuchia si bồ hốc sốc sabai !

Nhớ hồi ở K, mình lên tỉnh cùng đội trưởng công tác xã Bạn để đòi sự công bằng về cấp phát quân lương. Anh bạn thật thà nên mình phàn nàn thay. Chưa nói dứt câu thì bị con mẹ Chánh Văn phòng tỉnh chửi té tát , đụng cả chuyện dân tộc, nói sành sỏi tiếng Việt : " Mày là ai mà ăn mặc lôi thôi lếch thếch thế kia . Là cái thá gì mà can thiệp vào chuyện nội bộ CPC . Tao biết tỏng cái giống Việt Nam nhà mày, chả ra gì ". Mình đốp chát lại nhưng sao nổi với mụ nổi điên .
 
Quá ấm ức nên tìm ông Phó đoàn Chuyên gia, méc : " Anh coi Cam mà nó dám xúc phạm Vịt mình kìa , tui vuốt mặt không kịp ! ". Ổng cười mĩm động viên, bảo: " Chú bớt giận, hồi tối nó cãi nhau với thằng chồng gà gù nguyên là lính Việt Nam, ì xèo đấy " . Mình lủi thủi ra về , chấp nhận vì sự nghiệp VN - CPC đoàn kết . Ngẫm ra : Giận cá chém thớt thì đờn bà là số 1, bất kể dân tộc nào ! .

Ghi chú: Vợ tên Kari, chồng tên Lượng - lính đánh cá 307

Mậu Thân, VC đã tấn công 3 lần vào TX Tuy Hòa, thiệt hại nặng do đâu?

- Không phải do quân yếu kém mà do địa hình bất lợi nhưng lãnh đạo và chỉ huy duy ý chí.


Tham chiến, phía VC có 1 trung đoàn chủ lực và các đại đội địa phương.
Về phía VNCH có 1 trung đoàn chủ lực và địa phương quân, ngoài ra có quân Đại Hàn và Mỹ.

Một mặt là biển, một mặt là cánh đồng, một mặt là sông. Có hai điểm cao ở Thị xã là núi Chớp Chài và Tháp Nhạn khống chế đều do đối phương nắm giữ. Cách con sông là một căn cứ không quân lớn của Mỹ.

Ký ức chiến tranh: Thằng tui chứng kiến trận Mậu Thân tại Trại Bò.

Mình lớp nhì , ông anh lớp ba và ông cha đang ở trọ ở Đông Phước . Nghe tin đồn lan ra là Quốc gia đang đánh nhau với Việt Cộng ở Trại Bò. Chiến tranh tạm nghỉ học , hai thằng nhóc rảnh quá mà , rủ nhau đi coi . Hai anh em cùng máu ham lạ nhất là chuyện bom đạn , đầu rơi máu đổ . Đi dọc theo Quốc lộ , qua khỏi Nhà Mười Tám gian thì đến nơi . Thấy lính Cảnh sát Dã chiến đang núp vào mấy cột điện bên này đường bắn vào VC ẩn núp lẫn trong xóm nhà dân tản cư bên kia đường . Rồi thấy một anh CSDC ném lựu đạn , nó rơi trên mái tôn , dồng lên dồng xuống rồi nổ ...

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

Thật bất ngờ khi biết ở xã Ô Rưsây Kondal ở Siêm Bouk có dân theo đạo Islam !

Ngày xưa nơi này, phái viên ta không hề hay biết có dân theo đạo Islam. Vì họ không dám khai báo thân phận. Chế độ Pol Pot cấm tự do tín ngưỡng cũng như buột người dân không được nói tiếng và theo phong tục tập quán của dân tộc thiểu số mình.
Ngày nay xã có hai Thánh đường và trường học. Một số hình ảnh dân được cứu trợ bỡi chính quyền và hai nước Trung Đông:

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2023

Choáng ngợp với Đại sứ quán Trung Quốc ở Phnom Penh!

Ai bảo ngày xưa, TQ nghèo và lạc hậu.
Trước 1970, từ thời Sihanouk, Đại sứ quán TQ lớn nhất Phnom Penh, tọa lạc trên khu đất rộng có 5 mặt tiền. Thời ấy mà đã có hệ thống máy lạnh trung tâm, nhà chiếu phim, hồ bơi, sân vườn. Tòa đại sứ mấy nước được như vậy? Năm 1980, tôi đã thấy và choáng ngợp, đến nay tu bổ thêm càng hoành tráng hơn. Năm 2022, tôi còn thấy đường Mao Trạch Đông vẫn còn đó.




Vì sao dân tộc thiểu số ở CPC thường đứng về phía VN ?

Sau khi chế độ Pol Pot lên cầm quyền ở Campuchia, họ bị phải nói tiếng Kh'mer và từ bỏ phong tục tập quán của dân tộc mình. Ngay trong năm 1975, đã có ngàn người dân tộc thiểu số như Brâu, Tăm Puôn, Phnông (gọi chung là Kh'mer Lơ (trên)) từ Ratanakiri đã chạy sang Việt Nam lánh nạn. Năm 1980 - 82, tại xã Siêm Bouk thuộc tỉnh Stung Treng, nơi tôi công tác có 2/3 là người dân tộc Kuôi, giáp ranh với tỉnh Kom Puông Thom và Kro Ché. Họ quây quần với nhau theo phum (bản) chứ không ở trộn lẫn với người Kh'mer. Quân Kh'mer Đỏ đã nổ súng uy hiếp vào 2 phum của họ để cướp bóc lương thực. Dân thiên về phía bộ đội VN, sát cánh với VN nếu bộ đội cần, dù là nước ngoài. Có lần chúng tôi bắn chết một tên KMĐ, dân đã dùng dây mây cột cổ neo cục đá ở giữa sông...

Tập cuối sau mỗi lần lai rai rồi tê tê với thằng bạn.

Sau một hồi tranh luận, mình bảo: "Mày độc tài còn hơn cộng sản". Còn nó thì chốt: "Mày vẫn chưa đứt đuôi cộng sản". Quề trớt, đường ai nấy đi !
Lục lại hình cũ phóng to ra thì quả là ngày xưa mình có mang búa liềm trên vai. Huhu...

Cạo cắn linh tinh... 35


Cạo cắn linh tinh... 34

 




Hình ảnh bi thương chưa từng thấy trong Chiến tranh Việt Nam.

Tại Hiếu Xương, Tuy Hòa ngày 21/3/1975 - Liên quan câu chuyện về cuộc di tản đẫm máu trên đường 7 của Phú Đặng.
(Photo by UPI/Bettmann Archive/Getty Images)

Họ cùng một gia đình hoặc bà con khiêng hai xác người thân.

Tên huyện thị, xã phường ở tỉnh Stung Treng

 

Chuyện tôi thi đấu sốt rét đỉnh cao: Tập 2 - Chập dây thần kinh!

Lần thứ hai vào đầu năm 1980,

Lúc bấy giờ tôi là Đội trưởng công tác xã Siem Bouk thuộc d12. Một xã cuối của tỉnh Stung Treng về phía hữu ngạn sông Me Kong, giáp tỉnh Kratie lẫn Com Pong Thom. Tình hình lúc ấy rất căng thẳng do địch bám vào xã, xây dựng chính quyền 2 mặt để phục vụ cho tuyến hành lang di chuyển quân của sư 801 Pol Pot. Địch bí mật xâm nhập móc nối xây dựng lực lượng ngầm trong xã, chính quyền bị khống chế hoàn toàn, chúng lôi kéo dân có thái độ thù địch với bộ đội Việt Nam. Chúng tôi ngồi trên đống lửa mà không biết, sau đó tôi lần ra manh mối phá được...

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

Về Đoàn 578.

Đoàn 578 là đơn vị cấp trên của Bộ chỉ huy Quân sự Thống nhất T1, T2, T3, T4 và T... Các BCH.QS.TN được thành lập vào tháng 12/1978 tại xã Ja Bôk, gần Ngả Ba Đông Dương ở Kon Tum. T2 là tiền thân của Đoàn Quân sự 5503. Khi sang Campuchia, Đoàn 578 vẫn là cấp trên của các đơn vị nói trên (ít nhất là hết năm 1979).

Ngược thời gian,
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân rất đông người dân tộc thiểu số, cả đàn bà trẻ nhỏ đi cắt rừng từ huyện Tà Veng và Vươn Say, tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia bình thường nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý.

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

Lực lượng ly khai của CPC chạy sang VN đông và sớm nhất là ai?

Chuyện ít người biết vì liên quan đến tình báo:
Anh Hun Sen nhớ lại giùm !
Khoảng giữa năm 1975, có một đoàn dân được tổ chức rất đông người dân tộc thiểu số đi cắt rừng từ hai huyện Tà Veng và Vươn Sai của tỉnh Ratanakiri vượt biên giới vào tỉnh Gia Lai - Kon Tum xin lánh nạn. Số đông, cả đàn bà trẻ nhỏ gần ngàn người, luồn lách tránh né được lính Kh'mer Đỏ thì đó là một kỳ tích. Lúc bấy giờ quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia con tốt nên tỉnh GL-KT xin ý kiến Trung ương, TƯ không đồng ý. Thế là đoàn này tách làm hai, một ở "lì" lại biên giới VN, một đoàn nữa cắt rừng qua tỉnh Attapeu - Lào.

Nhớ tấm bản đồ UTM Mỹ ở chiến trường K.

Thời ở Campuchia, bản đồ địa hình khu vực hoạt động của đơn vị là vật gần gũi, bất ly thân đối với chỉ huy các cấp và những người lính có phận sự như trinh sát... Mình cũng thường mang theo bản đồ và địa bàn, mỗi khi dẫn quân đi truy quét. Rất lấy làm lạ và khâm phục trình độ tác nghiệp của Mỹ. Làm sao mà họ lập được bản đồ chính xác đến vậy. Đi bất cứ nơi đâu, dù là thật xa đi nữa, tưởng như chưa từng có con người hiện diện, thế mà đều thấy, trên bản đồ có cái gì thì mặt đất có cái đó. Chỉ khác chăng là còn có nước, phum bản hay không... Cấp trung đội, đại đội được phát bản đồ 1:25.000 và 1:50.000. Cấp cao hơn dùng bản đồ 1:100.000...

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2023

Nhìn lại hình này để nhớ ngày xưa Ta như thế nào, ngàn năm theo Tàu được gì?

Annam. Sur la route mandarine. Dans le Deo-Ca
Auteur : Salles, André (1860-1929). Photographe
Date d'édition : 23 avril 1898



"Nếu không làm ra tiền thì trí chỉ là trí nhớ" Đánh 1 quả lựu đạn, bắn 1 trái M79 - Tim như ngừng đập!

Địch không sao, ta sém hy sinh! Ai cao số và may mắn hơn trong câu chuyện dưới đây?
Cách đây vài hôm, mình gặp lại Hùng Lác qua điện thoại - chiến sĩ có mặt trong sự cố. Nhờ Nguyễn Thanh Thu chuyển lại cho đồng đội ấy xem. Một kỷ niêm, với tôi không bao giờ quên, không phải vì độ ác liệt mà tính ly kỳ đến độ đứng tim trong đời lính của mình.
------

Nuôi vật cũng tùy duyên!

Có người xin hoặc mua nhưng có người thì vật tự đến.
Với mình, đầu tiên là con tắc kè. Nó từ ngoài vào nhà ở. Mấy đêm đầu, nghe kêu tắc... kè..., hơi khó chịu nhưng riết rồi tai cũng quen với âm thanh quen thuộc ấy. Hôm nào, vô tình không nghe thì người nhà hỏi nhau nó đâu sao không kêu. Chiều sẩm thì nó vào nhà, gần sáng thì ra ngoài, luôn ẩn thân hiếm khi thấy. Nó từ nhỏ rồi lớn dần, trưởng thành, ở với người được 4 năm rồi biến mất.
Thứ hai là con mèo trắng. Cách đây 3 năm nó bị lạc chủ nên lẩn quẩn trước nhà, thấy vậy mình cho nó ăn rồi dụ nuôi luôn. Đoán có thể chủ cũ đi xe 4 bánh, mở cửa, nó nhảy xuống lúc nào không hay, rồi chủ không biết đâu mà tìm xin lại. Sau mới biết giống mèo Anh quốc này rất nhát, người lạ khó lại gần được nó, thế mà nó để mình bắt nuôi. Thấy nhu mì yểu điệu vậy chứ nhưng dữ bà cố với mèo khác và siêng đi rình săn bất kể con gì nho nhỏ. Năm nào hễ cận Tết, phải chạy xe máy, ba chở con gái ẵm nó về quê (xe khách không nhận chở, bảo xui).
Thứ ba là con chó. Nó có gốc như vầy, chú ve chai đem con chó cỏ mới bỏ bú đến công ty định bán, nuôi giữ xưởng. Chủ từ chối vì đã có một bầy chó rồi. Mình đưa chú ve chai 100 ngàn đồng rồi ẵm về nhà. Thấy nhà trọ chật nên ẵm đem cho người quen thì người quen đem trả vì nó kêu và tè lung tung. Thế là mình nuôi luôn, có người khác xin, thôi không cho nữa. Mình gọi nó là Bờm vì ngu và dại gái số một, được cái là ngoan hiền, biết vâng lời chủ.




"Chủ hưởng sái của chó!"

Chuyện không phịa, mình ăn thịt gà dành cho chó, nói cho có đầu có đũa là thế này.
Con chó ngu và dại gái số một của mình, là chó cỏ thôi, không phải thú cưng gì nhưng nó có số cực sướng! Cả xóm trọ già trẻ đều thương vì nết ngoan hiền không mất lòng ai giống chủ. haha. Đồ ăn thừa đủ thứ, họ mang đến cho nó ăn ê hề không hết. Ở đây, khu công nhân lao động như người nông dân thôi, nhưng do CN có lương, tiền tươi thóc thật nên ăn uống khá hơn ND. Gần đấy, cách chừng vài trăm mét có đến 3 cái chợ. Ăn uống xong thì có gia đình hâm lại mai ăn, có người đổ bỏ. Tủ lạnh để lưu trữ thức ăn thì người có người không, cộng với tính không tiết kiệm nữa.
Phòng bên có vợ chồng cô chú ngày làm công nhân, chiều tối về bán tạp hóa. Họ rất mến chó nên có đồ ăn trưa ở công ty mà người ta bỏ xuất ăn thì lúc chồng lúc vợ gom lại mang về cho nó. Hôm qua, cô vợ mang về một bọc thịt gà. thật nhiều. Nhìn gà luột chặt miếng khô ráo sạch sẽ gọn gàng, mình thấy tiếc nếu đổ chó ăn không hết thì quá phí. Nên bắt xoong lên bếp phi hành tỏi sả ớt, xào với rau thơm gia vị, bốc mùi thơm phức! Gặp ngay lúc vợ đi vắng, làm biếng đi chợ, còn gì bằng. Thế là vừa ăn cơm vừa coi TV vừa nhâm nhi gà với rượu, được một bữa ngon lành. Hay đây là dự báo cho cái số móc bọc của tui sắp đến.

Chuyện cựu chiến binh K, nghĩ mà buồn!

Từ chiến trường Campuchia trở về đất Mẹ...
Không ít anh em bị di chứng chiến tranh, hậu quả sốt rét thành người có tâm lý không bình thường và thể lực yếu khó đương đầu trong cuộc sống. Có người thất lạc giấy tờ hoặc đào ngũ mà không hưởng được trợ cấp một lần và bảo hiểm y tế. Giận thì giận thương thì thương, dù anh em có đào ngũ đi nữa thì cũng đã trải qua thời gian vào sống ra chết! Có đồng đội bị thương vì nhiều lý do mà không được xếp hạng thương binh, về thì nay vết thương tái phát đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.
Tuổi tác ngày càng cao, người này người nọ rơi rụng dần về với ông bà tổ tiên. Anh em cùng đơn vị, ai có đời sống khá hơn thì kêu gọi nhau quyên góp, thăm viếng đồng đội khi bệnh đau và khi mất. Có những sĩ quan ngày xưa chỉ huy lính xông trận, thét ra lửa nay sống lầm lũi trong đời thường, bí thế phải đi làm bảo vệ, sếp gọi đâu dạ đấy. Có ông làm cố vấn cho xứ người nay cái mạng mình lo chưa xong!...

Thợ cạo rì viu phim Oscar đình đám "Everything Everywhere All at Once".

Tối qua, chương trình TV của FPT chiếu phim này. Tựa đề y như nội dung. Mình tò mò xem sao, không đủ kiên nhẫn đeo đuổi với mớ hổ lốn này, 30' sau chuyển kênh. Nội dung nhiều tình tiết đan xen xuôi ngược giữa thực và ảo, trộn hầm bà lằng như nồi lẩu thập cẩm. Nghiêm túc pha hài rẻ tiền, đánh võ kiểu robot Thành Long. Dàn diễn viên chả thấy ai khắc họa nổi bật tính cách nhân vật. Dương Tử Quỳnh thì khô cứng như đàn ông thiếu cái duyên của người phụ nữ, Quan Kế Huy thì diễn bình thường.
Dưới góc nhìn của mình, nó có những cái quen thuộc ở các bộ phim giải trí bình dân của Hong Kong và pha lẫn kỷ xảo "vũ trụ đa chiều" kiểu Mỹ. Nó rối rắm khó hiểu, nếu ai chưa coi đã mê thì cần xem 2. 3 lần mới biết được nội dung muốn nói lên điều gì.

Vài kinh nghiệm phượt Campuchia bằng xe máy.

Đi du lịch và trải nghiệm sống, có khác nhau nghen!
Tính ra thì đi CPC gần mà chi phí rẻ hơn ra Trung ra Bắc hoặc từ ngoài ấy vào Nam. Nhiều cái lạ lẫm và hấp dẫn hơn ở VN. Chọn đi xe máy để tiện ghé chỗ này chỗ nọ, tùy thích và chi phí cũng đỡ tốn hơn. Nếu bạn không biết tiếng Kh'mer, đừng ngại vì bên đó cũng có người biết tiếng Việt. Không có thì xí lô xí lào nhau và múa tay, rốt cục người này cũng hiểu ra người kia muốn gì. Vui lắm!
Gần đây, mình đã đi CPC 2 chuyến cùng bạn, tổng cộng 8 ngày qua 14 tỉnh thành nên có chút ít kinh nghiệm chia sẻ với các bạn tham khảo.

Những ngày gian nan vất vả của quân đội và dân Kiên Giang tìm lại 500 người dân bị Kh'mer Đỏ bắt cóc.

Chuyện ít người biết:

Tháng 5-6/1975, Lãnh đạo Kh'mer Đỏ lợi dụng lúc VN chưa kịp ra đảo tiếp quản nên đã cho quân Campuchia bí mật chiếm các đảo cực nam của Việt Nam. Quân ta từ đất liền ra chiếm lại đảo lớn Phú Quốc, sau đó hay tin địch đã chiếm quần đảo Thổ Chu và bắt 500 dân chở đi nên chính quyền địa phương họp bàn với đơn vị tổ chức cho quân đổ bộ chiếm lại đảo và tìm người mất tích. Đánh xong thì dân sống sót và tù binh khai chúng đưa người về quần đảo Poulon Wai. Quân VN tổ chức đánh tiếp Poulon Wai để tìm người lại không thấy. Nghe tin địch đã đưa về đảo Koh Tang nên tổ chức đánh tiếp, chiếm Koh Tang thì dân đâu cũng không thấy nốt.

Khen thưởng tính bằng thước! Haha

"Loạn não, khùng mịa nó òi !"
Ngồi buồn lục lại giấy tờ khen mà chưa thưởng, di chuyển nhiều lần mất một ít. Phải nói là đơn vị tính bằng thước chứ chẳng đùa, ở nhà trọ chỗ đâu mà dán. Theo nhà nước quy đổi ra xèng thì bộn nhưng biệt tăm hơi. Tính khè công quyền thì mấy chú hỏi bác sao vậy có gì không? Đau bụng quá, nghe đồn đem sắc lấy uống, eo ôi sém tí nữa hộc máo. Chờ sao vàng hạ thổ, nghe bảo gia đình được mấy chục chai mà lo, chắc chi. Lẩm bẩm tính toán, vợ lại chửi. Hu hu
...

Chọn số điện thoại, nó cho thấy phần nào tính cách con người.

Nhiều người thích số hên, có người sao cũng được, có người xài sim rác... Của mình thì tận cùng bằng số 321 nên khỏi sợ tranh giành. Thỉnh thoảng mua, làm đồ chỗ quen, nhân viên hay hỏi lại số cuối của khách hàng để biết cộng điểm thưởng. Mình nói đùa: của chú là số tuột xích từ từ, tận cùng bằng số 1 í. Nhà mạng mà thêm số 0 nữa là biết chú đã thăng thiên òi. Mấy đứa nhỏ cười, từ đấy chúng nhớ số của ông già vui tính.

Món ăn khoái khẩu, chó mèo đều thích mà rẻ tiền.

Bí đỏ 1 trái, xắt mỏng cả vỏ lẫn hạt. Gan heo 1 kg, xay nhuễn với ít nước cho không hại máy và cho đỡ tốn ga nấu. Bí lâu chín nên bỏ vào nồi nấu trước chừng 15 phút cho bở. Rồi đổ gan lỏng vào chung nấu sôi, đánh đều hỗn hợp sền sệt là xong, như pate vậy. Để nguội múc vào hộp nhựa cất vào tủ lạnh, cho chó mèo ăn dần.
Tốn chừng 50 ngàn, nếu một con ăn thì được 10 ngày. Mỗi ngày, bữa chính cho chúng ăn một lần thôi đã đủ đạm và vitamin, bữa khác cho chúng ăn đồ khác, tùy gia chủ.

Có bao nhiêu người Việt, Hoa, Chăm sống ở Campuchia?

Ở CPC chưa bao giờ công bố điều tra chính thức về vấn đề này. Về kỹ thuật, nó khá phức tạp, vợ chồng khác dân tộc nhau cũng nhiều, người thì đã nhập quốc tịch, người thì chưa, người thì che dấu thân phận. Và nó tế nhị. có thể kích động tinh thần dân tộc cực đoan, cũng như không muốn đụng chạm đến lân bang. Cho nên số liệu góp nhặt dưới đây có thể lộn tùng phèo và khác xa thực tế. Tuy vậy, có thể hiểu người gốc Việt ngày càng giảm sút ở đất nước này.
Năm 1970 (dưới thời Sihanouk):
Tổng dân số CPC = 7.000.000
Người Việt = 800.000 (chiếm 11%)
Người Hoa = 400.000 (chiếm 5%)
Người Chăm = .....

Siêm Riệp, ánh mặt trời đẹp đến ngỡ ngàng!

Thiên nhiên đã ban tặng cho Campuchia cảnh vật đồng quê yên bình và ánh sáng mặt trời huyền diệu.
Tụi mình chưa thật sự là người yêu thiên nhiên nên không có kế hoạch sẽ ngắm bình mình và hoàng hôn ở Siêm Riệp như khách du lịch đã ca ngợi hay dân săn ảnh.
Trời chưa sáng, tụi mình đã dậy lên đường đi Kompong Thom. Khi xe máy rời thành phố chừng mười mấy cây số thì bất ngờ thay, bắt gặp cảnh rất kỳ lạ, không thể không dừng lại.

Những cây cầu trên đường hành binh của Đế quốc Angkor.

Từ Việt Nam đi Siem Reap, du khách bắt gặp cây cầu cổ Kompong Kdei cạnh bên Quốc lộ 6 Camuchia. Người Việt hay gọi nôm là cầu Rồng, nói vậy là không đúng, rồng chỉ có trong văn hóa Trung Quốc, đúng ra là cầu rắn (thần Naga). Cây cầu đã ngàn năm tuổi, được xây bằng đá ong, cầu dài 75 mét, rộng 16 mét. Như vậy, ngày nay nếu dàn hàng ngang 4 chiếc ô tô qua được cùng lúc. Cầu làm để phục vụ cho đội quân cực lớn như Đế quốc La Mã, hành quân cùng phương tiện chiến tranh đi qua. Đường sá chắc rằng tương xứng với quy mô của cầu. Thời xưa mà nó rộng lớn đến vậy, ta tưởng tượng thời ấy Đế quốc Angkor hùng mạnh đến cỡ nào!

Ấn tượng về đất nước con người Campuchia sau nhiều năm trở lại.

Mấy chúng tôi đã hai lần phượt bằng xe máy, cuối năm rồi và mới đây đầu năm nay, hành trình 8 ngày, qua 14 tỉnh thành CPC. Do không mấy khi được tiếp xúc gần trong sinh hoạt dân dã nên cảm nhận chủ yếu qua quan sát và liên hệ người dân trong lúc đi và ăn ngủ. Vì vậy có thể vì quá yêu mến CPC mà đánh giá chủ quan, nên có thể chưa hẳn đúng là điều khó tránh khỏi. Nói về CPC hiện nay, có thể tóm gọn trong câu: Một đất nước giàu đẹp, thân thiện và lịch sự. CPC đã có từ lâu đời, qua mấy cuộc chiến tranh nhưng nay như một quốc gia trẻ, đầy sức sống mới, đầy triển vọng ở tương lai. Có nhiều cái ta nên học tập họ.

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Xã hội cần lên án gay gắt và chính quyền cần xử lý nghiêm khắc

 bọn ẩu tả vô trách nhiệm với tính mạng người dân.
Vụ đứa bé lọt xuống lỗ rỗng của cọc nhồi, rõ là sai phạm chứ không thể dùng từ "sẽ xử lý nếu có" như ông giám đốc sở GTVT Đồng Tháp nói. Tín, dấu hiệu là phụ, cái chính là làm sao để người ta không thể va vào vật cản hay lọt xuống hố dẫn đến chết người, bị thương tật, tổn hại đến phương tiện đi lại của họ. Nó là điển hình của vô số chướng ngại vật, hố ga, ổ gà ổ trâu mà chúng ta thường thấy hằng ngày trên đất nước này. Trước nguy cơ có thể bị, đôi khi chúng ta đã giật mình, thầm thốt "hú hồn, may mà không...!". Sau sự cố, có bao nhiêu vụ chính quyền đã xử lý tới nơi tới chốn những người có trách nhiệm?

Lời ngỏ cho cuốn sách bất thành: "Nhìn lại trận hải chiến Hoàng Sa".

Chào các bạn.

Đây là trang Thợ cạo sưu tầm chọn lọc tư liệu từ nhiều nguồn trên mạng về trận hải chiến giữa hải quân VNCH và TQ tại lòng chảo nhóm Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Sở dĩ gọi là "Nhìn lại" mang hàm nghĩa để xem xét lại độ tin cậy của những thông tin có được, so sánh đánh giá, nhận xét bình luận nhằm tìm hiểu sự thực nó đã diễn ra thế nào?
Ngày 19/1/1974 đã diễn ra một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng hoà (VNCH) và Trung Quốc, VNCH thua trận, rút lui, từ đó toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc xâm lược. Sự việc đã lâu, trong bối cảnh quân đội VNCH bắt đầu suy yếu trước QĐNDVN, sau đó chính thể VNCH sụp đổ nên nguồn tư liệu chính thức của chế độ cũ không còn.

Vụ giết man rợ và thủ tiêu xác 9 người vượt biên ở Miền Tây, 1986.

" 9 người quê TP HCM và Trà Vinh muốn vượt biên vào năm 1986, trong đó có bé gái 4 tuổi và một phụ nữ mang thai.
Họ được thanh niên tên Thọ dẫn đường từ bến đò Rạch Ngát đến xã Đại Ân 1 của huyện Long Phú (Hậu Giang cũ), nay là huyện Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng.
Tại cù lao giữa sông Hậu, những người họ hàng của nguyên trưởng công an xã Đại Ân 1 thời bấy giờ đã dẫn nhóm vượt biên đến Rạch Sậy, chờ đêm xuống đi xuồng ra tàu chờ ngoài cửa biển.
Từ nửa đêm về sáng của một ngày tháng tám, 9 người bị Nguyễn Văn Hải và đồng bọn giết chết để cướp tài sản. Thi thể nạn nhân được hung thủ đào hố chôn rải rác trong rừng dừa nước gần căn cứ Huyện ủy Long Phú (cũ).
Một tuần sau đó, 2 nông dân đi bắt cá đã phát hiện cánh tay người giơ lên trong đống lá dừa nước. Vụ thảm sát gần 30 năm trước từng gây chấn động dư luận cả nước.
Từ chiếc mã não đeo trên tay một nạn nhân, công an đã lần ra dấu vết của hung thủ giết người. "
Links:
https://zingnews.vn/ky-uc-vu-tham-sat-9-nguoi-chan-dong-o...
https://zingnews.vn/lan-theo-dau-vet-hung-thu-vu-tham-sat...
https://zingnews.vn/bon-an-tu-hinh-trong-vu-tham-sat-chan...

Vì sao năm 1979 đánh nhau, quân TQ đã quay rất nhiều phim.

TQ tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc của VN với nhiều ý độ. Về mặt quân sự, tuyên huấn quân đội TQ đã tổ chức cho phóng viên đi sát với các đơn vị đánh nhau với quân VN. Họ đã quay rất nhiều phim thực tế chiến trường kể cả binh lính hy sinh tổn thất. Nhằm mục đích để đưa về chiếu lại để xem và nghiên cứu rút ra những bài học kinh nghiệm, tuyên truyền chỉ là việc phụ.
Qua đó cho thấy quân đội TQ bộc lộ nhiều yếu kém, Đặng Tiểu Bình coi đó là bằng chứng, làm cơ sở để thuyết phục các đồng chí cần phải hiện đại hóa quân đội. Và quân đội TQ mạnh dần từ đấy.
Phim công khai để tuyên truyền, phim có tính nhạy cảm hay tổn thất bị rò rỉ trên mạng, khá hạn chế. Ngày nay, hầu hết những phim thực tế chiến trường đã bị TQ thu hồi và chặn nên trên mạng còn rất ít.



Tất cả cảm xúc:22Hồ Nguyễn Đình, Nguyễn Hữu Quý và 20 người khác

Tìm kiếm Blog này